Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước cộng hòa dân chủ nd lào....

Tài liệu Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước cộng hòa dân chủ nd lào.

.PDF
186
377
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/-----/--HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHAMPHANH SOPHABMIXAY CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ---/-----/--HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHAMPHANH SOPHABMIXAY CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9.34.04.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lương Thanh Cường 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Luận án là công trình nghiên cứu riêng của bản thân nghiên cứu sinh. Các tài liệu, số liệu trích dẫn, kết quả khảo sát của luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng lắp với các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Tác giả luận án Khamphanh SOPHABMIXAY LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cám ơn Lãnh đạo Học viện hành chính Quốc gia, quý thầy cô giảng viên học viện, Khoa Sau đại học, đã nhiệt tình trong giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành đề tài luận án. Xin được cám ơn tòa án nhân dân các cấp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và các cơ quan liên quan đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện cho tôi về tài liệu nghiên cứu. Xin được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo động lực và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận án! Tác giả của Luận án xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới hai thầy, cô hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Lương Thanh Cường và PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, đã định hướng, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tác giả trong quá trình thực hiện Luận án! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Khamphanh SOPHABMIXAY MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 12 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài......................................... 12 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước............................................ 21 1.3. Nhận xét và đánh giá về tình hình nghiên cứu................................ 26 1.4. Những vấn đề luận án đặt ra tiếp tục nghiên cứu giải quyết ......... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 30 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN.......................................................................................... 31 2.1. Quan niệm về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào .......... 31 2.1.1. Thẩm phán tòa án nhân dân ......................................................... 31 2.1.2. Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân........................................ 33 2.2. Các tiêu chí đánh giá đối với chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân .. 45 2.2.1. Trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ................................... 45 2.2.2. Kỹ năng thực thi công vụ .............................................................. 48 2.2.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức........................................................ 50 2.2.4. Thể chất........................................................................................ 53 2.2.5. Kết quả thực thi công vụ ............................................................... 55 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. 57 2.3.1. Quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng thẩm phán ................................. 57 2.3.2. Kiểm tra, đánh giá thẩm phán tòa án nhân dân ............................ 59 2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án nhân dân ........................... 59 2.3.4. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán tòa án nhân dân ... 62 2.3.5. Tổ chức bộ máy và cán bộ ............................................................ 64 2.4. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án ở một số nước trong khu vực Asean và giá trị tham khảo cho cộng hòa dân chủ nhân dân lào ..................................................................................... 65 2.4.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam............................................................... 65 2.4.2. Kinh nghiệm ở Thái lan ................................................................ 71 2.4.3. Kinh nghiệm ở Singapore ............................................................. 74 2.4.4. Kinh nghiệm ở Malaysia............................................................... 76 2.4.5. Những giá trị tham khảo cho Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào .... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 84 Chương 3. CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY ......................... 85 3.1. Khái quát về hệ thống tòa án nhân dân ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào ............................................................................................ 85 3.1.1. Tổ chức bộ máy tòa án nhân dân .................................................. 85 3.1.2. Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân các cấp .......................... 92 3.2. Thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào ..................................................................................... 95 3.2.1. Về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ ............................... 95 3.2.2. Về kỹ năng thực thi công vụ .......................................................... 98 3.2.3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức ................................................. 101 3.2.4. Về thể chất.................................................................................. 103 3.2.5. Về kết quả, hiệu quả thực thi công vụ ......................................... 105 3.3. Đánh giá chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .................................................................................. 109 3.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ................................................. 109 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................. 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ 119 Chương 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ................................................................................................. 120 4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân . 120 4.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ....................................................................................... 120 4.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình cải cách tư pháp giai đoạn 2010 – 2020 và các giai đoạn tiếp theo ......................................................................... 122 4.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hoạt động xét xử .................. 125 4.2. quan điểm về nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân . 127 4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở CHDCND Lào ....................................................................................... 129 4.3.1. Hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức ngành tòa án ...... 129 4.3.2. Thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục chính trị cho đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân ................................................................................... 133 4.3.3. Trẻ hóa đội ngũ thẩm phán trên cơ sở tiêu chuẩn, bảo đảm tính liên tục phát triển và kế thừa ....................................................................... 137 4.3.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho thẩm phán tòa án nhân dân ........................................................................... 140 4.3.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thẩm phán tòa án nhân dân146 4.3.6. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán tòa án nhân dân .............................................................................................. 148 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................ 149 KẾT LUẬN ............................................................................................... 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 154 PHỤ LỤC.................................................................................................. 163 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................ 163 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................ 170 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa TAND Tòa án nhân dân DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng, biểu Bảng 3.1: Số lượng Tòa án nhân dân cấp khu vực theo từng tỉnh, thành phố năm 2014 Bảng 3.2. Số lượng, cơ cấu thẩm phán toà án nhân dân ở CHDCND Lào qua các năm Trang 91 96 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá khảo sát ý kiến của công chức ngành tòa án nhân dân đối với một số kỹ năng của thẩm 99 phán Biểu đồ 3.1. Đánh giá trình độ, năng lực thẩm phán tòa án nhân dân Lào Biểu đồ 3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán Biểu đồ 3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về sức khỏe trong thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán tòa án nhân dân Biểu đồ 3.4. Tổng số vụ án thụ lý và qua xét xử trong toàn ngành tòa án nhân dân CHDCND Lào Biểu đồ 3.5. Số án bị hủy, sửa về thủ tục tố tụng và án oan, sai trong toàn ngành tòa án nhân dân CHDCND Lào 98 101 104 105 107 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử xã hội loài người kể từ khi có nhà nước cho thấy dù tồn tại trong bất cứ hình thái nào, được tổ chức theo kiểu nào thì mọi nhà nước luôn bao gồm 3 nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp, cũng chính là 3 nhóm chức năng được trao cho những chủ thể quyền lực nhất định. Với bất kỳ cách tổ chức bộ máy nhà nước nào, với bất kỳ quyền lực nhà nước nằm trong tay chủ thể nào, quyền lực tư pháp với hạt nhân của nó là quyền xét xử luôn luôn được đảm bảo thực thi để bảo vệ công lý hoặc tối thiểu là để bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp cầm quyền. Trong các kiểu nhà nước hiện đại, tòa án (hay còn gọi là pháp viện) là thiết chế có vị trí trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp, cũng chính là trung tâm trong hệ thống cơ quan thực hiện quyền tư pháp của bộ máy nhà nước. Tùy thuộc vào bản chất nhà nước và chế độ chính trị mà hệ thống cơ quan này được tổ chức độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp ở những mức độ khác nhau. Tuy khác nhau về mức độ, song mục đích tối cao của tòa án là bảo vệ công lý và nền pháp luật của quốc gia trước những sự vi phạm cả từ phía công dân lẫn từ phía nhà nước. Như vậy, tòa án cũng chính là thiết chế cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế. Nếu nói tòa án nhân dân là trung tâm của quyền lực tư pháp thì thẩm phán chính là linh hồn của hệ thống các cơ quan tòa án nhân dân. Như vậy, thẩm phán chính là những người giữ vai trò tạo dựng hệ thống trụ đỡ vững chắc nhất cho quyền lực tư pháp. Từ đó, có thể thấy, chất lượng của thẩm phán tòa án nhân dân có tác động hết sức to lớn đối với hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật trên thực tiễn. Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở mức độ cao là chưa đủ đảm bảo rằng hiệu lực, hiệu quả hoạt 1 động xét xử được nâng cao do nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng khác nhau song với chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở mức thấp chắc chắn sẽ đem đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử và bảo vệ pháp luật ở mức độ rất thấp. Logic tư duy này dẫn đến kết luận chắc chắn rằng nâng cao chất lượng thẩm phán chính là điều kiện cần để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động xét xử của tòa án nhân dân. Thẩm phán là những người trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tòa án nhân dân trong thực tiễn. Do đó, họ cũng chính là những người trực tiếp góp phần vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, đảm bảo một nền pháp quyền vững mạnh. Để đảm bảo về mặt tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tòa án, có nhiều bộ phận, nhiều nhóm đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng, bổ nhiệm và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Song, thẩm phán là những người trực tiếp đảm nhận thực hiện chức năng cơ bản và tối quan trọng của tòa án là chức năng xét xử. Điều đó có nghĩa là, thiếu đi đội ngũ thẩm phán là thiếu đi những người thực hiện mặt hoạt động chính yếu của tòa án nhân dân, cũng có nghĩa là thiếu đi đội ngũ thẩm phán thì sự tồn tại của tòa án nhân dân không còn ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Trong Nhà nước pháp quyền, hoạt động của Tòa án nhân dân là trung tâm của việc thực thi quyền lực tư pháp nhằm duy trì kỷ cương, phép nước; bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp, pháp luật. Nếu coi sự vận hành của tòa án nhân dân như một cỗ máy thì mỗi một thẩm phán chính là một mắt khâu, bộ phận quan trọng của cỗ máy thì mỗi một thẩm phán chính là một mắt khâu, bộ phận quan trọng của cỗ máy đó mà nếu thiếu thì cỗ máy khó có thể vận hành một cách trơn tru. Có thể khẳng định rằng, đội ngũ thẩm phán là nhân tố đặc biệt quan trọng, không thể thiếu của hệ thống tòa án nhân dân; cũng có nghĩa, 2 hiệu qủa hoạt động xét xử của Tòa án các cấp cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của đội ngũ thẩm phán. Ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, trong những năm qua mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán đã được Nhà nước Lào quan tâm, chú trọng, chất lượng đội ngũ thẩm phán đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tiễn Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chất lượng đội ngũ thẩm phán còn một số hạn chế cần được khắc phục như:  Đội ngũ cán bộ, Thẩm phán chưa thực sự ổn định, chuyên nghiệp; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán tuy đã được nâng lên một mức nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và còn nhiều bất cập, hạn chế về một số mặt như: tri thức về xã hội, kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế phục vụ cho hội nhập quốc tế, hành chính nhà nước, kỹ năng thực thi công vụ, cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hoạt động công vụ.  Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập.  Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức đã được thực hiện tiêu chuẩn hóa, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ, thực chất là còn mang tính hình thức; việc rà soát, phân loại, đánh giá cán bộ nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng còn hạn chế; việc quy hoạch, luân chuyển cán bộ cũng như đội ngũ Thẩm phán trong ngành còn chậm. Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức mà nhất là Thẩm phán còn nhiều bất hợp lý, chưa tương xứng với tính chất nghề nghiệp và chế độ trách nhiệm pháp lý, chưa thực sự có sức hấp dẫn, chưa tạo được động lực khuyến khích 3 đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chưa thu hút được người tài phục vụ cho cơ quan Tòa án. Song, so với mặt bằng chất lượng thẩm phán các nước trên thế giới và trong khu vực thì vẫn còn thấp; so với yêu cầu của Chương trình cải cách tư pháp giai đoạn 2010 – 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 24 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ngày 4/9/2009 thì chất lượng đội ngũ thẩm phán của Lào còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hoạt động xét xử trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ, trong đó tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề có tính lý luận và tổng kết những vấn đề thực tiễn ở Lào nhằm đưa ra được những khuyến nghị, giải pháp cụ thể, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành tòa án nhân dân nước CHDCND Lào nói chung, thẩm phán tòa án nhân dân Lào nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng thẩm phán Tòa án nhân dân Lào, Luận án đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nêu lên những vấn đề đã được nghiên cứu rõ và Luận án kế thừa, những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 4 - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nói chung và ở Lào nói riêng. - Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước CHDCND Lào, từ đó rút ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. - Đề xuất, khuyến nghị giải pháp nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án nghiên cứu chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân từ năm 2006 – 2016. - Về không gian: Luận án nghiên cứu chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng và giải pháp chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về công chức ngành tòa án nhân dân nói chung, đội ngũ thẩm phán nói riêng. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận của khoa học quản lý công hiện đại và các lý thuyết về quản lý để xây dựng cơ sở khoa học về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: việc tìm hiểu các nghiên cứu về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là cần thiết và quan trọng, từ các nghiên cứu này làm cơ sở để nhận diện lịch sử và kết quả của vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo những giá trị tương đồng của các kết quả này, luận án phân tích có hệ thống cơ sở lý luận, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu phục vụ quá trình xây dựng Chương tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; nghiên cứu các vấn đề lý luận ở Chương 2; nghiên cứu các tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở Chương 3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp này hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về thẩm phán tòa án nhân dân, tính tất yếu nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nói riêng ; phân tích làm rõ thực trạng về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân để chỉ ra các kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng này. Trên cơ sở đó, luận án phân tích phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn: nghiên cứu tình hình và thực tiễn về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nhằm đánh giá toàn diện và khách quan về thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. Từ tổng kết thực tiễn tổ chức thực thi hoạt động xét xử (thông qua kết quả thống kê các tài liệu, số liệu 6 các vụ việc vi phạm và xử lý vi phạm, v.v...), luận án rút ra các kết luận về thực trạng chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 của luận án. Phương pháp điều tra xã hội học: Đối tượng khảo sát: Thẩm phán, Thư ký toà án và công chức thuộc bộ máy giúp việc các cơ quan toà án nhân dân Địa điểm khảo sát: 1) Toà án nhân dân tối cao: 20 phiếu; 2) Toà án nhân dân miền Bắc: 20 phiếu; 3) 02 Toà án nhân dân cấp tỉnh: 60 phiếu; 4) 04 Toà án nhân cấp khu vực: 200 phiếu Tổng số phiếu khảo sát: 300 phiếu (Phụ lục 1 và 2) Ngoài ra, luận án còn sử dụng linh hoạt một số phương pháp bổ trợ khác như mô hình hóa để mô phỏng hiện trạng từng nội dung nghiên cứu, sơ đồ hóa về tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân và kết quả nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân qua từng giai đoạn. Phương pháp so sánh và dự báo: phương pháp này được luận án sử dụng phân tích và đánh giá chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân; qua đó, xác định những ưu điểm, bất cập về cả lý luận và thực tiễn về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của luận án. 4.3. Lý thuyết nghiên cứu Luận án dựa trên các cơ sở lý thuyết sau đây: Thứ nhất, lý thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước của Chủ nghĩa Mác – Lênin, theo quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, các lý thuyết về quản lý nhân sự, đánh giá nhân sự; lý thuyết quản trị nguồn nhân lực của các trường phái tâm lý – xã hội học của Mc 7 Gregore, Entol Mayor và Maslow; trường phái hiện đại của Peter Drucker, Chandler, Lewrence. Thứ ba, các lý thuyết về thiết kế, phân tích, đánh giá công việc như tổ chức lao động theo khoa học (F.W. Taylor, H. Fayol, Gantt), lý thuyết chuyên môn hóa công việc của Adam Smith, lý thuyết tâm lý trong thiết kế công việc của Hackman và Oldham, lý thuyết định mức thời gian làm việc… 4.4.Giả thuyết nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án tiến hành thu thập, phân tích, xử lý và đánh giá các thông tin nhằm kiểm chứng và kết luận tính đúng đắn của các giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 1: Chất lượng thẩm phán ngành tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay còn khá thấp và chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và của tổ chức bộ máy nhà nước CHDCND Lào nói riêng. Giả thuyết 2: Nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Để nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở CHDCND Lào cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện thể chế, xây dựng đội ngũ thẩm phán, đào tạo, bồi dưỡng đến kiểm tra, đánh giá và đãi ngộ đối với đội ngũ thẩm phán. 4.5.Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ việc cố gắng lý giải các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân sau đây: – Đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân có vị trí, vai trò như thế nào trong bộ máy nhà nước nói chung, trong các cơ quan tòa án nhân dân nói riêng? 8 – Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân được thể hiện qua những tiêu chí nào và có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động công vụ? – Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay (2006 – 2016) được biểu hiện định tính, định lượng cụ thể như thế nào và những nguyên nhân nào là cơ bản của thực trạng chất lượng đó? – Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay không? – Cần làm gì, có thể làm gì để nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào? – Việc nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào được dựa trên những quan điểm nào của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và cần có những giải pháp tương ứng nào? 5. Đóng góp của Luận án 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu trong khoa học quản lý công, nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống chất lượng thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân ở Lào trên bình diện lý luận trong giai đoạn cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. Ý nghĩa lý luận của Luận án thể hiện ở những nội dung sau đây: - Làm rõ những nội dung, tiêu chí cơ bản về chất lượng thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân Lào, củng cố cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân và những vấn đề có tính lý luận trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán ngành tòa án nhân dân. Trên cơ sở các khái niệm về thẩm phán tòa án nhân dân; chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân; những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng thẩm phán tòa án nhân 9 dân; một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án của một số quốc gia…, đưa ra được mối quan hệ cơ bản giữa chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện quyền lực tư pháp ở CHDCND Lào hiện nay. - Phân tích từ góc độ lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận về quản lý nhà nước để khẳng định tính tất yếu của việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành tòa án nhân dân nói chung, đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân nói riêng. Trong đó, chỉ ra những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân; cũng như ý nghĩa của nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. - Phân tích, đánh giá những yếu tố vừa có ảnh hưởng tới chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân, vừa có tác động nhất định trong thực hiện nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân trong những giai đoạn tiếp theo. 5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Với tính cách là một công trình nghiên cứu khoa học quản lý nhà nước, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận, gắn liền với thực tiễn nước CHDCND Lào. Qua đó, quá trình thực hiện Luận án đưa đến những kết quả có đóng góp cụ thể về thực tiễn: - Các đề xuất của Luận án là một trong những căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền của CHDCND Lào tham khảo vào quá trình nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Lào. - Luận án là tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu, trong hoạt động giảng dạy về công vụ, công chức nói chung và các nội dung liên quan đến 10 hoạt động của tòa án nhân dân, chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân nói riêng ở CHDCND Lào. 6. Kết cấu Luận án Luận án có bố cục như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình, bài báo đã công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học về chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân Chương 3: Chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 4: Quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng thẩm phán tòa án nhân dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan