Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình...

Tài liệu Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

.PDF
68
200
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hằng Lớp: K43N KTNN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, Tháng 05/2013 ii ii Lời Cảm Ơn Hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này là sự tổng hợp kiến thức và kết quả học tập trong các năm học vừa qua. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và viết đề tài em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế. Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo đã giảng dạy em trong những năm học qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn cô PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà đã hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Quảng Trạch Tỉnh Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian nghiên cứu vừa qua, cung cấp tư liệu cần thiết cho em trong việc thực hiện đề tài này. Vì điều kiện thời gian còn hạn chế, kiến thức có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên trong bài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô. Huế, tháng 5 năm 2013 SVTH: Phan Thị Hằng iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục viết tắt.............................................................................................................v Danh các sơ đồ................................................................................................................vi Danh mục các bảng biểu................................................................................................vii Tóm tắt nghiên cứu...................................................................................................... viii I.ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài:..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ..............................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM ..........................4 1.1. Lý luận chuỗi cung:...........................................................................................4 1.2. Lý luận chung về nuôi trồng thủy sản:..............................................................5 1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung sản phẩm Tôm ................................................6 1.3.1. Mô tả chuỗi cung ........................................................................................6 1.3.2 Phân tích chuỗi: ...........................................................................................8 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm Tôm ..................................13 1.4.1 Nhóm nhân tố vĩ mô ..................................................................................13 1.4.2 Nhóm nhân tố vi mô:.................................................................................13 1.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng: ..............................................................................14 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH.........................................................................................................16 2.1 Một số đặc điểm cơ bản của huyện Quảng Trạch............................................16 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.................................................................16 2.1.1.1 Vị trí địa lý:.........................................................................................16 2.1.1.2 Địa hình: .............................................................................................16 2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn:...............................................................................16 2.1.2. Đăc điểm về kinh tế xã hội .......................................................................17 2.1.2.1.Đất đai.................................................................................................17 2.1.2.2. Dân số và lao động ............................................................................18 iv 2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ......................................................................19 2.2.2. Biến động sản lượng và giá trị sản lượng thủy sản của huyện.................20 2.2.3 Tình hình tiêu thụ Tôm của huyện ............................................................21 2.3 Chuỗi cung sản phẩm Tôm nuôi của các hộ điều tra .......................................21 2.3.1 Mô tả chuỗi cung .......................................................................................22 2.3.1.1 Chuỗi cung các yếu tố đầu vào ...........................................................22 2.3.1.2 Chuỗi cung đầu ra của tôm .................................................................24 2.3.2 Phân tích chuỗi ..........................................................................................27 2.3.2.1 Quá trình tạo giá trị.............................................................................27 2.3.2.2. Quan hệ hợp tác trong chuỗi..............................................................28 2.3.2.3 Chênh lệch giá ....................................................................................30 2.3.2.4 Giá cả và phương thức thanh toán ......................................................31 2.3.2.5 Dòng thông tin trong chuỗi.................................................................32 2.3.2.6 Khó khăn trong tiêu thụ .....................................................................34 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung sản phẩm Tôm nuôi ở Quảng Trạch...36 2.3.3.1. Nhân tố thuận lợi ...............................................................................36 2.3.3.2. Những nhân tố tác động bất lợi .........................................................38 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI HUYỆN QUẢNG TRẠCH ......................................................43 3.1 Định hướng và mục tiêu...................................................................................43 3.1.1 Định hướng phát triển ...............................................................................43 3.2 Các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm Tôm nuôi trên địa bàn huyện44 3.2.1 Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp, nhà chế biến với các đơn vị NTTS ..................................................................................44 3.2.2. Giải pháp thị trường .................................................................................45 3.2.3 Nâng cao chất lượng thủy sản ở khâu nuôi trồng......................................46 3.2.4. Vệ sinh an toàn thực phẩm .......................................................................48 3.2.5. Tăng cường công tác thông tin thị trường................................................49 3.2.6. Chính sách về vay vốn..............................................................................49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................50 1. Kết luận..................................................................................................................50 2. Kiến nghị................................................................................................................51 2.1. Đối với chính quyền địa phương và cấp tỉnh:.................................................51 2.2. Đối với các nhà thu gom, doanh nghiệp chế biến: ..........................................51 2.3. Đối với các hộ nuôi Tôm: ...............................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NTTS : Nuôi trồng thủy sản SL : Sản lượng ĐVT : Đơn vị tính LN : Lợi nhuận GO : Giá trị sản xuất VA : Giá trị gia tăng IC : Chi phí trung gian DNTN : Doanh nghiệp tư nhân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung cạnh tranh ...................................................................................6 Sơ đồ 1.2: Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung ............................................................9 Sơ đồ 1.3: Mô hình tạo ra giá trị của một doanh nghiệp .................................................9 Sơ đồ 1.4: Chuỗi cung sản phẩm Tôm thẻ và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ........24 qua các kênh. .................................................................................................................24 Sơ đồ 1.5:Dòng thông tin chuỗi cung sản phẩm Tôm thẻ ở Quảng Trạch....................33 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Tình hình sử dụng đất đai huyện Quảng Trạch ..............................................17 Bảng 2 : Tình hình dân số và lao động của huyện ........................................................18 Bảng 3: Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện .........................................................20 Bảng 4: Sản lượng và giá trị sản lượng thủy sản của huyện .........................................20 Bảng 5: Chế biến và xuất khẩu thủy sản của huyện ......................................................21 Bảng 6: Chênh lệch giá bán Tôm ..................................................................................30 Bảng 7: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các hộ ........................................................41 viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Khái quát hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung. - Đánh giá thực trạng chuỗi cung sản phẩm Tôm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cung sản phẩm Tôm nuôi trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Số liệu thứ cấp: Các số liệu từ phòng nông nghiệp, phòng thống kê, tạp chí thủy sản và các sách báo có liên quan… Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tr 30 hộ nuôi Tôm và 10 nhà thu gom Tôm trên địa bàn huyện nhằm thu thập và xử lý số liệu. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phương pháp điều tra chọn mẫu - Phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp sơ đồ - Phương pháp phân tích chuỗi cung Kết quả đạt được: - Với mục tiêu phát triển ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, hàng năm sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên. - Việc tiêu thụ sản phẩm Tôm nuôi của các hộ chủ yếu thông qua thu gom. - Thông tin về thi trường, giá cả còn nghèo nàn, người dân bị ép giá, ép cấp dưới nhiều hình thức. - Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm trên địa bàn huyện: giải pháp thị trường, giải pháp chính sách, giải pháp vệ sinh an toàn thực phẩm… Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau hơn hai thập kỷ phát triển, ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển với tốc độ cao và hiện nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát huy nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm gần đây ngành Nuôi Trồng Thuỷ Sản (NTTS) của Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, đem lại thu nhập đáng kể cho địa phương và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Trong nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là nghề chính và quan trọng, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong nuôi trồng thủy sản và trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành. Từ khi nghề nuôi tôm xuất hiện không chỉ mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước mà còn góp phần đáng kể vào sự thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo, giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân. Ngoài ra, hàng năm xuất khẩu tôm tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế của ngành thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Quảng Trạch là một tỉnh nằm phía Bắc tỉnh Quảng Bình, huyện có hệ thống giao thông và sông ngòi chằng chịt kết hợp với cửa biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản. Để khai thác tiềm năng kinh tế biển, phát huy thế mạnh vể biển, ao hồ, sông ngòi để phát triển thủy sản, tiếp tục xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, huyện đã xây dựng đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 20112015. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi Tôm nói riêng trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng và tăng trưởng khá nhanh về năng suất và sản lượng, đã đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng đối tượng nuôi cũng như hình thức nuôi . Bên cạnh nhiều thành công, trong nhiều năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản cũng đối mặt với nhiều thách thức. Nuôi trồng thuỷ sản vẫn có mặt tiêu cực đặc biệt về vấn đề ô nhiễm môi trường. Vấn nạn nuôi tôm thiếu quy hoạch, tràng lan đã gây SVTH: Phan Thị Hằng 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà nhiều tổn thất về kinh tế cho nhà nước, cho các hộ nuôi tôm và dịch bệnh hoành hành, ô nhiễm môi trường không kiểm soát được. Thị trường trong nước vẫn cón nhiều bất cập như hệ thống kênh tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Sau khi có sản phẩm thu hoạch thì hầu hết các sản phẩm đó đều phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các nhà thu gom nhỏ ở địa phương, ở ngoài tỉnh và các doanh nghiệp tư nhân nên hiện tượng ép giá xảy ra thường xuyên. Hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc chế biến và bảo quản sản phẩm của các nhà thu gom còn gặp nhiều hạn chế, việc tiếp cận với thông tin thị trường của các hộ nông dân là rất hạn chế, đặc biêt quan hệ hợp tác giữa các hộ nông dân với những nhà thu gom và giữa các nhà thu gom với các doanh nghiệp và các công ty chế biến xuất khẩu vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập. Do đó, vấn đề cần đặt ra là cần có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề sản xuất, tiêu thụ tôm trên thị trường để đưa nghề nuôi Tôm của huyện phát triển ngày càng có hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa chuỗi giá trị sản phẩm Tôm trên địa bàn huyện. Xuất phát từ thực thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Chuỗi cung sản phẩm Tôm nuôi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: a, Mục đích chung: Trên cơ sở phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. b, Mục đích cụ thể: - Khái quát hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi cung. - Đánh giá thực trạng chuỗi cung sản phẩm Tôm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm Tôm nuôi Tôm trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng kinh tế xã hội trong mối quan hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. SVTH: Phan Thị Hằng 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà - Phương pháp điều tra chọn mẫu: sử dụng phương pháp điều tra chọn mấu ngẫu nhiên với kích thước mẫu là 40. Trong đó có 30 hộ nuôi tôm và 10 nhà thu gom Tôm. - Phương pháp phân tổ thống kê: sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu điều tra được, qua đó nhận biết tính quy luật của quá trình sản xuất. - Phương pháp so sánh: dùng các phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng… của các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp sơ đồ: sử dụng các sơ đồ để mô tả các kênh tiêu thụ Tôm từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. - Phương pháp phân tích chuỗi cung: để phân tích chuỗi cung sản phẩm Tôm từ người cung ứng các yếu tố đầu vào cho đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm Tôm nuôi trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu: huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp 2010-2012; số liệu sơ cấp năm 2012. Trong điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên bản thân chỉ đi sâu nghiên cứu 2 xã nuôi Tôm tiêu biểu trên địa bàn huyện. Quá trình nghiên cứu không thể không có những thiếu sót, nhược điểm, bản thân rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. SVTH: Phan Thị Hằng 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM 1.1. Lý luận chuỗi cung: Chuỗi cung: Là tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau. Trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuổi này được bắt đầu từ việc khai thác nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nói cách khác chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Các yếu tố trong chuỗi cung: - Nhà sản xuất : là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm. - Nhà phân phối (nhà bán sĩ): là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuât và phân phôi sĩ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản phẩm với số lượng lớn hơn so với người tiêu dùng thông thường mua. - Nhà bán lẻ : bán cho khách tiêu dùng cuối cùng. - Khách hàng : là bất kỳ cá nhân/công ty nào mua và sử dụng sản phẩm. - Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho nhà xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần. Quản trị chuổi cung: - Quản trị chuổi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và tương lai. - Phân tích chuỗi cung trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm khi chúng ta sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị SVTH: Phan Thị Hằng 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà trường. Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi. Nói cách khác trước khi sản xuất nông dân cần phải xác định rõ ràng sản xuất để bán cho ai? Nguyên tắc của thị trường là tiêu dùng quyết định sản xuất – Sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường. 1.2. Lý luận chung về nuôi trồng thủy sản: - Thủy sản là những sản vật khai thác được trong môi trường nước, có thể thông qua hoặc không thông qua khâu nuôi trồng. Các sản vật này chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là động vật và thực vật. - Nuôi trồng thủy sản là gì? Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng khá rộng rãi để chỉ việc nuôi các động vật thủy sinh (cá - fish, thủy sinh vật có vỏ - shellfish) và thực vật thủy sinh (rong biển – seaweeds) nuôi trong môi trường nước ngọt và lợ. Theo cách nói khác Nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác ở môi trường nước (farming in water). Tuy nhiên, khi nói về Nuôi trồng thủy sản cũng có thể phân chia chúng theo các nhóm khác nhau, nếu dựa theo: + Kỹ thuật nuôi hay hệ thống nuôi thì có: nuôi ao, nuôi lồng, bè, nuôi nước chảy, nuôi đăng quầng… + Theo đối tượng nuôi thì có: nuôi cá, nuôi tôm, nuôi sò, nuôi rong biển… + Môi trường nuôi thì có: nuôi nước ngọt, nuôi nước mặn. nuôi nước lợ… + Theo tính chất môi trường nuôi thì có nuôi vùng nước lạnh, nuôi vùng nước ấm, nuôi vùng cao, nuôi vùng đồng bằng, nuôi nộ địa, nuôi ven biển… Ngoài ra, cũng có những định nghĩa khác về nuôi trồng thủy sản như: - Nuôi trồng thủy sản là bất kỳ những tác động nào của con người làm cải thiện sự sinh trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nào đó. - Nuôi trồng thủy sản là là một hay nhiều tác động (của con người) làm ảnh hưởng tới chu kỳ sống của của sinh vật nào đó. - Theo FAO (1993): Nuôi trồng thủy sản là canh tác các thủy sinh vật bao gồm cá (fish), nhuyễn thể (Molluscs), giáp xác (Crustacens) và thủy thực vật (Aquatic plants). Canh tác có nghĩa là một dạng tác động vào quá trình ươm nuôi để nâng cao năng suất như thả giống thường xuyên, cho ăn, ngăn chặn dịch bệnh gây hại… SVTH: Phan Thị Hằng 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà 1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung sản phẩm Tôm 1.3.1. Mô tả chuỗi cung Chuỗi cung là một chuỗi những quá trình mà nó cung cấp hàng hóa từ người này sang người khác. Một chuỗi cung là một mạng lưới của những sự lựa chọn từ việc sản xuấ đến việc phân phối. Chúng bao gồm những chức năng như: mua sắm vật tư, vận chuyển những vật tư này tới đến các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, phân phối những sản phẩm cuối cùng này đến tay người tiêu dùng. - Chuỗi cung các yếu tố đầu vào: Chuỗi cung các yếu tố đầu vào bao gồm các yêu tố sau: + Thức ăn nuôi Tôm. + Giống Tôm + Dầu chạy máy, vôi… NGƯỜI TIÊU DÙNG NHÀ P.PHỐI/QUẦY B.LẼ NHÀ CHẾ BIẾN CHUỖI CUNG CẠNH TRANH NHÀ SẢN XUẤT NHÀ C.CẤP YẾU TỐ ĐẦU VÀO Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung cạnh tranh Thực chất của việc phân tích chuỗi cung là việc phân tich chuỗi quá trình tiêu thụ sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Một chuỗi cung về bản chất có 3 phần chính: cung cấp, sản xuất và phân phối. + Cung tập trung vào: Bằng cách nào( How), từ đâu( Where from) và khi nào(When) vật tư được mua và cung cấp tới cho người sản xuất. SVTH: Phan Thị Hằng 6 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà + Các nhà sản xuất biến đổi những vật tư này trong quá trình sản xuất để chúng trở thành sản phẩm cuối cùng. + Việc phân phối đảm bảo rằng những sản phẩm cuối cùng này sẽ được đưa tới những khách hàng cuối cùng thông qua một mạng lưới các nhà cung cấp, các cửa hàng và những người bán lẽ. - Chuỗi cung các yếu tố đầu ra: THÀNH PHẦN TRONG CHUỖI CUNG Thành phần tham gia trong chuỗi cung là những người tham gia vào quá trình xử lý một sản phẩm kể từ khi sản phẩm đó rời nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng. Họ là những người nối kết người sản xuất với người tiêu dùng. Họ bao gồm: Những người thu gom nhỏ: Người thu gom nhỏ là những thương nhân nhỏ ở trong khu vực sản xuất hoặc những địa bàn lân cận và rất cơ động. Họ thường đến các thôn, làng mua sản phẩm trực tiếp của các hộ nông dân sau đó bán lại cho những người bán buôn hoặc người bán lẽ ngay tại địa bàn và có thể tại những khu vực lân cận. Họ kinh doanh ngoài Tôm ra còn có nhiều loại sản phẩm cùng một lúc và luôn hướng tới cơ hội mang lại lợi ích tốt nhất cho họ. Nguồn vốn của những người thu gom nhỏ rất hạn chế, khối lượng bán hàng trong một thời điểm không nhiều và thường sử dụng những phương tiện vận chuyển thô sơ. Thu gom lớn:(Thương nhân đầu mối) Những người này còn được gọi là người buôn bán sơ cấp, vì họ thường mua hàng từ nông dân và người thu gom rồi bán cho người bán buôn thứ cấp. Chức năng chính của họ là gom hàng để bán cho các cơ sở, nhà máy xí nghiệp hoặc những nhà buôn lớn – những người không có thời gian gom từng lượng hàng nhỏ từ người sản xuất và thu mua đơn lẽ. Trong một số trường hợp, họ cũng có thể cung cấp hàng cho những người bán lẽ tại địa phương, họ có thể sở hữu hoặc thuê xe ô tô vận chuyển và các kho chứa hàng nhỏ. Người bán buôn: Những người bán buôn thường bán một lượng hàng lớn hơn người thu gom và thương nhân đầu mối, điều quan trọng là họ cất trữ và bảo quản lượng Tôm đã mua. SVTH: Phan Thị Hằng 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà Những thương nhân bán buôn này chủ yếu cung cấp hàng cho các thị trường tập trung có nhiều đầu mối bán lẽ và người tiêu dùng. Đôi khi họ mua hàng trực tiếp từ người nông dân và người thu thu mua nhưng chủ yếu vẫn là thu gom từ các thương nhân đầu mối và những người bán buôn khác. Những người bán buôn này thường bán lại hàng cho những người bán lẽ. Người bán lẽ: Nhà bán lẽ là những người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. Bán lẽ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà bán sỉ rồi sau đó chia nhỏ và bán lẽ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẽ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. Vai trò của nhà bán lẽ cực kỳ quan trọng bởi vì ngay tại điểm bán lẽ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẽ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời người bán lẽ cũng chính là người nắm bắt được thực tế nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khác hàng. Nhà chế biến: Nhà chế biến có thể là một cá nhân, nhà may, xí nghiệp hoặc công ty tham gia vào quá trình chuyển hóa nông sản, thủy sản. Họ có thể sử dụng phương pháp truyền thông, tập trung nhiều lao động hoặc sử dụng các trang thiết bị cỡ lớn, hiện đại. Những cơ sở sản xuất lớn thường có kho lớn chứa nguyên liệu thô nhằm đảm bảo hoạt động chế biến liên tục và tận dụng tối đa công suất trang thiết bị trong những kỳ trái vụ. 1.3.2 Phân tích chuỗi: - Quá trình tạo giá trị: Trong khi bị điều khiển bởi người khách hàng cuối cùng, các chuỗi cung được hình thành bởi nhiều khách hàng trung gian, mỗi một khách hàng trong chuỗi phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng phía trên họ. Bởi thế, khi làm nhưng điều này họ đã tạo ra giá trị cho chuỗi. Như vậy, một quá trình tạo giá trị xảy ra trong toàn bộ chuỗi với mục tiêu là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng. SVTH: Phan Thị Hằng 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà NHU CẦU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG NGƯỜI TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG TRUNG GIAN VÀ CÁC NHÀ CUNG CẤP TẠO GIÁ TRỊ TẠO GIÁ TRỊ NHÀ CUNG CẤP Sơ đồ 1.2: Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung Đối với một doanh nghiệp thì quá trình tạo giá trị thể hiện như sau: Sơ đồ 1.3: Mô hình tạo ra giá trị của một doanh nghiệp CÁC NGUỒN LỰC CỦA DN Liên kết các nhà cung cấp đầu vào  Vật chất và tự nhiên  Vốn  Nhân lực  Năng lực đổi mới Các hoạt động của nhà sản xuất Liên hệ khách hàng  Mua đầu vào  Chế biến sản phẩm  Các quầy bán sản  Hậu cần đầu vào  Củng cố sản phẩm phẩm  Bảo dưỡng sản phẩm (Lau chùi, phân loại)  Hậu cần đầu ra  Bảo dưỡng sản phẩm (đảm bảo chất lượng) Lợi nhuận của doanh nghiệp Sơ đồ 1.3: Mô hình tạo ra giá trị của một doanh nghiệp SVTH: Phan Thị Hằng 9 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà Các hộ sản xuất hay doanh nghiệp có thể hoạt động tại bất cứ vị trí nào trong chuỗi như: đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối hay là bán lẽ. Ở bất kì vị trí nào trong chuỗi, các nguyên tắc tạo giá trị vẫn tương tự nhau. Trước hết, doanh nghiệp sẽ phải có một hệ thống nguồn lực có thể sử dụng để tạo ra giá trị. Các nguồn lực này có thể là vật chất hay tự nhiên, vốn và nhân lực. Khả năng tậ dụng tối đa các nguồn lực này của doanh nghiệp tùy thuộc vào khả năng cải tiến của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài nguyên và khả năng sáng tạo của mình để tạo ra giá trị cho các khách hàng trung gian và từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận. Giá trị được tạo ra chủ yếu thông qua các hoạt động của doanh nghiệp nhưng giá trị có thể nâng cao bằng các liên hệ với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào. Doanh nghiệp tạo ra giá trị thông qua chế biến sản phẩm hay nâng cao, hoàn thiện sản phẩm( phân loại, đóng gói hay giới thiệu). Các mối liên kết này đối với nhà cung cấp đầu vào có liên quan tới hoạt động mua bán và công tác hậu cần đầu vào. Việc bảo trì sản phẩm cuối cùng để đảm bảo chất lượng cũng phải liên hệ với công tác hậu cần đầu ra. - Các chức năng của chuỗi: Các chuỗi cung có một số chức năng hỗ trợ quá trình tạo giá: + Công tác hậu cần và việc bảo quản sản phẩm. + Quản lý thông tin. +Thống nhất các tiến trình thông qua các mối quan hệ. Trong quá trình tạo giá trị, các chuỗi cung có chức năng hậu cần. Trong đó các sản phẩm được chuyển từ một điểm ở chuỗi này sang điểm kế tiếp có hiệu quả về thời gian và chi phí , trong khi được đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình đóng gói, vận chuyển và làm lạnh. Thông tin trong đổi lên xuống trong chuỗi, nó liên kết các nhà cung cấp và các khách hàng trung gian với nhu cầu của thị trường thông qua các yếu tố như dạng sản phẩm, số lượng và chất lượng yêu cầu và liên kết thị trường với các nhà cung cấp. Các chuỗi cung cũng có chức năng điều phối các quy trình hoạt động trong chuỗi. SVTH: Phan Thị Hằng 10 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà - Định hướng và kiểm soát chuỗi: Các chuỗi được điều hành bởi một hay 2 người đứng đầu. người này xác định nhu cầu của thị trường và điều phối các nguồn của chuỗi để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đó. Những người lãnh đạo chuỗi đặt ra những tiêu chuẩn, kiểm soát các quá trình và dòng thông tin trong chuỗi. Họ được hưởng lợi từ việc thực hiên các chức năng đó. Các chuỗi hay bộ phận của chuỗi có thể là hợp tác hay cơ hội trong hoạt động, với định hướng được quy định bởi các sức mạnh kinh tế cơ bản điều khiển ngành sản xuất mà ở đó các chuỗi hoạt động. Các chuỗi hợp tác có khuynh hướng ổn định, có những tiêu dùng trung thành và cam kết dài hạn giữa các thành viên trong chuỗi cùng làm việc để đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng này. Những chuỗi như vậy thực sự tuân theo thị trường và có định hướng chuỗi cung, trong đó các thành viên trong chuỗi xem các tổ chức trên hay dưới họ như những người đồng minh và xem các chuỗi cung khác nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng như nhau là những đối thủ cạnh tranh. Các thành viên trong chuỗi cơ hội thì ngược lại, có khuynh hướng xem những thành viên của chuỗi trên hay dưới mình là những đối thủ cạnh tranh, vì thế không đảm bảo được mức độ cam kết cao trong chuỗi. Những chuỗi như vậy thì phản ứng rất mạnh với thị trường và nếu các thị trường mà chúng hoạt động là không ổn định thì bản thân các chuỗi cũng sẽ không ổn định. Các thành viên trong chuỗi sẽ hợp nhất lại thành một khối tận dụng các cơ hội xuất hiện trên thị trường và khi cơ hội này mất đi thì họ lại phân tán ra. Do sự khác biệt về định hướng phát triển của chuỗi, các mối quan hệ trong chuỗi có thể bao quát một miền rộng lớn từ hợp tác đến cơ hội, mối quan hệ có thể là “ với mới tới” (thị trường mở) hay có dính líu (hợp đồng) hay rất gần ( các khối liên minh chiến lược thậm chí các công ty liên doanh). Kiểu quan hệ trong suốt chuỗi phụ thuộc vào khuynh hướng của chuỗi và của trưởng chuỗi. - Các trở ngại cho hoạt động của chuỗi: Sự hoạt động của chuỗi cung thường gặp 4 trở ngại sau: SVTH: Phan Thị Hằng 11 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà ♦ Thiếu định hướng chuỗi cung: Nếu một chuỗi cung không có định hướng chuỗi cung thì nó sẽ trở thành một chuỗi mang tính cơ hội và các đối tác không được tập trung vào người tiêu dùng và không cùng nhau tạo ra giá trị cho người tiêu dùng. Các mối quan hệ trong chuỗi có thể mang tính đối địch, các cấp theo chiều dọc của chuỗi không không cùng nhau hoạt động để đảm bảo sự tương hỗ liền mạch của cá quy trình và việc tạo giá trị tập trung và người tiêu dùng trong chuỗi. ♦ Thiếu hụt các nguồn lực của chuỗi : Thiếu hụt nguồn lực( đầu vào và cả đầu ra) của chuỗi có thể gây khó khăn cho hoạt động của chuỗi. Việc thiếu hụt nguồn lực có thể là do nguồn lực tự nhiên không có lợi thế cạnh tranh hơn các chuỗi khác; do thiếu hụt về vốn về nguồn nhân lực.. Sự thiếu hụt các yếu tố trên sẽ gây cản trở cho các thành viên trong chuỗi trong việc thực hiện quá trình tao giá trị. ♦ Các luồng thông tin trong chuỗi không thỏa đáng có thể gây khó khăn cho hoạt động của chuỗi. Trong chuỗi có định hướng chuỗi cung, các trương chuỗi có trách nhiệm đảm bảo thông tin về khách hàng và các nhu cầu về sản phẩm thông suốt trong chuỗi và có thể thực hiện các chức năng để các thành viên trong chuỗi thấy được cách nuôi trồng, chế biến, xử lý hay tiêu thụ sản phẩm. Trong chuỗi mang tính cơ hội thì giá cả có khuynh hướng không rõ ràng và đứt quảng trong suốt chuỗi. Do các mối quan hệ giữa các cấp tong chuỗi có khuynh hướng đối địch nhau, một cấp trong chuỗi không được khuyến khích tham gia chia sẽ thông tin với cấp bên dưới. Dòng thông tin nghèo nàn cũng có thể là một kết quả nếu như chuỗi quá dài, tức là quá trình chế biến lâu, trong chuỗi có nhiều móc xích và sản phẩm được vận chuyển trong những quảng đường dài. Sẽ rất khó khăn cho hoạt động của chuỗi nếu như các hệ thống thông tin liên lạc không phù hợp, tức là các mắt xích đầu chuỗi không nhận được yêu cầu của các mát xích phía sau. ♦ Cơ sở hạ tầng không đầy đủ: Công tác hậu cần và cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng gây trở ngại cho sự hoạt động của chuỗi cung. Điều này bao gồm sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng như đường sá, SVTH: Phan Thị Hằng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan