Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã cam chính, huyện cam lộ, tỉnh qu...

Tài liệu Chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã cam chính, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

.PDF
96
313
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM CHÍNH, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ái Liên Lớp: K45-KTNN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Xuân NCS. Nguyễn Minh An Niên khóa: 2011 - 2015 i Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả của chặng đường bốn năm cố gắng phấn đấu dưới sự dạy dỗ tận tình của thầy cô giáo trường Đại học kinh tế Huế. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ dìu dắt nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong UBND xã Cam Chính và các bác, các cô, các chú trên địa bàn xã Cam Chính. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Mai Văn Xuân, NCS. Nguyễn Minh An đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo vụ - công tác sinh vên, cùng tất cả quý thầy cô giáo hết lòng dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học kinh tế Huế. Xin cảm ơn cán bộ, Uỷ Ban Nhân Dân và bà con nông dân trên địa bàn xã Cam Chính đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên của người thân gia đình, bạn bè về mọi mặt trong suốt thời gian qua. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi kính mong quý thầy cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Ái Liên SVTH: Lê Thị Ái Liên ii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................2 3.2. Phương pháp thống kê kinh tế ..................................................................................3 3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo .....................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM.......4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG....................................................................4 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung .......................................................................................4 1.1.2. Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung ......................................................6 1.1.3. Chức năng của chuỗi cung.....................................................................................9 1.1.4. Nội dung phân tích chuỗi cung............................................................................10 1.1.4.1. Xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm.....................................10 1.1.4.2. Quá trình tạo giá trị...........................................................................................10 1.1.4.3. Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất ..........................................11 1.1.4.4. Quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất ..........................................12 1.1.4.5. Định hướng và kiểm soát chuỗi cung...............................................................12 SVTH: Lê Thị Ái Liên iii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ..............................................................13 1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂY HỒ TIÊU............................................................14 1.2.1. Nguồn gốc và giá trị cây hồ tiêu..........................................................................14 1.2.1.1. Nguồn gốc ........................................................................................................14 1.2.1.2. Giá trị cây hồ tiêu .............................................................................................16 1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật....................................................................................16 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................16 1.2.2.2. Nhóm yếu tố kỹ thuật .......................................................................................17 1.2.2.3. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội ............................................................................18 1.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................20 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí ...................................................20 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất ............................................21 1.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả ..................................................................................21 1.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................................22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM CHÍNH, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ .............................24 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................................24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................24 2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................24 2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng ...........................................................................24 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ...............................................................................................25 2.1.1.4. Nguồn nước, thủy văn ......................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................26 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................26 2.1.2.2. Dân số và lao động ...........................................................................................27 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................28 2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ..............................................................................30 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ..............................................................32 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..............................................................................................................................33 SVTH: Lê Thị Ái Liên iv Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới.............................................33 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam............................................35 2.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......................................37 2.2.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn huyện Cam Lộ ......................................39 2.2.5. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính ..............................................40 2.3. PHÂN TÍCH CÁC TÁC NHÂN THAM GIA TRONG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM CHÍNH......................................41 2.3.1. Hộ sản xuất tiêu trên địa bàn xã Cam Chính .......................................................41 2.3.1.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra................................................................41 2.3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng tiêu của các hộ điều tra ..............................42 2.3.1.3. Chi phí đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ........................................................43 2.3.1.4. Chi phí thời kỳ kinh doanh ...............................................................................45 2.3.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu của các hộ điều tra......................................48 2.3.2. Thương lái, đại lý thu gom tiêu trong chuỗi cung sản phẩm trên địa bàn xã Cam Chính .............................................................................................................................50 2.3.2.1. Hộ thu gom nhỏ trên địa bàn xã Cam Chính ....................................................50 2.3.2.2. Đại lý thu gom trên địa bàn xã Cam Chính ......................................................51 2.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CÂY HỒ TIÊU......52 2.4.1. Mô tả chuỗi cung .................................................................................................52 2.4.1.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào.........................................................................53 2.4.1.2. Chuỗi cung đầu ra của sản phẩm tiêu...............................................................54 2.4.2. Phân tích các hoạt động của chuỗi cung sản phẩm tiêu ......................................56 2.4.2.1. Các mối quan hệ trong chuỗi cung ...................................................................56 2.4.2.2. Quá trình tạo giá trị của một số tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính..............................................................................................58 2.4.2.3. Dòng tài chính trong chuỗi ...............................................................................59 2.4.2.4. Chuỗi cung có tập trung vào người tiêu dùng không .......................................60 2.4.2.5. Tính định hướng thị trường ..............................................................................61 2.4.2.6. Tính ổn định và hợp tác của chuỗi ...................................................................61 2.4.2.7. Thông tin trong chuỗi .......................................................................................62 SVTH: Lê Thị Ái Liên v Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 2.4.3. Phân tích ma trận SWOT của chuỗi cung sản phẩm tiêu trên địa bàn xã Cam Chính .............................................................................................................................63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM CHÍNH, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ.......................................................................................................65 3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ...................................................65 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG..................66 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực........................................................................................66 3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp, hộ thu gom và hộ trồng tiêu...................................................................................................................67 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất .................................................68 3.2.4. Giải pháp thị trường ............................................................................................69 3.2.5. Tăng cường công tác thông tin ............................................................................69 3.2.6. Giải pháp giúp nông hộ trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường.............................70 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................71 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................71 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................71 2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................71 2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................72 2.3. Đối với hộ thu gom, doanh nghiệp chế biến ..........................................................72 2.4. Đối với hộ trồng tiêu ..............................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74 SVTH: Lê Thị Ái Liên vi Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU IPC : Internasional Pepper Community – Hiệp hội hồ tiêu thế giới VPA : Vietnam Pepper Association – Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐVT : Đơn vị tính BQC : Bình quân chung KTCB : Kiến thiết cơ bản BVTV : Bảo vệ thực vật TC : Tổng chi phí GO : Giá trị sản xuất MI : Thu nhập hỗn hợp C : Chi phí sản xuất TT : Chi phí sản xuất trực tiếp De : Chi phí khấu hao NPV : Giá trị hiện tại ròng IRR : Hệ số hoàn vốn LĐ : Lao động LĐGĐ : Lao động gia đình TSCĐ : Tài sản cố định SVTH: Lê Thị Ái Liên vii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã Cam Chính năm 2014.....................................26 Bảng 2: Dân số và lao động của xã Cam Chính năm 2012 ...........................................27 Bảng 3: Diện tích trồng hồ tiêu ở một số nước .............................................................34 Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của cả nước 2007-2014 .....................36 Bảng 5: Tình hình sản xuất hồ tiêu của tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2009-2011 ............38 Bảng 6: Quy mô, cơ cấu diện tích đất trồng hồ tiêu ở Quảng Trị qua 3 năm ...............38 Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu xã Cam Chính qua 3 năm..................40 Bảng 8: Tình hình chung của các hộ điều tra (Tính bình quân hộ)...............................42 Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra năm 2014............43 Bảng 10: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản (Tính bình quân sào) .....................45 Bảng 11: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh (tính bình quân sào) ...............................47 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ (Tính bình quân sào).........49 Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ tính trên 1 tấn tiêu năm 2014 ..............50 Bảng 14: Đặc điểm của các hộ thu gom nhỏ .................................................................50 Bảng 15: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của hộ thu gom tính trên 1 tấn tiêu ............51 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của đại lý thu gom tính trên 1 tấn tiêu ............52 Bảng 17: Kết quả và hiệu quả hoạt động tài chính của các tác nhân trong chuỗi (tính trên 1 tấn tiêu đen) .........................................................................................................60 Bảng 18: Kinh phí đầu tư trồng mới hồ tiêu giai đoạn 2015 - 2020 .............................65 SVTH: Lê Thị Ái Liên viii Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 1: Chuỗi cung đơn giản .........................................................................................6 Sơ đồ 2: Chuỗi cung mở rộng..........................................................................................7 Sơ đồ 3: Mạng lưới chuỗi cung tổng thể .........................................................................9 Sơ đồ 4: Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung .............................................................11 Sơ đồ 5: Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính..............53 Biểu đồ 1: Sản lượng hồ tiêu thế giới 2005 – 2014* (Nghìn tấn) .................................34 Biểu đồ 2: Lượng xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới và Việt Nam qua các năm (nghìn tấn) ....... 35 Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam 8 tháng đầu năm 201437 Hình 1: Địa giới hành chính xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ..............24 SVTH: Lê Thị Ái Liên ix Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ngành hồ tiêu Việt Nam đã có những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn ở nhiều vùng khó khăn. Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành hồ tiêu của nước ta nói chung, Quảng Trị nói riêng cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức như diện tích cây phải tái canh lớn, nhiều vườn cây già cỗi sau nhiều năm khai thác, dịch bệnh, sản phẩm tiêu từ người sản xuất đến người tiêu dùng còn phải trải qua nhiều khâu trung gian rất phức tạp, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu gom, doanh nghiệp, công ty chế biến xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập. Dẫn đến hiệu quả sản xuất tiêu của bà con nông dân còn thấp và chưa tương xứng với những tiềm năng sẳn có. Đề tài đã chọn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ để nghiên cứu vì hồ tiêu vùng Cùa được biết đến là sản phẩm chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao và luôn được thu mua với giá cao hơn sản phẩm cùng loại ở các vùng khác. Để thấy được thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiêu trên địa bàn tôi đã chọn đề tài “Chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung; - Phân tích các hoạt động, các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính trong thời gian tới.  Dữ liệu phục vụ - Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệu của các ban ngành tỉnh Quảng Trị, huyện Cam Lộ, xã Cam Chính, thông tin từ các đề tài, bài báo được công bố, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, internet… - Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân sản xuất hồ tiêu, các hộ thu gom nhỏ, đại lý thu mua hồ tiêu ở xã để biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm này. SVTH: Lê Thị Ái Liên x Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo  Kết quả đạt được - Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính. - Phân tích các hoạt động của chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung sản phẩm tiêu trên địa bàn xã: giải pháp về nguồn lực, tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải pháp về thị trường, tăng cường công tác thông tin… SVTH: Lê Thị Ái Liên xi Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó không những góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động mà còn góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu ngoại tệ, tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu chính một số loại nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều. Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến hồ tiêu Việt Nam. Theo VPA, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một trên thế giới 14 năm liền, với sản lượng chiếm trên 30% và số lượng xuất khẩu chiếm 50% thị trường thế giới. Ngành hồ tiêu Việt Nam đã có những bước tiến dài trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn ở nhiều vùng khó khăn. Mặc dù có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành hồ tiêu của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn thách thức như diện tích cây phải tái canh lớn, nhiều vườn cây già cỗi sau nhiều năm khai thác, dịch bệnh, sản phẩm tiêu từ người sản xuất đến người tiêu dùng còn phải trải qua nhiều khâu trung gian rất phức tạp, quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu gom, doanh nghiệp, công ty chế biến xuất khẩu còn nhiều vấn đề bất cập. Dẫn đến hiệu quả sản xuất tiêu của bà con nông dân còn thấp và chưa tương xứng với những tiềm năng sẳn có. Cam Chính là một xã thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có lợi thế phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây hồ tiêu là một trong những cây chiếm diện tích khá lớn ở xã Cam Chính, có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Cây hồ tiêu đã góp phần làm thay đổi cuộc sống từ khó khăn trở nên SVTH: Lê Thị Ái Liên 1 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân đủ ăn và giàu có cho nhiều hộ gia đình trên vùng đất đỏ bazan này. Đặc biệt trong thời gian này sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị lại “nóng” lên kể từ khi hạt tiêu vùng Cùa (huyện Cam Lộ) được thế giới vinh danh thông qua Giải thưởng Chất lượng Quốc tế thế kỷ - hạng Vàng do Tổ chức Business Intiative Directions (BID – Tây Ban Nha) trao tặng. Tuy nhiên trong tình hình chung của đất nước, sản phẩm cây hồ tiêu xã Cam Chính cũng không tránh khỏi những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiêu trên thị trường để đưa ngành sản xuất hồ tiêu của xã phát triển ngày càng có hiệu quả và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm tiêu trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “ Chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu của các hộ gia đình trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung; - Phân tích các hoạt động, các tác nhân tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệu của các ban ngành tỉnh Quảng Trị, huyện Cam Lộ, xã Cam Chính, thông tin từ các đề tài, bài báo được công bố, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, internet…  Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp. Khảo sát tình hình thực tế của các đối tượng: Hộ trồng tiêu, thương lái, đại lý thu gom tiêu. - Thu thập thông tin từ hộ trồng tiêu SVTH: Lê Thị Ái Liên 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Chọn mẫu: Tiến hành điều tra 60 hộ trồng tiêu theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại. Các hộ trồng tiêu được điều tra ở 5 thôn đại diện của xã Cam Chính nơi có diện tích trồng tiêu lớn nhất xã. Nội dung phỏng vấn bao gồm: Các thông tin về hộ, các thông tin về chi phí sản xuất, lợi nhuận, thị trường tiêu thụ và giá cả, những thuận lợi khó khăn đối với hộ trồng tiêu. - Thu thập thông tin từ các hộ thu gom Tiến hành điều tra 5 hộ thu gom nhỏ và 2 đại lý thu gom lớn. Nội dung phỏng vấn về giá mua, đầu tư ban đầu, chi phí vận chuyển và giá bán của các hộ thu gom, đại lý. 3.2. Phương pháp thống kê kinh tế - Thống kê mô tả: Dùng phương pháp này để mô tả tình hình sản xuất tiêu, diện tích của các hộ, sản lượng tiêu của các hộ… - Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng,… của các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích các kênh tiêu thụ: Lựa chọn kênh tiêu thụ nào mang lại lợi nhuận cao nhất nhanh nhất trong chuỗi cung sản phẩm tiêu trên địa bàn xã Cam Chính. - Phương pháp phân tích chuỗi cung: Sử dụng phương pháp này để phân tích mạng lưới các tác nhân trong chuỗi; phản ánh mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi và quá trình tạo giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung. 3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Đây là phương pháp điều tra học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, các chuyên gia với tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm cây hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp từ 2012 – 2014, số liệu sơ cấp điều tra năm 2014. SVTH: Lê Thị Ái Liên 3 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung Thuật ngữ chuỗi được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu của việc sử dụng khái niệm chuỗi và phương pháp phân tích chuỗi để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển. Khái niệm chuỗi chỉ đơn giản bao hàm các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật và được sử dụng lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa, xác định những tác nhân tham gia và hoạt động của họ. Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, người ta xem như các quy trình sản xuất; khi nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi chúng là kênh phân phối; khi nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, người ta gọi chúng là chuỗi giá trị; khi nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, người ta gọi là chuỗi nhu cầu. Theo quan điểm logistic của ngành hàng, chúng ta gọi là chuỗi cung. Hiện nay có nhiều định nghĩa về chuỗi cung: “Chuỗi cung là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”. “Chuỗi cung bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng...”. “Chuỗi cung là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng”. Theo Christoper (2005), “Chuỗi cung là một mạng lưới của các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng”. SVTH: Lê Thị Ái Liên 4 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Từ điển Wikipedia khái niệm chuỗi cung là “hệ thống của các hình thức tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”. “Chuỗi cung (Supply chain- SC) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, luồng thông tin trao đổi giữa các tổ chức về biến động thị trường, năng lực sản suất ...và các nguồn lực khác”. Như vậy, có thể thấy rằng chuỗi cung thực chất là sự liên kết chuỗi các hoạt động của những quá trình cung cấp hàng hóa từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm của khái niệm về chuỗi cung gồm 4 nội dung: - Thành phần của chuỗi cung bao gồm hệ thống các tổ chức, con người tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, là các mắt xích đóng vai trò làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các tổ chức ở đây chính là các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, bán lẻ và khách hàng; - Mối quan hệ đồng thời của các dòng chảy bên trong chuỗi cung gồm dòng thông tin, dòng sản phẩm hay dịch vụ, dòng tài chính, dòng thanh toán và chuyển quyền sở hữu giữa các tác nhân; - Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm hay dịch vụ gì, giá bao nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra thị trường bằng cách nào; - Mục tiêu của chuỗi cung là tối ưu hóa giá trị cho khách hàng hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Như vậy, chúng ta có thể hiểu chuỗi cung là “Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản SVTH: Lê Thị Ái Liên 5 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân phẩm hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi” 1.1.2. Cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Một công ty sản xuất nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất. Nhà cung cấp Công ty Khách hàng Sơ đồ 1: Chuỗi cung đơn giản Nguồn: Micheal Hugos, 2003 Với chuỗi cung mở rộng, ngoài 3 thành viên trên còn có thêm 3 thành viên khác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của các khách hàng, và toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung. Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác nhau trong chuỗi cung. Các chuỗi cung theo sơ đồ 2, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chuỗi cung. Các doanh nghiệp này chính là nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa và các công ty hoặc cá nhân đóng vai trò là khách hàng- những người tiêu dùng thực sự. Các doanh nghiệp này được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Nhà sản xuất là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm, nó có thể chuyên sản xuất nguyên vật liệu thô cũng như sản xuất những sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản xuất nguyên liệu thô là các công ty khai khoáng, khai thác dầu và khí đốt, các nông trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. SVTH: Lê Thị Ái Liên 6 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nhà Nhà cung cấp cung cấp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Công ty Khách hàng Khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ Sơ đồ 2: Chuỗi cung mở rộng Nguồn: Micheal Hugos, 2003 Nhà phân phối là các doanh nghiệp mua một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho từ nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm đến cho khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ hay bán buôn, đặc điểm nổi bật của họ là bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng thường mua. Nhà phân phối giúp nhà sản xuất tránh được những tác động ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bằng cách lưu trữ hàng hóa và đồng thời tiến hành nhiều công tác bán hàng nhằm mục đích tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà phân phối thực hiện chức năng “Thời gian và địa điểm” cho khách hàng mọi lúc và mọi nơi mà khách hàng yêu cầu về sản phẩm. Cùng với việc mua sản phẩm, thúc đẩy công tác bán hàng và tăng doanh thu, nhà phân phối còn đảm nhận một chức năng khác là quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng hóa cũng như đảm nhận thêm công tác hỗ trợ khách hàng và cung cấp dịch vụ hậu mãi. Nhà phân phối có thể chỉ thực hiện một việc duy nhất là môi giới sản phẩm của nhà sản xuất với khách hàng mà họ không bao giờ sở hữu nó. Chức năng chủ yếu của nhà phân phối kiểu này là xúc tiến và bán hàng. Trong cả hai trường hợp này, do sự thay đổi không ngừng trong nhu cầu của khách hàng và cả sự thay đổi về chủng loại hàng hóa, nhà phân phối đóng vai trò là một đại lý liên tục nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng rồi đáp ứng họ với những sản phẩm sẵn có. Nhà bán lẻ trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ cho khách hàng nói chung. Nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những thông tin về sở thích và nhu cầu của khách hàng mà mình phục vụ, thực hiện việc quảng cáo sản phẩm cho khách hàng, trên SVTH: Lê Thị Ái Liên 7 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân cơ sở kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng, phong phú, dịch vụ tận tình chu đáo với sự thuận tiện nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm của mình. Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào thực hiện hành vi mua và sử dụng hàng hóa. Một khách hàng có thể mua một sản phẩm và sau đó bán chúng cho những khách hàng khác. Hay khách hàng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm, mua hàng với mục đích chỉ để sử dụng, chứ không bán lại. Nhà cung cấp dịch vụ là những cá nhân hay tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ tập trung vào một công việc đặc thù mà các tác nhân trong chuỗi cung đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt để phục vụ cho công việc đó. Nhờ vậy, họ thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn nhiều so với nhà cung cấp, nhà sản xuất nhà phân phối, nhà bán lẻ hay cả người tiêu dùng tự đảm nhận với mức giá phải chăng. Đó là nhưng công ty vận tải, dịch vụ lưu kho hàng hóa, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin... Chuỗi cung bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia thành một hay nhiều nhóm. Điều cần thiết của chuỗi cung là duy trì tính tương đối ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động vào vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung. Mỗi sản phẩm có nhiều chuỗi cung, mỗi chuỗi cung đều nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất và giữa các chuỗi cung có sự cạnh tranh với nhau. Trong thực tế, đa số các doanh nghiệp được cung cấp nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và phân phối sản phẩm thông qua một hay nhiều khách hàng khác nhau tạo nên cấu trúc mạng lưới mỗi chuỗi cung sản phẩm cụ thể khác nhau, chiều dài và độ rộng chuỗi cung phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như yêu cầu của khách hàng, xu hướng chung của nền kinh tế, sự sẵn sàng của dịch vụ hậu cần, yếu tố văn hóa, tốc độ đổi mới, sự cạnh tranh, thị trường và sự sắp xếp về tài chính. Như đã đề cập ở trên, chuỗi cung hiếm khi tồn tại mà không là một phần của mạng lưới chuỗi cung tổng thể. SVTH: Lê Thị Ái Liên 8 Khóa luận tốt nghiệp đại học Nhà cung cấp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Nhà sản xuất Người tiêu dùng Nhà bán lẻ Nhà sản xuất Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Nhà SX Nhà cung cấp Người tiêu dùng Người tiêu dùng Nhà bán lẻ Người TD Nhà SX Sơ đồ 3: Mạng lưới chuỗi cung tổng thể Nguồn: FAO, 2007 Sơ đồ 3 mô tả mạng lưới chuỗi cung tổng thể hoàn chỉnh, mỗi doanh nghiệp đặt trong một lớp mạng và thuộc về ít nhất một chuỗi cung. Các tác nhân khác trong mạng ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi, do đó những gì xảy ra trong giao dịch giữa hai doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hai đối tác liên quan mà còn trên các kết quả của các mối quan hệ khác trong chuỗi và mạng lưới chuỗi cung tổng thể. Các tổ chức có thể đóng vai trò khác nhau trong các thiết lập chuỗi khác nhau, có thể là hợp tác hoặc là đối thủ cạnh tranh của nhau. Chuỗi cung là một chuỗi những quá trình mà nó cung cấp hàng hóa từ người này sang người khác. Một chuỗi cung là mạng lưới của những sự lựa chọn từ việc sản xuất đến phân phối. Chúng bao gồm những chức năng như: mua sắm vật tư, vận chuyển những vật tư này đến các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, phân phối những sản phẩm cuối cùng đến tận tay người tiêu dùng. 1.1.3. Chức năng của chuỗi cung Các chuỗi cung có một số chức năng hỗ trợ quá trình tạo ra giá. Đó là: - Công tác hậu cần và việc bảo quản sản phẩm. - Quản lý thông tin. - Thống nhất các tiến trình thông qua việc quản lý các mối quan hệ. SVTH: Lê Thị Ái Liên 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan