Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay....

Tài liệu Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam hiện nay.

.PDF
78
475
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHÚ HẢI CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHÚ HẢI Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 843 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Quang Minh HÀ NỘI - 2018 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác". Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế". Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh việc “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đại hội XI. Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa 2 chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác được mở rộng. Lịch sử toàn thế giới cho thấy nước nào đóng cửa thì không phát triển được vì không có “cầu” thì “cung” sẽ teo tóp; không tiếp thu được các nguồn lực bên ngoài như vốn, công nghệ…thì sẽ chìm trong tình trạng lạc hậu. Chẳng thế mà các nước mạnh hay áp dụng thủ đoạn bao vây, cấm vận để bóp nghẹt các nền kinh tế mà họ không ưa. Dưới tác động của nhu cầu phát triển, xu thế quốc tế hóa rồi toàn cầu hóa nẩy sinh, lan tỏa, lôi cuốn các quốc gia vào dòng chảy toàn cầu, nhờ vậy dòng hàng hóa, vốn đầu tư, dịch vụ, thông tin, lao động, phương tiện vận tải lan tỏa ra toàn thế giới. Xuất phát từ nhu cầu phát triển và nhận thức được những xu thế, quy luật khách quan đó nên nước ta đã chủ trương hội nhập. Tuy nhiên, khi đã đang tiến những bước vững chắc, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phải đột ngột 3 đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, dẫn tới những chuyển biến tiêu cực, suy thoái, và bất ổn trên nền kinh tế - tài chính toàn cầu trong gần một thập kỉ sau đó. Việc nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn từ 2008 đến nay, đã dần nhận được mối quan tâm lớn của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp, nhưng việc nhìn nhận tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam dưới góc độ chính sách công trong giai đoạn đặc biệt này là một chủ đề cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu rộng hơn, phong phú hơn. Từ những lý do trên, Học viên quyết định lựa chọn đề tài Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các nghiên cứu quốc tế: Đề tài sử dụng các nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được công bố quốc tế trong những năm gần đây có Carlyle A. Thayer, “Vietnamese Diplomacy, 1975-2015: From Member of the Socialist Camp to Proactive International Integration”, International Studies, No.34, June 2016; Peterson, Duc Anh Dang, “How Foreign Direct Investment Promote Institutional Quality: Evidence from Vietnam,” Journal of Comparative Economics, Vol. 41, Issue 4, 2013; và “Impacts of International Economic Integration on Vietnam’s Economy after Three Years of WTO Membership,” CIEM, 2010. *Theodore A. Couloumbis và James H. Wolfe: Introduction to international relations: power and justice. Công trình này của hai nhà khoa học Couloumbis và Wolfe được coi là một trong những nền tảng nhất của các giáo trình về quan hệ quốc tế trên thế giới. Trong công trình của mình, hai tác giả đã đề cập tới cách tiếp cận khoa học chính trị, quan hệ quốc tế, cũng như 4 cân bằng quyền lực. Về phương diện đối nội, các tác giả đi sâu vào các chu trình chính trị, phương thức ngoại giao, quản trị quốc gia, cũng như các phương thức tình báo và các công cụ phi quân sự. Về phương diện đối ngoại, các tác giả đi sâu vào mâu thuẫn và chiến tranh, các thể chế, hệ thống quốc tế với các nguyên tắc pháp lí quốc tế. * Karl W. Deutsch and all (1957), Political Community and the North Atlantic Area, Princeton, N.J., Princeton University Press. Cuốn sách này là công trình đầu tiên trong một loạt các công trình được Trung tâm nghiên cứu về các Thể chế chính trị quốc tế tại Đại học Princeton tiến hành. Các tác giả đã thực hiện nhiều nghiên cứu về hội nhập và các tổ chức quốc tế. Dựa trên các kết quả tìm được, các tác giả đã đề cập tới các hiệu ứng tích cực từ những tổ chức, thể chế quốc tế với sự tham gia của nhiều thành viên. Nói cách khác, hội nhập là hướng đi phù hợp và hiệu quả, và chính hội nhập sẽ phát huy tối đa năng lực của các quốc gia thành viên. * Ruggie, John Gerard (1992), Multilateralism: The Anatomy of an Institution, International Organization Vol. 46 (3), 1992, Print. Tác giả Ruggie đã đề xuất trong tác phẩm này rằng các bộ phận của trật tự thể chế quốc tế ngày nay xuất hiện khá mạnh mẽ và thích ứng. Điều này đúng không chỉ trong kinh tế mà còn trong các vấn đề an ninh; và điều đó không chỉ xuất hiện ở châu Âu mà còn ở cấp độ toàn cầu. Lý do là đây là các tổ chức và các tổ chức đó là "có nhu cầu". Một tính năng cốt lõi của trật tự thể chế quốc tế là hình thức đa phương của nó. Dạng đa phương, trong những trường hợp nhất định, dường như có những đặc điểm giúp tăng cường độ bền và khả năng thích nghi với sự thay đổi của nó. Tuy nhiên, khái niệm đa phương được định nghĩa kém và do đó không được hiểu rõ trong văn học. Tác phẩm này nhằm phục hồi ý nghĩa nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương từ thực hành lịch sử, cho thấy cách thức và lý do tại sao những ý nghĩa nguyên tắc này đã được thể 5 chế hoá, và cho thấy tại sao đa phương có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng ngày hôm nay ngay cả khi một số điều kiện sau chiến tranh đã thay đổi. Các nghiên cứu trong nước: * TS Ngô Văn Điểm (chủ biên): “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Nxb CTQG, H, 2004. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích sâu về tính trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các tác giả đã tập trung vào ba lĩnh vực sau: thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI; thương mại; và đổi mới, quản lý các DNNN. * Trương Cường (chủ biên): “WTO: kinh doanh và tự vệ”, Nxb Hà Nội, 2007. Các tác giả đã có sự nghiên cứu, phân tích về vai trò; cấu trúc và quy định pháp lý; những nguyên tắc cơ bản của WTO; đồng thời đưa ra những yêu cầu mà việc gia nhập tổ chức này sẽ đòi hỏi ở các doanh nghiệp Việt Nam. * Tổng cục Thống kế: “Thông cáo báo chí giai đoạn quý I/2008 đến quý I/2018”, Hà Nội. Đây là tập hợp các thông cáo báo chí thường kì của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, cung cấp cho quá trình nghiên cứu các con số chính thức về các vấn đề có liên quan trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, phải kể đến các nghiên cứu khác đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như “28 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: tiến tình, thành tựu, và giải pháp thúc đẩy”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 14 (24) – Tháng 01-02/2015, tr. 35-39 của GS. TS. Chu Văn Cấp; hay “Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 1 – Tháng 10/2009, tr. 23-28 của PGS. TS. Nguyễn Văn Luân và PGS. TS. Nguyễn Văn Trình; “Xu thế hội nhập quốc tế và lựa chọn của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 3(94)/2013; “Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ”, Tạp chí Cộng sản, 5/4/2018; “Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến 6 thực tiễn” của TS. Nguyễn Tất Thắng, 3/1/2015; “Hội nhập quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Phạm Quốc Trụ, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 85 - tháng 6/2011. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra bài học và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu tổng thể nói trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; - Phân tích và làm rõ sự thực trạng chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay; - Nghiên cứu làm rõ các tác động của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển kinh tế Việt Nam, và kiến nghị một số giải pháp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; - Tác động của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế Việt Nam; 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn, cùng các tác động của các chính sách này tới sự phát triển kinh tế Việt Nam. 7 - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2008 (thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và năm đầu tiên sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO) đến nay. - Về không gian: phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và logic: đây là hai phương pháp được sử dụng để mô tả và hiểu rõ được tiến trình và nội dung chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: trên cơ cở thu thập và tổng hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau, học viên tiến hành phân tích làm rõ thực trạng triển khai chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay; - Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng để làm rõ, đánh giá và phân tích những mặt tích cực và hạn chế, tác động đến phát triển kinh tế, trên cơ sở thực tiễn thực thi chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: - Luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý thuyết nghiên cứu về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tapajm nghiên cứu, giảng dạy về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 8 trong vấn đề phát triển kinh tế đất được và gợi ý một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, Nội dung, Kết Luận, và Tài liệu tham khảo. Trong đó, Nội dung gồm 3 chương và 11 tiểu mục. Trong đó, Chương I nêu lên các cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện đề tài này về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Chương II đề cập tới các tiến trình mà Việt Nam đã thực hiện nhằm hội nhập kinh tế quốc tế. Và Chương III đề cập tới các thành tựu, hạn chế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các dự báo và đề xuất đối với một số chính sách trong tương lại. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản: Với mục đích tìm hiểu về việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến nay, một số khái niệm sau cần được làm rõ để phục vụ nội dung nghiên cứu: Hội nhập và hội nhập kinh tế là gì? Chính sách và chính sách kinh tế là gì? 1.1.2 Hội nhập và hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm Hội nhập kinh tế quốc tế Thuật ngữ “hội nhập quốc tế” trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu. Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”. Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong 10 tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic integration”. Như vậy, cần xác định một cách tiếp cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong bài viết Hội nhập quốc tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, TS. Phạm Quốc Trụ cho rằng: “[h]ội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.” [20] Với cách tiếp cận như vậy về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể luận rằng hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình mà trong đó, hai hoặc nhiều hơn hai quốc gia trong một khu vực địa lý rộng lớn giảm một chuỗi các hàng rào thương mại để đạt được hoặc bảo vệ một số các lợi ích kinh tế nhất định. Như Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là “các quy định nhằm tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư như: Giảm thiểu rồi đi tới bãi bỏ các quy định hành chính phi quan thuế; giảm thiểu và đi tới xóa bỏ hàng rào quan thuế; mở cửa thị trường với mức độ và lộ trình khác nhau; hình thành sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp; xóa bỏ bao cấp đối với hoạt động kinh doanh có liên quan tới thị trường bên ngoài; áp dụng những quy định chung về mua sắm chính phủ, hải quan, bảo vệ tài sản trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái, lao động, các quy định về tự vệ, chống bán phá giá…” [28] Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có cơ hội phát triển kinh tế một cách nhanh chóng. Cơ hội này đến từ chính vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó 11 phải kể tới: mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của quốc gia tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ và giải quyết vấn đề việc làm; hay đóng góp vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Trong trường hợp cụ thể là Việt Nam, một vai trò nữa của hội nhập kinh tế quốc tế là duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để Việt Nam xây dựng nền tảng, phát triển năng lực, và thực thi quyền lực mềm. Tuy nhiên, không ít thách thức được đặt ra, như: khả năng của con người, doanh nghiệp, cơ chế nhà nước, cũng như các thể chế, cơ quan chính phủ trong việc thích nghi với môi trường quốc tế cạnh tranh gay gắt mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. 1.1.3 Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế là đối với Việt Nam là vô cùng to lớn, song hành với đó là yêu cầu thực tiễn về việc tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế một cách hợp lý, hiệu quả. Để thực hiện điều đó, Chính phủ phải đưa ra và thực hiện các chính sách cụ thể. Nếu như chính sách được hiểu là “các chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với các đối tượng cụ thể nào đó” [27]. Các mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. Hay nói cách khác, chính sách là công cụ để nhà nước, chính phủ thực hiện các ý định của họ đối với các lĩnh vực mà họ quản lý. Từ đó, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế có thể được hiểu là chương trình hành động hướng đích của nhà nước, nhằm thực hiện việc hợp tác, song phương hoặc đa phương, với các quốc gia trên thế giới để đạt được và bảo vệ các thoả thuận đem lại lợi ích kinh tế của quốc gia đó. 12 Đặc điểm của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Có thể nói rằng, xu hướng tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc cùng với sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế, hàng rào thương mại giữa các thị trường sẽ dần biến mất. Để nhận diện các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân loại chúng dựa theo các đặc trưng mà chúng có là yếu tố quan trọng. Về đặc điểm phạm vi địa lý, có thể chia chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo các hướng: song phương, đa phương, và khu vực. Với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế theo khu vực, các quốc gia tham gia vào loại hình chính sách này thường gắn kết với nhau trên nền tảng khu vực địa lý, mà điển hình tiêu biểu và gần gũi nhất đó chính là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations – ASEAN), một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Bên cạnh đó, các chính sách hội nhập kinh tế song phương được coi là nội dung cơ bản mà bất kì quốc gia nào cũng thực hiện. Hội nhập kinh tế quốc tế qua các chính sách song phương là cách hội nhập dựa trên các thỏa thuận chính sách giữa hai quốc gia, mà trong đó, các điều khoản, nội dung được các bên trong thỏa thuận đưa ra, hội ý, chấp thuận và cam kết thực hiện. Điểm mạnh của các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế song phương đó là việc trao đổi đàm phán chính sách giữa hai quốc gia sẽ trực tiếp và mất ít thời gian (so với hình thức chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đa phương). Tuy nhiên, điểm yếu của các chính sách song phương đó là các quốc gia nhỏ, yếu thế hơn sẽ gặp nhiều khó khăn khi đàm phán với các nước lớn hơn, do cửa sổ đàm phán của những nước nhỏ sẽ hẹp hơn, dẫn tới việc họ có thể bị các nước lớn gây áp lực, và phải chấp nhận các thỏa thuận không thực sự thuận lợi nhất có thể cho họ. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đa phương là sản phẩm của chủ nghĩa đa phương. Theo công trình của Ruggie xuất bản năm 1992, chủ nghĩa 13 đa phương, một cách định lượng, là sự thỏa thuận, chấp thuận của nhóm từ ba thành viên trở lên. Một cách định tính, chủ nghĩa đa phương đề xuất việc các thành viên (cá nhân, quốc gia) ứng xử dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc chung đã được nhất trí, lấy lợi ích tập thể và lâu dài làm mục tiêu mà bỏ qua các lợi ích cá nhân, ngắn hạn. Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đa phương tuân theo bản chất này của chủ nghĩa đa phương. Đó là chính sách đa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong một nhóm từ ba nước trở lên, với việc: lợi ích của các quốc gia trong nhóm (liên minh) này không thể chia cắt; các quốc gia thành viên tham gia, ứng xử dựa trên các nguyên tắc, bộ nguyên tắc đã được chấp thuận bởi toàn bộ các thành viên liên minh; và sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên phải đem lại lợi ích cho tập thể, giữa các quốc gia thành viên với nhau, không riêng lẻ [38]. Đây là xu hướng mà rất nhiều các quốc gia đang theo đuổi, dù là các nước đang phát triển, phát triển, siêu cường hay các nước nhỏ bởi nó phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các mục đích toàn cầu hóa, thúc đẩy tăng trưởng công bằng ở phạm vi rộng hơn và tốc độ cao hơn rất nhiều so với các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế song phương. Các quốc gia nhỏ, yếu thế hơn cần loại chính sách này để có thể đạt được các lợi ích mà họ không thể đạt được trong các đàm phán chính sách với các nước lớn hơn. Còn các quốc gia lớn hơn, tuy có khó khăn hơn trong việc đạt được mục đích của mình một cách áp đảo, nhưng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế năm 2008, thực sự cần loại hình chính sách đa phương để có thể tháo gỡ các vấn đề mà các nền kinh tế trong nước của họ gặp phải. 1. Nếu dựa trên đặc điểm về mức độ của chính sách với hội nhập kinh tế với các đối tượng khác nhau, các chính sách này có thể được phân loại với các mức độ từ nông tới sâu: (1) Thỏa thuận Thương mại ưu đãi (Preferential Trade Arrangement/PTA) với các bên tham gia thỏa thuận hạ 14 thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau và duy trì hàng rào đó với các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận; (2) Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area/FTA) với các bên tham gia thỏa thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA; (3) Liên minh Thuế quan (Custom Union/CU) với các bên tham gia hình thành FTA và có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh; (4) Thị trường Chung (Common Market/CM) với các nước tham gia hình thành Liên minh Thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sản xuất là vốn và lao động; và (5) Liên minh Kinh tế (Economic Union/EU): Các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách hài hòa hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia. Sau này, nhà nghiên cứu El-Agraa, trong tác phẩm Regional Integration: Experience, Theory and Measurement, đã đi xa hơn trong việc phân loại các mức độ chính sách hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc cụ thể hóa các yếu tố cấu thành của từng mức độ, dựa trên một hệ tiêu chuẩn chính sách chung, được thể hiện như sau: Bảng 1.1: Mức độ cam kết của các hình thức liên minh kinh tế quốc tế [30, tr. 2] Hình thức Thương Chính Dịch Chính sách Một liên kết mại tự do sách chuyển tiền tệ và chính kinh tế nội khối thương nhân tố sản tài khóa phủ mại chung xuất tự do chung Khu vực Có mậu dịch Không Không Không Không Có Không Không Không tự do Liên minh Có 15 thuế quan Thị trường Có Có Có Không Không Có Có Có Không Có Có Có Có chung Liên minh Có kinh tế Liên minh Có chính trị Cũng cần lưu ý rằng, từ những năm 1990 đến nay, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa. Đây chính là lý do mà các học giả thường gọi các Hiệp định Thương mại Tự do ngày nay là FTA “thế hệ mới”. Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà hơn thế còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định. Phạm vi cam kết của FTA này còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh (còn gọi là “những vấn đề Xingapo”), các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ và nhân quyền hay chống khủng bố… Điều này cũng có nghĩa khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước thập kỷ 1980, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau. Khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ngày nay không còn được hiểu theo ranh giới 16 truyền thống của bốn hình thức tự do hóa và hội nhập kinh tế khu vực như trình bày ở trên mà đã hàm nghĩa “thế hệ FTA mới” với phạm vi và lĩnh vực cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả những quy định và phạm vi cam kết trong khung khổ WTO. 1.1.4 Nội dung của các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Xác định tầm quan trọng và tính tất yếu của việc hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách thúc đẩy chuyển dịch và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh và mở cửa thị trường để đón nhận sự tham gia của các tác nhân bên ngoài hay để bước chân sang các thị trường mới là vô cùng cần thiết, phù hợp với các nội dung của các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế cơ bản. Các hình thức liên minh kinh tế quốc tế khác nhau sẽ có các đòi hỏi về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau. Đối với thương mại tự do, thuế quan (thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu) giữa các nước thành viên được giảm đáng kể, một số đã bãi bỏ hoàn toàn. Mỗi quốc gia thành viên giữ thuế quan riêng của mình đối với các nước thứ ba. Mục tiêu chung của các hiệp định thương mại tự do là phát triển các nền kinh tế có lợi thế về quy mô và lợi thế so sánh, thúc đẩy hiệu quả kinh tế. Đối với hình thức công đoàn tùy chỉnh, các quốc gia thành viên đặt mức thuế chung bên ngoài giữa các quốc gia thành viên, ngụ ý rằng mức thuế tương tự cũng được áp dụng cho các nước thứ ba; và như vậy đạt được một chế độ thương mại chung. Đối với hình thức thị trường chung, dịch vụ và vốn được tự do di chuyển trong các nước thành viên, mở rộng các nền kinh tế có quy mô với lợi thế so sánh. Tuy nhiên, mỗi thị trường quốc gia vẫn có những quy định riêng, ví dụ như tiêu chuẩn sản phẩm. Đối với hình thức liên minh kinh tế (thị trường đơn lẻ), tất cả thuế quan được loại bỏ để giao dịch giữa các quốc gia thành viên tạo ra một thị trường thống nhất. Ngoài ra còn có chuyển động lao động miễn phí, cho phép công 17 nhân ở một nước thành viên có thể di chuyển và làm việc ở một nước thành viên khác. Các chính sách tiền tệ và tài khóa giữa các nước thành viên được hài hòa, ngụ ý mức độ hội nhập chính trị, thậm chí sử dụng một loại tiền tệ chung, chẳng hạn như với Liên minh Châu Âu (Euro). Và cuối cùng là hình thức liên minh chính trị, đại diện cho hình thức tích hợp tiên tiến nhất có thể với một chính phủ chung và là chủ quyền của quốc gia thành viên được giảm đáng kể. Hình thức này chỉ được tìm thấy trong các quốc gia, chẳng hạn như các liên đoàn nơi có chính phủ trung ương và các vùng có mức độ tự chủ. Khi mức độ hội nhập kinh tế tăng lên, thì sự phức tạp cũng vậy. Điều này liên quan đến một loạt các quy định, cơ chế thi hành và trọng tài. Sự phức tạp đi kèm với chi phí có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các khu vực trong hội nhập kinh tế vì nó ít linh hoạt hơn đối với chính sách quốc gia. Một sự phân chia của hội nhập kinh tế có thể xảy ra nếu sự phức tạp mà nó tạo ra không còn được đánh giá là có thể chấp nhận được bởi các thành viên của nó. 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách hội nhập kinh tế quốc tế Việc một quốc gia có thể thực hiện các chính sách phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác nhau. Trong đó. tính đồng nhất của hàng hoá được sản xuất giữa các nước thành viên có thể trở thành các cản trở cho quan hệ thương mại. Nếu các nước sản xuất các loại hàng hóa giống nhau thì không cần phải giao dịch với nhau. Tình trạng này xảy ra ở các nước Đông Phi sản xuất hầu như các sản phẩm nông nghiệp tương tự như ngô, đường, v.v. làm suy yếu thương mại giữa các nước này. Một số quốc gia có thể gặp phải sự khó khăn trong khả năng trao đổi ngoại hối. Họ có thể không có đủ ngoại tệ để mua bán từ các nước khác và điều này có thể xuất phát từ khả năng hạn chế trong việc thu lại lợi nhuận từ các hoạt động xuất khẩu. Nếu theo góc nhìn của thuyết cấu trúc, các quốc gia có thể có ý thức hệ, văn hoá, tư tưởng, lịch sử khác nhau. Các chính sách 18 nhất định trong khuôn khổ đồng bộ hóa các chiến lược kinh tế của cả khối hoặc liên minh kinh tế có thể vấp phải các rào cản này, và khiến các quốc gia này phải khó khăn trong việc tuân thủ hay thực hiện các thoả thuận kinh tế chung. Trong các khối giao dịch, giao dịch bị suy yếu do giao thông và giao tiếp kém. Đây là kinh nghiệm chủ yếu ở các nước đang phát triển. Điều này làm cho việc giao dịch và di chuyển từ nước này sang nước khác trở nên khó khăn. Một môi trường chính trị - xã hội yên bình là yếu tố tiên quyết cho khả năng phát triển kinh tế tối đa mà một quốc gia có thể đạt được. Do đó, nếu một quốc gia thành viên đang trải qua bất ổn chính trị, nó sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh doanh trong toàn bộ khối, dẫn tới việc các thoả thuận trong mối quan hệ thương mại trong khối và giữa các quốc gia thành viên bị đặt vào một tình huống nhiều rủi ro. Như vậy các chính sách đối nội, quản trị xã hội, chính trị của quốc gia đó ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của nước đó, và ảnh hưởng gián tiếp tới khả năng thực hiện các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của nước đó. Trường hợp khác có thể xảy ra đó là các nước trong khối có thể có các mức phát triển khác nhau. Các nước phát triển hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ thị trường chung. Các quốc gia kém phát triển hơn sẽ cảm thấy các chính sách kinh doanh chung của khối có thể không công bằng với họ. Hay nói cách khác, trên nền tảng phải tuân thủ và bảo đảm các chính sách chung và cơ bản của một khối các nước hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia phát triển hơn sẽ có một khoảng cách quá lớn với các quốc gia kém phát triển hơn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và phổ biến, mục đích của các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế sẽ trở thành con dao hai lưỡi, gây khó khan cho các nước kém phát triển hơn. Sự kém phát triển này có thể đến từ khả năng công nghiệp hạn chế với nhiều sản phẩm đầu ra còn ở mức thô, chưa 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan