Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng việt...

Tài liệu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng việt

.PDF
192
311
113

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ MỸ HẠNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Quang Năng Hà Nội, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019 Tác giả luận án Lê Thị Mỹ Hạnh LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo Học viện cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hà Quang Năng đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019 Tác giả luận án Lê Thị Mỹ Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam 7 1.2.Cơ sở lí luận ............................................................................................ 19 Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................54 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC TẠO THÀNH THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT ................................................ 55 2.1. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ ........................................................................ 55 2.2. Các phương diện và cách thức khảo sát ................................................. 60 2.3. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt cấu tạo .................................. 60 2.4. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt từ loại ................................... 77 2.5. Thuật ngữ mĩ thuật xét về mặt nguồn gốc .................................................80 2.6. Nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt 82 2.7. Phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ........................... 86 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 99 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT ............................................................... 102 3.1. Ý nghĩa của thuật ngữ .......................................................................... 102 3.2. Sự thể hiện ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ........................... 106 3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ....................... 114 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 140 KẾT LUẬN................................................................................................. 142 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐĐĐD Đặc điểm định danh MHCT Mô hình cấu tạo Nxb Nhà xuất bản TNMT Thuật ngữ mĩ thuật TNMTTV Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt Tr. Trang YTCT Yếu tố cấu tạo DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ Số TT 1. Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình cấu tạo của thuật 76 ngữ mĩ thuật tiếng Việt 2. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đặc điểm từ loại của thuật 79 ngữ mĩ thuật tiếng Việt 3. Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ mĩ 81 thuật tiếng Việt là từ 4. Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn gốc yếu tố cấu tạo 82 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là cụm từ 5. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bố số lượng TN mĩ thuật 83 tiếng Việt theo yếu tố cấu tạo 6. Bảng 2.6: Tổng hợp các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt 98 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn, xuất bản các từ điển thuật ngữ đang là nhu cầu cần thiết trong xu thế phát triển mạnh mẽ của tất cả các ngành khoa học trên thế giới. Điều này cũng hết sức cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên, muốn làm tốt công tác này, chúng ta phải xây dựng được nền tảng lí luận vững vàng về thuật ngữ học, cũng như hiểu biết và xác định rõ phương pháp biên soạn các loại từ điển thuật ngữ. Rất tiếc, cả hai vấn đề này đều còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức ở Việt Nam. 1.2. Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, thuật ngữ là đơn vị từ vựng có phạm vi hoạt động và sử dụng hạn chế. Đó là những đơn vị từ vựng của ngôn ngữ được sử dụng để biểu đạt khái niệm cụ thể hay trừu tượng trong hệ thống lí thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Vì vậy, thuật ngữ là một đối tượng đặc biệt, khác với từ và cụm từ như là đối tượng của ngôn ngữ học. Mặc dù trong đa số trường hợp thuật ngữ học xem xét các đơn vị từ vựng đó như là ngôn ngữ học, nhưng ở thuật ngữ có những đặc trưng khác. Thuật ngữ có những yêu cầu chuẩn mực khác với những yêu cầu mà ngôn ngữ học đòi hỏi ở các đơn vị từ vựng khác. Vì vậy, để hiểu rõ đặc điểm hệ thống thuật ngữ của bất kì ngành khoa học, kĩ thuật nào đều cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng toàn diện và hệ thống thuật ngữ đó. Đó là lí do vì sao hiện nay ở nước ta, trong địa hạt thuật ngữ học, bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ tiếng Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu các hệ thuật ngữ của các chuyên ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của các chuyên ngành cụ thể sẽ góp phần thiết thực vào việc phát triển khoa học, kĩ thuật và công nghệ của nước ta. 1 1.3. Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người. Mĩ thuật học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận của các loại hình nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc, đồ họa,... về các phương diện như thể loại, chất liệu, hoạt động sáng tạo, đặc trưng ngôn ngữ, các trường phái, xu hướng của các loại hình nghệ thuật kể trên. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mĩ thuật ở nước ta từ nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt chưa được chú ý nghiên cứu, ngoài một số công trình từ điển được biên soạn trên cơ sở dịch các thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt về phương diện lí thuyết. Vì những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ” cho công trình luận án của mình. Luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc điểm cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa (bao gồm ý nghĩa và đặc điểm định danh), phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Viêt. Đó là các từ, cụm từ biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng, quá trình, hoạt động, tính chất… thuộc phạm vi của mĩ thuật truyền thống, gồm các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt dựa trên tư liệu là 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được thu thập từ các từ điển mĩ thuật, giáo trình mĩ thuật học tiếng Việt thuộc phạm vi của mĩ thuật truyền thống, gồm các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm định danh (ĐĐĐD) và phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: a. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ nói chung, thuật ngữ mĩ thuật nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu; b. Khảo sát, thống kê, phân loại thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt; tìm hiểu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt gồm: xác định khái niệm thuật ngữ mĩ thuật để nhận diện thuật ngữ, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, miêu tả và phân tích các mô hình cấu tạo (MHCT) thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt; c. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, gồm có các phương thức tạo nên ý nghĩa của thuật ngữ và các phạm trù nội dung ý nghĩa làm cơ sở định danh của các đơn vị thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. d. Tìm hiểu các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 4. Tƣ liệu khảo sát Tư liệu khảo sát của luận án là các thuật ngữ mĩ thuật rút từ các từ điển thuật ngữ mĩ thuật và được thu thập từ những giáo trình mĩ thuật học, sách báo, tạp chí về mĩ thuật bằng tiếng Việt. Cụ thể là: - Thuật ngữ mĩ thuật Pháp - Việt, Việt - Pháp ( Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1978); - Từ điển mĩ thuật phổ thông (Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 2000); 3 - Từ điển mĩ thuật (Lê Thanh Lộc biên soạn, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1998); - Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học (Chu Quang Chứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai, Nxb. Giáo dục, 1998); - Các thể loại và loại hình mĩ thuật (Nguyễn Trân, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 2005); - Mĩ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 1996; - Nghệ thuật học (Đỗ Văn Khang, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004); - Điêu khắc (Nguyễn Thị Hiên, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008); - Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 2000. - Lịch sử mĩ thuật học (Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị chính, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2013); - Lịch sử mĩ thuật Việt Nam (Phạm Thị Chính, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010); - Hình họa 1 (Triệu Khắc Lễ, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Phƣơng pháp miêu tả Phương pháp miêu tả được sử dụng để thu thập, thống kê các thuật ngữ mĩ thuật từ các nguồn tư liệu khảo sát, miêu tả các phương thức tạo thành thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên ngành mĩ thuật và đặc điểm ý nghĩa và định danh của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 5.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp Phương pháp này được áp dụng để mô tả quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố cấu tạo (YTCT) trong cấu trúc nội bộ của các thuật ngữ, xác định các kiểu MHCT của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt theo quan hệ 4 ngữ pháp giữa các YTCT trong cấu trúc của thuật ngữ mĩ thuật. Từ đó, tìm ra được các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt và các quy tắc cụ thể tạo nên hệ thống thuật ngữ này. 5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu những cách thức tạo thành ý nghĩa thuật ngữ, phân tích ý nghĩa của các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Dựa vào các phạm trù nội dung ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt để phân chia hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt thành các tiểu phạm trù ngữ nghĩa và xác định các đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Từ đó lập các mô hình định danh thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 5.4. Thủ pháp thống kê Là một thủ pháp của phương pháp miêu tả, thủ pháp thống kê được sử dụng để xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các MHCT, mô hình định danh thuật ngữ. Các kết quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung rõ hơn tổng thể diện mạo cấu tạo, định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện phương diện cấu tạo, nội dung ngữ nghĩa, các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, luận án sẽ có những đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn như sau: 6.1. Ý nghĩa lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm vào việc nghiên cứu lí thuyết chung về thuật ngữ học, đồng thời chỉ ra được những đặc điểm riêng về phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa ( ngữ nghĩa và định danh) và phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: 5 - Cho phép đề xuất được các biện pháp, phương hướng cấu tạo các thuật ngữ mĩ thuật mà tiếng Việt hiện chưa có; - Là cơ sở để biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thuật ngữ học tiếng Việt. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình ngành mĩ thuật học và giảng dạy ngành mĩ thuật học ở nước ta; 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương được bố cục như sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo và phƣơng thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN "Mĩ thuật học là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận về mĩ thuật" [16; 5]. Loại hình nghệ thuật này có quan hệ đến sự cảm thụ bằng mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng hoặc một không gian nào đấy. "Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, khởi đầu bằng sự khai thác và phát huy tác dụng của các nhân tố không gian như hình khối, đường nét, màu sắc,...để diễn đạt và truyền cảm. Nó bao gồm nhiều thể loại, tựu trung lấy việc kiến tạo các quan hệ không gian làm phương tiện diễn đạt và lấy việc gây cảm hứng thị giác làm mục đích truyền đạt. Do đó mĩ thuật được liệt vào loại nghệ thuật thị giác hay nghệ thuật không gian" [87, tr.5]. Các nhà nghiên cứu cho rằng: "nếu nói một cách chính xác hơn, nên dùng danh từ "nghệ thuật tạo hình". Trên thế giới, danh từ "nghệ thuật tạo hình" đã trở nên phổ cập và được chính thức đưa vào bách khoa toàn thư, từ điển" [16; 5]. Như vậy, thuật ngữ "nghệ thuật tạo hình" đồng nghĩa với thuật ngữ "mĩ thuật". Tuy nhiên để đảm bảo tính nhất quán, trong luận án này chúng tôi chỉ sử dụng thuật ngữ "mĩ thuật". 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài Theo những nghiên cứu và tổng kết của Hà Quang Năng [86, 80 - 86], việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới đã sớm bắt đầu ngay từ thế kỉ 18. Các nghiên cứu về thuật ngữ ở thời kì này đều tập trung vào nội dung tạo lập thuật ngữ, xác định các nguyên tắc cho việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ riêng cho từng ngành khoa học. Đi tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ ở thời kì này là các nhà khoa học như: Carl von Linné (1736); Beckmann (1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy 7 (1789) và William Wehwell (1840). Carl von Linné (1707 - 1778) có thể được coi là người xác lập công tác nghiên cứu thuật ngữ, trong đó gồm có việc nêu quy tắc tạo thuật ngữ, xác định chuẩn mực của thuật ngữ và lập kế hoạch xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học. Bởi vì chỉ từ khi tác phẩm Fundamenta botanica (1736) của ông ra đời thì người ta mới có thể nói đến một hệ thuật ngữ thực vật học được xác định theo quy tắc nhất định. Có đến gần 1000 thuật ngữ đã được ông giải thích ý nghĩa và chỉ rõ cách sử dụng chúng rất tỉ mỉ. Trong khi Linné dựa vào ngôn ngữ khoa học đang được sử dụng ở châu Âu thời bấy giờ là tiếng Latinh để xây dựng thuật ngữ khoa học, thì ngay từ giữa thế kỉ 18, M.V. Lomonosov đã đưa ra một hệ thống thuật ngữ lí - hoá riêng của tiếng Nga, trong đó ông sử dụng tối đa các thuật ngữ bằng tiếng Nga và chỉ sử dụng các thuật ngữ ngoại lai khi không thể tìm ra các tương đương trong tiếng Nga. Thời kì này ở nước Pháp người ta cũng nỗ lực xây dựng hệ thuật ngữ hoá học. A. L. Lavoisier, G. de Morveau, M. Berthellot và A. F. de Fourcroy đã xây dựng được một hệ thuật ngữ gọi tên các chất hoá học trong công trình Méthode de nomenclature chimique xuất bản năm 1787. Hệ thống thuật ngữ này đã thể hiện rõ các mối quan hệ qua lại trong các kết hợp của các chất (ví dụ ở các kết hợp với lưu huỳnh: sulphite, sulphate, sulphurate v.v.) để tạo ra một hệ thuật ngữ thống nhất và bao quát được toàn bộ hệ thống tên gọi các chất hóa học. Một bước quan trọng tiếp theo được Johann Beckmann (1739 - 1811) thực hiện với việc lập ra một hệ thuật ngữ công nghệ. Ông đã xây dựng hệ thống thuật ngữ kĩ thuật trong lĩnh vực thủ công. Beckmann biết rõ trong các nghề thủ công người ta sử dụng rất nhiều các thuật ngữ khác nhau nhưng chúng lại không thống nhất giữa các ngành. Có nhiều thuật ngữ rất khác nhau lại được dùng để gọi tên những quá trình hay những phương tiện kĩ thuật giống nhau. Những người thợ thủ công đã không thể dùng tiếng Latinh, thứ 8 tiếng của các học giả thời đó, để đặt thuật ngữ cho ngành nghề của mình. Còn các ngôn ngữ quốc gia lại rất khó khăn để có thể diễn đạt được đầy đủ và rõ ràng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kĩ thuật. Theo tinh thần đó, Beckmann cho rằng để có một hệ thuật ngữ công nghệ được quy định thống nhất thì, một mặt, "phải loại bỏ đi các từ đồng nghĩa, mặt khác, phải dần tiếp nhận một lượng từ ngữ mới”. Tuy nhiên, những chỉ dẫn về việc chuẩn hoá thuật ngữ của Beckmann phải mãi 150 năm sau mới được thực hiện đối với hệ thống thuật ngữ về kĩ thuật. Công tác nghiên cứu và xây dựng một hệ thuật ngữ mang tính hệ thống bằng tiếng mẹ đẻ của mỗi một dân tộc hay bằng ngôn ngữ quốc gia chỉ được tiến hành mãi sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạt được đỉnh điểm của nó vào đầu những năm 30 của thế kỉ 20. Ý tưởng về một khoa học thuật ngữ phải đến đầu thế kỉ 20 mới hình thành, việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được định hướng khoa học và được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt xã hội. Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự diễn ra một cách đồng thời với những công trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả Liên Xô cũ, Cộng hòa Tiệp Khắc và Áo. Việc nghiên cứu thuật ngữ ở thế kỉ 20 thực sự diễn ra từ những năm 1930 một cách đồng thời nhưng độc lập bởi các học giả người Áo, Liên Xô cũ và Tiệp Khắc. Những nghiên cứu này được coi là nền tảng cho sự khởi đầu của ngành thuật ngữ học trên thế giới. Đây là ba cái nôi nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới tạo thành ba trường phái nghiên cứu thuật ngữ. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo gắn liền với tên tuổi của E.Wuster (1898 -1977). Ông không chỉ được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ 20 mà còn là người có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều học giả sau này. Các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này 9 chủ yếu dựa theo những nguyên tắc được trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931). Trong tác phẩm này, Wuster đã đề cập đến những phương diện ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu thuật ngữ liên quan đến hệ thống tên gọi các khái niệm, đối tượng trong lĩnh vực kĩ thuật. Ông đã xác lập được các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ, đưa ra một số nguyên tắc xây dựng thuật ngữ và xác định các phương pháp xử lí ngữ liệu thuật ngữ. Công trình của ông đã được Leo Weisgeber (1975) đánh giá như là một cột mốc của ngôn ngữ học ứng dụng. Đặc điểm quan trọng nhất của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo là tập trung vào các khái niệm và hướng việc nghiên cứu thuật ngữ vào chuẩn hóa các thuật ngữ và các khái niệm. Việc nghiên cứu của trường phái này nhằm phục vụ nhu cầu của các nhà kĩ thuật, các nhà khoa học là chuẩn hóa thuật ngữ trong lĩnh vực của họ để đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả và có thể chuyển tải kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn. Những nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này được trình bày cụ thể trong các tài liệu về chuẩn hóa từ vựng của thuật ngữ. Đa số các nước vùng Trung Âu và Bắc Âu (Áo, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch) đều nghiên cứu thuật ngữ theo hướng này. Trường phái thuật ngữ học của Tiệp Khắc với đại diện tiêu biểu là L. Drodz, một trong những người khởi xướng và phát triển công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Tiệp Khắc từ cách tiếp cận ngôn ngữ học về mặt chức năng của Trường phái ngôn ngữ học Praha. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học của trường phái này quan tâm đặc biệt đến việc miêu tả cấu trúc và chức năng của các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng. Theo quan niệm của Trường phái ngôn ngữ học Praha, thì các ngôn ngữ chuyên ngành mang đặc điểm của phong cách khoa học, tồn tại cùng với các loại phong cách chức năng khác như phong cách chính luận, phong cách hành chính - công vụ, phong cách văn học nghệ thuật và phong cách khẩu ngữ. Họ xem thuật ngữ như là những đơn vị tạo nên diện mạo của phong cách khoa 10 học. Mối quan tâm nhất của trường phái này là vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ. Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Nga - Xô Viết Theo tổng kết của các tác giả công trình "Thuật ngữ học - Những vấn đề lí luận và thực tiễn" [84], sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga và Liên Xô trải qua 4 thời kì. - Thời kì chuẩn bị: Bắt đầu từ năm 1780 và kéo dài đến cuối thập niên 20 của thế kỉ 20. Đây là thời kì lựa chọn, xử lí sơ bộ các thuật ngữ và xác định các khái niệm chuyên biệt liên quan. Sự bắt đầu thời kì này được đánh dấu bằng việc dịch các thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học đầu tiên vào năm 1780. - Thời kì thứ nhất: từ năm 1930 đến năm 1960 của thế kỉ 20. Đặc điểm cơ bản thời kì này là sự ra đời các lí thuyết về thuật ngữ học và những hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học trên nền tảng giáo dục kĩ thuật của hai chuyên gia là D. S. Lotte và E.K.Drezen, cũng như những đóng góp lớn lao cuả A. A. Reformatsky và G. O.Vinokur. Trong các công trình khoa học của mình, D.S Lotte và E.K.Drezen đã đưa các quan điểm ngôn ngữ học vào việc tìm hiểu sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga. Đại diện tiêu biểu của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Nga - Xô viết là Đ.X. Lotte (1898 -1950) với công trình Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật, ông được coi là người đứng đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của Liên Xô. Lotte đã tạo ra nền móng về mặt lí thuyết và phương pháp cho công tác thuật ngữ của Liên Xô. - Thời kì thứ hai kéo dài từ năm 1970 đến 1990 của thế kỉ 20: Thuật ngữ học trở thành một ngành khoa học độc lập. Những thành tựu trong ngôn ngữ học, logic học và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã dẫn đến việc xác định rõ chủ thể và khách thể của thuật ngữ học với những cải tiến về phương pháp nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản của thuật ngữ học. Hoạt 11 động của các Ủy ban về thuật ngữ trong phạm vi nghiên cứu mang tính hàn lâm cuả các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết về công tác chuẩn hóa thuật ngữ được đặc biệt chú ý. Thời kì này, ở Cộng hòa Liên bang Nga đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo về thuật ngữ học, hàng chục chuyên khảo đã được công bố, gần 20 tuyển tập các bài báo về thuật ngữ đã được xuất bản và hơn 100 luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ đã được bảo vệ. Ngoài ra, hàng nghìn các từ điển bách khoa và từ điển thuật ngữ học, bao gồm từ điển thuật ngữ kĩ thuật tổng hợp, từ điển thuật ngữ khoa học công nghệ chung và các loại từ điển chuyên ngành sâu… đã được biên soạn với sự đóng góp của các nhà khoa học như L.N. Beljaeva, L. I. Borisova, L.Ju. Bujanova, A.S. Gerd, B.N. Golovin, S.V. Grinev, V.P. Danilenko, G.A. Dianova, A. D. Hajutin, T.L. Kandenlaki, R.Ju. Kobrin, Z.I. Komarova, T.B. Kryuchkova; O. D. Mitrofanova,V.I. Mikhailova, S.E. Nikitina, A. V. Superanskaja, V.D. Tabanakova, V.A. Tatarinov, L.B. Tkacheva, N.I.Tolstoy, O.N. Trubachev, N.V. Vasilieva, M.N. Volođina. - Thời kì thứ ba là thập niên cuối cùng của thế kỉ 20. Đặc điểm của thời kì này là việc nghiên cứu thuật ngữ được thực hiện trong bối cảnh sau khi Liên Xô sụp đổ, với những thay đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, xã hội, khoa học. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thuật ngữ học được đánh dấu bằng sự khủng hoảng ở nửa đầu thập niên và những đổi mới ở nửa sau thập niên cuối cùng của thế kỉ 20. Trong những thập niên đầu của thế kỉ 21, số lượng các công trình nghiên cứu thuật ngữ ở Nga không ngừng tăng lên, tập trung nghiên cứu những phương thức sáng tạo thuật ngữ, nguyên tắc xây dựng các hệ thống thuật ngữ mới và chỉnh lí một số hệ thống thuật ngữ đã có. Hiện nay các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung nghiên cứu thuật ngữ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, như vấn đề tính đa dạng trong cách tri nhận, trong sáng tạo thuật ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thuật ngữ theo hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, như: "Cơ sở ngôn ngữ - tri 12 nhận của việc nghiên cứu thuật ngữ chuyên ngành", "Nghiên cứu từ vựng chuyên ngành từ góc độ định danh - tri nhận (trên tư liêu tên gọi các cây thuốc", "Mô hình hóa và cơ sở tri nhận hệ thống thuật ngữ bệnh học trong tiếng Anh hiện đại", "Thuật ngữ học từ vựng là một hệ thống",v.v.[86] Như vậy, cả ba trường phái nói trên đều có chung quan điểm là nghiên cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học. Các nhà khoa học đều xem thuật ngữ như là một phương tiện để diễn đạt và giao tiếp trong lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy cả ba trường phái đã hình thành cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và những nguyên lí xây dựng thuật ngữ mang tính phương pháp chi phối những ứng dụng của thuật ngữ. Những thành tựu nghiên cứu thuật ngữ của các trường phái này là một trong những động lực quan trọng cho việc phát triển những hướng mới nghiên cứu thuật ngữ sau này - đó là thuật ngữ được nghiên cứu theo hướng dịch thuật và kế hoạch hóa ngôn ngữ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện chưa lâu, chỉ từ nửa đầu thế kỉ 20 trở lại đây. Mãi đến đầu thế kỉ 20, một số thuật ngữ tiếng Việt mới lẻ tẻ xuất hiện và cũng chỉ hạn chế trong một vài lĩnh vực rất hẹp, cũng không được phổ biến rộng rãi. Những thuật ngữ này lúc đầu chủ yếu là về khoa học xã hội và nhân văn, nhất là về chính trị và triết học, sau mới phát triển sang các ngành khoa học khác. Đóng góp quan trọng cho sự hình thành hệ thống thuật ngữ tiếng Việt giai đoạn này là một số tờ báo, một số văn kiện của tổ chức đảng tiền thân, một số văn bản ở giai đoạn 1900 – 1930 và những thuật ngữ Hán Việt xuất hiện trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh. Lần đầu tiên trong từ điển này có nhiều mục từ là các thuật ngữ thuộc nhiều môn khoa học khác nhau được nhận diện và giải thích. Việc đặt thuật ngữ khoa học tiếng Việt cũng đã được các nhà khoa học chú ý và phát triển trong báo Khoa học (1942 - 1943). Đáng chú ý nhất là quan điểm về thuật ngữ trong công trình "Danh từ khoa học" của Hoàng Xuân Hãn, người tiên phong trong 13 nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ tiếng Việt. Trong công trình này, lần đầu tiên Ông đã tổng kết ba phương thức xây dựng thuật ngữ dựa vào từ thông thường, mượn tiếng Hán và phiên âm từ các tiếng Ấn - Âu và đề ra 8 yêu cầu đối với việc xây dựng thuật ngữ khoa học. Như vậy, giai đoạn 1930 - 1945, hệ thống thuật ngữ tiếng Việt đã hình thành. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng Việt, nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học, dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên môn, cuối tháng 12 - 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học với sự tham gia nhiều cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường đại học thuộc các ngành chuyên môn khác nhau đã tới dự. Một bản Quy tắc phiên âm thuật ngữ khoa học nước ngoài (gốc Ấn - Âu) ra tiếng Việt đã được soạn thảo sau hội nghị. Bản Quy tắc này đã góp phần đẩy công tác thuật ngữ lên một bước và một loạt gần 40 tập thuật ngữ đối chiếu đã ra đời. Tuy vẫn còn những có những ý kiến khác nhau trong vấn đề bàn về các tiêu chuẩn của thuật ngữ: khoa học, dân tộc, đại chúng nhưng về cơ bản, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất với những nguyên tắc trong đề án Quy tắc phiên âm thuật ngữ khoa học nước ngoài ra tiếng Việt do Ủy ban Khoa học xã hội công bố. Chính điều này đã góp phần đẩy mạnh việc thống nhất và tiêu chuẩn hóa thuật ngữ. Vì vậy, việc xây dựng các hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ. Ở miền Nam, Lê Văn Thới là nhà khoa học có nhiều đóng góp với công tác xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Lê Văn Thới đã soạn thảo nguyên tắc xây dựng danh từ chuyên môn làm tài liệu hướng dẫn chính thức cho công việc xây dựng thuật ngữ khoa học ở miền Nam. “Qua hơn mười năm áp dụng bản nguyên tắc đó, các nhà thuật ngữ học miền Nam đã hoàn thành được một khối lượng công việc đáng kể. Hơn 50 cuốn thuật ngữ đối 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan