Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh huế...

Tài liệu Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh huế

.PDF
116
317
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÔN NỮ NHẬT NGUYÊN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÔN NỮ NHẬT NGUYÊN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân chi nhánh Huế” là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Học viên Tôn Nữ Nhật Nguyên i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế đã tận tụy dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá, không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn là tấm gương về sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc trong thời gian qua. Các Thầy Cô đã tạo điệu kiện cho tôi trang bị những kiến thức làm hành trang vững chắc tự tin bước trên con đường tương lai. Đặc biệt tôi xin cảm ơn Cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, bổ sung kiến thức còn hạn chế của tôi giúp tôi hoàn thiện đề tài luận văn. Trong giới hạn thời gian thực hiện khóa luận mà kiến thức thì vô cùng rộng lớn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và tận tình góp ý của quý Thầy Cô để luận văn này được hoàn thiện hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Tôn Nữ Nhật Nguyên ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: TÔN NỮ NHẬT NGUYÊN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2016 – 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HÒA Tên đề tài: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN CHI NHÁNH HUẾ 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng là một trong những mảng hoạt động dịch vụ ngân hàng được hầu hết các NHTM trên thế giới chú ý phát triển, vì thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh vừa để gia tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro, đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng ngày càng gia tăng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đang đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tín dụng và mở rộng hơn nữa các hoạt động này trên toàn bộ mạng lưới của mình. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, muốn tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh thì việc phân tích và nắm bắt các nhu cầu thị trường là vấn đề hết sức quan trọng. 2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nghiên cứu này sử dụng 3 phương pháp chủ yếu: (1) Phương pháp chọn mẫu, điều tra, thu thập số liệu; (2) Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: thống kê mô tả, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố; (3) Công cụ xử lý và phân tích: dùng phần mềm SPSS. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ tín dụng và chất lượng dịch vụ tín dụng. Đồng thời luận văn cũng đã đánh giá được thực trạng chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng NCB – CN Huế giai đoạn 2015-2017. Trên cơ sở những kết quả phân tích, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại ngân hàng NCB – CN Huế trong những năm tới. Bên cạnh đó, một số kiến nghị cũng được đề xuất để thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả hơn. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ gốc NHTM Ngân hàng thương mại NCB Ngân hàng TMCP Quốc dân Việt Nam NCB Huế Ngân hàng TMCP Quốc dân Việt Nam - Chi nhánh Huế CLDV Chất lượng dịch vụ DPRR Trích lập dự phòng rủi ro iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ..................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................................................7 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................7 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (NHTM)........................................................7 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại.....................................................................7 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại .....................................................8 1.2. Tổng quan về tín dụng ngân hàng ..........................................................................11 1.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc tín dụng ngân hàng ................................................11 1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ..............................................................................12 1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng............................................................................15 1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại...........................................................17 1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại .................................17 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ...........................................................18 1.3.3. Mô hình đánh giá chất lượng tín dụng ................................................................22 v B. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................28 1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng Vietinbank .......................28 1.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ......................................................................................................30 1.3. Bài học đối với hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung và ngân hàng NCB Huế nói riêng ...............................................................................................32 CHƯƠNG II: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI NHÁNH HUẾ......................................................................34 2.1. Khái quát chung về ngân hàng NCB Huế ..................................................................34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng NCB ...............................................34 2.1.2. Khái quát về ngân hàng NCB Huế ......................................................................35 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế - dưới quan điểm ngân hàng ...............................................................................................................................42 2.2.1 Thực trạng cho vay và dư nợ tín dụng..................................................................42 2.2.2 Thực trạng thu nợ .................................................................................................47 2.2.3 Tình hình nợ quá hạn............................................................................................49 2.2.4 Thực trạng các hình thức tín dụng khác ...............................................................53 2.2.5. Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng ...........................................................53 2.2.6. Những kết quả đạt được ......................................................................................54 2.2.7. Những hạn chế về chất lượng tín dụng................................................................55 2.3. Chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế - dưới quan điểm khách hàng ...............60 2.3.1. Về cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................................62 2.3.2. Phân tích nhân tố .................................................................................................63 2.3.3.Phân tích mức độ đánh giá của khách hàng về các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng NCB Huế ....................................................................70 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI NHÁNH HUẾ..................................73 3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng NCB Huế....................................................73 3.1.1 Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng trong thời gian tới................73 3.1.2 Phương hướng trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NCB Huế .......................74 vi 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế .......................................................................................................................................76 3.2.1. Đối với nhân tố “Sự tin cậy” ...............................................................................76 3.2.2. Đối với nhân tố “Sự đáp ứng” .............................................................................77 3.2.3. Đối với nhân tố “Sự đồng cảm” ..........................................................................77 3.2.4. Đối với nhân tố “ Năng lực phục vụ” ..................................................................78 3.2.5. Đối với nhân tố “Phương tiện hữu hình”.............................................................78 KẾT LUẬN ...................................................................................................................79 1. Kết luận......................................................................................................................79 2. Kiến nghị ...................................................................................................................79 2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan.......................................79 2.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam........................................................................81 2.3 Kiến nghị đối với NCB Việt Nam ...........................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83 PHỤ LỤC ......................................................................................................................84 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của ngân hàng NCB Huế qua 3 năm 2014-2016..........39 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016 ......42 Bảng 2.3: Doanh số cho vay tại ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016...........42 Bảng 2.4: Dư nợ tại ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016 .............................45 Bảng 2.5: Dư nợ của ngân hàng NCB Huế theo ngành kinh tế giai đoạn 2014-2016 .................................................................................................................46 Bảng 2.6: Doanh số thu nợ của ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016............47 Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016 .................................................................................................................48 Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016 ..49 Bảng 2.9: Bảng phân loại nợ theo nhóm của ngân hàng NCB Huế 2014-2016 ......49 Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng NCB Huế giai đoạn 2014-2016....51 Bảng 2.11.a: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng NCB giai đoạn 2014-2016 ..51 Bảng 2.11b: Tỷ lệ nợ quá hạn phân loại theo thời gian và thành phần kinh tế của ngân hàng NCB giai đoạn 2014-2016 ..............................................................52 Bảng 2.12: Tình hình thu nhập của ngân hàng NCB giai đoạn 2014-2016 ...............54 Bảng 2.13: Các thành phần nghiên cứu......................................................................61 Bảng 2.14: Bảng mô tả đối tượng khách hàng ...........................................................62 Bảng 2.15: Kết quả tính toán hệ số Cronbach Alpha của các thành phần đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng ngân hàng NCB Huế...................................65 Bảng 2.16: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett's trong phân tích nhân tố lần 2 .................................................................................................................68 Bảng 2.17: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ tín dụng lần 2 .................................................................................................................68 Bảng 2.18: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ tín dụng theo các tiêu thức..........................................................70 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ........................................22 Sơ đồ 1.2. Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng tại NCB Huế .................28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng NCB Huế .............................................37 ix PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống Ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế và tài chính. Với vai trò chủ lực thì hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng có tầm quan trọng và có vị trí chủ chốt trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế xã hội ở nước ta, ở đó luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, các tổ chức tín dụng với nhau. Chính vì vậy, các NHTM phải hoạch định chiến lược, hướng đi cụ thể để tăng lợi nhuận, tạo dựng tên tuổi và vị thế cho chính mình. Tín dụng là một trong những mảng hoạt động dịch vụ ngân hàng được hầu hết các NHTM trên thế giới chú ý phát triển, vì thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh vừa để gia tăng thu nhập, giảm thiểu rủi ro, đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng ngày càng gia tăng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đang đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tín dụng và mở rộng hơn nữa các hoạt động này trên toàn bộ mạng lưới của mình. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, muốn tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh thì việc phân tích và nắm bắt các nhu cầu thị trường là vấn đề hết sức quan trọng. Tỉnh Thừa Thiên Huế với lợi thế là một trung tâm văn hóa, du lịch và dịch vụ đang từng bước phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương và trung tâm của khu vực miền trung, để làm được điều này không chỉ cần sự nỗ lực từ chính quyền địa phương mà còn từ phía các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư với nguồn vốn lớn và thời gian kéo dài. Với những khoản cho vay có quy mô lớn, lãi suất cao, thời gian dài hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân - chi nhánh Huế (NCB 1 Huế) đang triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng tỷ trọng tín dụng, đưa ra nhiều giải pháp để mọi doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay này. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ tín dụng vẫn chưa được ngân hàng đầu tư và quan tâm đúng mức do đó ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin và uy tín ngân hàng NCB Huế. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của những vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Huế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về tín dụng và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng này. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. - Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân – Chi nhánh Huế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân - Chi nhánh Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này tại ngân hàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng NCB Huế.  Về thời gian: - Về số liệu thứ cấp: luận văn nghiên cứu chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. - Về số liệu sơ cấp: bảng hỏi được thiết kế và phát bảng hỏi cho khách hàng đã và đang sử dụng hoạt động cho vay tín dụng tại ngân hàng NCB Huế từ tháng 1012/2017. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ các báo cáo, tài liệu của ngân hàng, thông tin trên Internet, tài liệu liên quan khác để phân tích đặc điểm chung và đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng NCB Huế, cụ thể: + Số liệu về tình hình nguồn lao động tại ngân hàng NCB Huế được thu thập tại Bộ phận Hành chính với mục đích nắm rõ được số lượng lao động cũng như chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại ngân hàng. + Bảng Số liệu về Tài sản – Nguồn vốn, bảng tình hình hoạt động kinh doanh, Bảng kết quả kinh doanh tại ngân hàng được lấy từ Bộ phận kế toán để phân tích, thấy rõ hơn về tình hình huy động vốn và cho vay tại NCB Huế. - Số liệu sơ cấp: với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Sau đó tiến hành phân tích xử lý dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. 4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu • Kích thước mẫu Theo Bollen (1989) cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 5 lần số biến phân tích để kết quả điều tra là có ý nghĩa [15]. Do đó tác giả sẽ đưa vào bảng hỏi chính thức với số lượng biến phân tích trong thiết kế điều tra rồi nhân 5 sẽ ra số mẫu quan sát. Với số biến là 33 ta có 33*5=165 bảng hỏi. Sử dụng công thức: N=Z2(α/2)s2/e2 Với N là số mẫu cần tiến hành nghiên cứu α là độ tin cậy e là sai số cho phép Sau khi tiến hành điều tra thử cỡ mẫu là 30 sẽ tính được độ lệch chuẩn s. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e=5%. Lúc đó sẽ tính được kích thước mẫu theo công thức trên để tiến hành điều tra. Trên cơ sở dựa vào nguồn lực đảm bảo thực hiện các phương pháp xử lý số liệu và hạn chế các sai sót do thất lạc trong quá trình điều tra tôi quyết định chọn cỡ mẫu là 165. 3 • Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện Thực tế, do không có đủ điều kiện về thời gian, thông tin và kinh phí để thực hiện do đó tác giả sử dụng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện nhưng vẫn giúp tác giả có một ước lượng sơ bộ về kết quả mà tác giả quan tâm. 4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu  Phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp so sánh: là việc nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu về số lượng và tỷ trọng qua các kỳ phân tích. Các chỉ tiêu, đại lượng đưa ra đáp ứng được những điều kiện so sánh. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp biểu đồ, đồ thị thông qua những số liệu thứ cấp minh họa lên đồ thị để phân tích một cách tổng quan hơn sự tăng giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu.  Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý số liệu sơ cấp. Số liệu sau khi được làm sạch sẽ đưa vào phân tích.  Thống kê mô tả Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả quy mô mẫu nghiên cứu. Các chỉ số thống kê mô tả bao gồm: tần suất (Frequency), phần trăm (Percentage) và giá trị trung bình (Mean); với ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách (Internal Scale) như sau: Giá trị khoảng cách = (Max – Min)/n = (5-1)/5 = 0,8 1,00 – 1,80 Rất không ảnh hưởng/Rất không đồng ý 1,81 – 2,60 Không ảnh hưởng/ Không đồng ý 2,61 – 3,40 Trung lập/Bình thường 3,41 – 4,20 Ảnh hưởng/ Đồng ý 4,21 – 5,00 Rất ảnh hưởng/Rất đồng ý  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Hệ số Cronbach Alpha Mục đích của việc tính toán toán hệ số này là nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, hệ số này sẽ giúp 4 đánh giá độ tin cậy của các thang đo. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (itemtotal correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi mô hình [2]. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Phân tích nhân tố Phương pháp này dùng để thu nhỏ dưới dạng một số ít nhân tố và tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản [15]. Trong các tham số thống kê của phân tích nhân tố thì trị số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số này có giá trị từ khoảng 0,5 đến 1 là điều kiện để phân tích nhân tố phù hợp. Eigenvalue cũng là một chỉ số để xác định số nhân tố được rút trích từ tập hợp biến. Chỉ có những nhân tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số này (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến. Hệ số này lớn cho biết nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm định ANOVA Sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm nhân tố với các nhóm khách hàng khác nhau về các tiêu thức giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập. Giả thiết kiểm định: H0: α1 = α2 = α3 H1 : α 1 ≠ α 2 ≠ α 3 Nếu sig. > 0,05 thì ta có cơ sở chấp nhận giả thiết H0, kết luận rằng không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê giữa các các tiêu thức với các nhóm nhân tố. 5 Nếu sig. < 0,05 thì ta có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. Có kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các tiêu thức với các nhóm nhân tố. Kiểm định Independent Sample T Test Sử dụng kiểm định Independent Sample T Test để kiểm định đánh giá trung bình của các nhóm nhân tố với tiêu thức giới tính. Giả thiết kiểm định: H0: α1 = α2 = α3 H1 : α 1 ≠ α 2 ≠ α 3 Nếu sig. > 0,05 thì ta có cơ sở chấp nhận giả thiết H0, kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ trong đánh giá trung bình các nhân tố. Nếu sig. < 0,05 thì ta có cơ sở bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. Có kết luận rằng có ít nhất 1 sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ trong đánh giá trung bình các nhân tố. 5. Kết cấu đề tài PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng và chất lượng tín dụng tại ngân hàng Thương mại. Chương 2: Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân - Chi nhánh Huế. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân - Chi nhánh Huế. PHẦN III: KẾT LUẬN 6 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Vậy mà vẫn có sự nhầm lẫn trong việc định nghĩa ngân hàng là gì? Theo luật của ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” [14]. Các ngân hàng cũng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính – bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ môi giới khác. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Nói tóm lại có thể hiểu “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh 7 toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế [5]”. 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn từ các nguồn chủ yếu [5]:  Vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. + Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhà nước). Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân. + Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể: Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện nguồn thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do ngân hàng Nhà nước quy định… + Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ: Quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ thặng dư, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng… mỗi quỹ có mục đích riêng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. + Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. 8  Nguồn tiền gửi: Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. + Tiền gửi thanh toán: Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. + Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kì hạn. + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. + Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô này thường không lớn.  Nguồn đi vay: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM, tuy nhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm. + Vay NHNN: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, NHTM thường vay NHNN. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). + Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan