Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk...

Tài liệu Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh đăk lăk

.PDF
101
494
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO HƢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO HƢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ CHI MAI ĐẮK LẮK, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ hành chính: “Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Đắk Lắk, tháng năm 2017 Đào Hƣng LỜI CẢM ƠN Sau hơn 02 năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình khóa học thạc sĩ chuyên ngành quản lý công tại Học viện hành chính và hoàn thành luận văn “ Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk”. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến quý thầy, cô, Lãnh đạo Học viện hành chính, Phân viện hành chính Tây nguyên, Khoa Sau đại học. Quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Lê Chi Mai, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk; UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng đồng nghiệp trong cơ quan đã tận tình giúp đỡ tôi để hoàn thành việc thu thập và xử lý thông tin, số liệu phục vụ quá trình hoàn thành luận văn của mình. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPTNTKQ : Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. CNTT : Công nghệ thông tin CCHC : Cải cách hành chính DVC : Dịch vụ công DVHCC : Dịch vụ hành chính công DVCTT : Dịch vụ công trực tuyến TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH, ẢNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 3.1 Quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử liên thông ......................................................................................................... 81 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Bảng thống kê danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................... 37 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp hiện trạng số lượng thiết bị và kết nối mạng UBND các huyện tại Đắk Lắk ..................................................................................... 39 Bảng 2.3 Bảng danh mục phần mềm ứng dụng cho một đơn vị huyện .......... 42 Bảng 2.4 Bảng thống kê thực trạng đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin tại Đắk Lắk năm 2015 .......................................................................................... 47 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài .................................................................. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN ....................................................................... 7 1.1. Tổng quan về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện .................. 7 1.1.1. Khái quát về dịch vụ công ............................................................... 7 1.1.2. Dịch vụ công trực tuyến cấp huyện............................................... 11 1.1.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện .................. 14 1.2. Các nhân tố tác động đến cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện ..................................................................................................................... 22 1.2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin ......................................................... 22 1.2.2. Môi trường pháp lý, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................................................................. 23 1.2.3. Trình độ tin học của công chức .................................................... 24 1.2.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội............................................................. 25 1.3. Kinh nghiệm của thế giới và các địa phương trong nước về cung cấp dịch vụ công trực tuyến ............................................................................... 26 1.3.1. Kinh nghiệm thế giới ..................................................................... 26 1.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam .................................................................. 29 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đắk Lắk............................... 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ......................................... 35 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội và hoạt động hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk .............................................................. 35 2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 35 2.1.2. Dân cư ........................................................................................... 35 2.1.3. Văn hóa ......................................................................................... 36 2.1.4. Kinh tế ........................................................................................... 36 2.1.5. Hành chính .................................................................................... 37 2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Đắk Lắk ................. 38 2.2.1. Thực trạng về kết nối mạng Internet, mạng Lan ........................... 38 2.2.2. Thực trạng về hạ tầng máy tính và Cổng thông tin điện tử .......... 38 2.2.3. Thực trạng phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu dùng chung ........ 40 2.3. Tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk ..... 43 2.3.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo và lập kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện.......................................................... 43 2.3.2. Xác định các dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến................. 44 2.3.3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực tuyến ........................................................................................................ 45 2.3.4. Giới thiệu, hướng dẫn cho người dân và các doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến ................................................................................... 50 2.3.5. Quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến ................................. 50 2.3.6. Theo dõi, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến ........................................................... 52 2.4. Thành công và hạn chế trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk ....................................................................................... 53 2.4.1. Thành công .................................................................................... 53 2.4.2. Những hạn chế .............................................................................. 57 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 61 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN TẠI ĐẮK LẮK ...................................................................................................... 65 3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đăk Lăk ................................................................................ 65 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 66 3.2.1 Nâng cao trình độ tin học, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến .................. 66 3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cung cấp dịch vụ công và tuyên truyền, giới thiệu về dịch vụ công trực tuyến .................. 70 3.2.3. Đơn giản hóa thủ tục hành chính và hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến ........................................................................... 76 3.3 Một số kiến nghị.................................................................................... 82 3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Đắk Lắk ............................................... 82 3.3.1. Kiến nghị đến Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương .................. 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 88 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là một xu hướng đổi mới được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Xây dựng một Chính phủ hiện đại là yêu cầu tất yếu nhằm mục đích tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, đồng thời tăng tính công khai, minh bạch, từ đó tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ trong việc tham gia quản lý nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc cải cách hành chính tại Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực thực hiện. Trong đó, nội dung hiện đại hóa hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với bối cảnh hội nhập quốc tế và trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập cần phải được nâng cao chất lượng phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, hướng đến một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước. Nhằm góp phần hoàn thành một trong những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 thì việc hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ, xây dựng Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia là nội dung đầu tiên cần được chú trọng. Cùng với đó, nhiều nhiệm vụ của công tác hiện đại hóa hành chính được đề ra như: Đến năm 2020, 30% hồ sơ thủ tục hành chính 1 được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 100% các văn bản, tài liệu không mật trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Hiện đại hóa nền hành chính được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020. Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, số lượng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng, nhu cầu giao tiếp với các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng nhiều. Trong đó, các thủ tục hành chính ở cấp huyện có số lượng lĩnh vực và giao dịch lớn, tình trạng quá tải khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện và có dấu hiệu ngày càng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2011, đã có 15/15 UBND huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư hệ thống “Một cửa điện tử”; tuy nhiên trên thực tế, nhiều dịch vụ công được thực hiện tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ tổ chức, cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện tuy đã được thực hiện nhưng còn nhiều bất cập và tồn tại cần được khắc phục để tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có tại địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn góp phần nâng cao sự hiểu biết, cơ sở lý luận, năng lực chuyên môn, hỗ trợ lĩnh vực đang công tác. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua, Chính phủ đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ công, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, hướng đến xây dựng hoàn thiện mô hình Chính phủ điện tử. Có rất nhiều yếu tố để hình thành Chính phủ điện tử, trong đó không thể không nhắc đến quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhiều địa phương đã nghiên cứu, xây dựng đề án về triển khai áp dụng những ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật điện tử để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực như: Cấp giấy phép lái xe, thông quan điện tử, kê khai thuế điện tử, hẹn giờ giao dịch hành chính... Nhiều đề tài khoa học như: Thực trạng mô hình một cửa điện tử; khái quát mô hình một cửa điện tử tại Việt Nam; nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin một cửa trong cấp phép đầu tư; phát triển dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao sự hài lòng của công dân... Một số luận văn cũng nghiên cứu về chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến như: - Đỗ Mai Thanh, Đề xuất mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Công nghệ, năm 2012. - Bùi Hoàng Minh, Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2013. - Đỗ Việt Toàn, Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính về hải quan tại cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2013. 3 - Trần Đức Thiện, Phát triển dịch vụ công điện tử cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2014. Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đề cập đến những lĩnh vực hoạt động cụ thể, mang tính định hướng, khái quát chung hoặc chuyên về góc độ kỹ thuật. Tiếp thu những kết quả đó, luận văn của tác giả chủ yếu nghiên cứu về phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức của cơ quan nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ công trực tuyến cấp huyện. - Phân tích thực trạng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk. - Đánh giá, tìm ra nguyên nhân của những mặt đạt được, hạn chế và tồn tại trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến trong các lĩnh vực được thực hiện tại cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận: Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại hóa; về mối quan hệ của ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng và kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu khoa học, bài viết có liên quan đến mô hình một cửa điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian qua. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn: - Phương pháp so sánh; - Phương pháp tổng hợp, thống kê; - Phương pháp xã hội học với kỹ thuật nghiên cứu định tính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận về dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến. Qua đó chỉ rõ tính tất yếu của việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công hiện nay. 5 Về mặt thực tiễn: Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công tại Việt Nam nói chung và tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến vào thực tiễn cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk cũng như nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc cho cán bộ, công chức, viên chức góp phần hướng đến xây dựng thành công Chính phủ điện tử. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện. Chƣơng 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại Đắk Lắk. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện 1.1.1. Khái quát về dịch vụ công 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công Khái niệm dịch vụ công ở tiếng Anh là Public Service và tiếng Pháp là Service publique. Theo đó, dịch vụ (service) nghĩa là phục vụ. Công (Public – tiếng Anh, Phublique – tiếng Pháp) nghĩa là việc chung do nhà nước thực hiện một cách công khai, minh bạch. Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ công: Theo Từ điển Petit Larousse: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do một cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhận”[34] Theo Từ điển Oxford, Dịch vụ công: “Dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc một tổ chức chính thức cho người dân trong một xã hội cụ thể”[33] Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường. Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo 7 đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công cộng. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Tại Việt Nam, khái niệm dịch vụ công được hiểu là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận. Những đặc trưng của dịch vụ công là: - Là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức cung ứng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (cấp vốn, ủy quyền hay trao cho những ưu đãi để các tổ chức xã hội hoặc tư nhân thực hiện, nhưng nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm). - Phục vụ trực tiếp cho nhu cầu, lợi ích cơ bản, thiết yếu của các tổ chức và công dân. Khi sử dụng dịch vụ, người dân có được các lợi ích trực tiếp đáp ứng nhu cầu thiết thực của mình. Những lợi ích này là cơ bản, thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi tổ chức. - Không vì mục tiêu lợi nhuận. Nguyên tắc không nhằm mục tiêu lợi nhuận có ý nghĩa là các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ công được quyền thu các khoản lợi nhuận nhất định, nhưng không phải thuần túy theo quan hệ thị trường, tức là không thu lợi nhuận tối đa mà chịu sự quản lý, điều tiết của nhà nước và phải lấy mục tiêu phục vụ là chính. Các nguồn lợi thu được sau khi trừ chi phí và trả lương cho người làm việc, về cơ bản được dùng để mở rộng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ chứ không được đem chia cho các thành viên của tổ chức cung ứng dịch vụ đó. 8 1.1.1.2. Phân loại dịch vụ công Dịch vụ công gồm ba bộ phận: - Dịch vụ hành chính công: Đây là những dịch vụ phục vụ cho mọi người dân, nhà nước phục vụ các quyền của người dân, có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ hành chính, tư pháp theo quy định của pháp luật.Phạm vị dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động thực thi các chính sách, pháp luật nói chung và việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ có tính pháp lý của các tổ chức và công dân như: cấp giấy phép xây dựng, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, xác minh hộ tịch, hộ khẩu, bổ trợ tư pháp, thu thuế, hải quan... - Dịch vụ sự nghiệp công: Là loại dịch vụ cung cấp các hàng hóa dịch vụ về giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và tinh thần...do các tổ chức sự nghiệp cung ứng, không thu tiền hoặc có thu một phần nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. - Dịch vụ công ích: là hoạt động cung cấp các hàng hóa dịch vụ có tính chất kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân, nó gắn liền với việc cung ứng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản. 1.1.1.3. Dịch vụ hành chính công cấp huyện Dịch vụ hành chính công cấp huyện ở luận văn này được tiếp cận theo cách hiểu của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, tức là tiếp cận dịch vụ hành chính công dưới góc độ những dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước, do cơ quan nhà nước thực hiện, đồng thời “mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân”. Dịch vụ hành chính công ở cấp huyện là những dịch vụ liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở cấp huyện thực hiện nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân các loại giấy tờ 9 pháp lý. Các dịch vụ hành chính công tại cấp huyện gắn liền với các loại thủ tục hành chính được thực hiện tại cấp huyện. Hiện nay, ở nước ta dịch vụ hành chính công được thực hiện tại cấp huyện được đánh giá là nhiều nhất. Như vậy, phạm vi của dịch vụ hành chính công cấp huyện được thực hiện tại nước ta hiện nay là rất rộng, bao trùm hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những lĩnh vực hiện đang được cung cấp dịch vụ hành chính công cấp huyện bao gồm: Tư pháp, tài nguyên môi trường, lao động – thương binh và xã hội, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thông, giáo dục và đào tạo, nội vụ, văn hóa, tài chính – thương mại, y tế. Trong mỗi lĩnh vực kể trên cũng có thể chia ra nhiều lĩnh vực nhỏ tác động đến từng nhóm đối tượng với các yêu cầu quản lý cụ thể. Đặc điểm của các loại dịch vụ hành chính công do cấp huyện cung cấp: - Phạm vi quản lý của các dịch vụ hành chính công rất rộng lớn, bao gồm hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của một đơn vị hành chính cấp huyện; - Đối tượng quản lý đa dạng nhưng chủ yếu là người dân và các doanh nghiệp nhỏ, nghĩa là các đối tượng mang tính cá thể và riêng lẻ; - Các dịch vụ hành chính công cấp huyện có số lượng người dân sử dụng lớn nhất trong 3 cấp tỉnh, huyện, xã. - Số lượng loại dịch vụ hành chính công cũng như các yếu tố bên trong của thủ tục hành chính không ổn định, thường thay đổi sau quá trình rà soát, sửa đổi, thay thế, bãi bỏ, bổ sung của các cơ quan có thẩm quyền để phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan