ÑAÏI HOÏC HUEÁ
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ
KHOA KINH TEÁ VAØ PHAÙT TRIEÅN
----- -----
KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP
CHUYEÅN DÒCH CÔ CAÁU KINH TEÁ NOÂNG NGHIEÄP
THEO NGAØNH TAÏI HUYEÄN NGA SÔN TÆNH THANH HOÙA
Giaûng vieân höôùng daãn:
Sinh vieân thöïc hieän:
Th.S Phan Thò Nöõ
Traàn Thò Kim Anh
Lôùp: K44 KTNN
Huế 05/2014
Lời Cảm Ơn
Trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứ
u bên cạnh những nỗlự
c của bản thân,
tôi đã nhận được nhiều sựgiúp đỡ,hỗtrợtừthầy cô, gia đình, bạn bè và các cán bộ
làm việc tại cơ quan thực tập.
Đểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏlòng biết ơn sâu ắ
sc tới Cô
giáo Th.S Phan ThịNữđã tận tình giúp đỡ,định hướng đềtài, cung cấ
p những tài liệu
cần thiết và những chỉdẫn hết sứ
c quý báu đã giúp tôi giải quyết những vư
ớng mắ
c
gặp phải.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầ
y cô Trường Đại học kinh tếHuế, là những
người trong suốt quá trình học đã truyền thụkiến thức chuyên môn làm nền tảng
vững chắ
c đểtôi hoàn thành tốtkhóa luận.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu ắ
sc đến các bác, các chú và các anh chịđang
công tác tại Phòng NN&PTNT huyện Nga Sơn ãđ nhiệt tình giúp đỡtôi trong quá trình
thực tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn ớ
ti toàn thểgia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh, ủng hộvà động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thểhoàn thành tốt công
việc họ
c tập, nghiên cứ
u và thực hiện khóa luận tốtnghiệp.
Mặc dù bản thân đã cốgắng và tâm huyết với công việc nhứng chắc chắn không
tránh khỏi nhứng sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và độ
ng viên của Thầ
y,
Cô và các bạn sinh viên đểkhóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần ThịKim Anh
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài. .........................................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu. ...................................................................................................2
3.Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................3
4.Phạm vi nghiên cứu. .....................................................................................................3
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4
1.1.Những vấn đề chung về nông nghiệp ........................................................................4
1.1.1.Vai trò của nền nông ngiệp trong nền kinh tế quốc dân.........................................4
1.1.2.Đặc điểm của nông nghiệp .....................................................................................5
1.1.2.1. Đặc điểm chung ..................................................................................................5
1.1.2.2.Đặc điểm riêng ....................................................................................................8
1.2.Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế......................................................................................................................10
1.2.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế......................................................................................10
1.2.2.Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................................................12
1.2.3.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................12
1.2.4.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............................................13
1.2.5. Đặc trưng chủ yếu của cơ cấu kinh tế nông nghiệp............................................14
1.2.5.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. .................................14
1.2.5.2.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử, xã hội nhất định. .....................15
1.2.5.3.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động và phát triển theo hướng
ngày càng hoàn thiện hợp lý và có hiệu quả hơn ..........................................................15
1.2.6.Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...........................................16
SVTH: Trần Thị Kim Anh
ii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
1.2.7.Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ............17
1.2.8.Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp ................................................20
1.2.8.1.Cơ cấu kinh tế theo ngành .................................................................................20
1.2.8.2.Cơ cấu vùng lãnh thổ.........................................................................................21
1.2.8.3.Cơ cấu thành phần kinh tế .................................................................................21
1.2.9.Xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu KTNN ..................................................22
1.3. Hệ tống chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ............................................................................................................................24
1.3.1 Chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu giá trị sản xuất. ............................................................24
1.3.2 Sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp..................................................25
1.3.3 Cơ cấu sử dụng đất ...............................................................................................25
1.3.4 Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm..............................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN THEO NGÀNH
HUYỆN NGA SƠN GIAI ĐOẠN 2010-2013 ..............................................................27
I.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...............................................................................27
1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ..............................................................................27
1.2.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................27
1.2.1.Địa hình ................................................................................................................27
1.2.2.Khí hậu .................................................................................................................27
1.2.3.Thủy văn ...............................................................................................................28
1.2.4.Thổ nhưỡng ..........................................................................................................28
1.2.5.Tài nguyên khoáng sản. ........................................................................................28
1.3.Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................28
1.3.1.Hiện trạng sử dụng đất..........................................................................................28
1.3.2.Tình hình dân số và lao động ...............................................................................29
1.3.3.Giáo dục – văn hóa – y tế xã hôi ..........................................................................30
1.3.4. Cơ sở hạ tầng. ......................................................................................................32
II.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở huyện Nga Sơn. 33
2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế ở huyện Nga Sơn .............33
2.1.1Cơ cấu GTSX các ngành kinh tế của huyện Nga Sơn...........................................33
SVTH: Trần Thị Kim Anh
iii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
2.1.2.Cơ cấu GTSX ngành Nông- Lâm – Thủy sản huyện Nga Sơn ............................34
2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp thuần túy ....................36
2.2.1.Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành trồng trọt ..........................................37
2.2.2Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi. .........................................39
2.3.Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp ........................................................40
2.4.Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản .............................................................42
2.5.Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Nga Sơn..... 44
2.5.1.Kết quả đạt được...................................................................................................44
2.5.2.Những vấn đề còn tồn tại......................................................................................45
2.5.3. Nguyên nhân........................................................................................................46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH CỦA HUYỆN NGA SƠN......................................47
I.Định hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Nga Sơn đến năm 2015........ 47
1.1.Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn ở nước ta ..........47
1.2.Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Nga Sơn đến năm 2015 .....47
1.3.Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Nga Sơn .........48
II.Những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN theo ngành ở huyện Nga Sơn.....50
2.1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá........ 50
2.2. Giải pháp về thị trường...........................................................................................51
2.3. Giải pháp về vốn.....................................................................................................53
2.4. Giải pháp về ruộng đất ...........................................................................................54
2.5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ....................................55
2.6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp..............55
2.7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông ..........................................................................56
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................58
I.Kết luận .......................................................................................................................58
II.Kiến nghị....................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
SVTH: Trần Thị Kim Anh
iv
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
HTX
Hợp tác xã
GTSX
Giá trị sản xuất
KTNN
Kinh tế nông nghiệp
CN
Công nghiệp
NN
Nông nghiệp
XD
xây dựng
TN- KT- XH Tài nguyên, kinh tế, xã
NTM
SVTH: Trần Thị Kim Anh
Nông thôn mới
v
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Nga Sơn năm 2013 ................................................29
Bảng 2: Tình hình lao động của huyện Nga Sơn giai đoạn 2010-2013.................................... 29
Bảng 3: Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Nga Sơn (2010-2013)........................................ 33
Bảng 4: Cơ cấu GTSX ngành nông – lâm – thủy sản huyện Nga Sơn (2010-2013)............... 34
Bảng 5: Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp thuần túy năm ( 2010- 2013) ...............................36
Bảng 6: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng................................................................................37
Bảng 7: Năng suất các loại cây trồng chủ yếu ............................................................................ 38
Bảng 8: Cơ cấu số lượng gia súc, gia cầm của huyện Nga Sơn giai đoạn (2010-2013 ) ...... 39
Bảng 9: Diện tích trồng rừng và sản lượng gỗ khai thác............................................................40
Bảng 10: Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp ................................................................................41
Bảng 11: Diện tích và sản lượng ngành thủy sản ....................................................................... 42
Bảng 12: Cơ cấu GTSX ngành thủy sản .....................................................................................43
Bảng 13: Các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Nga Sơn (2010-2013).................................... 44
SVTH: Trần Thị Kim Anh
vi
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Huyện Nga Sơn nằm ở phia Đông Bắc của tỉnh Thanh hóa, là huyện Thuần
nông nên cơ cấu GDP các ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù
trong những năm qua, kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực là tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành
nông – lâm – thủy sản nhưng nhìn chung sự phát triển kinh tế còn chưa cao. Cùng với
xu thế chung của đất nước, vấn đề đặt ra cho huyện Nga Sơn là cần chuyển nền nông
nghiệp lạc hậu,tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa, từng bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Vì vậy trong thời gian thực tập và nghiên cứu số liệu tại địa phương tôi đã chọn
đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tại huyện Nga Sơn”.
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu của cơ cấu KTNN theo ngành
huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa và xu hướng chuyển dịch trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của cả nước. Qua đó có thể đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ
cấu KTNN theo ngành của huyện, đồng thời thấy được những mặt còn hạn chế. Từ đó
đưa ra những quan điểm, phương pháp, mục tiêu và các giải pháp nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành của huyện Nga Sơn theo
hướng tích cực.
Trong những năm qua thực hiện chủ trương của Đảng, huyện Nga Sơn đã có
nhiều cố gắng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng phát triển tiềm năng
của huyện, cụ thể:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực, giảm tỷ trọng ngành nônglâm- thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Nông- lâm- thủy
sản 38,7% giảm 0,9%. Công nghiệp xây dựng 28,5% tăng 0,8%, dịch vụ thương mại
32,8% tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng
tích cực, ổn định diện tích lương thực, tăng nhanh diện tích cây lâu năm. Chuyển đổi
cây trồng phù hợp với từng vùng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn huyện. Chăn
nuôi phát triển theo hướng ổn định đàn trâu bò và tăng nhanh đàn lợn và gia cầm.
SVTH: Trần Thị Kim Anh
vii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
Ngư nghiệp đang được chú trọng đầu tư về công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi
trồng thủy sản. Nhiều diện tích trồng lúa kém năng suất và chất lượng được thay bằng
hồ nuôi tôm càng xanh, cá đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản
tăng lên rõ rệt: năm 2013 là 660,99 ha tăng 126,29 ha so với năm 2010 là 534,7, tốc độ
tăng trưởng khá cao là 23,6%. GTSX cũng tăng lên rất nhanh chóng, năm 2010 là
29368 triệu đồng tăng lên là 44849 triệu đồng năm 2013.
Lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp,
nhưng trong những năm qua huyện cũng đã có nhiều chủ trương nhằm nâng cao diện
tích rừng trồng và sản lượng khai thác lâm sản.
Dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của nền nông
nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, GTSX ngành nông nghiệp không ngừng
tăng qua các năm. Dịch vụ phát triển đã thu hút được một khối lượng lớn lao động từ
nông nghiệp nông thôn và tạo ra một GTSX khá lớn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nền kinh tế huyện còn tồn tại nhiều hạn
chế và bộc lộ những thiếu sót. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu KTNN theo ngành diễn
ra còn chậm, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn cao. Đồng thời cơ chế quản lý chưa đồng
bộ nên hoạt động kinh tế còn nhiều bất cập. Tuy vậy, Đảng bộ và nhân dân huyện Nga
Sơn đang nỗ lực hết mình để khắc phục những tồn tại, thiếu sót và khai thác tốt tiềm
năng sẵn có của huyện nhằm xây dựng nền kinh tế huyện ngày càng phát triển.
SVTH: Trần Thị Kim Anh
viii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo
nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống
xã hội. Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp;
nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành
công nghiệp khác. Mặt khác đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản
xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước. Bên cạnh đó nền kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn chưa có được nền tảng để tạo đà phát triển. Vì thế phát triển nồng nghiệp luôn
giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta
khi trên 75% dân số chủ yếu sống ở vùng nông thôn, nghành nông nghiệp được ghi
nhận trở thành chỗ dựa của nền kinh tế với mức đóng góp 22% GDP ( năm 2012 ).
Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, năng suất thấp, đang đứng trước
những thách thức, khó khăn khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp chuyển biến chậm, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, phát triển...
Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp
có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có
tính bền vững cao. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo
tiêu chuẩn “dân giầu nước mạnh xã hội phồn vinh”. Trong cơ cấu nền kinh tế, nông
nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với
nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển,
đạt hiệu quả cao và bền vững thì việc xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý
với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế của quốc gia, và cả thế mạnh của vùng
không chỉ là yêu cầu có tình khách quan mà còn là một trong những nội dung chủ yếu
của quá trình CNH, HĐH đất nước.
Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Nga Sơn trong những
năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung cơ bản nền kinh tế của
SVTH: Trần Thị Kim Anh
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
huyện còn manh nặng tính thuần nông, mang tính chất cá thể nhỏ lẻ. Tính toán từ niên
giám thống kê huyện Nga Sơn năm 2013, trong cơ cấu GTSX của nhóm ngành nônglâm- thuỷ sản thì: ngành nông nghiệp thuần tuý chiếm 85,87%, ngành lâm nghiệp
chiếm 0,13%, ngành thuỷ sản chiếm 14%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thuần tuý:
ngành trồng trọt chiếm 53,55%, ngành chăn nuôi chiếm 43,35%, ngành dịch vụ nông
nghiệp chiếm 3,1%. Để khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng
thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp nông thôn, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp
với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nền nông nghiệp là một vấn đề quan trọng.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, việc chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp là
nhiệm vụ sẽ được tiếp tục và có vị trí trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế, xã
hội huyện Nga Sơn. Nhiệm vụ đó không chỉ liên quan đến dân cư nông thôn mà còn
tác động trở lại đến nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế chưa
caon nền kinh tế chủ yếu còn mang tính nông nghiệp thuần nông, tỉ trọng sản xuất
hàng hóa thấp. Việc đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất nông nghiệp còn hạn chế... Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm giúp kinh tế
nông nghiệp huyện Nga Sơn tìm ra những giải pháp , bước đi đúng trong những năm
tới đạt hiệu quả cao, tận dụng hết được thế mạnh cuả vùng, tôi đã chọn đề tài: “
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tại huyện Nga Sơn”.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết
được những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp của
đất nước ta nói chung và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát.
Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở để rút ra những mặt tích cực và hạn chế . Từ đó đưa ra
những giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở huyện một cách hợp lý, đạt mục tiêu đề ra.
Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
SVTH: Trần Thị Kim Anh
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
- phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Nga Sơn giai
đoạn 2010 – 2013.
- Phân tích nguyên nhân và những vấn đề mới đặt ra trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cảu huyện.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện đạt hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích thống kê: phân tích số liệu, tài liệu.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp phân tích kinh tế: đánh giá thực trạng phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu của cơ cấu
kinh tế nghành nông nghiệp ở huyện Nga Sơn và xu hướng chuyển dịch trong bối cảnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của đất nước.
- Thời gian: Giai đoạn 2010 đến 2013.
SVTH: Trần Thị Kim Anh
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về nông nghiệp
1.1.1. Vai trò của nền nông ngiệp trong nền kinh tế quốc dân
Phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết
định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc biệt với
Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông
nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn. Phát triển nông
nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường.
a)
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó
tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời
sống xã hội. Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp; nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các
ngành công nghiệp khác.
b) Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị
trường trong nước và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động và
vốn cho các khu vực kinh tế khác. Phần lớn lao động trong ngành công nghiệp, nhất là
ở các nước đang phát triển đều từ nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành công
nghiệp và phi nông nghiệp khác. Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác như nguồn
thu thừ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất
nông nghiệp.
c)
Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư
nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia
đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ,
trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành
SVTH: Trần Thị Kim Anh
4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Vì thế, nông nghiệp là một trong
những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ
khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và đời sống phát triển.
d) Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu
dùng của cả xã hội; là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực thành
thị hiện đại. Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động
thực vật, rừng, biển nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến
việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất
nước. Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho
môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên
nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch
sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người.
1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm chung
a. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính rõ rệt.
Đặc biệt trên cho thấy ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất
nông nghiệp. Thế nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết khí
hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các
loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp
cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng
đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông
nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo
sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế – kỹ thuật sau đây:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thuỷ sản trên phạm
vi cả nước cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho
phù hợp.
SVTH: Trần Thị Kim Anh
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật
phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu
vực nhất định.
b.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được.
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung
kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông v.v… đất đai là cơ sở
làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông
v.v… để con người điều khiến các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất chủ
yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không
thể tăng thê, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruống đất là chưa có giới hạn,
nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu
tăng lên của loài người về nông sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải
biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang
xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất
ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi
phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
c. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự
thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển và diệt
vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời
tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết
quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản
xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp
sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản
xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên
chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo
SVTH: Trần Thị Kim Anh
6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng
và từng địa phương.
d. Cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào trong nông nghiệp mang tính
thời vụ cao.
Do sản xuất nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nông nghiệp mang tính
thời vụ nên việc cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào của nông nghiệp cũng
mang tính thời vụ. Đặc điểm này dẫn đến sự biến động lớn về giá cả nông sản cũng
như vật tư, nguyên liệu giữa đầu vụ, chính vụ và cuối vụ. Thông thường giá nông sản
chính vụ thường thấp hơn so với giá lúc đầu vụ và cuối vụ. Mặt khác, trong khi ở
ngành công nghiệp , chỉ trong thời gian rất ngắn, người sản xuất có thể đưa ra thị
trường sản phẩm, thì trong nông nghiệp thì người sản xuất phải trải qua hàng vụ, hàng
năm thạm chí dài hơn ( ví dụ 2 đến 5 năm đối với cây ăn quả hay cây cà phê ) mới đưa
ra thị trường người tiêu dùng được. Tính thời vụ về cung và cầu cảu hàng hóa nông
sản đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tốt để dự trữ, bảo quản hàng hóa lúc thời vụ, phải có
cơ chế thì trường linh hoạt, mềm dẻo với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc
doanh, tập thể và tư nhân. Chính phủ cần có chính sách giá cả và ổn định giá đầu vào
và đầu ra phù hợp.
e. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt sản
xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất
tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không
hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ
trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm
cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại
cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác
nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng – loại cây xanh có vai trò cực
kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để
biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật
nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo hoá đã
cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm,
SVTH: Trần Thị Kim Anh
7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi
dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với chi phí thấp chất lượng. Để khai
thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải
thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng,
bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng
căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật
tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng
việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những
thời kỳ nồng nhàn.
f. Nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ
Như đã nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp, nông nghiệp có liên quan chặt
chẽ đến công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Sự liên quan thể hiện ở chỗ không
những nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, vốn, lao động cho công nghiệp mà còn là thị
trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Mối liên hệ này thể hiện ở cả khoa học và
công nghệ áp dụng trong các ngành sản xuất. Chúng có tác dụng như đòn bẩy để cả
công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Vì thế, mọi chiến lược phát triển kinh tế nói
chung, của công nghiêp nghiệp nói riêng đều phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ
nhiều chiều giữa công nghiệp và nồn nghiệp.
1.1.2.2.Đặc điểm riêng
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông nghiệp
nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:
a. Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa.
Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyển
lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là rất thấp so với các nước
trong khu vực và thế giới. Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp
đã đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy
móc, một số loại cây con chủ yếu được thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự động
hoá. Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công
SVTH: Trần Thị Kim Anh
8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ dân số và
lao động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Đời sống người dân nông
nghiệp và nông thôn được nâng cao ngày càng xích gần với thành thị.
Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất
còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động còn
thấp v.v… Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khẳng định phát triển nền nông
nghiệp nhiều thành phần và hộ nông dân được xác định là đơn vị tự chủ, nông nghiệp
nước ta đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về sản lượng
lương thực. Sản xuất lương thực chẳng những trang trải được nhu cầu trong nước, có dự
trữ mà còn dư thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó một số sản phẩm khác cũng phát triển
khá, như cà phê, cao su, chè, hạt điều v.v… đã và đang là nguồn xuất khẩu quan trọng.
Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Nhiều
vùng của đất nước đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo
hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp.
Để đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trình độ sản xuất hàng hoá
cao, cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ thống kết
cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp. Bổ sung, hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sách
kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển hàng hoá. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học –
kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và
nông thôn.
b-
Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính
chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp:
trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng
có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời tiết,
khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng năm có lượng mưa bình
quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất và đời sống,
SVTH: Trần Thị Kim Anh
9
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng
năm là 23oC v.v…), tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. Nhờ những
thuận lợi cơ bản đó mà ta có thể gieo trồng và thu hoạch quanh năm, với nhiều cây
trồng và vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây
công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết – khí hậu nước ta cũng có
nhiều khó khăn lớn, như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng
trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nắn nhiều thường gây nền khô hạn, có nhiều vùng
thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng. Khí hạy ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ
phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng.
Trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hoá, chúng ta tìm
kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản nêu trên và hạn chế những khó
khăn do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra, đảm bảo cho nông nghiệp phát
triển nhanh chóng và vững chắc.
1.2. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế chúng ta hãy tiếp cận nó
bằng khái niệm “cơ cấu”. “Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc
bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ t hống. Cơ cấu được
biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của
một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng
nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng”. Vì thế khi nghiên cứu cơ cấu phải
đứng trên quan điểm hệ thống.
Ở trên là khái niệm về cơ cấu, cũng như vậy đối với nền kinh tế quốc dân, khi
xem nó là một hệ thống phức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ
cấu hợp thành của chúng, tuỳ theo cách mà chúng ta tiếp cận khi nghiên cứu.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ
cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc
dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất
SVTH: Trần Thị Kim Anh
10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, chúng vận động
hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này cơ cấu kinh tế là phạm trù
kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một
tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện
kinh tế – xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số
lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Theo Các Mác: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất
phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất“. Mác
đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là số lượng
và chất lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá
trình sản xuất xã hội.
Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được bản chất chủ yếu của cơ
cấu kinh tế đó là các vấn đề:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một
quốc gia.
- Số lượng, tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ thống
kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố hướng
vào các mục tiêu đã xác định.
- Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian luôn bao hàm trong
đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu cơ cấu. Cho
nên dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào cũng có thể thấy rằng. Cơ cấu của nền kinh tế
quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng, số lượng giữa các bộ phận cơ
cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.
Nghiên cứu cơ cấu kinh tế là cần thiết và có thể tiếp cận từ nhiều hướng, nhiều
góc độ khác nhau như cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh
tế, cơ cấu theo vùng, lãnh thổ, cơ cấu kinh tế trong nước và nước ngoài,...
SVTH: Trần Thị Kim Anh
11