Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư trong các dự án t...

Tài liệu Chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện vùng núi phía bắc (nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện sơn la)

.PDF
205
258
57

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- NGUYÔN TUÊN DòNG CHÝNH S¸CH §ÇU T¦ PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI VïNG T¸I §ÞNH C¦ TRONG C¸C Dù ¸N THñY §IÖN VïNG NóI PHÝA B¾C (NGHI£N CøU TR¦êNG HîP Dù ¸N THñY §IÖN S¥N LA) Hµ néi, 2017 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- NGUYÔN TUÊN DòNG CHÝNH S¸CH §ÇU T¦ PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI VïNG T¸I §ÞNH C¦ TRONG C¸C Dù ¸N THñY §IÖN VïNG NóI PHÝA B¾C (NGHI£N CøU TR¦êNG HîP Dù ¸N THñY §IÖN S¥N LA) Chuyªn ngµnh: KINH TÕ §ÇU T¦ M· sè: 62310105 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Tõ QUANG PH¦¥NG Hµ néi, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án này là công trình nghiên cứu do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Các trích dẫn, tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê trong luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi cam kết và chịu trách nhiệm về bản quyền hợp pháp đối với công trình này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Dũng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 8 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............... 8 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới........................................................... 8 1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 12 1.2 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 17 1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 18 1.3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 18 1.3.2 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 21 1.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 33 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ........................ 34 2.1 Tái định cư các dự án thủy điện ..................................................................... 34 2.1.1 Di cư không tự nguyện và đặc điểm của di cư không tự nguyện.................... 34 2.1.2 Tái định cư và các loại hình tái định cư ......................................................... 35 2.1.3 Đặc điểm của tái định cư và tái định cư thủy điện ......................................... 36 2.1.4 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác tái định cư............................................... 39 2.2 Chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện ............................................................................................................... 42 2.2.1 Chính sách đầu tư ......................................................................................... 42 2.2.2 Chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện ..... 43 2.2.3 Vai trò của chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư đối với công tác tái định cư................................................................................................ 45 2.2.5 Nội dung cơ bản của chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện .......................................................................................... 47 2.2.6 Ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư. ....................................................................................................... 53 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng tái định cư thủy điện. ..................................................... 57 2.4 Kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện, bài học cho vùng núi phía Bắc ................................................................................................................. 58 2.4.1 Kinh nghiệm của các nước ............................................................................ 58 2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho vùng núi phía Bắc ................................................. 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 65 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN (THÔNG QUA NGHIÊN CỨU DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA) ............... 66 3.1 Tổng quan về các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc và công tác tái định cư các dự án thủy điện ............................................................................................... 66 3.1.1 Khái quát về các dự án thủy điện miền núi phía Bắc ..................................... 66 3.1.2 Tổng quan dự án thủy điện Sơn La ............................................................... 67 3.1.3. Công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La ................................................ 68 3.2 Thực trạng kết quả thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La ....................................................................... 69 3.2.1 Thực trạng về chính sách quy hoạch vùng tái định cư ................................... 70 3.2.2 Thực trạng về chính sách huy động vốn cho dự án tái định cư ...................... 77 3.2.3 Thực trạng về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng .............................................. 82 3.2.4 Thực trạng về chính sách cho vay vốn .......................................................... 93 3.2.5 Thực trạng về chính sách đất đai ................................................................... 95 3.2.6 Thực trạng về chính sách đầu tư đào tạo nghề ............................................... 99 3.3 Tác động và kết quả cảm nhận của người dân về thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La ................. 101 3.3.1 Những tác động của chính sách đến kết quả công tác tái định cư ................ 102 3.3.2 Kết quả cảm nhận của người dân về thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La ................................................. 107 3.4 Phân tích khám phá ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới cảm nhận của người dân đối với kết quả thực hiện chính sách tại dự án thủy điện Sơn La ............................................................................................ 116 3.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 117 3.4.2 Kết quả đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá ............................. 119 3.4.3 Kết quả phân tích tương quan ..................................................................... 124 3.4.4 Phân tích ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư ....................................................................................... 124 3.5 Những mặt đạt được, hạn chế, bài học từ dự án tái định cư thủy điện Sơn La và hàm ý cho các dự án khác .............................................................................. 127 3.5.1 Những mặt đạt được về thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La........................................................ 128 3.5.2 Những hạn chế về việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La........................................................ 129 3.5.3 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng chưa tốt đến thực hiện chính sách và kết quả tái định cư ..................................................................................................... 130 3.5.4 Những bài học rút ra từ việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La và hàm ý cho các dự án tái định cư đang thực hiện và triển khai trong tương lai ......................................................................... 132 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 135 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN VÙNG NÚI PHÍA BẮC..................................... 136 4.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo tái định cư bền vững các dự án thủy điện .......................... 136 4.1.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo tái định cư bền vững các dự án thủy điện ............................................... 136 4.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện vùng núi phía Bắc ........................................................................................ 137 4.1.3 Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc .................................................... 140 4.2 Giải pháp hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển cho vùng tái định cư thủy điện .............................................................................................................. 143 4.2.1 Phát huy hiệu quả và hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất ..................................................................................................................... 144 4.2.2 Duy trì hiệu quả và hoàn thiện thiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................................................................. 146 4.2.3 Hoàn thiện chính sách cho vay vốn ............................................................. 147 4.2.4 Hoàn thiện chính sách đầu tư đào tạo nghề ................................................. 149 4.2.5 Hoàn thiện các chính sách về đất đai........................................................... 150 4.2.6 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư .................................................. 151 4.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn cho việc triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư..................................................................... 153 4.3 Kiến nghị........................................................................................................ 154 4.3.1 Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách vĩ mô khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các vùng khó khăn .................................................................. 155 4.3.2 Chính phủ chủ trì thúc đẩy tăng cường liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh ....... 156 4.3.3 Thực hiện việc tổ chức quy hoạch, phát triển vùng theo các lợi thế so sánh ..... 156 4.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành .............................................................................................................. 157 4.3.5 Một số khuyến nghị khác với chính quyền địa phương có dự án tái định cư thủy điện ............................................................................................................. 157 4.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 158 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 159 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..... 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 162 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tổng hợp các dự án thủy điện lớn đang triển khai tại các tỉnh miền núi phía Bắc ......................................................................................................... 66 Bảng 3.2 Các thông số chính của Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La .............. 68 Bảng 3.3 Số dân di chuyển thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.................. 69 Bảng 3.4 Tình hình bố trí tái định cư của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La .... 69 Bảng 3.5: Phương án bố trí tái định cư của Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La .. 69 Bảng 3.6 Số dân phải di chuyển dự tính đến năm 2010 (dự phòng 10%).......................... 70 Bảng 3.7 Phương án bố trí tái định cư cụ thể cho từng tỉnh giai đoạn 1 ............................ 71 Bảng 3.8 Phương án bố trí các khu, điểm tái định cư cụ thể giai đoạn 2 .......................... 72 Bảng 3.9 Phương án bố trí tái định cư giai đoạn 3 ............................................................. 74 Bảng 3.10 Quy hoạch tái định cư và tình hình thực hiện ................................................... 75 Bảng 3.11 Số công trình thủy lợi xây dựng phục vụ dự án tái định cư .............................. 83 Bảng 3.12 Các công trình giao thông phục vụ dự án tái định cư ....................................... 84 Bảng 3.13 Hạ tầng lưới điện đầu tư phục vụ các hộ gia đình tái định cư .......................... 84 Bảng 3.14 Số công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ các hộ gia đình tái định cư............. 85 Bảng 3.15 Diện tích các công trình kiến trúc công cộng phục vụ các hộ gia đình tái định cư ........................................................................................................... 85 Bảng 3.16 Các hạng mục hỗ trợ sinh kế của dự án ............................................................ 86 Bảng 3.17 Kết quả vốn đầu tư thực hiện hỗ trợ hệ thống giao thông dự án tái định cư thủy điện Sơn La ..................................................................................................... 88 Bảng 3.18 Kết quả thực hiện vốn đầu tư các công trình cấp điện dự án tái định cư thủy điện Sơn La ..................................................................................................... 89 Bảng 3.19 Kết quả vốn thực hiện các công trình cấp nước sinh hoạt cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La............................................................................................. 90 Bảng 3.20 Kết quả vốn đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất ...... 91 Bảng 3.21 Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng các công trình công cộng dự án tái định cư thủy điện Sơn La ............................................................................... 91 Bảng 3.22 Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng các công trình khác ............................ 92 Bảng 3.23 Diện tích đất bàn giao theo kế hoạch của từng tỉnh .......................................... 96 Bảng 3.24 Kết quả thực hiện công tác giao đất cho người dân vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La ..................................................................................................... 97 Bảng 3.25 Kết quả thực hiện cấp quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình tái định cư dự án thủy điện Sơn La ........................................................................................ 98 Bảng 3.26 Kết quả thực hiện cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình tái định cư dự án thủy điện Sơn La...................................................................... 98 Bảng 3.27 Kết quả so sánh sự thay đổi thu nhập của các hộ gia đình sau tái định cư ..... 102 Bảng 3.28 Kết quả khảo sát hộ nghèo .............................................................................. 103 Bảng 3.29 Kết quả so sánh sự thay đổi về đất ở trước và sau khi tái định cư .................. 104 Bảng 3.31 Kết quả đánh giá của các hộ gia đình với kết quả công tác tái định cư .......... 106 Bảng 3.30 Kết quả đánh giá của các hộ gia đình với nhân tố chính sách đầu tư đào tạo nghề ....................................................................................................... 108 Bảng 3.32 Kết quả đánh giá của người dân về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất ......................................................................................................... 110 Bảng 3.33 Kết quả đánh giá của người dân về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội ............................................................................................................ 111 Bảng 3.34 Kết quả so sánh sự thay đổi về diện tích đất canh tác, đất ở trước và sau khi tái định cư .......................................................................................................... 112 Bảng 3.35 Kết quả đánh giá của các hộ gia đình tới chính sách đất đai .......................... 113 Bảng 3.36 Kết quả đánh giá của các hộ gia đình về nhân tố chính sách cho vốn vay ..... 116 Bảng 3.37 Phân loại mẫu điều tra..................................................................................... 118 Bảng 3.38 Kết quả phân tích tính tin cậy của thang đo chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất ............................................................................................... 119 Bảng 3.39 Kết quả đánh giá tính tin cậy thang đo nhân tố chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội ............................................................................................................ 120 Bảng 3.40 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chính sách đất đai ................. 120 Bảng 3.41 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chính sách cho vay vốn ........ 121 Bảng 3.42 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chính sách đầu tư đào tạo nghề ....................................................................................................... 121 Bảng 3.44 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kết quả thực hiện công tác tái định cư .......................................................................................................... 122 Bảng 3.45 Kết quả phân tích khám phá nhân tố các biến nghiên cứu ............................. 123 Bảng 3.46 Kết quả phân tích tương quan các nhân tố trong mô hình .............................. 124 Bảng 3.47 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các chính sách tái định cư tới kết quả công tác tái định cư................................................................................................ 125 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 19 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 23 Hình 1.3 Chu trình phát triển thang đo ............................................................................... 25 Hình 1.4 Mô tả lấy mẫu nghiên cứu ................................................................................... 26 Hình 1.5 Quy trình phân tích dữ liệu định tính .................................................................. 30 Hình 3.1 Vốn đầu tư cho dự án tái định cư sau điều chỉnh năm 2010 ............................... 79 Hình 3.2 Cơ cấu nguồn vốn cho dự án tái định cư sau điều chỉnh quy hoạch năm 2010 . 79 Hình 3.3 Kế hoạch giải ngân dự án giai đoạn 2009 – 2012 ............................................... 80 Hình 3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án di dân thủy điện Sơn La sau điều chỉnh lần 2 . 80 Hình 3.5 Cơ cấu vốn tài trợ dự án tái định cư sau điều chỉnh lần thứ 2 ............................. 81 Hình 3.6 Kế hoạch giải ngân dự án tái định cư giai đoạn 2012 – 2015 ............................. 81 Hình 3.7 Số lượng lao động đào tạo nghề theo lĩnh vực .................................................. 100 Hình 3.8 Tác động của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả tái định cư ......................................................................................................... 126 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Nghiên cứu của luận án tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng tái định cư tới kết quả công tác tái định cự các dự án thủy điện. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư, chỉ ra đặc điểm riêng của tái định cư thủy điện và xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả tái định cư. Thông qua các nghiên cứu lý thuyết, quy trình phát triển mô hình nghiên cứu và các thang đo nghiên cứu tác giả đã phát triển một mô hình nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư ở khía cạnh cảm nhận của người dân vùng tái định cư bao gồm năm nhóm chính sách (1) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (2) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) chính sách cho vay vốn; (4) chính sách đầu tư đào tạo nghề và (5) chính sách đất đai. Thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp tác giả đã đánh giá được kết quả thực hiện các nhóm chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và kết quả tác động của các chính sách đối với người dân vùng tái định cư dự án thủy điện Sơn La trong giai đoạn 2005 đến nay. Kết quả điều tra trực tiếp từ các hộ gia đình tái định cư cho thấy có ba nhóm chính sách chính ảnh hưởng tới cảm nhận của người dân vùng tái định cư đối với kết quả công tác tái định cư bao gồm: (1) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (2) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và (3) chính sách cho vay vốn. Hai chính sách khác trong mô hình là chính sách đầu tư đào tạo nghề và chính sách đất đai không có ảnh hưởng rõ ràng tới kết quả tái định cư. Kết quả nghiên cứu của giúp tác giả đưa ra một số gợi ý với các nhà quản lý trong việc ban hành các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư cho các dự án thủy điện. 2. Tính cấp thiết của đề tài Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. Điện năng là nhu cầu thiết yếu cho đời sống sinh hoạt và cho các ngành công nghiệp. Việt Nam là nước đang trong quá trình công nghiệp hóa nên nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế rất lớn và có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra phải phát triển các nhà máy điện trong đó có các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt tại Việt Nam nước có tiềm năng phát triển thủy điện lớn và cơ cấu thủy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất với 45% tổng sản lượng điện (Tổng sơ đồ điện VII). Việc phát triển các dự án thủy 2 điện lại kéo theo vấn đề di dân, tái định cư cho cư dân địa phương để đảm bảm việc phát triển bền vững và dài hạn. Việc xây dựng các con đập cho các dự án thủy điện có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng dân cư địa phương. Chẳng hạn, tại Ấn Độ theo ước tính có khoảng từ 16 đến 38 triệu người phải chuyển chỗ ở để thực hiện các dự án thủy điện (WCD,2000). Tại Trung Quốc riêng dự án đập Tam Hiệp đã phải di cư từ 1.2 đến 1.4 triệu người (Martina, 2011). Ở Việt Nam cũng vậy, tại dự án thủy điện Sơn La theo kế hoạch phải di cư 20,340 hộ dân với hơn 90,000 nhân khẩu. Để đảm bảo việc tái định cư có hiệu quả cho cư dân chịu ảnh hưởng của các dự án thủy điện, nhà nước và các chủ đầu tư phải sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống tại các điểm tái định cư. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ảnh hưởng của các dự án thủy điện tới các cộng đồng địa phương chịu ảnh hưởng rất khác nhau cả tích cực (Nakayama & cộng sự, 1999; Agnes & cộng sự, 2009) và tiêu cực (Bartalome & cộng sự, 2000; Cernea, 2003). Các ảnh hưởng tiêu cực thường trầm trọng hơn ở các nhóm cư dân dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, các gia đình nghèo hay các nhóm dân tộc thiểu số (Morvaridi, 2004; Tan & cộng sự, 2005). Điều này đặt ra yêu cầu phải có những cân nhắc cẩn trọng khi triển khai các dự án thủy điện, thực hiện tốt các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng tái định cư để đảm bảo ổn định đời sống và phát triển kinh tế cho vùng tái định cư. Tại Việt Nam quá trình phát triển kinh tế cũng đòi hỏi nhu cầu điện năng lớn phục vụ quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Theo Tổng sơ đồ điện VII, nhu sử dụng điện trung bình tăng 10%/năm với hơn 37MW/năm tính riêng cho năm 2016, trong đó, cơ cấu thủy điện là lớn nhất chiếm 45% (17MW). Khu vực miền núi phía Bắc với địa hình dốc là khu vực có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Các thủy điện tại khu vực miền núi phía Bắc như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...đóng góp khoảng 25.5% tổng nguồn điện cho cả nước (8MW) và chiếm hơn 51% tổng nguồn điện sản xuất của các tỉnh phía Bắc (Tổng sơ đồ điện VII). Việc xây dựng các hệ thống thủy điện lớn kéo theo những ảnh hưởng tới người dân vùng xây dựng các dự án thủy điện, đòi hỏi việc di dân và tái định cư cho người dân vùng chịu ảnh hưởng của các dự án. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đối với các dự án thủy điện Nhà nước đã phải chi 50,666.4 tỷ đồng để đền bù, di chuyển và tái định cư cho 43,255 hộ dân với 198,922 nhân khẩu. Điều này cho thấy việc xây dựng các đập thủy điện có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân vùng tái định cư và cả nền kinh tế. 3 Các nghiên cứu cũng cho thấy các ảnh hưởng tiêu cực từ các dự án thủy điện thường có nguyên nhân từ việc thiếu đất sản xuất, việc làm, các hỗ trợ sinh kế hay phá vỡ các kết nối xã hội (Cernea & Schmidt-Soltau, 2006). Tuy vậy, các nhà lập chính sách thường viện dẫn các kết quả lập dự án cho thấy những viễn cảnh lạc quan với các nhóm dân cư chịu ảnh hưởng từ các dự án. Mặc dù có những tranh cãi về tác động của các dự án thủy điện tới cộng đồng dân cư địa phương và hệ thống kinh tế nhưng nhu cầu năng lượng tăng cao cho phát triển kinh tế đã dẫn đến làn sóng lập kế hoạch và xây dựng nhiều đập thủy điện, đặc biệt là vùng Đông Nam Á (Bui & cộng sự, 2013). Ước tính có khoảng 58 dự án thủy điện lớn được lên kế hoạch và xây dựng tại các nước như Việt Nam, Cambodia và Lào (Bui & Schreinemachers, 2011). Riêng lưu vực sông Mekong cũng có khoảng 15 dự án thủy điện được lên kế hoạch và triển khai trong tương lai (Bui & cộng sự, 2013). Tại nước ta, để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ các dự án thủy điện tới người dân địa phương tại những nơi triển khai các dự án thủy điện, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều quan tâm đến công tác di dân và tái định cư. Thấy được những những khó khăn của người dân tái định cư, ngày 27/11/2013 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 62/2013/QH13 và ngày 18/02/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trong đó có nội dung ban hành chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện các phương án hỗ trợ đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững, lâu dài cho người dân sau tái định cư các dự án thủy điện. Ngoài việc bồi thường đất đai và tài sản trên đất bị thu hồi, hỗ trợ kinh phí di chuyển, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chuyển đổi nghề nghiệp cho đồng bào đến tái định cư tại nơi ở mới, tại các điểm tái định cư Nhà nước còn đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu. Nhờ vậy đời sống của người dân vùng tái định cư từng bước được ổn định. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương có hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên toàn quốc cũng như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin và kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tế tại các vùng tái định cư cho thấy: Mặc dù chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng tái định cư đều tốt hơn nơi ở cũ, nhưng so với dân sở tại nơi tiếp nhận các điểm tái định cư và so với mặt bằng chung của cả vùng thì đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Lực lượng lao động tại các vùng tái định cư tuy nhiều nhưng phần lớn có chất lượng thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động thủ công và chưa qua đào tạo. Điều kiện sản xuất cũng như các nguồn tạo thu nhập cho người dân tái định cư chưa đảm bảo 4 cuộc sống ổn định bền vững lâu dài và còn tiềm ẩn nhiều khả năng tái nghèo. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các điểm tái định cư hoặc đã bị hư hỏng không sử dụng được hoặc đang bị xuống cấp nhưng không có kinh phí để sửa chữa, thay thế, làm ảnh hưởng nhu cầu đi lại, sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng tái định cư. Đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng sâu, vùng xa trong đó có các vùng tái định cư dự án thủy điện. Tuy nhiên, mức độ tác động cũng như hiệu quả của các chính sách này chưa cao và không đều giữa các địa phương và khu vực. Trong thực tế, bên cạnh những thành quả đạt được khi triển khai các dự án thủy điện thì quá trình tái định cư cho người dân cũng gặp những khó khăn nhất định. Chẳng hạn, tại dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La đã phải kéo dài hơn 5 năm so với dự kiến với ba lần điều chỉnh quy hoạch và tổng mức đầu tư (Báo cáo tổng kết Ban chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La, 2016). Mặc dù, theo kết quả báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước dự án thủy điện Sơn La quá trình di dân và tái định cư dự án thủy điện Sơn La cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai đã phát sinh các vấn đề về hiệu quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các khu vực tái định cư. Một trong những biểu hiện là tại một số khu vực tái định cư các hộ gia đình đã bỏ nơi ở mới để trở lại nơi sinh sống cũ hoặc đi nơi khác (Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, 2016). Đây là tín hiệu cho thấy có dấu hiệu việc thực hiện các chính sách đối với các nhóm di dân tái định cư chưa đạt được mục tiêu đặt ra, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư như các chính sách về phát triển hạ tầng sản xuất, hạ tầng văn hóa, chính sách cho vay vốn, chính sách đất đai hay chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án. Bởi vậy, cần thiết có những nghiên cứu một cách có hệ thống đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho vùng tái định cư đến kết quả công tác tái định cư trong thực tế từ khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình sau khi chuyển về nơi ở mới chứ không phải từ những báo cáo lập dự án, hay các báo cáo tổng kết. Tổng kết được các kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án tái định cư thủy điện làm bài học cho các nhà quản lý để xây dựng và thực thi các chính sách một cách có hiệu quả. Căn cứ của kết quả nghiên cứu để đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các dự án tái định cư thủy điện, nâng cao chất lượng chính sách và những giải pháp cho việc cải thiện đời sống người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án thủy điện, đặc biệt 5 là các khu vực còn nhiều khó khăn, đa dạng các thành phần dân tộc thiểu số như vùng núi phía Bắc. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư trong các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La)” cho luận án tiến sĩ của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của dự án là đánh giá kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho khu vực tái định cư dự án thủy điện và xây dựng mô hình đánh giá tác động của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả cảm nhận của người dân đối với các chính sách di dân, tái định cư dự án thủy điện vùng núi phía Bắc. Luận án tập trung vào việc đánh giá thực trạng kết quả thực hiện các chính sách tái định cư và kết quả công tác tái định cư. Trọng tâm của luận án là xây dựng một mô hình phân tích tác động của các chính sách tới kết quả công tác tái định cư ở khía cạnh khảo sát cảm nhận của các hộ gia đình về kết quả đạt được của dự án tái định cư. Trong đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện. Những vấn đề liên quan đến tái định cư dự án thủy điện và ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện. Thứ hai, nghiên cứu đánh giá thực trạng kết quả các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và tác động của thực hiện chính sách đến công tác tái định cư các dự án thủy điện phía Bắc thông qua nghiên cứu dự án thủy điện Sơn La giai đoạn 2005 đến nay (2016). Thứ ba, thiết lập mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư các dự án án thủy điện tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án tái định cư. Thứ tư, đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc. 4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu chính được xác định bao gồm: Một là, kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và kết quả công tác tái định cư cho dự án thủy điện vùng núi phía Bắc hiện nay như thế nào (thông qua dự án tái định cư thủy điện Sơn La)? Hai là, những chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội chính nào có ảnh hưởng đến kết quả công tác tái định cư qua nghiên cứu trường hợp dự án thủy điện Sơn La? 6 Ba là, mức độ ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội khác nhau như thế nào đến kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án? Bốn là, làm thế nào để hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và những hỗ trợ để cải thiện nâng cao hiệu quả công tác tái định cư tiếp cận ở khía cạnh người dân chịu ảnh hưởng từ các dự án tái định cư thủy điện vùng núi phía Bắc? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu được xác định là các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, kết quả thực hiện chính sách và tác động của các chính sách đến các kết quả công tác tái định cư tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ dự án (các nhóm di dân). Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đánh giá với các nhóm người dân tái định cư về kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội, tác động của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội đến công tác tái định cư các dự án thủy điện vùng núi phía Bắc qua nghiên cứu điển hình dự án thủy điện Sơn La. - Về thời gian: Nghiên cứu kết quả thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng của các chính sách này đến kết quả công tác tái định cư dự án thủy điện Sơn La trong giai đoạn từ 2005 đến nay (số liệu điều tra các hộ gia đình sau tái định cư được thực hiện trọng năm 2016). Các gợi ý nhằm thực hiện hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện được đề xuất đến năm 2025. 6. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án Nghiên cứu có ý nghĩa và đóng góp cả về mặt học thuật và thực tiễn đối với các nhà quản lý: Về mặt khoa học luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện, tái định cư và ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư ở khía cạnh cảm nhận của người dân vùng tái định cư. Thông qua nghiên cứu, xem xét các dự án thủy điện đã triển khai, nghiên cứu sinh đã khái quát hóa thành bốn đặc điểm chính của các dự án tái định cư thủy điện cho khu vực miền núi bao gồm (1) hoạt động tái định cư diễn ra ở những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn; (2) số lượng di dân lớn; (3) thành phần di dân đa dạng về các thành phần dân tộc; (4) mức độ thay đổi về môi trường sống nhanh. Nghiên cứu thông qua các phương pháp định tính đã thiết lập được một mô hình và các chỉ tiêu đánh giá cho các nhân tố ảnh hưởng 7 của các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội tới kết quả công tác tái định cư tiếp cận ở khía cạnh cảm nhận của các hộ gia đình bao gồm: (1) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất (2) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) chính sách cho vay vốn; (4) chính sách đầu tư đào tạo nghề và (5) chính sách đất đai. Bằng phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng, nghiên cứu đã kiểm chứng được tính tin cậy của các thang đo cho các nhân tố được phát triển trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy có ba nhóm chính sách có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công tác tái định cư là (i) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (ii) chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và (iii) chính sách cho vay vốn. Nghiên cứu cũng cho thấy chính sách đất đai và chính sách đầu tư đào tạo nghề hiện tại có ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả công tác tái định cư. Nghiên cứu cũng là nguồn tham khảo tốt cho các nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố chính sách tới kết quả công tác tái định cư từ việc thiết lập mô hình nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu đo lường các chính sách và kết quả công tác tái định cư cho các dự án, chương trình di dân không tự nguyện. Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra được một số gợi ý nhằm hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho dự án tái định cư thủy điện Sơn La và trên cơ sở đó gợi ý cho việc hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các dự án di dân, tái định cư thủy điện vùng núi phía Bắc. Các gợi ý chính từ kết quả nghiên cứu bao gồm: (1) phát huy hiệu quả và hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất; (2) duy trì hiệu quả và hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; (3) hoàn thiện chính sách cho vay vốn; (4) hoàn thiện chính sách đầu tư đào tạo nghề; (5) hoàn thiện các chính sách về đất đai; (6) nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch và kết hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư và (7) nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn cho việc triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận luận án được cấu trúc thành bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện Chương 3: Thực trạng kết quả chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư các dự án thủy điện (Thông qua nghiên cứu dự án thủy điện Sơn La) Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư dự án thủy điện vùng núi phía Bắc 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư cho các dự án phải di dân bắt buộc nói chung hay các dự án xây dựng thủy điện đã được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau cả trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó: 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1 Các nghiên cứu về thu hồi đất và tái định cư cho các dự án hạ tầng Nghiên cứu của Oluwamotemi (2010) về thu hồi đất, bồi thường và tái định cư tại các nước đang phát triển nghiên cứu qua trường hợp của Kenya cho thấy tại các nước đang phát triển, việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án là tất yếu .Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng thường xuyên gặp phải các khó khăn từ phía người dân, gây mâu thuẫn giữa người dân, chủ dự án và Chính phủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để giải quyết những mâu thuẫn này, Chính phủ cần lưu ý đến một số nội dung như: kinh phí bồi thường, hỗ trợ mà người dân bị thu hồi đất sẽ nhận được; vấn đề tái định cư phải được thực hiện triệt để; tạo cơ hội việc làm cho người dân bị thu hồi đất; phân chia lợi nhuận giữa người bị thu hồi đất và chủ dự án. Nhìn chung, nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hoạt động bồi thường, thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người dân tái định cư. Hạn chế là nghiên cứu không xây dựng mô hình đánh giá để lượng hóa ảnh hưởng của các chính sách đầu tư phát triển đến kết quả của công tác tái định cư như thế nào. Nghiên cứu của Fernando và cộng sự (2009) về di cư bắt buộc, tái định cư, các chính sách và thực hành nghiên cứu tại Sri Lanka cho thấy người dân di dời tới nơi ở mới thường gặp khó khăn trong việc hội nhập với cộng đồng dân cư sở tại. Khôi phục sinh kế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ lao động, môi trường lao động, vốn cho sản xuất kinh doanh. Các tác giả cũng lưu ý rằng để giải quyết vấn đề ổn định đời sống cho người dân tái định cư thì phải lưu ý đến các vấn đề trước và sau tái định cư, giải quyết công bằng trong việc thu hồi đất, hồi phụ sinh kế cho người dân đảm bảo cơ sở hạ tầng và cơ sở xã hội cho người dân tái định cư. Nghiên cứu đã thành công trong việc giải thích mối quan hệ giữa việc khôi phục sinh kế và kết quả tái định cư cho các dự án tái định cư không tự nguyện. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm các chính sách về đầu tư cho hạ tầng và giáo dục và cũng không lượng hóa ảnh hưởng của từng chính sách đến kết quả tái định cư. 9 Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Phi và Quỹ phát triển Châu Phi (2003) về chính sách tái định cư không tự nguyện chỉ ra rằng chính sách tái định cư bắt buộc muốn thành công cần phải giải quyết được các vấn đề về: thiếu đất, thất nghiệp, vô gia cư, an ninh lương thực và tổn thất tài nguyên cơ bản đối với những người bị ảnh hưởng và cộng đồng sở tại để giảm thiểu xung đột, kiến tạo của các bên liên quan và môi trường. Mục tiêu căn bản của chính sách tái định cư bắt buộc là đảm bảo khi người dân buộc phải di dời được đối xử công bằng và cùng hưởng lợi ích liên quan từ dự án. Mục đích của chính sách là giảm thiểu tối đa tình trạng thay đổi trong đời sống của người dân ở khu vực dự án, đảm bảo người dân di dời được hỗ trợ tái định cư để cải thiện mức sống; thiết lập một cơ chế giám sát việc thực hiện chương trình tái định cư. 1.1.1.2 Các nghiên cứu về tái định cư thủy điện Nghiên cứu của Wilmsem (2016) đánh giá sự thay đổi về mức sống theo thời gian của dự án xây dựng đập Tam Hiệp tại Trung Quốc trong nghiên cứu “After the Deluge: A longitudinal study of resettlement at the Three Gorges Dam, China/Sau địa chấn: Một nghiên cứu theo thời gian về tái định cư tại đập Tam Hiệp, Trung Quốc”. Kết quả cho thấy sau khi hoàn thành vào năm 2015 số người phải di dời chỗ ở bắt buộc cho dự án lên đến gần 1.2 triệu người. Chính phủ Trung quốc đã sử dụng các chính sách ưu đãi để kích thích nền kinh tế của các địa phương. Với kết quả điều tra từ 521 hộ gia đình tham gia vào khảo sát ban đầu từ năm 2003 đến giai đoạn 2015 cho thấy các chính sách hỗ trợ và chính sách đầu tư của chính phủ Trung Quốc với các vùng tái định cư đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng về nhà ở, thu nhập, sinh kế đã được tháo gỡ. Tuy nhiên, những việc làm ổn định trước đây có xu hướng được thay thế bằng nhiều công việc tạm bợ. Mặc dù vậy, các chính sách hỗ trợ cũng đem lại những lợi ích đáng kể với các nhóm cư dân chịu ảnh hưởng. Cụ thể là mức bất bình đẳng thu nhập đã giảm, an ninh lương thực được đảm bảo tốt hơn và các phúc lợi được cải thiện hơn so với trước di cư, đặc biệt là ở những hộ gia đình nghèo nhất. Tám chỉ tiêu đánh giá về thay đổi chất lượng cuộc sống từ các hộ gia đình bao gồm (1) mức độ hạnh phúc; (2) khả năng phát triển trong tương lai; (3) tính dễ dàng giao tiếp hay khả năng kết nối bạn bè; (4) khả năng tìm kiếm thu nhập; (5) khả năng nâng cao mức sống; (6) sự tự do lựa chọn; (7) khả năng thay đổi các quyết định tác động đến khu tái định cư và (8) mức độ tin cậy vào chính quyền đều có xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm trước tái định cư từ các hộ gia đình khảo sát. Nhìn chung, nghiên cứu là bằng chứng cho thấy việc thực hiện tốt các chính sách đầu tư cho vùng tái định cư có thể đem lại hiệu quả cho công tác tái định cư của các hộ gia định chịu ảnh hưởng của dự án thủy điện. Tuy 10 nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào đánh giá sự thay đổi thu nhập của các hộ gia đình và chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng khác nhau của các chính sách đầu tư tới kết quả tái định cư, Nghiên cứu của Sayatham & Suhardiman (2015) về tái định cư và tạo nguồn sinh kế của dự án thủy điện Nam Mang 3 tại Lào cho thấy mối liên hệ giữa tài sản sinh kế trước và sau tái định cư với kết quả tái định cư trong nghiên cứu “Hydropower resettlement and livelihood adaptation: The Nam Mang 3 project in Laos/Tái định cư thủy điện và thích ứng sinh kế: Dự án thủy điện Nam Mang 3 tại Lào”. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi đến kết luận sự thay thế các tài sản sở hữu nói chung có thể cải thiện sinh kế của người dân và tiếp cận đất đai đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sinh kế và là nguồn hình thành các kết quả sinh kế của người dân vùng tái định cư. Nhìn chung, nghiên cứu tập trung vào đánh giá sự thay đổi về tài sản, sinh kế của các hộ gia đình vùng tái định cư mà không lượng hóa mức ảnh hưởng khác nhau của các chính sách đầu tư phát triển đến kết quả tái định cư. Nghiên cứu của Singer và cộng sự (2014) về việc mở rộng sự tham gia của các bên liên quan vào cải thiện kết quả tái định cư bắt buộc ở các dự án xây dựng đập nước tại Việt Nam trong nghiên cứu “Broadening stakeholder participation to improve outcomes for dam-forced resettlement in Vietnam/Mở rộng sự tham gia của các bên liên quan để cải thiện kết quả cho việc tái định cư tại Việt Nam”. Nghiên cứu tiếp cận ở khía cạnh tham gia của các bên liên quan vào việc chia sẻ lợi ích từ việc xây dựng các đập nước tại Quảng Nam như các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ dựa trên đánh giá các sáng kiến của chính phủ để cải thiện sinh kế người dân. Kết quả cho thấy, việc tái định cư để xây dựng các đập thủy điện vẫn còn kém hiệu quả do năng suất của đất nông nghiệp thay thế kém, sự quản trị tại địa phương yếu kém, khả năng tham gia hạn chế của nông dân di dời tại nơi ở mới. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá các sáng kiến hứa hẹn thúc đẩy sinh kế ổn định hơn cho người dân phải di dời từ phía Việt Nam và sự tăng cường tham gia của các nhóm xã hội dân sự. Đánh giá đầu tiên tập trung vào sáng kiến chia sẻ doanh thu thủy điện để bảo vệ và giám sát rừng cho các hộ phải di dời; sáng kiến thứ hai là việc trao quyền liên quan đến giới tính và sự tham gia của phụ nữ; ba là, sự tiếp cận dựa trên quyền của các tổ chức xã hội dân sự liên quan đến việc vận động để đạt được sự tái phân bổ có hiệu quả đất rừng từ nhà nước quản lý cho các hộ di dân. Nghiên cứu cho thấy việc chia sẻ lợi ích từ thủy điện có thể tạo ra dòng thu nhập bền vững cho các hộ di dân và đã được thể chế hóa nhưng nó cũng đòi hỏi chi phí giao dịch cao và kế hoạch dài hạn. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng cơ chế chia sẻ lợi ích, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền biểu đạt và sự tham gia của các tổ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan