Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng sông cửu long...

Tài liệu Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bằng sông cửu long

.PDF
219
333
126

Mô tả:

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ____________________________ BÙI NGỌC HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ___________________________ BÙI NGỌC HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Trọng Đức 2. PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy HÀ NỘI, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu, số liệu công bố trong Luận án này là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên. Hà Nội, tháng 11 năm 2018 Tác giả Luận án Bùi Ngọc Hiền ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi xin đặc biệt cảm ơn đến Qúy thầy cô hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trọng Đức, PGS. TS. Trần Thị Thanh Thủy cùng gia đình đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Lãnh đạo Khoa Sau đại học, Ban Lãnh đạo và Khoa Hành chính học, TS. Lê Anh Xuân – Chủ nhiệm lớp nghiên cứu sinh K11 cùng toàn thể Qúy thầy cô của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong qua trình học tập và hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý hành chính – Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tôi trong quá trình liên hệ, tham vấn, khảo sát, phỏng vấn và đề nghị giúp đỡ để hoàn thành Luận án. Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2018 Tác giả Luận án Bùi Ngọc Hiền iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CBQLGD cán bộ quản lý giáo dục CNH – HĐH công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSC chính sách công CSPTGD chính sách phát triển giáo dục ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GDMN giáo dục mầm non GDNN giáo dục nghề nghiệp GDPT giáo dục phổ thông HĐND Hội đồng nhân dân KTTT kinh tế thị trường KTXH kinh tế - xã hội NSNN ngân sách nhà nước THCS trung học cơ sở THPT trung học phổ thông TTGDTX trung tâm giáo dục thường xuyên UBND Ủy ban nhân dân iv MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................... 3 2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................... 4 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...................................... 4 4.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 4 4.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............... 5 5.1. Phương pháp luận ............................................................ 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................... 5 6. Những đóng góp mới của Luận án .................................... 9 6.1. Về lý luận .......................................................................... 9 6.2. Về thực tiễn ........................................................................ 10 7. Cấu trúc của Luận án ......................................................... 10 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................... 11 1.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục ............... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ................................ 11 1.1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu ................................ 22 v 1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển vùng ..................... 23 1.2.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ................................ 23 1.2.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu ................................ 27 1.3. Nghiên cứu về chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. 28 1.3.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ................................ 28 1.3.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu ................................ 34 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI ........................... 35 2.1. Một số khái niệm liên quan ............................................. 35 2.1.1. Chính sách công ............................................................. 35 2.1.2. Giáo dục ......................................................................... 42 2.1.3. Phát triển giáo dục .......................................................... 42 2.1.4. Vùng kinh tế - xã hội ...................................................... 43 2.1.5. Phát triển vùng kinh tế - xã hội ....................................... 44 2.1.6. Chính sách phát triển vùng kinh tế - xã hội ..................... 45 2.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội .... 46 2.2.1. Khái niệm ....................................................................... 46 2.2.2. Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội ........................................................................... 47 2.2.3. Vai trò của chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế xã hội ................................................................................................. 48 2.2.4. Những yêu cầu cơ bản đối với nội dung chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội .................................................... 49 2.2.5. Chu trình chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế xã hội ................................................................................................. 51 vi 2.3. Kinh nghiệm phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................................................................... 69 2.3.1. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng .............................. 69 2.3.2. Mục tiêu, định hướng và giải pháp của Nhà nước về phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 70 2.3.3. Một số kinh nghiệm phát triển giáo dục của vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................................................. 71 Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................. 74 3.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. 74 3.1.1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................... 74 3.1.2. Giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................... 76 3.1.3. Những trở ngại mang tính đặc thù trong phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 79 3.2. Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 đến nay ...................................................... 85 3.2.1. Các yếu tố cơ bản của Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... 85 3.2.2. Chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................................... 87 3.2.3. Nội dung cơ bản của các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999 đến nay ... 94 3.3. Đánh giá nội dung các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................. 97 3.3.1. Những ưu điểm ........................................................... 97 3.3.2. Những hạn chế ............................................................ 103 vii 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong nội dung các văn bản chính sách chính về phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................................................... 110 3.4. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 112 3.4.1. Bối cảnh phát triển và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................................................... 112 3.4.2. Yêu cầu hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................. 113 Chương 4. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................ 117 4.1. Định hướng phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................................... 117 4.1.1. Định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long . 117 4.1.2. Những định hướng cơ bản trong phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................. 118 4.2. Giải pháp hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................... 121 4.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................... 121 4.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................................. 121 4.2.3. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của các bên liên quan trong chu trình Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................................... 132 4.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện nội dung Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................................. 137 4.3. Kết quả khảo sát các giải pháp đề xuất .......................... 147 viii 4.3.1. Kết quả khảo sát các giải pháp về hoạch định Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................... 147 4.3.2. Kết quả khảo sát các giải pháp về tổ chức thực thi Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....................... 148 4.3.3. Kết quả khảo sát các giải pháp về đánh giá Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....................................... 149 4.3.4. Kết quả khảo sát các giải pháp hoàn thiện nội dung Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....................... 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 152 1. Kết luận ..................................................................................... 152 2. Kiến nghị ................................................................................... 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................ 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... 158 Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia ............................ 168 Phụ lục 2. Phiếu khảo sát đối với cán bộ, công chức, viên chức ... 170 Phụ lục 3. Phiếu khảo sát đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.. 175 Phụ lục 4. Phiếu khảo sát đối với học sinh, sinh viên ............... 180 Phụ lục 5. Phiếu khảo sát đối với doanh nghiệp ........................ 182 Phụ lục 6. Phiếu khảo sát đối với hộ gia đình ........................... 187 ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Trang Bảng 3.1. Vốn đầu tư cho giáo dục của vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 – 2016 ....................................................... . 78 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của người Chăm và Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................. 84 Bảng 3.3. Quy mô trường, học sinh mầm non vùng ĐBSCL qua các giai đoạn ................................................................................ 99 Bảng 3.4. Số lượng nhà giáo phổ thông vùng ĐBSCL qua các giai đoạn.............................................................................................. 101 Bảng 3.5. Số lượng nhà giáo dân tộc vùng ĐBSCL qua các giai đoạn.............................................................................................. 102 Bảng 3.6. Số lượng nhà giáo cao đẳng, đại học vùng ĐBSCL qua các giai đoạn ................................................................................ 102 Bảng 3.7. Số tiền chi cho mục tiêu quốc gia về giáo dục vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................... 107 Bảng 4.1. Kết quả khảo sát định hướng phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................ 120 Bảng 4.2. Quy trình hoạch định Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................ 125 Bảng 4.3. Quy trình tổ chức thực thi Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................... 129 Bảng 4.4. Quy trình đánh giá Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................ 131 Bảng 4.5. Tham vấn chính sách trong hoạch định Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................... 135 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát các giải pháp về hoạch định Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................. 147 Bảng 4.7. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp về tổ chức thực thi Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .. 148 x Bảng 4.8. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp về tổ chức đánh giá Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long .. 149 Bảng 4.9. Kết quả khảo nghiệm các giải pháp hoàn thiện nội dung Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............ 150 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 81 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 83 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................... 83 Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những trở ngại trong phát triển giáo dục ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ...... 85 Biểu đồ 3.5. Quy mô trường học vùng Đồng bằng sông Cửu Long 98 Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những ưu điểm của Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua .................................................................... 103 Biểu đồ 3.7. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý với những hạn chế của Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua .................................................................... 109 Biểu đồ 3.8. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết hoàn thiện Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....... 114 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Chu trình chính sách công theo quan niệm của Howlett và Ramesh ............................................................................. 41 Sơ đồ 2.2. Chu trình chính sách công ....................................... 41 Sơ đồ 2.3. Quy trình hoạch định chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội ........................................................................... 59 Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức thực thi chính sách phát triển giáo dục vùng kinh tế - xã hội ..................................................................... 65 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1) Giáo dục có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Giáo dục giúp cho mỗi cá nhân phát triển, hoàn thiện, “học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” [80]. Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, giáo dục đóng vai trò quyết định tiến trình phát triển. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [91, tr. 8]. 2) Chính sách phát triển giáo dục (CSPTGD) là một chính sách công, có sứ mệnh định hướng, thúc đẩy sự phát triển toàn diện giáo dục, hướng tới mục tiêu xây dựng những lớp người có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với những tác động từ sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CN 4.0), vai trò của CSPTGD càng được khẳng định trong hệ thống CSC của mỗi quốc gia. 3) Ở Việt Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn…” [11]. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”; “Các chính sách KTXH phải phù hợp với đặc thù của các vùng...”; “Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [57]. Phát triển giáo dục “được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH” [21]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 cũng xác định: “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các 2 cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách”... “Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, từng địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển KTXH, quốc phòng - an ninh” [29]. Trên đây là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước về vai trò quan trọng của giáo dục, quan điểm đầu tư phát triển giáo dục, đồng thời, đưa ra quan điểm xây dựng các chính sách phát triển KTXH, CSPTGD phải quan tâm đến tính đặc thù của từng vùng và đặc biệt quan tâm đến các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. 4) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố, có diện tích đất tự nhiên 40.816,3 km2 và dân số 17.660.700 người (Tổng cục Thống kê, 2016). Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm, ban hành chính sách riêng nhằm thúc đẩy giáo dục vùng ĐBSCL phát triển với mục tiêu “ngang bằng chỉ số trung bình của cả nước vào năm 2010” [26] và “đạt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học trên mức bình quân chung của cả nước vào năm 2020” [30]. Tuy giáo dục vùng ĐBSCL đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và không đạt được mục tiêu đề ra. “Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu...” [22]. Đây là thách thức lớn của vùng ĐBSCL trong tiến trình phát triển toàn diện, bền vững trong những thập kỷ tiếp theo cũng như trong thực hiện các chính sách phát triển KTXH của Nhà nước. 3 Thực tế đó đòi hỏi cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khoa học CSPTGD vùng ĐBSCL để hoàn thiện về nội dung; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách trên thực tiễn; đổi mới hoạt động đánh giá, kịp thời điều chỉnh để CSPTGD vùng ĐBSCL thực hiện đúng vai trò, sứ mệnh của mình, góp phần quan trọng, quyết định xây dựng Vùng phát triển bền vững, toàn diện. Trong hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần đặc biệt chú ý đến quá trình hoạch định chính sách để hoàn thiện về nội dung của chính sách, đồng thời, xác lập cơ chế tổ chức thực thi, tổ chức đánh giá chính sách trên thực tiễn. Yêu cầu này cũng phù hợp với yêu cầu được xác định trong Nghị quyết số 120/NQ-CP: “Đòi hỏi có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững vùng ĐBSCL” [22]. 5) Việc nghiên cứu lý luận; hệ thống quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục cũng như thực trạng CSPTGD vùng ĐBSCL để hướng tới hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBCSL, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tiến trình phát triển bền vững vùng ĐBSCL là một việc cấp bách và cần thiết. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng; 4 - Trình bày cơ sở lý luận về CSPTGD vùng KTXH; - Nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó tập trung vào nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL; - Nghiên cứu bối cảnh, định hướng phát triển bền vững vùng ĐBSCL; - Đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó, tập trung vào hoạch định CSPTGD vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: CSPTGD vùng ĐBSCL, trong đó, tập trung chủ yếu vào nội dung của CSPTGD vùng ĐBSCL. - Về không gian: Vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. - Về thời gian: Từ năm 1999 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg về phát triển giáo dục và đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005) đến nay. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1. CSPTGD vùng KTXH có vai trò như thế nào đối với phát triển vùng KTXH? Nội dung CSPTGD vùng KTXH cần đáp ứng các yêu cầu gì? Câu hỏi 2. Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL được thực hiện như thế nào? CSPTGD vùng ĐBSCL có đạt được các mục tiêu đề ra không? 5 Câu hỏi 3. Nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL có đáp ứng các yêu cầu đối với nội dung của CSPTGD vùng KTXH không? Câu hỏi 4. Để hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL cần thực hiện các giải pháp gì? 6 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1. CSPTGD vùng KTXH là một công cụ quan trọng của Nhà nước để đạt được mục tiêu phát triển vùng KTXH. Giả thuyết 2. Chu trình CSPTGD vùng ĐBSCL chưa được thực hiện một cách khoa học. CSPTGD vùng ĐBSCL không đạt được mục tiêu đề ra. Giả thuyết 3. Nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với CSPTGD vùng KTXH. Thực trạng này làm cho hiệu lực, hiệu quả thực thi của CSPTGD vùng ĐBSCL trên thực tiễn thấp, không đạt mục tiêu đề ra. Giả thuyết 4. Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, đặc biệt quan tâm đến hoạch định chính sách để hoàn thiện nội dung CSPTGD vùng ĐBSCL, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong những thập kỷ tiếp theo. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử trong quá trình tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích hệ thống cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án; nghiên cứu thực tiễn và định hướng, giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin 5.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu khoa học được nghiên cứu sinh sử dụng đầu tiên trong quá trình thực hiện Luận án để nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Nghiên cứu sinh lựa chọn và sử dụng phương pháp này vì nó phù 7 hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu một cách hệ thống lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về CSC, CSPTGD, chính sách phát triển vùng, nghiên cứu sinh trình bày cơ sở lý luận về CSPTGD vùng KTXH. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp này giúp nghiên cứu sinh thực hiện Chương 1 và Chương 2 của Luận án. Trong quá trình sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu sinh đã thực hiện các hoạt động sau: - Sưu tầm, nghiên cứu các công trình nghiên cứu: (i) Các giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết khoa học về CSC, chính sách phát triển vùng, chính sách phát triển vùng ĐBSCL, phát triển giáo dục và phát triển giáo dục vùng ĐBSCL; (ii) Các văn bản chứa đựng quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng ĐBSCL; phát triển giáo dục vùng ĐBSCL; (iii) Các báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; các báo cáo của các sở Giáo dục và Đào tạo vùng ĐBSCL và các báo cáo của một số Phòng Giáo dục và Đào tạo ở vùng ĐBSCL. - Phân tích, đánh giá, hệ thống các tài liệu đã sưu tầm, nghiên cứu. 5.2.1.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Phỏng vấn bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu xã hội học, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm thu thập thông tin của số lớn đối tượng. Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá CSPTGD vùng ĐBSCL, khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của định hướng và các giải pháp hoàn thiện CSPTGD vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp này được sử dụng ở Chương 3 và Chương 4 của Luận án. 8 Nghiên cứu sinh đã thực hiện phương pháp nghiên cứu này thông qua các hoạt động: - Chọn mẫu CSPTGD vùng ĐBSCL có phạm vi thực thi rộng và nhiều nhóm đối tượng chính sách, do đó, việc phân tích, chọn mẫu gặp nhiều khó khăn để hướng tới mục tiêu đảm bảo tính đại diện một cách tương đối. Trước hết, nghiên cứu sinh lựa chọn cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và cách chọn mẫu ngẫu nhiên tập hợp con để chọn ra các mẫu khảo sát. Trong các mẫu khảo sát, mẫu khảo sát dành cho CBQLGD, nhà giáo có kích thước mẫu lớn nhất do nhóm đối tượng khảo sát này vừa có liên quan mật thiết đến thực thi CSPTGD vùng ĐBSCL, vừa có tính đại diện cho Nhân dân trong vùng ĐBSCL. Mẫu khảo sát dành cho doanh nghiệp có kích thước nhỏ nhất do nhóm đối tượng được khảo sát này được lựa chọn là những doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên. Các mẫu khảo sát được lựa chọn và kích thước của từng mẫu như sau: + 50 phiếu khảo sát dành cho công chức, viên chức sở, ban, ngành cấp tỉnh của 10/13 tỉnh, thành phố (trừ Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp) (thu về 46 phiếu), ký hiệu M1; + 150 phiếu khảo sát dành cho công chức, viên chức cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã của 10/13 tỉnh, thành phố (trừ Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long) (thu về 134 phiếu), ký hiệu M1; + 500 phiếu khảo sát dành cho CBQLGD, nhà giáo vùng ĐBSCL (thu về 450 phiếu), ký hiệu M2, được phân bổ như sau: Cấp học Đại học Số phiếu phát ra 20 Cao Trung Tiểu Mầm TCCN THPT THCS đẳng tâm học non 35 45 45 55 80 120 100
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan