Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH...

Tài liệu CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC -VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP BẠN HỌC TỐT TIẾT HỌC NGỮ VĂN 8

.PDF
8
1536
115

Mô tả:

Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở Giáo dục & Đào tạo Tỉnh Đồng Nai - Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Vĩnh Cửu - Trường THCS Tân An - Địa chỉ: Ấp Bình Chánh, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: Email: - Giáo viên hướng dẫn: Tô Thị Bích Vân - Tên nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân Nguyễn Thị Kim Ngân - Lớp: 8B Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 1 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1. Tên tình huống: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP BẠN HỌC TỐT TIẾT HỌC NGỮ VĂN * Tình huống như sau: Trong giờ học Ngữ văn lớp 8, văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, khi cô Bích Vân giới thiệu khái quát về văn bản, cô hỏi bạn Nghĩa: - Em hiểu gì về bao bì ni lông và việc sử dụng chúng có tác hại gì không? Bạn Nghĩa ấp úng trả lời: - Thưa cô… Thưa cô… là…nó phá hủy môi trường sống ạ …! Cô gọi tiếp bạn Lợi nhưng bạn cũng lúng túng không biết câu trả lời. * Theo bạn: Để hiểu và trả lời được đầy đủ câu hỏi trên thì chúng ta cần phải tìm hiểu và làm những gì? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống a. Kiến thức - Qua tình huống trên, chúng em đã rút ra bài học thật bổ ích là để nắm vững và hiểu được nội dung kiến thức bài mới thì em phải đọc, xem thật kĩ nội dung của bài đó và làm đúng theo những lời cô đã dặn ở tiết trước. - Phải biết cách liên môn với những môn học khác và vận dụng một cách thích hợp. b. Kĩ năng - Luyện tập kĩ năng giải quyết tình huống bất ngờ một cách nhanh nhẹn. - Biết cách vận dụng các kiến thức đã học để phát huy trí tuệ từ cấp độ thấp đến cấp độ cao hơn. c. Thái độ - Qua văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” đã giúp cho em và các bạn hiểu được bảo vệ môi trường xung quanh ta là rất quan trọng, hiểu được những tác hại khủng khiếp của bao bì ni lông đối với ta là như thế nào, hiểu và biết được cách vận dụng kiến thức liên môn một cách thích hợp. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống - Suy nghĩ và đưa ra tình huống. - Tìm cách giải quyết tình huống. - Nhớ lại những kiến thức đã học và xem lại các kiến thức liên môn liên quan có thể áp dụng để giải quyết tình huống mà chúng em đã đưa ra. 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Trong tình huống mà chúng em đã đưa ra thì chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn sau để giải quyết một cách thích hợp: + Môn Hóa học Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 2 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn + Môn Vật Lý + Môn Địa lý + Môn Lịch sử + Môn Sinh học + Môn Mĩ thuật + Môn Âm nhạc + Môn Giáo dục công dân + Hoạt động ngoài giờ + Kỹ năng sống 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống * Tình huống: Trong giờ học Ngữ văn lớp 8, văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, khi cô Bích Vân giới thiệu khái quát về văn bản, cô hỏi bạn Nghĩa : - Em hiểu gì về bao bì ni lông và việc sử dụng chúng có tác hại gì không? Bạn Nghĩa ấp úng trả lời: -Thưa cô… Thưa cô… là…nó phá hủy môi trường sống ạ …! Cô gọi tiếp bạn Lợi nhưng bạn cũng có câu trả lời tương tự với Nghĩa. * Theo bạn: Để hiểu và trả lời được đầy đủ câu hỏi trên thì chúng ta cần phải tìm hiểu và làm những gì? a. Giải quyết tình huống - Qua câu hỏi mà cô Bích Vân đã đưa ra trong tình huống trên, chúng em đã hiểu được nội dung bài vì tiết trước, sau khi kết thúc tiết học, cô đã dặn về nhà xem trước thật kĩ nội dung của tiết học tuần này. - Để trả lời được đầy đủ câu hỏi của cô, em Tuyết Ngân đã giơ tay lên trả lời câu hỏi mà cô đặt ra và đã vận dụng các kiến thức liên môn: Hóa học, Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ, Kĩ năng sống để trả lời như sau: + Liên môn Hóa học: Thành phần của bao bì ni lông gồm: pla-xtíc (một loại chất dẻo không có tính phân hủy)- một loại polime (Polime là những hợp chất có Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 3 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau), các kim loại như chì, ca-đi-mi (một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng), đi-ô-xin (chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm). Ví dụ: Polietilen: (-CH2-CH2-)n Xenlulozo: (-C6H10O5-)n + Liên môn Vật lý: Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi. + Liên môn Lịch sử: Ngày 22 tháng 4 hằng năm gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề” Một ngày không dùng bao bì ni lông”. + Liên môn địa lí: Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình phát triển của cây xanh dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi, dễ gây hạn hán, lũ lụt. Ngoài ra, bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắt các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các thành phố, khu đô thị về mùa mưa. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, khí hậu cùng cảnh quan tự nhiên của nhiều nước trên thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng. + Liên môn Sinh học: Khi ta vứt bao bì ni lông bừa bãi làm tắt nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, gây thêm nhiều dịch bệnh truyền nhiễm. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt, bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại có hại gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 4 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn đốt bao bì ni lông, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể đối với môi trường xung quanh, gây rối loạn chức năng, ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. + Liên môn Âm nhạc: Ở lớp, chúng em đã được cô giáo hướng dẫn học hát bài Ước mơ xanh. Bài hát có ý nghĩa: giáo dục chúng ta phải luôn biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, nhất là vấn đề bao bì ni lông là vấn đề được mọi người đề cập nhiều nhất hiện nay. Để giữ cho Trái Đất luôn có màu xanh thì mỗi con người chúng ta phải chung tay góp sức bằng những việc làm hữu ích như hạn chế, thu gom bao bì ni lông, phân hủy đúng cách. + Liên môn Mĩ thuật: Vừa qua, ở tiết học vẽ tự do, cô giáo cũng đã tuyên truyền và cho chúng em thực hành bằng cách vẽ một bức tranh cổ động với đề tài “Vì một môi trường không có rác thải”. Mỗi thành viên trong lớp đều tự vẽ cho mình một bức tranh với chủ đề khác nhau. Nhưng khi cả lớp cùng nhau bàn bạc để vẽ một bức thật to thì các bạn đều nhất trí vẽ với chủ đề “Một môi trường không sử dụng bao bì ni lông” và chúng em đã sắp làm xong bức tranh đó. Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 5 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn + Liên môn Giáo dục công dân: Các bạn biết không, hành động và ý thức của chúng ta có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Khi bạn vứt một mẫu giấy xuống đất và chắc chắn rằng nếu có lần một thì cũng sẽ có lần hai, lần ba… Rồi cứ như thế việc vứt rác bừa bãi sẽ trở thành một thói quen xấu thường ngày của bạn, nhưng bạn biết không cái thói quen của bạn chính là tác nhân chính làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và đó cũng chính là hành vi vi phạm pháp luật. Ở đất nước Singapo, việc bảo vệ môi trường được canh chừng rất nghiêm ngặc, chỉ cần chúng ta vứt một vỏ kẹo, hộp sữa hay bao ni lông xuống đường thì sẽ bị phạt tiền rất nặng, con số có thể lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đô la cho mỗi trường hợp. Vì thế, chúng ta phải nên học hỏi nước bạn cũng như những cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác để góp phần làm cho môi trường thêm xanh-sạch-đẹp cũng như hạn chế được sự hiện diện của bao bì ni lông trên đường phố của chúng ta. Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 6 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn + Liên môn Hoạt động ngoài giờ: Vào ngày thứ ba của mỗi tuần là khối 8 chúng em lại được thầy cô giáo chủ nhiệm phối hợp cùng thầy tổng phụ trách và bạn dẫn chương trình vui tính tổ chức những buổi hoạt động ngoài giờ thật sôi động và vô cùng thú vị. Chủ đề chính của những buổi hoạt động thường hướng về môi trường mà đặc biệt nhất chính là bao bì ni lông. Các bạn thường đưa ra những câu hỏi như: Tác hại của bao bì ni lông? Làm thế nào để hạn chế được rác thải? Bằng cách nào để mọi người biết và hiểu được tác hại của bao bài ni lông?...Ngoài ra, thầy cô còn tổ chức cho chúng em một số trò chơi có liên quan đến vấn đề rác thải và bao bì ni lông cùng với một số phần thưởng nho nhỏ nhưng khá thú vị. Qua những buổi hoạt động ngoài giờ vào ngày thứ ba của mỗi tuần, nhờ sự cố vấn, tuyên truyền của thầy cô mà em cùng các bạn đã biết được những tác hại thật kinh khủng của bao bì ni lông và từ đó tìm ra cách xử lí triệt để đối với chúng. Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 7 Vận dụng kiến thức liên môn giúp bạn học tốt tiết học môn Ngữ Văn + Liên môn Kỹ năng sống: Em đã rèn luyện được kỹ năng lắng nghe tích cực cùng kỹ năng giải quyết tình huống bất ngờ và kỹ năng thể hiện sự tự tin khi đứng trước đám đông, cách bảo vệ môi trường hợp lí để giữ được một cảnh quang đẹp và trong lành… Từ đó, em có thể nắm vững kiến thức của các môn học để giải quyết các vấn đề nan giải trong bài học và các tình huống gắn liền với thực tiễn. b. Các tư liệu được sử dụng, các ứng dụng Công nghệ thông tin - Các nội dung trong sách giáo khoa môn Ngữ văn 8, Âm nhạc, Sinh học, Địa lí,… - Các tư liệu, hình ảnh trên internet. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống - Giúp chúng em và các bạn trong lớp nắm vững kiến thức của bài học. - Giúp chúng em và các bạn biết vận dụng kiến thức của các môn đã học vào hoàn cảnh và thời gian nhất định, giải quyết được mọi tình huống bất ngờ trong cuộc sống mà hằng ngày chúng ta thường gặp. - Qua tình huống trên, chúng em đã rút ra bài học thật bổ ích là để nắm vững và hiểu được nội dung kiến thức bài mới thì em phải đọc, xem thật kĩ nội dung của bài đó và làm đúng theo những lời cô đã dặn ở tiết trước để có thể thể hiện được sự tự tin của mình khi đứng trước lớp trả lời nội dung bài học. Nhóm học sinh viết Lê Thị Tuyết Ngân - Nguyễn Thị Kim Ngân Nhóm học sinh: Lê Thị Tuyết Ngân – Nguyễn Thị Kim Ngân Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan