Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên trên địa bàn quận 11, t...

Tài liệu Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên trên địa bàn quận 11, thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp

.PDF
101
1773
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI QUỐC TUẤN CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI QUỐC TUẤN CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành : Chính trị học Mã số: 8 31 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN KHÁNH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình của cá nhân tôi. Các số liệu và luận cứ nêu trong luận văn trung thực, có cơ sở tại địa phương tôi công tác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào./. TÁC GIẢ Bùi Quốc Tuấn LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên Cao học tại Khoa Triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xã Hội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, các Thầy Cô phụ trách quản lý của khoa Triết học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi tham gia lớp học tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Văn Khánh – Nguyên phó giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã nhiệt tâm hướng dẫn khoa học, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2019 Học viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ......................................... 10 1.1. Lý luận chính trị và chất lượng giáo dục lý luận chính trị ................... 10 1.1.1. Lý luận chính trị ............................................................................... 10 1.1.2. Công tác giáo dục lý luận chính trị và chất lượng giáo dục lý luận chính trị ....................................................................................................... 14 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục lý luận chính trị ........................ 19 1.3. Vai trò công tác giáo dục lý luận chính trị đối với cấp huyện ............. 22 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở ĐẢNG BỘ QUẬN 11 ........................................................................ 26 2.1. Tổng quan địa bàn quận 11. ................................................................. 26 2.2. Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị của đảng bộ quận 11 giai đoạn 2008-2018 ........................................................................................... 27 2.2.1. Đội ngũ giảng viên, học viên và nội dung chương trình của công tác giáo dục lý luận chính trị……………………………………………………….28 2.2.2. Công tác giáo dục lý luận chính trị của đảng bộ quận 11 ............... 29 2.2.3. Công tác giáo dục lý luận chính trị thông qua chức năng nhiệm vụ của trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 11 ............................................... 31 2.2.4. Công tác giáo dục lý luận chính trị qua đội ngũ báo cáo viên tại các tổ chức cơ sở Đảng trong đảng bộ quận 11................................................ 37 2.3. Thành tựu, ưu điểm công tác giáo dục lý luận chính trị của đảng bộ quận 11, nguyên nhân của thành tựu........................................................... 39 2.3.1. Thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2008-2018 .......................... 39 2.3.2. Hạn chế, tồn tại công tác giáo dục lý luận chính trị của đảng bộ quận 11. ....................................................................................................... 42 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở ĐẢNG BỘ QUẬN 11 HIỆN NAY ............................................................... 48 3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị ở đảng bộ quận 11. ...................................................................................... 48 3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ Quận ủy, ban giám đốc trung tâm Bồi dưỡng Chính trị trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học lý luận chính trị .............................................................. 48 3.1.2. Giáo dục lý luận chính trị cần hướng vào việc nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn của học viên.............................. 49 3.1.3. Nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị phải xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thực tiễn ................................................................. 51 3.1.4. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học viên, điều kiện thực tế ở cơ sở ................................................................................................................. 52 3.1.5. Từng bước xây dựng và nâng cao văn hóa chính trị cho các chủ thể của công tác giáo dục lý luận chính trị....................................................... 53 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị ở đảng bộ quận 11 .......................................................................................... 54 3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức của toàn đảng bộ và cán bộ đảng viên đối với công tác giáo dục lý luận chính trị ................................................. 54 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch của cấp ủy và chính quyền ........................................................................................ 56 3.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung chương trình – phương pháp giảng dạy – kiểm định chất lượng. .............................................................. 56 3.2.4. Nhóm giải pháp về đội ngũ giảng viên – báo cáo viên. .................... 61 3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý dạy, học và cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục lý luận chính trị......................................................... 63 3.2.6. Nhóm giải pháp về xây dựng và nâng cao văn hóa chính trị ........... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm giác ngộ lý tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động cho cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng mỗi thời kỳ đồng thời công tác giáo dục lý luận chính trị ngày càng nâng cao vai trò và vị trí trung tâm của nó trong công tác xây dựng Đảng. Trong các báo cáo tổng kết về công tác xây dựng Đảng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí công tác giáo dục lý luận chính trị là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng, nhằm bồi dưỡng về lý luận chính trị, truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ xây dựng Đảng, công tác quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng để đội ngũ cán bộ cơ sở ngày càng đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ, đảng viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tại các lớp do Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận huyện tổ chức không chỉ được lĩnh hội về tri thức chính trị nói chung mà còn được rèn luyện kỹ năng cụ thể như công tác bí thư chi bộ, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng, công tác đoàn thanh niên, trong quá trình học tập lý luận chính trị học viên cũng được rèn luyện tính chất tiên phong, tính sáng tạo, tính độc lập của một chiến sĩ cách mạng. Hệ thống khung chương trình phục vụ công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải xác định mục tiêu, đối tượng, phương pháp và kết quả của giáo dục lý luận chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và phát triển đất nước hiện 1 nay. Mặc dù đã từng bước được tổng kết đánh giá chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong từng phạm vi nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên, đi sâu vào đánh giá tất cả các mặt liên quan tới công tác giáo dục lý luận chính trị tại đảng bộ quận 11 một cách toàn diện và khoa học vẫn còn phải nghiên cứu thêm, chẳng hạn như một số cấp ủy đặt chưa chú trọng và đặt giáo dục lý luận chính trị lên vị trí hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, một bộ phận đảng viên chưa ý thức, chưa tự giác nghiên cứu lý luận chính trị để nâng cao bản lĩnh của người đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu tổng kết và đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện, cơ sở lý luận giúp các tổ chức cơ sở Đảng nhìn nhận, xác định đúng đắn, khoa học trong giai đoạn hiện nay. Với những định hướng cho từng đối tượng và khu vực cụ thể, Đảng ta kịp thời đánh giá và đề ra chủ trương, đường lối trên cơ sở thực tiễn nhằm củng cố lý luận để lý giải thực tiễn và lấy lý luận soi đường cho thực tiễn phát triển theo đúng định hướng mà nhân dân ta đã lựa chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng ta, với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, quyết tâm đổi mới và thành quả sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, Việt Nam đã bước sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nhân của các thành phần kinh tế phát triển, mở 2 rộng thị trường vượt ra ngoài biên giới quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong nhận thức đổi mới của Đảng ta nhìn nhận và ghi nhận sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế, sự bình đẳng trong xử lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó là một nhận thức mang tính chất cách mạng so với tư duy quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hoá kinh doanh của các thành phần kinh tế dần được nâng lên thật sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, đã tạo nền tảng thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức đòi hỏi công tác xây dựng Đảng cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong đó có công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng. Đảng ta đã chỉ ra trong nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ rõ chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, nghị quyết cũng chỉ ra chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và chín biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đó chính là bước phát triển và đổi mới toàn diện về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Cái mới của lần này là Trung ương thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng 3 không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lợi; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân”. [22, tr. 25] Đánh giá chung về nội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị các cấp đôi khi còn chậm so với sự phát triển của thực tiễn, dẫn đến lý luận trong một số lĩnh vực tỏ ra lạc hậu, lỗi thời và bất cập, công tác giáo dục lý luận chính trị còn một số hạn chế, chưa tương xứng với vị trí quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Đối với đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh nói chung và đảng bộ quận 11 nói riêng, cán bộ đảng viên đã tham gia quá trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ các chương trình từ sơ cấp đến cao cấp lý luận chính trị. Trong nhận thức của học viên theo đánh giá của các cấp ủy Đảng là chưa đồng đều dẫn đến một bộ phận cán bộ đảng viên còn mơ hồ, nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, vị trí của mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng. Công tác giáo dục lý luận chính trị ở các trường chính trị Thành phố, các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận huyện, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên chưa thể hiện tốt vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong thực tiễn. [52, tr.15]. Lý giải vấn đề trên một cách khoa học có ý nghĩa về lý luận và thực tế cấp bách trong công tác xây dựng Đảng của đảng bộ quận 11, trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài: "Công tác giáo dục Lý luận Chính trị cho cán bộ đảng viên trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn cao học ngành chính trị học. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Như đã khẳng định ở trên, giáo dục lý luận chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, liên quan tới chủ đề này đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu, các bộ sách, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ với những phạm vi nghiên cứu khác nhau, có thể nói đây là nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo, rút tỉa những kinh nghiệm về công tác nghiên cứu giáo dục lý luận chính trị và các vấn đề có liên quan để hoàn thành luận văn của mình. Trên cơ sở các hướng nghiên cứu của các công trình đã được công bố, tác giả phân loại theo các hướng nghiên cứu như sau: * Thứ nhất, các công trình nghiên cứu theo hướng xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục lý luận chính trị - Lê Mai Trang (2016), Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Bùi Hải Dương (2017), Xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của các trường chính trị tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. - Phạm Tuyết Lệ (2018), Chất lượng báo cáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. * Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chất lượng công tác đào tạo cán bộ cấp huyện, cấp xã - Nguyễn Trung Trực (2005), Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 5 - Trần Tuấn Duy (2007), Đào tạo nguồn cán bộ,công chức cấp xã và việc sử dụng sau đào tạo nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Bích Ngọc (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống Chính trị cấp phường ở Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Võ Cao Sơn (2006), Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cấp Quận (từ thực tiễn Quận 2, TP. Hồ Chí Minh), luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. * Thứ ba, các công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách, quá trình đổi mới tác động đến công tác giáo dục lý luận chính trị. - Trần Quốc Dương (2018), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay, luận án tiến sĩ khoa học chính trị, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Trần Hoàng Hạnh (2006), Hoàn thiện các quy định pháp luật về bầu cử, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp phường, xã tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến công tác giáo dục lý luận chính trị trị ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng đều khẳng định vai trò vị trí quan trọng và là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng ta, các công trình có cùng một mục tiêu nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên hiện chưa có đề tài nào nêu thực trạng và giải pháp công tác giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn quận 11 - thành phố Hồ Chí Minh. Vì 6 vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ đảng viên là một vấn đề cấp bách tại địa phương, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cho từng giai đoạn phát triển của đảng bộ quận 11 - thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn quận 11, từ đó khuyến nghị phương hướng, giải pháp cho việc nâng cao nhận thức cũng như tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị tại đảng bộ quận 11. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhằm đạt mục đích trên, luận văn giải quyết những vấn đề như sau: Một là, góp phần làm rõ một số khái niệm cơ bản: lý luận, lý luận chính trị, công tác giáo dục lý luận chính trị, xác định vai trò, vị trí, công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, vai trò, vị trí, chức năng của công tác giáo dục lý luận chính trị ở quận 11. Ba là, đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị tại quận 11 với những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp để hoàn thành tốt công tác xây dựng Đảng của đảng bộ quận 11 nói chung và công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng. Bốn là, khuyến nghị phương hướng và các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị lý luận chính trị ở quận 11 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên trong đó liên quan đến công tác lãnh đạo chỉ đạo của Ban thường 7 vụ quận ủy 11, hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 11, nội dung chương trình, cơ sở vật chất… Phạm vi nghiên cứu: Đề tài làm rõ công tác giáo dục lý luận chính trị của đảng bộ quận 11 mà trực tiếp thông qua hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, đơn vị có chức năng giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn cấp huyện trong công tác xây dựng Đảng của đảng bộ Quận 11 trong giai đoạn 2008-2018 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận đề tài dựa trên nền tảng lý luận khoa học của thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí của công tác giáo dục lý luận chính trị và đây cũng là cơ sở lý luận có tính chất nguyên tắc trong việc nghiên cứu, đề ra những giải pháp của luận văn. Về phương pháp luận, đề tài sử dụng phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể như: logic và lịch sử, điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu... trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những khuyến nghị về giải pháp được đề cập trong đề tài có thể làm tư liệu cho các cấp lãnh đạo ở đảng bộ quận 11 - thành phố Hồ Chí Minh góp phần đề ra các chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn quận 11 nói chung và đối với các tổ chức cơ sở đảng nói riêng 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương 8 tiết. 8 Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về công tác giáo dục lý luận chính trị. Chương 2. Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị ở Đảng bộ Quận 11 Chương 3. Phương hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị ở Đảng bộ Quận 11 hiện nay 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.1. Lý luận chính trị và chất lượng giáo dục lý luận chính trị 1.1.1. Lý luận chính trị Khái niệm Lý luận chính trị theo từ điển Triết học “hệ thống những tri thức đã được khái quát trong ý thức của con người; là toàn bộ những tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện trong lôgíc của các khái niệm cái lôgíc khách quan của các sự vật” [47, tr.324]. Ngày nay, trình độ khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và hàng đầu, nhân loại đang bước vào kinh tế tri thức, văn minh trí tuệ, cuộc cách mạng 4.0, thì tư tưởng, lý luận ngày càng dễ chuyển hoá thành một phần của lực lượng sản xuất, khi nó thâm nhập vào người lao động, với tư cách là thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận và những giá trị văn hoá. Đối với nước ta hiện nay tư tưởng, lý luận chính trị có thể trở thành lực lượng vật chất, khi các mục tiêu và nội dung của nó được chuyển tải và thấm nhuần vào đội ngũ cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, trở thành nhân tố định hướng nhận thức và hành động của toàn xã hội có tác dụng tiếp sức cho mỗi người trong học tập, lao động, sáng tạo, niềm tin yêu cuộc sống và lý tưởng cách mạng… C.Mác đã chỉ rõ: “Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng có thể trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng”[42, tr.25]. Với ý nghĩa đó, công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta phải được triển khai một cách hữu hiệu để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm mục tiêu cao nhất của cách mạng Việt Nam là xây dựng đất nước “độc lập, dân chủ, 10 giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản” [14, tr.1]. Đồng thời, cũng như văn hoá nói chung, công tác tư tưởng, lý luận và báo chí phải làm cho các mục tiêu và nội dung của mình thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, nhằm tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [24, tr.95]. Khi đó, sự phát triển của lực lượng sản xuất (người lao động, công cụ và phương tiện lao động) sẽ đồng thời thống nhất biện chứng với sự phát triển của tư tưởng, lý luận. Nhờ đó, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tính “lạc hậu” và phát huy cao độ tính “vượt trước” (vốn là những thuộc tính khác nhau của “ý thức xã hội”) trong công tác này. Việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ quyền và nền văn hoá Việt Nam sẽ được thực hiện bằng cả lực lượng vật chất và tinh thần. Vị trí, vai trò của lý luận đối với công tác xây dựng Đảng nói chung, việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin hết sức coi trọng đối với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản. Trong tác phẩm Làm gì, V.I. Lê-nin nêu luận điểm nổi tiếng “không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong” [39, tr.32]. V.I.Lê-nin còn nhấn mạnh, nhiệm vụ của các nhà lý luận là phải biết vận dụng nó vào trong thực tiễn, phải tổng kết thực tiễn, cần kịp thời nắm bắt các sự kiện xảy ra, tổng kết lại, 11 rút ra kết luận và từ đó lý luận mới có thể giúp đỡ đắc lực cho những người trực tiếp tham gia phong trào cách mạng. Khái niệm lý luận chính trị theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh dễ hiểu : “Đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” [43, tr.233]. Do đó, Người đã khẳng định: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích tụ lại trong quá trình lịch sử” [44, tr. 497]. Sự ra đời và hình thành Lý luận chính trị trên cơ sở thế giới quan của học thuyết mác-xít, là hệ thống hoàn chỉnh và khoa học dựa trên các lĩnh vực như triết học, kinh tế học và chủ nghĩa xã hội khoa học, trên cơ sở tiếp thu một cách chọn lọc toàn bộ những tinh hoa của các khoa học triết học, kinh tế chính trị học cổ điển và chủ nghĩa xã hội không tưởng cùng với tổng kết kinh nghiệm từ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong khoa học về tự nhiên, xã hội và tư duy. Đối với Ăngghen khi đánh giá về học thuyết của Mác, ông đã khẳng định, hai phát hiện vĩ đại nhất mà Mác đã chứng minh, đó là: quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư. Với phát hiện thứ nhất, Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới, chỉ ra quy luật phát triển của xã hội loài người, và với phát hiện thứ hai Mác đã vạch rõ quy luật riêng biệt của sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của xã hội tư bản nói chung. Tư tưởng của Mác là linh hồn của học thuyết vĩ đại nhất của nhân loại cấu thành trên ba bộ phận: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lênin cũng khẳng định rằng phép biện chứng duy vật chính là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Chính vì 12 vậy, học thuyết của Mác không chỉ giải thích thế giới một cách khoa học, đúng đắn mà còn có khả năng cải tạo thế giới. Đánh giá về những giá trị của học thuyết Mác, Lênin đã khẳng định: “…Lý luận đó là lý luận đầu tiên đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học; lý luận đó đã dựng lên những cơ sở vững chắc cho khoa học ấy và vạch rõ con đường mà chúng ta cần phải theo” [38, tr. 230]. “Lý luận đó đã chỉ rõ nhiệm vụ thật sự của một Đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng…là tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó và mục đích cuối cùng là giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức xã hội XHCN” [38, tr. 231]. V.I Lênin đã phát triển một cách sáng tạo học thuyết của Mác dựa trên nền tảng tư tưởng học thuyết mác-xít trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. V.I. Lênin đã chứng minh rằng, trong những điều kiện mới, cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành thắng lợi ở một nước và một số nước trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa; đồng thời với phát hiện đó, ông đã xây dựng thành công học thuyết về nhà nước, đặc biệt về Đảng của giai cấp công nhân, coi đó là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Với những cống hiến vĩ đại của mình, Lênin đã góp phần tiếp tục phát triển, hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Với sự kế thừa và phát triển của chủ nghĩa Mác bởi V.I.Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời. Từ đó, vấn đề lý luận chính trị được hình thành trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin vĩ đại. Với học thuyết Mác - Lênin, vấn đề lý luận chính trị ở nước ta được hình thành, bao gồm ba bộ phận cơ bản: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, và được nghiên cứu sâu hơn với việc tìm hiểu thêm về Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước - pháp luật và một số môn lý luận cơ bản khác bổ trợ. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan