Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GI...

Tài liệu CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

.PDF
88
395
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VI MINH TÚ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VI MINH TÚ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 Ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ bất cứ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2019 Tác giả Vi Minh Tú MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6 1.2. Một số khái niệm 8 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú 12 1.4. Hệ thống văn bản chỉ đạo các cấp liên quan đến trường Phổ thông dân tộc bán trú 16 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY 21 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn 21 2.2.Thực trạng phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 26 2.3. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân 41 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ CỦA TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 45 3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp 45 3.2. Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GV Giáo viên HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS, HSBT Học sinh, học sinh bán trú KNS, GTS Kỹ năng sống, giá trị sống PGD&ĐT Phòng Giáo dục và Đào tạo PTDH, TBDH Phương tiện dạy học, thiết bị dạy học PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú SGD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo TDTT Thể dục thể thao TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TPTĐ Tổng phụ trách đội TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân VHVN Văn hóa văn nghệ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển hệ thống trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng núi, đồng bào dân tộc, góp phần chủ động trong xu thế hội nhập. Đối với tỉnh Lạng Sơn, việc phát triển hệ thống trường PTDTBT sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2030. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh Lạng Sơn nói chung, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và sự đồng tình ủng hộ, chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã đạt được những kết quả quan trọng. Số trường, lớp, số học sinh tăng nhanh qua các năm; cơ sở vật chất được tăng cường, củng cố; chất lượng giáo dục được nâng lên. Tỉnh Lạng Sơn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (GD THCS) năm 2006; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (GDTH), chống mù chữ năm 1997 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được nâng cao; tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm, số học sinh khá, giỏi tăng. Những năm gần đây số tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ổn định trên 90%. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học và trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên từng bước được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa. Tuy nhiên do địa bàn và địa hình khó khăn phần nào đã ảnh hưởng và làm hạn chế việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ chuyên cần của học sinh, chất lượng GDĐT đã tác động đến tính bền vững của kết quả phổ cập giáo dục. Trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu thốn. Dân số trong độ tuổi học sinh các cấp ở mỗi xã không nhiều nên các trường tiểu học vùng đặc biệt khó khăn có nhiều điểm trường lẻ cách xa trường chính. Học sinh ít có cơ hội, điều kiện được tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại. Trường tiểu học còn duy trì mô hình lớp ghép (lớp học ghép nhiều trình độ) đã ảnh hưởng không nhỏ đến 1 chất lượng GDĐT. Các trường phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện không đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc địa phương vì đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Để khắc phục những khó khăn trên, với tinh thần hiếu học, cũng giống như nhiều địa phương khác, nhiều năm qua người dân vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã dựng lều lán, làm nhà tạm ở gần trường cho con em đi học (hình thức bán trú dân nuôi). Song điều kiện rất thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh và an toàn. Nhu cầu của học sinh ở bán trú trong trường để có điều kiện học tập, tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PTDTBT vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn là một điều rất cần thiết. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh và của ngành GDĐT trong những năm vừa qua, nhằm thực hiện tốt Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Trước tình hình đó, mô hình trường PTDTBT đã và đang hình thành, phát triển tại các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt trong việc huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học (TH) và THCS đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số, cải thiện chất lượng giáo dục dân tộc. Với những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác của bản thân - là một cán bộ làm công tác Đảng ở tỉnh Lạng Sơn và vận dụng kết quả học tập từ bộ môn khoa học chính sách công, tôi quyết định lựa chọn Đề tài: “CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2022” để làm Luận văn tốt nghiệp kết thúc khóa học Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công năm học (2017- 2019). Hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ là sự tổng kết những bài học kinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc, đóng góp vào lý luận và thực tiễn trong quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong hệ thống trường PTDTBT của tỉnh Lạng Sơn trong những năm tiếp theo nói riêng và của các địa phương khác trong cả nước nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú; đánh giá chất lượng giáo dục học sinh trường 2 PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh các trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục dân tộc, chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT của Đảng và Nhà nước; Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT, công tác tổ chức và chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT tại vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chính sách và việc thực hiện chính sách phát triển các trường Phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục HS các trường PTDTBT vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2022 và định hướng đến năm 2030. 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ Nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách giáo dục và chính sách dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá cá nguồn tài liệu về lý luận với thực tiễn có liên quan đến chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT để làm rõ các vấn đề của nội dung luận văn, làm cho luận văn có tính lôgic, sát với thực tế và đi vào trọng tâm cần giải quyết của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận về chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đồng thời qua khảo sát nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển hệ thống trường PTDTBT tỉnh Lạng Sơn đề tài chỉ ra những bất cập, những việc thực hiện chưa tốt, những mặt còn hạn chế của việc thực hiện chính sách này ở địa phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường PTDTBT, cũng như chất lượng giáo dục phổ thông. Đề tài góp phần tổng hợp, đánh giá về quy mô mạng lưới trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất xây dựng mô hình quản lý hiệu quả, kịp thời đối với loại hình trường PTDTBT - một loại hình trường tổ chức tương đối mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Với các giải pháp cụ thể, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh PTDTBT, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh, tăng số lượng, chất lượng học sinh đỗ tốt nghiệp THCS và tiếp tục học cấp THPT, tạo nguồn cán bộ dân tộc cho địa phương sau này. Qua đó, đề tài góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được trình bày gồm 3 chương: 4 - Chương I. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú. - Chương II. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn hiện nay. - Chương III.Các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018- 2022 và định hướng đến năm 2030. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cả nước và các địa phương Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong hệ thống chính sách đối với vùng DTTS và vùng cao thì chính sách giáo dục đóng một vai trò quan trọng, được xem là phương tiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Kể từ những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, việc tìm hiểu, khảo sát việc thực hiện và hiệu quả của chính sách giáo dục vùng DTTS nói chung bắt đầu được thực hiện, tuy nhiên số lượng các công trình này còn rất khiêm tốn (Nguyễn Ngọc Thanh 2012, trang 1314). Trong lịch sử phát triển, hệ thống trường lớp vùng cao có học sinh bán trú dân nuôi đã tồn tại từ sớm nhưng chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT mới được bắt đầu từ năm 2010. Trước đó, một số bài viết, nghiên cứu nhỏ đặt ra vấn đề cần nghiên cứu khảo sát xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho học sinh trường PTDTBT cũng như phát triển hệ thống giáo dục này ở một số vùng và cả nước. Có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thái (2007) “Nghiên cứu khảo sát xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú”, Nguyễn Hồng Thái (2008) “Trường phổ thông dân tộc bán trú – sự nỗ lực sáng tạo cộng đồng để phát triển giáo dục bền vững vùng dân tộc và miền núi” ; bài viết của Trần Văn Thuật (2004) “Cần có cơ chế và chính sách hỗ trợ trường phổ thông dân tộc bán trú”; một số bài viết của tác giả Trương Xuân Cừ: “Trường bán trú dân nuôi: Khâu đột phá phát triển bền vững giáo dục vùng Tây Bắc” (2009), “Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú khu vực Tây Bắc” (2009). Khi chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT được ban hành, đã có một số bài viết đề xuất giải pháp triển khai thực hiện thông tư 24/TT-BGDĐT về loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú (Hà Đức Đà 2011). Sau một vài năm thực hiện Thông tư này, đã có một số nghiên cứu đánh giá bước đầu về thành công, thực trạng quản lý mô hình và chất lượng giáo dục của các trường cũng như đề xuất một số giải pháp nâng 6 cao chất lượng hoạt động hệ thống giáo dục này ở phạm vi một số địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trong đó có thể kể đến các bài viết như: “Phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú các tỉnh Tây Nguyên: Thành tựu và triển vọng” (Nguyễn Sỹ Thư 2012), “Một số vấn đề về công tác quản lí ở trường phổ thông dân tộc bán trú” (Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2012), “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học ở Lào Cai” (Nguyễn Thị Hài 2013), “Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Gia Lai” (Hồ Xuân Hồng 2014), “Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang” (Hoàng Thị Mai 2017). Từ góc độ ngành Dân tộc học/Nhân học, bài viết gần đây nhất “Các lợi ích của chương trình học tập nội trú ở trường học xã Sủng Thái, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” của Nguyễn Thanh Tùng (2019) là một nghiên cứu trường hợp xem xét lợi ích thực tiễn của mô hình trường PTDTBT ở cấp xã, qua đó nêu lên sự cần thiết thúc đẩy các sáng tạo nhằm đa dạng hóa lợi ích của trường học địa phương trong chính sách giáo dục dân tộc. Ngoài ra, trong thời gian qua, có hàng chục bài viết trên các báo: Nhân dân, Giáo dục và Thời đại, Dân trí, Tuổi trẻ và một số báo của các tỉnh cũng quan tâm, đề cập đến sự phát triển của mô hình này ở một số địa phương và trên quy mô cả nước: “Mô hình trường bán trú dân nuôi” (Thanh Sơn 2010), “Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú: Những vấn đề cần quan tâm” (Lê Thị Liêm 2013), “Trường bán trú góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc” (Giáo dục và Thời đại 2016), “Quảng Nam: Dân góp gạo xây dựng mô hình trường “bán trú dân nuôi” (Đ. Hiệp – C. Bính 2017), “Thầy cô dựng nhà trọ cho học sinh” (Vũ Toàn 2016), “Niềm vui từ ngôi trường bán trú” (Đình Diệu 2015), … Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có những công trình chuyên sâu về chính sách phát triển cũng như hệ thống giáo dục này. Từ góc độ quản lý giáo dục, mới có một vài luận văn, luận án tiếp cận vấn đề quản lý học sinh bán trú dân nuôi và hoàn thiện có hiệu quả chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số ở một số địa phương, vùng như tỉnh Phú Thọ, khu vực Nam Trung Bộ (Lê Mã Lương 2017, Đinh Phương Lan 2018). 1.1.2. Ở tỉnh Lạng Sơn 7 Qua nghiên cứu các nguồn tài liệu, tôi nhận thấy tại Lạng Sơn đến thời điểm hiện nay đã có hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp hướng dẫn ngành GDĐT và chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi thành lập trường và yêu cầu nâng cao chất lượng trường PTDTBT. Trong các tài liệu, văn bản của ngành GDĐT tỉnh Lạng Sơn, các phương tiện thông tin, truyền thông có các chuyên đề, bài viết phản ánh sâu sắc các quan điểm, nội dung và kết quả đạt được của công tác giáo dục dân tộc và thực hiện xây dựng hệ thống trường PTDTBT trên địa bàn toàn tỉnh. Song, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về "Chính sách phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2022”. Từ tiếp cận góc độ chính sách công, nghiên cứu này mong muốn làm rõ thực trạng, hiệu quả đã đạt được trong việc phát triển hệ thống trường dân tộc bán trú ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản, thiết thực để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra thông qua việc thực hiện tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Chính sách Trong luận văn này, có một số khái niệm về chính sách cần được làm rõ như sau: Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội này vào nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước. Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền (Đỗ Phú Hải 2012, trang 32). Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc, nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc theo hướng đảm bảo khối đại đoàn kết, thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam (Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng 2013, trang 8). 1.2.2. Phát triển 8 Có rất nhiều định nghĩa về phát triển. Trở nên thịnh hành từ sau Thế chiến II, phát triển thường được xem là một cái gì đó tích cực, đáng mong muốn, đối với một xã hội, một khu vực, hoặc một nhóm người và thậm chí đối với cá nhân con người (Bùi Thế Cường, Đỗ Minh Khuê 2006, trang 67). Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng khái niệm phát triển là sự mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn (Nguyễn Lân 1998) với ngụ ý mở rộng, nâng cao chất lượng mô hình, hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Lạng Sơn. 1.2.3. Trường phổ thông dân tộc bán trú Trường/lớp Dân tộc bán trú (theo cách gọi của Luật giáo dục) là trường phổ thông tại vùng dân tộc và miền núi, có học sinh tiểu học và trung học cơ sở ăn ở, học tập tại trường chính ở trung tâm xã. Đây chủ yếu là số học sinh không có lớp học tại thôn bản, ở xa trường, không thể đi học và trở về trong ngày, tùy từng địa phương, học sinh có thể được tổ chức ăn, ở tập trung với sự trợ giúp của cộng đồng, chính quyền hoặc học sinh tự túc ăn ở với nhiều hình thức đan xem (Nguyễn Hồng Thái 2007, trang 87). Tuy nhiên, cần có sự phân biệt khái niệm trường dân tộc bán trú với trường dân tộc nội trú và trường có học sinh bán trú dân nuôi. Quyết định số 49/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/2008, về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT của BGD&ĐT đã ban hành hệ thống trường PTDTNT bao gồm: Trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các huyẹ̛n miền núi, hải đảo, vùng dân tộc; Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lạ̛p tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Để đào tạo nguồn cán bợ là con em dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiẹ̛n kinh tế đạ̛c biêt khó kha̛n, Ủy ban nhân dân Tỉnh có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyẹ̛n đào tạo cả cấp THPT; Bợ chủ quản có thể giao cho trường PTDTNT thuợc Bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS. Còn trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biẹ̛t, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lạ̛p cho con em dân tợc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bợ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tợc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tợc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ 9 thông dân tợc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tợc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tợc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tợc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú. Trường THCS có học sinh bán trú dân nuôi là trường phổ thông công lạ̛p trong hẹ̛ thống GD quốc dân. Bên cạnh viẹ̛c thực hiẹ̛n các nhiẹ̛m vụ chung của mợt Trường THCS theo quy định của Điều lẹ̛ trường THCS, thì Trường THCS có HSBTDN còn phải đảm nhạ̛n nhiẹ̛m vụ quản lý, cha̛m sóc, nuôi dưỡng mợt lượng không nhỏ học sinh dân tộc thiểu số, con hợ nghèo sống ở các khu vực xa trường, giao thông đi lại khó kha̛n và nguy hiểm ở BTDN tại trường trong tuần và được sự hỗ trợ mợt phần tài chính của nhà nước hàng tháng theo na̛m học để phục vụ chi phí a̛n, ở tại trường hoạ̛c ở trọ nhà dân. Học sinh bán trú dân nuôi là khái niẹ̛m chỉ đối tượng học sinh đang học tại các trường Trường THCS, TH và THCS có HSBTDN ở vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n; được Ủy ban nhân dân huyẹ̛n phê duyẹ̛t cho phép ở lại trường để học tạ̛p trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Kể từ na̛m học 2011 – 2012 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ mợt phần kinh phí cho HSBTDN. Học sinh BTDN được hưởng 40% mức lương cơ bản để chi phí cho tiền a̛n cho mợt tháng và 10% mức lương tối thiểu/ tháng/ 1 HS để hỗ trợ tiền ở đối với HSBTDN phải thuê trọ bên ngoài nhà trường khi ở BTDN. Trường THCS có HSBTDN vốn là hình thức tổ chức có tính tự phát cho phù hợp với đạ̛c điểm địa phương, khu vực ở các xã có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n trong các huyẹ̛n nghèo miền núi theo quy định của nhà nước, nơi mà học sinh không thể đi học và trở về ngay trong ngày thuạ̛n lợi được do đường giao thông xa, qua sông, suối và dốc đồi trở ngại. Mô hình Trường THCS, Tiểu học và THCS có học sinh bán trú dân nuôi đã hình thành tự phát vào cuối những na̛m 1950 của thế kỷ trước và nhân rợng trong những na̛m đầu thạ̛p kỷ 90 của thế kỷ XX tại các tỉnh miền núi của nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu học tạ̛p, nâng cao dân trí cho con em đồng bào các dân tợc thiểu số. Mạ̛c dù chưa có các va̛n bản pháp lý của Nhà nước, ngành quy định về loại hình bán trú dân nuôi, nhưng trong thực tế thì nhà Trường THCS có HSBTDN này vẫn tồn tại 10 trong các trường THCS, TH&THCS ở miền núi như mợt nhu cầu tất yếu đối với thực tiễn GD vùng dân tợc của nước ta. 1.2.4. Vùng đặc biệt khó khăn Vùng có điều kiẹ̛n kinh tế - xã hợi đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n là vùng được quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 na̛m 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyẹ̛t Chương trình phát triển kinh tế - xã hợi các xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 164/2006/QĐTTg ngày 11 tháng 7 na̛m 2006 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hợi, các xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n vùng đồng bào dân tợc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 na̛m 2008 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t bổ sung danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diẹ̛n đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 na̛m 2009 của Thủ tướng Chính phủ về viẹ̛c phê duyẹ̛t danh sách xã đạ̛c biẹ̛t khó kha̛n, xã biên giới, xã an toàn khu vào diẹ̛n đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diẹ̛n đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 na̛m 2008 của Chính phủ về mợt số chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyẹ̛n nghèo và các Quyết định khác của Thủ tướng bổ sung. Các xã đặc biệt khó khăn cũng được quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐTTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015; Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg. Ngoài ra, còn có quy định về xã khu vực III - là xã thuộc vùng dân tộc và miền núi, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất và có ít nhất 4 trong 5 tiêu chí sau: 11 Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc). Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 45% trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo phải từ 20% trở lên. Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện sau: Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%; Trên 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt chuẩn theo quy định. Có ít nhất 2 trong 3 điều kiện: Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu đất sản xuất theo quy định; Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư xã đạt chuẩn; Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp. Có ít nhất 3 trong 5 điều kiện sau: Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa; Còn có ít nhất một thôn chưa có điện lưới quốc gia; Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; Nhà văn hóa xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 19/9/2013, công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, tỉnh Lạng Sơn được công nhận 91 xã đặc biệt khó khăn, có 838 thôn, bản thuộc khu vực III; 8 xã an toàn khu. 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục dân tộc và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú 1.3.1. Giáo dục dân tộc Ngay từ thời dựng nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc luôn cố kết bên nhau xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó mà ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nguyên tắc định hướng chiến lược và chính sách về dân tộc ở Việt Nam đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và nhà nước ta luôn xác định nguyên tắc: Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình, trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên xã hội chủ nghĩa. 12 Đối với vấn đề giáo dục dân tộc, tại Điều 10, Luật Giáo dục năm 2005 có nêu về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Qua các kỳ đại hội, đặc biệt Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng đều xác định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. 1.3.2. Quy định về trường PTDTBT và học sinh PTDTBT Luật Giáo dục 2005, Điều 61, Khoản 1 nêu: “Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này”. Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú. Điều 2, Khoản 1 nêu: “Trường PTDTBT là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số lượng học sinh bán trú theo quy định”. Trường PTDTBT là trường chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào 13 tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có một bộ phận học sinh bán trú là học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. 1.3.3. Chủ trương phát triển hệ thống trường PTDTBT Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã khẳng định: “Đối với miền núi, vùng sâu vùng khó khǎn, xóa "điểm trắng" về giáo dục ở bản, ấp. Mở thêm các trường dân tộc nội trú và bán trú cụm xã, các huyện, tạo nguồn cho các trường chuyên nghiệp và đại học để tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo và quản lý.” Thông báo Kết luận số 242-TB/TU ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 về đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục: “Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tượng cử tuyển. Quan tâm đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở). Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số”. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, trong đó chính sách giáo dục, đào tạo đã nêu: Bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản ... để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn là giải quyết những khó khăn của giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn hiện nay, Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. Có thể nói đây là Thông tư đánh dấu sự ra đời chính thức của hệ thống trường PTDTBT. Xuất phát từ thực tiễn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào DTTS sinh sống, thường có địa hình phức tạp, việc đi lại khó khăn, cách trở; có một bộ phận học sinh ở vùng này đến trường học nhưng không thể trở về nhà trong ngày, phải ở lại trong trường hoặc trong nhà dân gần trường để theo học đủ các ngày trong tuần. Cuối tuần, học sinh mới về gia đình lấy 14 lương thực, thực phẩm, chất đốt,…mang đến trường để nấu ăn tập trung do nhà trường quản lý hoặc tự nấu. Hình thức tổ chức trường lớp đặc trưng này đã có từ những năm 1960 của thế kỷ XX ở vùng miền núi phía Bắc của nước ta. Chính sách phát triển trường PTDTBT có thể coi là sự hiện thực hoá chính sách của nhà nước với công tác xã hội hoá giáo dục và mô hình trường học dựa vào cộng đồng. Ở cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 76/KHUBND ngày 29/7/2011 thực hiện Chỉ thị số 1971/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Có kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi một số trường tiểu học, trung học cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn sang loại hình trường PTDTBT theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời triển khai Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT. Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 25/4/2014, về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn nêu rõ: Nâng cao chất lượng giáo dục ở các thôn, bản, các xã khu vực đặc biệt khó khăn; quan tâm xây dựng các trường bán trú, bán trú dân nuôi ở các cấp học. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 05/6/2014, triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã nêu nhiệm vụ cụ thể: Phát triển giáo dục, đào tạo, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu…; quan tâm đầu tư xây dựng các trường bán trú, bán trú dân nuôi ở các cấp học. Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 26/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững đối với giáo dục dân tộc. Sau 3 na̛m triển khai Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/5/2014, Bợ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị về trường Phổ thông dân tợc bán trú tại Hà Nợi cho các đơn vị có loại hình trường này. Tính đến tháng 4 na̛m 2014 cả nước có 25 tỉnh đã thành lạ̛p trường phổ thông DTBT gồm 797 trường với 128.645 học sinh bán trú. Trong đó, cấp Tiểu học 228 trường với 29.849 học sinh bán trú; Cấp Phổ thông cơ sở (gồm Tiểu học và THCS) có 110 trường với 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan