Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại việt...

Tài liệu đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại việt nam

.PDF
72
139
79

Mô tả:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam MỤC LỤC Trang Chương 1:GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................ 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.......................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 5 1.2.1. Mục tiêu chính ............................................................................... 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................. 5 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghên cứu.............................. 5 1.3.1. Giả thuyết cần kiểm định ................................................................ 5 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 5 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 1.4.1. Không gian nghiên cứu ................................................................... 5 1.4.2. Giai đoạn nghiên cứu ...................................................................... 6 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 6 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận................................................................................... 7 2.1.1.Cơ sở lý thuyết của việc đa dạng hóa .............................................. 7 2.1.2. Cách thưc đo lường hiệu quả của việc đa dạng hóa........................ 9 2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 14 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 15 Chương 3: SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam- Một thị trường non trẻ ................ 17 3.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam- Một thị trường đầy rủi ro............ 20 3.2.1. Rủi ro từ bản thân thị trường......................................................... 20 vi Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 3.2.2. Rủi ro từ cách điều hành của các cơ quan có thẩm quyền ............ 21 Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ SUY GIẢM RỦI RO DO ĐA DẠNG HÓA 4.1 Phân tích chung ..................................................................................... 25 4.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu... 25 4.1.2. Phân tích ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡ danh mục đến rủi ro ở các giai đoạn khác nhau. .......................................................................... 26 4.1.3. Ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡ danh mục đến lợi nhuận.... 29 4.2. Tiến hành kiểm định các giá trị nhận được .......................................... 36 4.3 Thiết lập hàm hồi quy về mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn của danh mục và danh mục và danh mục kích cỡ n........................................................ 37 Chương 5: MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ SAI SÓT ........................................... 39 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận ................................................................................................. 45 6.2 Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................... 48 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Diễn biến tỉ suất giá chứng khoán tính theo tháng từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2008 .................................................................... 49 Phụ lục 2: Biểu đồ phân bố tỉ suất lợi nhuận và rủi ro của danh mục một chứng khoán ở các giai đoạn ........................................................................... 62 Phụ lục 3: Bảng các kết quả kiểm định ...................................................... 65 vii Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1: Minh họa phương pháp tính lợi nhuận theo REA....................... 13 Bảng 3.1: Quy mô sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh đến hết ngày 31/12/2006 .............................................................................................. 17 Bảng 3.2: Các quỹ đầu tư vào Việt Nam thành lập năm 2007.................... 19 Bảng 4.1 Phân bố trung bình rủi ro tổng thể trong 5 giai đoạn................... 26 Bảng 4.2: Tỉ lệ độ lệch chuẩn của các loại danh mục so với danh mục thị trường............................................................................................................... 27 Bảng 4.3: Tỉ lệ rủi ro của các danh mục so với danh mục toàn thị trường (Tính theo tháng) ............................................................................................. 27 Bảng 4.4: Tỉ lệ suy giảm của rủi ro trên mỗi chứng khoán được thêm vào danh mục.......................................................................................................... 28 Bảng 4.5: Lợi ích biên của sự suy giảm độ lệch chuẩn............................... 29 Bảng 4.6: Tỉ suất lợi nhuận bình quân trong 5 giai đoạn ............................ 30 Bảng 4.7: Hệ số nhân lợi nhuận bình quân tính theo tháng (phương pháp REA) ................................................................................................................ 34 Bảng 4.8: Phân hạng.................................................................................... 36 Bảng 4.9: Giá trị thống kê ........................................................................... 36 Bảng 4.10: Các giá trị thống kê của hàm hồi quy ....................................... 37 Bảng 5.1: Độ lệch chuẩn của danh mục khả dĩ ở các kích khác nhau theo tháng trong thời gian xem xét 01/01/2007 đến 31/03/2008............................ 41 viii Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam DANH MỤC HÌNH Trang Biểu đồ 2.1: Mối liên hệ giữa việc gia tăng kích cỡ danh mục (n) và sự suy giảm rủi ro (Phương sai - σ P2 )........................................................... 9 Biểu đồ 3.1: Diễn biến VN-Index và khối lượng giao dịch tại Sàn Tp Hồ Chí Minh từ ngày 01/01/2006 đến ngày 16/04/2008....................................... 18 Biểu đồ 3.2 : Diễn biến Hastc-Index và khối lượng giao dịch tại Sàn Hà Nội từ ngày 24/05/2006 đến ngày 16/04/2008. ............................................... 18 Biểu đồ 4.1: Diễn biến của Hastc-Index từ 01/01/2007 đến 31/03/2008.... 25 Biểu đồ 4.2: Diễn biễn của VN-Index từ 01/01/2007 đến 31/03/2008. ...... 25 Biểu đồ 4.3: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của danh mục 1 chứng khoán.......................................................................................... 31 Biểu đồ 4.4: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của danh mục 4 chứng khoán.......................................................................................... 31 Biểu đồ 4.5: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của danh mục 8 chứng khoán.......................................................................................... 32 Biểu đồ 4.6: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của danh mục 16 chứng khoán........................................................................................ 32 Biểu đồ 4.7: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của danh mục 32 chứng khoán........................................................................................ 33 Biểu đồ 4.8: Sự phân bố của độ lệch chuẩn và tỉ suất lợi nhuận của các kích cỡ danh mục trong 15 tháng..................................................................... 35 Biểu đồ 5.1: Tỉ trọng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết trên sàn Hà Nội ................................................................................................ 42 Biểu đồ 5.2: Tỉ trọng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết trên sàn Tp Hồ Chí Minh. ................................................................................ 42 ix Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu mối quan hệ giữa việc gia tăng kích cỡ danh mục và sự suy giảm của rủi ro. Bằng việc so sánh rủi ro của các kích cỡ danh mục khác nhau và giữa các giai đoạn khác nhau, luận văn này đã chứng minh được bằng việc gia tăng kích cỡ danh mục rủi ro có thể giảm xuống đáng kể, nhờ việc phân tán rủi ro phi hệ thống. Kết luận cuối cùng được rút ra là với một danh mục đầu tư chỉ cần có từ 8 đến 16 chứng khoán, chúng ta có thể loại bỏ được từ 80% đến 90% rủi ro phi hệ thống ra khỏi rủi ro tổng thể. x Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu “Khi đầu tư chúng khoán, làm sao để có được lợi nhuận nhưng đồng thời vẫn giảm rủi ro xuống một mức chấp nhận được?”. Có nhiều cách khác nhau chẳng hạn như đầu tư vào các công ty có chỉ số tài chính tốt, báo cáo thường niên dự báo một tương đầy triển vọng hay đơn giản hơn là đầu tư vào những công ty lớn có tên tuổi trên thị trường, hoặc đầu tư vào những ngành những lĩnh vực mà mình nắm rõ…Nhưng điều đó cũng không có gì đảm bảo là vào một ngày đẹp trời nào đó bạn thức dậy, đọc báo và thấy rằng công ty mà mình mua cổ phiếu đã bị phá sản, còn bản báo cáo tài chính với các chỉ số đạt chất lượng AAA của họ chỉ là một mánh khóe kế toán đơn giản nào đó. “Làm sao để tránh được điều này?”. Người xưa đã có câu “Đừng bao giờ đặt tất cả trứng đã mua vào cùng một rổ”- Đa dạng hóa danh mục đầu tư chính là cách tự bảo hiểm tốt nhất. Có thể buổi sáng đó, bạn vẫn buồn vì công ty của mình đã bị phá sản, xong ít ra các công ty khác trong danh mục đầu tư của bạn vẫn còn đó. Vậy đa dạng hóa danh mục đầu tư là như thế nào? Đơn giản chỉ là gia tăng số loại cổ phiếu nắm giữ? Nếu vậy, bao nhiêu là đủ ? Có người nói trong danh mục chỉ cần 10 đến 20 loại cổ phiếu khác nhau là được, có người lại nói là từ 30 trở lên, lại có người bảo rằng càng nhiều càng tốt. Điều này thực tế đúng là dựa trên quan điểm của từng cá nhân, nhưng có một điều mà chắc hẳn mọi người ai cũng phải đồng ý. Đó là việc đa dạng hóa phải cân bằng giữa lợi ích từ việc giảm thiểu rủi ro mà danh mục đầu tư mang lại và chi phí tăng thêm do hệ quả của việc đa dạng hóa. Nếu không đơn thuần bạn chỉ cần đơn giản là mua tất cả các loại cổ phiếu đang niêm yết trên 2 sàn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là xong! GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 1 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay (15/04/2008), do bị tác động từ tình hình kinh tế thế giới lên diễn biến rất phức tạp, chỉ số Vn-Index và Hastc-Index ở 2 sàn Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội đã mất hơn 50% số điểm chỉ trong vòng chưa đầy năm tháng. Nhắc đến điều này để thấy rằng việc đa dạng hóa là cần thiết, không phải do tình hình thị trường đang có nhiều biến diễn phức tạp mà ngay cả khi thị trường tăng trưởng liên tục và ổn định thì đa dạng hóa cũng không bao giờ là thừa. Bởi vì bạn không thể đoán định được những điều bất ngờ xảy ra đối với công ty mà mình mua cổ phiếu. Vậy ở thị trường chứng khoán Việt Nam, việc đa dạng hóa mang lại hiệu quả như thế nào? Cần bao nhiêu loại chứng khoán trong một danh mục thì đạt được mục đích của việc đa dạng hóa?. Đa dạng hóa có loại bỏ được hoàn toàn rủi ro?...Để trả lời cho những câu hỏi thú vị này, nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam” làm Luận văn của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn. Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một đề tài thú vị và gây tranh cãi từ lâu trong cộng đồng các nhà kinh tế học và những người đầu tư chúng khoán, những câu hỏi thường gặp nhất là: - Trong một danh mục thì bao nhiêu loại chứng khoán là đủ? 10, 15, 20 hay 100 thì đủ để giảm thiểu rủi ro xuống một mức chấp nhận được. - Chiến lược “Mua và nắm giữ” – Buy and hold (BH) hay Phân phối lại danh mục – Reallocation (REA) ở mỗi thời điểm bắt đầu của chu kỳ đầu tư, thì chiến lược nào tốt hơn. - Đa dạng hóa giữa các ngành thì có tốt hơn là đa dạng hóa với các loại cổ phiếu trong cùng một ngành. - Các tiêu chí nào là thích hợp cho việc lựa chọn một cổ phiếu vào trong danh mục đầu tư. - Tác dụng đa dạng hóa của các cổ phiếu được xếp hạng cao (AAA) có tốt hơn các cổ phiếu ở thứ hạng khác. - Có phải trong một danh mục, càng nhiều cổ phiếu thì tác dụng đa dạng hóa càng cao. - Rủi ro suy giảm tương ứng với cổ phiếu được thêm vào danh mục. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 2 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam … Lý thuyết về việc đa dạng hóa có thể nói đã ra đời từ rất lâu thậm chí là trước cả thị trường chứng khoán, nhưng mọi việc chỉ dừng lại ở việc đa dạng hóa giản đơn, chẳng hạn như họ cố gắng phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau dựa vào sự khác biệt về bản chất giữa các ngành chẳng hạn như: Ngành khai khoáng được xem là có nhiều rủi ro trong khi đó các ngành phục vụ các mục đích công cộng có sự bảo hộ của nhà nước như nông nghiệp, sản xuất nhu yếu phẩm hay bưu chính viễn thông được cho là ít rủi ro hơn. Lý thuyết Đa dạng hóa hiện đại chỉ thực sự bắt đầu khi Harry Markowitz phát triển lý thuyết về việc xây dựng “danh mục đầu tư khả dĩ tối ưu”, dựa trên quan hệ về lợi nhuận - rủi ro. Trong đó ông giả thuyết hành vi của nhà đầu tư chỉ dựa vào lơi nhuận mong đợi và phương sai của lợi nhuận "expected returnsvariance of returns" [3, tr.77]. Ông đã cố gắng lượng hóa rủi ro, dựa trên độ lệch chuẩn lợi nhuận của danh mục đầu tư. Nhưng các nghiên cứu chỉ thật sự phát triển khi William F. Sharpe phát triển một mô hình đo lường lợi nhuận đơn giản hơn, còn được gọi là Diagonal Modell thường được biết đến với tên gọi “mô hình chỉ số đơn” [4, tr 281]. Ri = Ai + Bi I + Ci (1) Với Ri là giá trị thị trường của chứng khoán i Ai là giá trị cổ phiếu I khi chỉ số thị trường (I) bằng 0. Bi là hệ số tương quan giữa thị trường và chứng khoán i, được xem là đại diện cho phần rủi ro hệ thống tức rủi ro không thể đa dạng hóa. I là chỉ số thị trường. Ci là sai số, được xem là đại diện cho phần rủi ro có thể đa dạng hóa. Hai nghiên cứu trên đã giúp phát triển các lý thuyết cũng như thực nghiệm sau đây, mà Luận văn này dựa vào đó để nghiên cứu, đó là: - Nghiên cứu của John L. Evans và Stephen H. Archer với tựa đề là “Diversification And The Reduction Of Dispersion: An Empirical Analysis” GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 3 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong đó hai ông nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ đa dạng hóa và độ lệch chuẩn của lợi nhuận; đại diện cho rủi ro của danh mục trong đầu tư chứng khoán dựa trên mẫu 470 chứng khoán khác nhau của chỉ số Standard and Poor suốt từ tháng 1 năm 1958 đến tháng 7 năm 1967, họ đã xây dựng một hàm hồi quy để dự đoán mối quan hệ giữa số chứng khoán trong một danh mục và độ lệch chuẩn (rủi ro) của danh mục. Từ đây hai ông rút ra kết luận là với một danh mục sấp xỉ khoảng 10 cổ phiếu là đạt được lợi ích biên của việc đa dạng hóa [5, tr 767]. - Nghiên cứu của Henry A. Latané và William E. Young về những tiêu chuẩn của việc xây dựng một danh mục đầu tư “Test Of Portfolio Of Building Rules” dựa trên mẫu 224 cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1953 đến tháng 12 năm 1960 chia thành 7 nhóm. Hai ông đã tiến hành so sánh nhiều tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn chứng khoán trong danh mục và kích cỡ của danh mục đầu tư. Họ đã rút ra một số kết luận, trong đó có kết luận rằng 85 – 95% lợi ích khả dĩ từ việc đa dạng hóa có thể được với một danh mục từ 8 đến 16 loại cổ phiếu khác nhau [6, tr 607]. - Nghiên cứu của Lawrence Fisher và James H. Lorie về sự khác nhau trong việc đa dạng hóa giữa các ngành. Nghiên cứu này “Some Studies Of Variability Of Returns On Investments In Common Stocks” dựa trên một khối lượng khổng lồ các danh mục khả dĩ niêm yết trên sàn chứng khoán New York suốt 40 năm (1926-1965). Hai ông cũng đưa ra kết luận tương tự như Henry A. Latané và William E. Young là với một danh mục có từ 8 đến 16 chứng khoán thì lợi ích khả dĩ từ việc đa dạng có thể đạt được là từ 80-90%.[7, tr117] - Nghiên cứu của W. H. Wagner và S. C. Lau “The Effect Of diversification On Risk” chỉ ra sự khác biệt của các chỉ tiêu khác nhau, khi đa dạng hóa giữa các nhóm cổ phiếu cùng chất lượng, dựa trên các đánh giá về chất lượng của 200 cổ phiếu của chỉ số S&P 500 từ tháng 6 năm 1960 đến tháng 6 năm 1970. Hai ông đi đến kết luận là với một danh mục có từ 15 đến 20 loại cổ phiếu khác nhau thì có thể làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục từ 42-44% so với danh mục chỉ có một loại cổ phiếu. [8, tr49] Trên đây là 4 nghiên cứu chính làm cơ sở để tôi dựa vào để thực hiện Luận văn của mình. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 4 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chính. Xem xét rủi ro của danh mục thay đổi ra sao với mỗi loại cổ phiếu được cộng thêm vào trong danh mục. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. - Ước lượng số loại cổ phiếu cần thiết cho một danh mục để có thể đạt được từ 80% đến 90% lợi ích của việc đa dạng hóa. - Xem xét việc đa dạng hóa ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. - Phân chia quãng thời gian nghiên cứu thành các thời kì để đánh giá tác dụng đa dạng hóa giữa các khoảng thời gian khác nhau. - Xây dựng hàm hồi quy để cụ thể hóa mối quan hệ giữa rủi ro và số lượng chứng khoán trong danh mục. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 1.3.1. Giả thuyết cần kiểm định. Dựa trên kết luận từ các nghiên cứu đã đề cập ở trên, chúng ta rút ra một nhận định và đồng thời cũng là giả thuyết chính cần kiểm định cho nghiên cứu này. Đó là “Trong danh mục đầu tư chỉ cần có 10 đến 20 loại cổ phiếu là đủ để đạt được mục đích của việc đa dạng hóa”. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu. - Số loại chứng khoán cần thiết trong một danh mục đầu tư thì bao nhiêu là đủ để đa dạng hóa? - Đa dạng hóa có loại trừ được hoàn toàn rủi ro? - Đa dạng hóa ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận? - Ảnh hưởng của việc đa dạng hóa giữa các thời kì khác nhau, thì giống hay khác nhau? 1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1. Không gian nghiên cứu. Như đã đề cập từ ban đầu, chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của việc gia tăng kích cỡ danh mục đối với sự suy giảm rủi ro ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Mà thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay thì chỉ có 2 sàn giao dịch là Sàn Tp Hồ Chí Minh và Sàn Hà Nội, đồng thời số lượng chứng khoán niêm yết ở mỗi sàn hãy còn khá khiêm tốn. Nên để đảm bảo đủ số liệu cần thiết GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 5 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam cho việc nghiên cứu đa dạng hóa, tôi sẽ sử dụng số liệu của các công ty niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. 1.4.2. Giai đoạn nghiên cứu. Các công ty niêm yết ở hai sàn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, đa phần lên sàn vào thời điểm cuối Quý 4 năm 2006 nhằm hưởng lợi từ quy định về niêm yết, cổ phần hóa của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đối với các công ty nên sàn trước thời điểm 31/12/2006. Do vậy để đảm bảo sự tương đồng về thời gian giữa các dữ liệu trong Luận văn với nhau. Chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 03 năm 2008. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu. Số liệu được thu thập tập trung toàn bộ vào các công ty lên sàn trước thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006. Đối tượng sử dụng trong nghiên cứu ở đây là sự thay đổi về thị giá của các loại chứng khoán này từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 03 năm 2008. Dựa trên các tiêu chí trên thì có khoảng 200 công ty phù hợp với tiêu chuẩn, không kể cổ phiếu của các công ty quản lý quỹ. Trong số 200 công ty này, tôi chọn ngẫu nhiên ra 192 công ty, phân vào 6 nhóm với mỗi nhóm là 32 công ty. Mục đích của việc phân nhóm này sẽ được đề cập rõ trong phần 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 6 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: Trước khi tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm, tôi sẽ trình bày lại các lý thuyết cơ bản và cùng thống nhất những nguyên tắc liên quan, được sử dụng trong Luận văn này. 2.1.1. Cơ sở lý thuyết của việc đa dạng hóa: Lý thuyết kinh tế hiện đại cho rằng, rủi ro của một cổ phiếu ( rủi ro tổng thể) là sự kết hợp của 2 thành phần: rủi ro hệ thống ( rủi ro không thể phân tán) và rủi ro phi hệ thống ( rủi ro có thể phân tán). Rủi ro hệ thống là những loại rủi ro có ảnh hưởng rộng rãi, tác động đến toàn bộ thị trường không phân biệt một ngành một lĩnh vực riêng lẻ nào cả. Chẳng hạn như suy thoái kinh tế, chiến tranh…Và mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phản ứng một cách khác nhau đối với loại rủi ro này. Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro xuất phát từ riêng bản thân doanh nghiệp, bản thân ngành. Nó không tác đông đến các doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực khác. Chẳng hạn như các chính sách quản trị của công ty thì chỉ ảnh hưởng đến công ty, mất mùa trong nông nghiệp thì ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất chế biến, kinh doanh nông nghiệp… Tất nhiên điều này chỉ mang tính chất tương đối, vì bản thân các ngành các lĩnh vực có mối liên hệ sâu rộng với nhau, ví như nông nghiệp mất mùa thì sẽ kéo theo giá lương thực tăng và tất yếu là các loại chi phí khác cũng tăng theo, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau để giải thích sự suy giảm của rủi ro khi kích cỡ danh mục tăng lên. Nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ trình bày thông qua mô hình Diagonal Modell, bởi vì tính chất đơn giản của nó, ta có thể giải thích được bản chất của việc đa dạng hóa một cách khá dễ hiểu. Công thức (1) có thể được viết lại cho danh mục như sau: R p = α P + β P RM + eP GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC (2) Trang 7 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Mà lợi nhuận của danh mục thì lại phục thuộc vào tỉ lệ (wi ) của các chứng khoán thành phần. Nhưng ở đây để cho đơn giản chúng ta sẽ giả định rằng tỉ lệ 1 n này là bằng nhau giữa các chứng khoán, w i = . Do đó từ (2): R n ∑ = P i=1 1 = n n ∑ 1 n w iRi = α i=1 i ⎛ 1 + ⎜ ⎝ n n ∑ i=1 n ∑ (α β ⎞ ⎟R ⎠ i i=1 i M + β iR 1 + n M + ei ) (3) n ∑ i=1 ei Chúng ta thấy rằng khi số chứng khoán trong danh mục gia tăng, phần rủi ro của danh mục đai diện bởi những nhân tố phi thị trường trở lên nhỏ hơn; Nói cách khác nó bị đa dạng hóa đi. Trong khi phần rủi ro thị trường còn lại thì không bị ảnh hưởng bởi số chứng khoán tăng thêm trong danh mục. Phương sai của lợi nhuận danh mục : σ P2 = β P2σ M2 + σ 2 (eP ) (4) Phần rủi ro hệ thống trong phương sai danh mục, β P2σ M2 dựa trên sự vận động của thị trường và lệ thuộc vào hệ số β của các chứng khoán thành phần trong danh mục. Do đó nó sẽ vẫn tiếp tục tồn tại cho dù kích cỡ danh mục có mở rộng như thế nào đi nữa. Ngược lại, phần rủi ro phi hệ thống trong phương sai của danh mục là σ 2 (eP ) dựa trên sự khác biệt riêng của mỗi công ty, ei . Những khác biệt này thì độc lập. Do đó: 2 ⎛1⎞ i =1 ⎝ ⎠ n 1 σ 2 (eP ) = ∑⎜ ⎟ σ 2 (ei ) = σ 2 (e) n n (5) 2 Với σ (e) là trung bình của phương sai của riêng các chứng khoán. Bởi vì trung bình thì độc lập với n, nên khi n tăng lên thì σ 2 (eP ) trở nên không đáng kể. Mối liên hệ này được biểu diễn thông qua đồ thị dưới đây: GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 8 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Biểu đồ 2.1: Mối liên hệ giữa việc gia tăng kích cỡ danh mục (n) và sự suy giảm rủi ro (Phương sai - σ P2 ). Phần chứng minh bản chất của việc đa dạng hóa này thực ra không phải là một công thức toán học hoàn hảo, mà nó đơn thuần chỉ là kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong nhiều năm. Các bạn có thể xem lại phần chứng minh gốc từ cuốn sách của: Bodie, Kane, Marcus, (2003). Finace, Volume 1, Investments, Fifth Edition, McGrawHill /Irwin. trang 307 -308. Một lần nữa tôi cần phải nhấn mạnh một điều là mục đích chính của việc đa dạng hóa không phải là gia tăng lợi nhuận, mà mục đích chính của nó là cố gắng giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán, và hạn chế những chi phí tăng thêm do hệ quả của đa dạng hóa gây ra như chi phí giao dịch, tìm kiếm thông tin… và các chi phí này bao giờ cũng phải thấp hơn lợi ích có được từ việc suy giảm rủi ro. 2.1.2. Cách thức đo lường hiệu quả của việc đa dạng hóa: Lợi nhuận, nhà đầu tư khi mua một chứng khoán nào đó thì họ trông đợi vào 2 điều: cổ tức được chia và chênh lệch giá mua, bán. Do vậy tỉ suất lơi nhuận của chứng khoán (Expected return ) được tính như sau: GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 9 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam R k i ⎛ P 1 +k i + d = ⎜ Pik ⎝ k i ⎞ ⎟ ⎠ (6) Với Rik là tỉ suất lợi nhuận của chứng khoán k trong khoảng thời kì i Pi k là giá của chứng khoán k ở thời điểm bắt đầu trong khoảng thời gian i. P1+k i giá của chứng khoán k ở thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian i. dik cổ tức được chia của chứng khoán k trong khoảng thời kì i. Nhà đầu tư sẽ luôn cố gắng mua những khoán có tỉ suất lợi nhuận mong đợi cao. Vấn đề là chúng ta thường không biết được những cổ phiếu nào sẽ tăng giá trong tương lai và những chứng khoán có tỉ suất lợi nhuận R cao cũng thường là những chứng khoán có rủi ro cao. Bởi vì rủi ro được xem là độ phân tán của lợi nhuận, một chứng khoán có lợi nhuận càng cao thì mức độ phân tán của lợi nhuận thông thường cũng cao tương tự. Vì vậy lợi nhuận được xem là sự đánh đổi của rủi ro. Để ước lượng rủi ro (mức độ phân tán của lợi nhuận) chúng ta có thể đo lường bằng độ lệch chuẩn hay phương sai ( σ ) của R trong những khoảng thời gian đầu tư. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ thống nhất chỉ sử dụng độ lệch chuẩn (S) của R để đo lường rủi ro. Công thức tính như sau: n S k = ∑ i=1 (R k − R ik ) 2 (7) n − 1 S k là độ lệch chuẩn của chứng khoán k trong suốt thời gian xem xét. R k là tỉ suất lợi nhuận trung bình của chứng khoán k trong thời gian xem xét. Rik là tỉ suất lợi nhuận của chứng khoán k tại thời điểm i. n là các khoản thời gian đầu tư có độ dài bằng nhau trong thời gian xem xét. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 10 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Đối với danh mục, tỉ suất lợi nhuận mong đợi của một danh mục với m chứng khoán phụ thuộc vào tỉ lệ về giá trị của các chứng khoán thành phần trong danh mục, nhưng trong Luận văn này chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa rủi ro và số lượng chứng khoán mỗi loại trong danh mục. Do đó tỉ lệ giá trị đầu tư vào các chứng khoán trong danh mục ở đây sẽ bằng nhau, và tỉ suất lợi nhận danh mục ở thời kì i được tính như sau: m 1 m R iP = ∑ R ik k =1 (8) Với m là tổng số chứng khoán trong danh mục. Tỉ suất lợi nhuận bình quân của danh mục P trong toàn bộ thời gian xem xét được tính theo công thức. R P = 1 n n ∑ R i=1 P (9) i Với n là các giai đoạn trong thời gian đầu tư. Rủi ro của danh mục được tính như sau: SP = 1 n −1 n ∑ i=1 (R P − R iP ) 2 (10) SP độ lệch chuẩn của danh mục RP là tỉ suất lợi nhuận trung bình của danh mục nắm giữ trong toàn bộ thời gian xem xét. RPi là tỉ suất lợi nhuận của danh mục ở thời kì i. Với n là tổng các khoảng thời gian đầu tư có độ dài bằng nhau trong thời gian xem xét. i là thời kì xem xét. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 11 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Tiêu chuẩn để đánh giá lợi nhuận của chứng khoán là giá trị của chứng khoán ở cuối thời điểm xem xét, và do đó chúng ta có chỉ tiêu hệ số nhân trung bình của lợi nhuận (G) suốt thời kì đó. Trung bình hệ số nhân của lợi nhuận này hoàn toàn khác với trung bình tỷ suất lợi nhuận. Chẳng hạn như nếu ta mua một chứng khoán với giá 1 đồng, sau 4 năm giá chứng khoán đó tăng lên thành 1,75 đồng. Đồng nghĩa với việc mỗi năm chứng khoán này tăng trưởng trung bình 15%, hay hệ số nhân trung bình của chứng khoán này là 15%. Trong khi đó nếu tính tỉ suất lợi nhuận trung bình của chứng khoán này suốt 4 năm lại thành, 0, 75 = 18, 75% mỗi năm, và điều này không phản ánh đúng tốc độ phát triển liên 4 tục của chứng khoán đó. Cách tính hệ số nhân trung bình lợi nhuận (G) của một chứng khoán như sau: G k ⎛ = ⎜ ⎝ T ∏ i =1 ⎞ R ik ⎟ ⎠ 1 T (11) G k hệ số nhân trung bình của chứng khoán k suốt thời gian T R ik tỉ suất lợi nhuận chứng khoán k ở thời kì T. Sở dĩ chúng ta phải sử dụng chỉ số này, vì khi nắm giữ một danh mục nào đó chúng ta gặp phải vấn đề là khi mua các cổ phiếu với một tỉ lệ nào đó, (trong trường hợp này thì tỉ lệ đầu tư giữa các cổ phiếu ban đầu trong danh mục là bằng nhau) thì sau một thời gian do sự thay đổi về thị giá, thì tỉ lệ về giá trị giữa các cổ phiếu trong danh mục sẽ thay đổi, vậy chúng ta có cần thiết phải cân đối tỉ lệ này lại như ban đầu không? Do vậy xuất hiện hai chiến lược đầu tư là: mua và nắm giữ (BH), nghĩa là bạn mua và giữ y nguyên như vậy không tác động gì đến tỉ lệ về giá trị của chứng khoán trong danh mục cho dù thị giá có thay đổi ra sao. Chiến lược thứ hai là, chúng ta cố gắng duy trì tỉ trọng phân bố về giá trị của các chứng khoán trong danh mục như lúc mua ban đầu (REA), bằng cách phân bố lại GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 12 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam tỉ lệ về giá trị của các chứng khoán trong danh mục khi có sự thay đổi về thị giá ở mỗi giai đoạn bắt đầu ( trong Luận văn này mỗi quan sát cách nhau một tháng, do vậy chúng ta sẽ phân bố lại tỉ lệ này vào ngày 15 hàng tháng) trong quá trình đầu tư. Nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ nghiên cứu về hệ số lợi nhuận của phương pháp REA, vì theo tôi việc duy trì một tỉ lệ cân bằng về giá trị của các chứng khoán trong danh mục, thì bao giờ cũng có tác dụng phòng chống rủi ro tốt hơn. Cách tính hệ số nhân lợi nhuận theo chiến lược REA (ở đây tỉ lệ đầu tư ban đầu là bằng nhau) có thể hiểu qua minh họa sau: Bảng 2.1: Minh họa phương pháp tính lợi nhuận theo REA Loại cổ phiếu A B C Trung bình 1 1,01 1,5 0,7 1,07 Kì nắm giữ 2 3 1,25 1,49 1,0 1,0 0,9 1,8 1,05 1,43 4 0,69 1,2 0,9 0,93 Giá trị REA4 = 1,07 x 1,05 x 1,43 x 1,09 = 1,494. 1 G(REA) = (1, 494) 4 = 1,1056 . Trong luận văn này, sẽ đề cập nhiều lần đến khái niệm lợi ích của việc đa dạng hóa (hay lợi ích biên của đa dạng hóa). Chúng ta sẽ thống nhất về khái niệm này là so sánh về tỉ lệ rủi ro của danh mục 1 chứng khoán và với danh mục thị trường ( ở đây là danh mục 192 chứng khoán) với tỉ lệ rủi co của danh mục 1 chứng khoán và các danh mục khác. Cách tính như sau: S1 − Si S1 − S M x1 0 0 % (12) Với S1 là độ lệch chuẩn của danh mục 1 chứng khoán S M độ lệch chuẩn của danh mục thị trường Si độ lệch chuẩn của danh mục có i chứng khoán. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 13 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu sơ cấp là giá chứng khoán đóng cửa, được lấy vào ngày 15 (hoặc vào ngày tiếp theo, nếu ngày 15 không có giao dịch) hàng tháng. Như vậy với mỗi chứng khoán riêng lẻ chúng ta sẽ có 15 quan sát (tương ứng với 15 tháng) về tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng. Như vậy khoảng thời gian giữa mỗi quan sát là một tháng, lý do chúng ta không chọn các quan sát theo tuần hay theo ngày là bởi vì điều này nhằm làm giảm bớt những ảnh hưởng do sự khác nhau về biên độ dao động giá đặt lệch do Ủy ban chứng khoán nhà nước quy định ở các khoảng thời gian khác nhau,và sự khác biệt giữa hai sàn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Do những thay đổi này có thể dẫn đến những sai lệch trong kết quả nghiên cứu. Ví dụ như chúng ta hãy so sánh biên độ dao động giá 1% với biên độ 5%, với biên độ là 1% nếu trong 1 tháng có tới 20 phiên giao dịch tăng trần thì biên độ dao động có thể được kéo dãn ra thành (1+1%)20=1,22 nghĩa là một chứng khoán tăng trần liên tục trong 1 tháng cũng chỉ có thể tăng được 22% mà thôi. Trong khi đó nếu biên độ là 5% chỉ cần tăng trần trong 4 phiên (1+5%)4=1,215 cũng gần sấp xỉ 22%, một sự khác biệt lớn. Lúc này mọi người có thể đặt câu hỏi là “Như vậy quãng thời gian càng dài thì càng tạo những khác biệt lớn, càng sai lệch?”. Thật ra cái chúng ta quan tâm ở đây là không phải là giá chứng khoán, mà độ lệch chuẩn của nó. Do vậy việc chọn khoảng thời gian quan sát dài nhằm “tạo khoảng trống” cho các chứng khoán có điều kiện để thể hiện những thay đổi của nó. Bởi vì trong quãng thời gian dài thì giá chứng khoán có thể tăng giảm khác nhau, khắc phục được nhược điểm của sự cách biệt biên độ dao động giá quá lớn. Nhưng cũng rất may cho chúng ta là biên độ dao động trong quãng thời gian nghiên cứu là khá ổn định, chỉ có trong quãng thời gian một tuần cuối của tháng 03/2008 là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hạ biên độ xuống mà thôi. Như vậy ảnh hưởng của biên độ dao động giá đối với kết quả nghiên cứu xem như được loại trừ. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 14 SVTH: PHẠM ĐỨC AN Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 192 chứng khoán này sẽ được phân phối ngẫu nhiên vào 6 nhóm. Mỗi chứng khoán được gán cho một số, cứ như vậy từ 1 cho tới 192. Trong mỗi nhóm sẽ có 5 loại danh mục. Danh mục có 1 chứng khoán, danh mục có 4 chứng khoán, danh mục có 8 chứng khoán, danh mục có 16 chứng khoán và danh mục có 32 chứng khoán. Việc phân chia này sẽ không lặp lại, nghĩa là các chứng khoán ở danh mục 4 chứng khoán ở nhóm 1 sẽ không thể xuất hiện ở danh mục 4 chứng khoán ở nhóm 2, đồng thời nó cũng sẽ không xuất hiện ở bất cứ danh mục nào trong số 7 danh mục 4 chứng khoán còn lại trong nhóm 1. Như vậy tổng cộng chúng ta sẽ có 192 danh mục 1 chứng khoán, 48 danh mục 4 chứng khoán, 24 danh mục 8 chứng khoán, 12 danh mục 16 chứng khoán, 6 danh mục 32 chứng khoán. Cách thức liên kết danh mục này cho phép chúng ta đánh giá hiệu quả của việc da dạng hóa. Chẳng hạn như ở nhóm 1, các dữ kiện của danh mục 32 chứng khoán có thể so sánh với trung bình của 2 danh mục 16 chứng khoán, so sánh với trung bình của 4 danh mục 8 chứng khoán, so sánh tiếp với trung bình của 8 danh mục 4 chứng khoán, và với trung bình của 32 danh mục 1 chứng khoán. Cứ như vậy chúng ta có thể đánh giá được tác dụng của việc đa dạng hóa không chỉ trong nội bộ nhóm với nhau, mà còn tất cả dữ liệu bằng cách tính trung bình của 6 nhóm. Sau đó, chúng ta sẽ tính tỉ suất lợi nhuận trung bình của từng kích cỡ danh mục trong từng nhóm. Tiếp theo lấy giá trị trung bình của các tỉ suất lợi nhuận trung bình của các danh mục có cùng kích cỡ ở các nhóm. Như vậy chúng ta có thể so sánh được hiệu quả của việc đa dạng hóa. Trong bài 5 thời kì, với mỗi thời kì là 3 tháng. Liên tục từ 01/01/2007 đến 31/03/2008, chia ra tương ứng với: - Giai đoạn 1 từ 01/01/2007 đến 31/03/2007; Kí hiệu là T1. - Giai đoạn 2 từ 01/04/2007 đến 30/06/2007; Kí hiệu là T2. - Giai đoạn 3 từ 01/07/2007 đến 31/09/2007; Kí hiệu là T3. - Giai đoạn 4 từ 01/10/2007 đến 30/12/2007; Kí hiệu là T4. - Giai đoạn 5 từ 01/01/2008 đến 31/03/2008; Kí hiệu là T5. GVHD: TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC Trang 15 SVTH: PHẠM ĐỨC AN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan