Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu...

Tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ phan bội châu

.PDF
157
244
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Thái Thị Xuân Lan ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn - Ban giám hiệu - Tập thể Thầy, Cô khoa Ngữ văn - Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3 MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 8 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 8 2.Giới hạn đề tài ....................................................................................................................... 9 2.1.Về thể loại. ...................................................................................................................... 9 2.2.Về đề tài .......................................................................................................................... 9 2.3.Về văn bản .................................................................................................................... 10 3.Lịch sử văn đề ..................................................................................................................... 10 3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940 ................................................................................. 11 3.2.Từ năm 1940 trở đi: ...................................................................................................... 12 3.2.1.Các bài hồi ký........................................................................................................ 12 3.2.2.Những công trình nghiên cứu: .............................................................................. 13 3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu ..................................... 15 4.Những đóng góp mới của luận văn.................................................................................... 17 5.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 18 5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể ........................................................................................ 18 5.2.Phương pháp hệ thống .................................................................................................. 19 5.3.Phương pháp so sánh .................................................................................................... 19 5.4.Phương pháp thống kê .................................................................................................. 19 6.Kết cấu luận văn ................................................................................................................. 19 Chương 1: PHAN BỘI CHÂU - QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 21 1.1.THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI .......................................................................................... 21 4 1.1.1.Xã hội Việt Nam từ những nấm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX ... 21 1.1.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ..................................................................... 21 1.1.1.2.Tình hình văn học ............................................................................................... 23 1.1.2.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu .................................................. 25 1.2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ PHAN BỘI CHÂU . 34 1.2.1.Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt ánh cứu nước sục sôi tuôn trào. .................... 35 1.2.2.Con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu danh thiên cổ. ...................................................................................................................... 37 1.2.3.Con người duy tân táo bạo......................................................................................... 38 1.2.4.Con người trải lòng cùng thi nhân. ............................................................................ 39 1.2.5.Con người ngổn ngang bao tâm sự riêng chung ........................................................ 41 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU........................... 47 2.1.KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ...................................................................................... 47 2.1.1.Không gian vũ trụ ...................................................................................................... 47 2.1.2.Không gian đất nước ................................................................................................. 52 2.1.3.Không gian hải ngoại ................................................................................................. 55 2.1.4.Không gian nhà tù...................................................................................................... 57 2.1.4.1.Không gian nhà tù Quảng Đông ........................................................................ 57 2.1.4.2.Không gian bị giam lỏng (Huế) ......................................................................... 60 2.2.THỜI GIAN NGHỆ THUẬT .......................................................................................... 66 2.2.1.Thời gian quá khứ ...................................................................................................... 67 2.2.2.Thời gian hiện tại ....................................................................................................... 69 2.2.3.Thời gian tương lai .................................................................................................... 78 2.2.3.1.Thời gian mùa xuân (tương lai gần) .................................................................. 78 5 2.2.3.2.Thời gian muôn thuở (tương lai xa) ................................................................... 79 2.3.NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT .......................................................................................... 80 2.3.1.Từ ngữ. ...................................................................................................................... 81 2.3.1.1.Điển tích, điển cố ............................................................................................... 81 2.2.1.2.Các biện pháp tu từ ............................................................................................ 82 2.3.1.3.Sử dụng chữ Quốc ngữ ....................................................................................... 97 2.3.1.4.Sử dụng Pháp ngữ .............................................................................................. 99 2.3.1.5.Sử dụng thành ngữ - tục ngữ ............................................................................ 101 2.3.2.Câu ........................................................................................................................... 102 2.3.2.1.Câu khẳng định tường minh sử dụng rất đắc địa trong giai đoạn thơ trước 1925. ............................................................................................................................. 102 2.3.2.2.Câu khẳng định hàm ẩn xuyên suốt hai chặng đường sáng tác là nghệ thuật đặc sắc của phong cách thơ Phan Bội Châu. ..................................................................... 105 2.3.3.Nhịp điệu và vần ...................................................................................................... 113 2.3.4.Thơ Phan Bội Châu hút nhụy ngọt từ những bông hoa nghệ thuật của các bậc tiền bối và có sự gặp gỡ rất đẹp với thế hệ cách mạng đàn em. .............................................. 119 2.3.5.Trong vườn thơ Phan Bội Châu, nhất là thời kỳ ông già Bến Ngự, ta đã thu hái nhiều hoa trái tốt tươi, phát hiện thêm nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng đôi lúc cũng thấy lẫn cả những cành lá ùa tàn. ........................................................................................................ 123 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 125 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 128 PHỤ LỤC I: Những bài thơ dùng để khảo sát ................................................................... 128 1.1.Giai đoạn thơ trước 1925 , gồm 15 bài thơ tuyển chọn () .......................................... 128 1.2.Giai đoạn thơ sau 1925, gồm 678 bài thơ Nôm - các thể loại () ................................ 128 Năm 1930 ......................................................................................................................... 132 6 Năm 1931 ......................................................................................................................... 133 Năm 1938 ......................................................................................................................... 142 PHỤ LỤC II ......................................................................................................................... 148 2.1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT : ............................................................................. 148 THƯ MỤC NGHIÊN CỨU (CHỌN LỌC) VỀ PHAN BỘI CHÂU ........................ 153 7 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nhắc đến Phan Bội Châu về mặt lịch sử, người ta nhớ đến nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam kiệt xuất trong khoảng hai mươi lăm năm đầu thế kỷ XX. Cuộc đời hoạt động theo cụ từng đúc kết "trăm lần thất bại không một thành công", nhưng người "anh hùng thất bại" ấy đã lưu danh thiên cổ. Cuộc đời ấy là sự trải nghiệm quí báu, là bài học rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Công lao của cụ, lịch sử đã khẳng định. Phan Bội Châu, cũng như nhiều nhà nho yêu nước đương thời, đã dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu. Tuy không tự nhận mình là nhà văn nhưng với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có không ít những tác phẩm xuất sắc Phan Bội Châu xứng đáng đứng trong hàng ngũ các nhà văn lớn của dân tộc, thực sự là một nghệ sĩ có năng lực biểu hiện phong phú, đa dạng với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết, được các thế hệ tôn trọng, yêu mến . Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật, thành công của Phan Bội Châu được ghi nhận trên nhiều thể loại của loại văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng. Nhưng nếu chỉ thấy tác dụng tuyên truyền thì chưa gọi đã thấu đáo hết văn chương Phan Bội Châu. Người đọc không thể không nhận ra một tâm hồn lớn, một khí phách lớn và biết bao nỗi niềm trăn trở, suy tư, kỳ vọng .. . Chất trữ tình đan xen trong toàn bộ thơ văn Phan Bội Châu là giá trị không thể phủ nhận. cả quá trình sáng tác từ khi bôn ba hoạt động cách mạng đến lúc trở thành "ông già Bến Ngự" thể hiện rõ sự vận động của hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ cụ Phan. Thơ trữ tình Phan Bội Châu - một vùng đất nghệ thuật mới mẻ cho những ai tâm huyết, bởi vì đằng sau cánh cửa hùng tráng, ngang tàng của một người "đầu đội trời chân đạp đất" là một người thâu đêm đối bóng, tìm tri kỷ không ai khác ngoài sông nước, con đò và vầng trăng cô đơn. . . Con người từng lấy sự sổi động xung quanh làm lẽ sống, tưng ra Bắc vào Nam, từng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước . . . phải chịu cảnh "cá chậu chim lồng" thật ngột ngạt, cô độc! . . Ây vậy, con người đó không tắt niềm hy vọng, còn một chút vẫn hy vọng. Tìm hiểu thơ trữ tình Phan Bội Châu là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt. Bản thân người viết tha thiết muốn tìm hiểu sâu chất trữ tình đó mà dường như trước nay ít có sự quan tâm thỏa đáng. Phải chăng vì cụ là một trong những nhà thơ cuối cùng của làng nho phong kiến ? Phải 8 chăng người ta say mê với phong trào thơ Mới mà quên đi một tấm lòng thủy chung gắn bó truyền thống ? Thơ Phan Bội Châu có thể nói chất truyền thống rất đậm đà mà tính hiện đại ngày càng sâu sắc. Nếu truyền thống với những niêm luật chặt chẽ, gò bó thì nay Phan Bội Châu canh tân cho nó uyển chuyển, nhẹ nhàng, tinh tế....Những rung động rất thật, rất mãnh liệt của một tâm hồn lớn, một khí phách lớn, có cả cái giản dị, hiền hòa, chất phác .. . hoàn toàn trở thành lĩnh vực độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu. 2.Giới hạn đề tài 2.1.Về thể loại. Phan Bội Châu sáng tác rất nhiều : thơ, phú, tuồng, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, câu đối, văn tế . . .. Tuy sở trường của Phan Bội Châu là phú nhưng thơ mới là nơi tác giả gởi gắm chí khí và hoài bão. Thơ còn đảm đương cả việc chở bao tâm sự buồn, thương, oán, giận của tác giả. Thơ lại chiếm số lượng vượt trội hơn các thể loại khác và phân bố khắp quá trình sáng tác. Chúng tôi xin tập trung khảo sát thể loại này. Thơ Phan Bội Châu cũng rết phong phú, đa dạng . Có thể thơ Đường luật già dặn điêu luyện; có thể thơ Hát nói đậm đà chất phóng túng ; có thơ Lục bát và Song thất lục bát thiết tha trìu mến, dễ đi vào lòng người. 2.2.Về đề tài Để tìm hiểu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", người viết sẽ đi vào những yếu tố cốt lõi của nghệ thuật : Quan niệm nghệ thuật về con người; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật và Ngôn ngữ nghệ thuật. Thơ Phan Bội Châu ra đời lúc nhiều nhà nho cấp tiến đã hướng đến cái mới. Họ hiểu, khi mà đất nước chìm trong họa vong quốc, người nghệ sĩ chân chính không thể ngồi đó hưởng thụ hoặc cầu kỳ, gọt giũa. Văn chương phải là vũ khí tấn công kẻ thù, văn chương phải nhạy bén trước thời cuộc. Chất cách mạng vì thế len lỏi tự nhiên vào những vần thơ trữ tình của các nhà thơ chí sĩ như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý cáp...Thơ Phan Bội Châu cũng vậy : Trữ tình mà có chung niềm tủi cực, xót xa; trữ tình mà phát ra hừng hực lửa đấu tranh; kể cả những đêm dài khắc khoải lời thơ tâm tình vẫn không vơi niềm uất hận. Đáng quí hơn nữa, những vần thơ trữ tình Phan Bội Châu còn chứa đựng tinh thần lạc quan cao đẹp như chính bản chất con người ông. Gần nhắm mắt, Phan Bội Châu còn 9 ấp ủ kỳ vọng "thanh niên rường cột nước nhà" . Thơ trữ tình kiểu ấy có sức lay động lòng người ghê gớm ! 2.3.Về văn bản Trong quá trình xử lý đề tài, người viết sẽ tiếp cận bốn văn bản chính: Phan Bội Châu toàn tập, tập V, Chương Thâu, Nxb Thuận Hóa, xuất bản năm 1990. Phần "Thơ nôm - Các thể loại" , gồm 678 bài. Đây là văn bản tập họp khá đầy đủ thơ Phan Bội châu. Văn bản này giúp người viết có điều kiện thống kê những hình ảnh, hình tượng thơ xuất hiện nhiều lần, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Thơ văn Phan Bội Châu , Chương Thâu tuyển chọn, Nxb Văn học , Hà Nội, xuất bản năm 1985. Người biên soạn đã phân thơ văn Phan Bội Châu ra làm hai thời kỳ, ứng với quá trình hoạt động và quá trình sáng tác của Phan Bội Châu. Trước 1925: 15 bài (thơ chữ Hán, bản dịch, thơ tiếng Việt). Sau 1925 : 62 bài (thơ chữ Hán, bản dịch, thơ tiếng Việt, thơ Bình dân ). Sử dụng văn bản này người viết có thể so sánh những đặc sắc nghệ thuật ở mỗi giai đoạn thơ. Thơ văn Phan Bội Châu, Kiều Văn biên soạn, Nxb Đồng Nai, xuất bản năm 2000, gồm 85 bài thơ các thể loại. Thơ văn Phan Bội Châu, thời kỳ ở Huế 1926 -1940, Trần Anh Vinh và Chương Thâu sưu tập, tuyển chọn, Nxb Thuận Hóa, Huế, xuất bản năm 1987, gồm 104 bài thơ nôm. Mục đích của người viết khi sử dụng văn bản là để xét thơ Phan Bội Châu trên diện hẹp hơn so với văn bản Phan Bội Châu toàn tập, qua một số biểu hiện về ngôn ngữ nghệ thuật. Chọn bốn văn bản trên, người viết cũng thấy được sự thuận lợi trong quá trình tìm hiểu. Các văn bản vừa có bề rộng khái quát lại vừa có bề sâu chi tiết nên việc đối chiếu, so sánh để 3.Lịch sử văn đề Thơ văn Phan Bội Châu luôn gợi nhiều sự quan tâm ương lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên việc khảo sát đối tượng ở góc độ nghệ thuật vẫn chưa được chú ý đầy đủ. Phần lớn các công trình nghiên cứu từ ưước đến nay ngoài việc tuyển chọn thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu thường khẳng định giá trị nội dung tư tưởng của bộ phận sáng tác này. Nổi trội hơn cả là các chuyên luận của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh và bộ Phan Bội Châu toàn tập của Chương Thâu. Ngoài ra phải kể đến các bài viết công phu của Nguyễn Đình Chú, Trần Đình Hươu, Lê 10 Trí Viễn, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Đạm ... trên các báo chí, chủ yếu là trên tạp chí Văn học. Có thể xem xét các bài viết về Phan Bội Châu trong hai thời kỳ. 3.1.Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1940 Tác phẩm của Phan Bội Châu ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng bấy giờ. Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn đều chú ý sức mạnh của những "câu thơ dậy sóng'' của Phan Bội Châu : Nào những lúc câu thơ kiến chí Bút hào hùng nhã khí phong lôi (Trích Chúc thọ cụ Sào Nam, Võ Liêm Sơn, Tân thế kỷ, số 92 ngày 28 - 2 - 1927). Nói đến "câu thơ dậy sóng”, đến tác phẩm làm rung động lòng người là đề cập đến những ảnh hưởng đương thời. Có người đọc Lưu cầu huyết lệ tân thư bị kích động mạnh "suốt đêm không ngủ", "bỏ nghề học cũ", "kết giao với khách gươm rượu" để nhằm vào việc đuổi giặc cứu nước (Trích Việt Nam nghĩa liệt sử của Đặng Đoàn Bằng, mục "chép chung chuyện Nguyễn Đức Công, Nguyễn Thức Đường"). Đọc Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thư, số học sinh du học ở Nam Kỳ tăng lên nhiều. Trường hợp của Nguyễn Thiện Thuật, Lưu Vĩnh Phúc xem chương trình Duy tân hội và Việt Nam vong quốc sử, . . đã "đẩy gối đứng dậy", "quyết cai nghiện thuốc phiện", tìm phương kế chống giặc (Trích Phan Bội Châu niên biểu của Phan Bội Châu. Bản dịch của Phạm trọng Điềm và Tôn Quang Phiệt, Nxb Văn sử Địa - 1957)... Cái đẹp chính của thơ văn Phan Bội Châu là chất hùng tráng. Những công trình nghiên cứu và dịch thơ Phan Bội Châu giai đoạn này cũng dựa trên chất hùng tráng làm nền cơ bản. Lê Đại - một thành viên chủ chốt của Đông Kinh nghĩa thục đã bỏ nhiều công sức dịch Hải ngoại huyết thư và cho xuất bản năm 1907. Bảy mươi năm sau Hoài Thanh cảm nhận: "Từ tuổi lên 9, lên lo tôi đã thuộc nhiều câu thơ của Phan Bội Châu. Vì làng tôi không mấy ai không thuộc Lời huyết lệ gửi về trong nước Kể tháng ngày chưa được bao lâu 11 Nhác trông phong cảnh Thần châu Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ Hồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn... Trong đầu óc một em bé nhà nho, cơ hồ chưa ra khỏi mấy rặng tre làng quen thuộc, những câu thơ ấy đã mở ra những chân trời mới, đã gợi lên những suy nghĩ và cảm xúc thắm thiết, bao la" (Trích Phan Bội Châu -Cuộc đời và thơ văn, Hoài Thanh, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1978). Nhóm quan lại Nam - triều tuy không dám dứt bỏ lợi danh, hưởng ứng cách mạng bằng hành động cụ thể, nhưng văn tài của Phan Bội Châu làm họ phải xúc động và suy nghĩ nhiều. Cũng trong thời gian này, ảnh hưởng của thơ văn Phan Bội Châu còn vượt biên giới sang Trung Hoa, Nhật Bản. Những liên lạc giữa Phan Bội Châu và Lương Khải Siêu, qua việc cho in chung Việt Nam vong quốc sử vào Ẩm Băng Thát văn tập đã xác nhận điêu đó. Một người Trung Hoa, sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử đã ghi lại: "...Đụng vào những lệnh cấm của chúng thì những hình phạt thảm khốc như : chém bêu đầu, giết vợ con họ hàng, đào mổ mả tổ tiên, liền theo ngay...Tôi đọc sách ấy, mới rõ nỗi sầu khổ của người dân mất nước" (Trích bài viết sau khi đọc Việt Nam vong quốc sử. Tác giả : một người Trung Hoa. 1906). Tóm lại, các bài viết về thơ văn Phan Bội Châu từ đầu thế kỷ XX đến 1940 chủ yếu đã đánh giá sự thành công của cụ về phương diện tuyến truyền cách mạng. 3.2.Từ năm 1940 trở đi: Có thể phân ra ba loại bài viết. 3.2.1.Các bài hồi ký Cái chết của Phan Bội Châu năm 1940 gây niềm xúc động lớn. Để tỏ lòng ngưỡng mộ và thương tiếc, các nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình vốn gần gũi quen biết với Phan Bội Châu : Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ái Quốc, Tản Đà, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh..đã chân thành ghi lại " ...bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng... ".(Trích Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội châu, Nguyễn Ái Quốc, 1925, Nguyên văn tiếng Pháp, Lời dịch của Phạm Huy Thông); "... 12 bài học mà chúng ta rút ở Phan Bội Châu là chẽ Phan Bội Châu đã góp một phần quan trọng cho cuộc vận động giải phóng dân tộc của chúng ta... Phan Bội Châu là một người thủy chung yêu nước thành thật, một người cách mạng chân chính để lại nhiều ảnh hưởng tốt..."(Tôn Quang Phiệt : Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh , Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản năm 1956, tr 62, 63, 64) v.v... Nội dung chủ yếu của những bài viết là những kỷ niệm có liên quan đến nhà thơ, nhằm bày tỏ tình cảm yêu thương quí mến người quá cố, và đề cập đến những bài học có ý nghĩa tốt đẹp rút ra từ cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu. Gần 30 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh cụ Phan, lại thêm một số bài viết khác "Mấy nét kí ức về Phan Bội Châu" của Nguyễn Đức Dân (Tạp chí Văn học số 12 - 1967) ; "Cụ Phan và lòng dân" của Nguyễn Hiến Lê (Kỷ yếu Kỷ niệm 100 năm, năm sinh của Phan Bội Châu. Nxb Trình Bày, Sài Gòn, 1967); "Một số hồi ức chưa được công bố về Phan Bội Châu" của Đào Duy Anh (Hà Nội, 1/1/1980 "Ông già Bến Ngự”. Hồi ký. Nxb Thuận Hóa, Huế, 1987) cũng bày tỏ tình cảm, lòng ngưỡng mộ tài năng, và ghi lại những giai thoại xung quanh cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ. 3.2.2.Những công trình nghiên cứu: Công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh trong Đặng Thai Mai toàn tập và Hoài Thanh toàn tập giúp cho người nghiên cứu, người học tập ý thức sâu sắc sự cống hiến của Phan Bội Châu về mặt lịch sử cũng như mặt văn chương. Ngoài ra cần nhắc đến các bài viết về Phan Bội Châu trong các Giáo trình văn học Việt Nam của Trần Đình Hươu, Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú ; cũng như các bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Văn học của Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Trần Ngọc Vương, Trần Thanh Đạm... Cần khẳng định ngay trong phạm vi hẹp của lịch sử văn học, Phan Bội Châu chắc chắn nằm trong số vài ba tác giả quan trọng nhất của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. "Thơ ca Phan Bội Châu phần thành công rõ rệt nhất qua mấy mươi năm "bút mặc tung hoành" chính là ở chỗ đã biểu hiện được tất cả cái tỉnh thần yêu nước nồng nàn của cả một 13 dân tộc, trong thời đại bấy giờ" (Đặng Thai Mai - Văn thơ Phan Bội Châu - Nxb Văn hóa, 1958. Tr 104) Lê Trí Viễn cũng thống nhất sự đánh giá như thế: "Thơ Phan Bội Châu là cái vốn quí báu nhất trong kho tàng văn học yêu nước cách mạng Việt Nam trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ. Khổng những nó ghi chép lịch sử tư tưởng, tình cảm, hành động đấu tranh của một người, một phong trào, một giai đoạn cách mạng mà còn thể hiện được truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam" (Lê Trí Viễn. Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập IVB. Nxb Giáo dục. 1965) Công trình Văn học Việt Nam 1900 - 1945 của Phan Cự Đệ - Trần Đình Hươu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức (Nxb Giáo dục 2000.), trong phần viết về Phan Bội Châu, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Hươu và Lê Chí Dũng đã khẳng định vai trò và ví trí của thơ văn Phan Bội Châu trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc từ truyền thống đến hiện đại. "Phan Bội Châu là tấm gương phản chiếu cả thời đại. Tư tưởng và sáng tác văn học của ông soi rọi rõ vận mệnh hợp quỵ luật của nền văn học cổ truyền Việt Nam đì từ phong kiến đến hiện đại. Trên bước đường đi qua, Phan Bội Châu đã để lại những thành tựu mang dấu ấn cá nhân trong thơ, nhất là thơ cổ động, tuyên truyền cách mạng" (Trang 135). Nhà thơ Trinh Đường nhấn mạnh đến sự cách tân nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu qua việc bình một bài thơ Vào thành "Đọc bài Vào thành không ai nghĩ tác giả làm văn chương, chỉ thấy tác giả nói lên lòng mình, ký thác, chia sẻ tâm huyết mình lên mặt giấy với người đọc. Vĩ thế mà bài thơ vừa hàm súc, vừa tân kỳ.. . lại văn chương nhất Đầu mối toàn bài là "vào thành" để "ra cửa" lặp lại bốn lần một cách dụng ý ... cả bài vẩn bằng đột ngột dựng lên hai thanh trắc. Mới ngó tưởng đâu để tránh đơn điệu trong âm vận, kỳ thực cốt để làm nổi bật lên một chân trời "mưa gió đen hơn mực" của đám lê dân bị trị giữa một hoành tráng "xe ngựa, áo mũ, đàn địch, xa xỉ của bọn vua chúa" ( Thử bình bài Vào thành của cụ Phan Bội Châu, Trinh Đường, Văn nghệ Bình Trị Thiên số 27, tháng 10-1982). Trần Anh Vinh lại đề cập đến mảng thơ Bình dân - mảng thơ hợp với khẩu vị quần chúng nên giá ừị tuyên truyền đạt hiệu quả cao : " Thơ tự sự, kể lại chuyện những mảnh đời khác nhau 14 cửa những con người nghèo khổ, với những số phận hẩm hiu, bi đát" . "Lời thơ giản dị, mộc mạc gần như lời tâm sự, lời kể chuyện hằng ngày của hạng người lao động nghèo khổ, tầng lớp bình dân trong xã hội" ( Phan Bội Châu với văn đề đổi mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm ngày sinh Phan Bội Châu, Huế, 12-1997). Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm đã có một sự tôn vinh cực kỳ trân trọng:"Phan Bội Châu trở thành nhà khai sáng của văn chương Việt Nam thế kỷ XX không phải chủ yếu sáng tạo nên những hình thức mới mà trước hết bởi vì tiên sinh, đã xuất hiện trong lịch sử cũng như trong văn chương Việt Nam những con người mới, tiêu biểu cho thế kỷ XX : Đó là người yêu nước, người anh hùng kiêm nhà cách mạng, nhà duy tân, xả thân vì độc lập tự do"( Phan Bội Châu - Nhà khai sáng lịch sử và văn chương Việt nam thế kỷ XX -Trần Thanh Đạm - Huế, 1997 ). + Những nhà nghiên cứu Phan Bội Châu ở miền Nam trước 1975 như Đào Văn Hội, Thế Nguyên, Nguyễn Quang Tô, Phạm Thế Ngũ... thường chỉ chú ý đến con người lịch sử, chính trị, con người yêu nước Phan Bội Châu. Hầu như ít ai để sâu nghiên cứu về nghệ thuật, do đó chưa có những bài viết vượt trội. 3.2.3.Những ý kiến bàn sâu về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu Những bài viết trực tiếp bàn về thơ Phan Bội Châu không nhiều lắm. Tuy nhiên từ những bài viết đã công bố, chúng tôi tiếp nhận được những nhận xét sâu sắc sau đây. Đặng Thai Mai trong Văn thơ Phan Bội Châu ( Nxb Văn hóa, 1958 ) cho rằng : "Hai yếu tố tràn trề trong bao nhiêu thơ, phú ... là tình cảm và tưởng tượng. . . xét về mặt nào đó Phan Bội Châu có thể xem như nhà thi sĩ đầu tiên sáng tác theo tinh thần lãng mạn cách mạng ..." Từ hai câu thơ của Phan Bội Châu : Mõ chuông là cái lưỡi đây Lôi đình trên ngọn bút nấy nổi lên (Hải ngoại huyết thư) Trần Văn Giàu đã có một nhận định xác đáng : 15 "lôi đình trên ngọn bút", đó là phong khí, là thực chất thơ Phan Bội Châu. Ngoài nội dung tư tưởng cao quí, thơ văn Phan Bội Châu nhiều khi lại lai láng tình cảm, bay bổng tưởng tượng, bao giờ cũng hùng biện lâm ly, dễ thấm sâu vào lý trí, cõi lòng . (Trích Tưởng nhớ cụ Phan Bội Châu , Nxb Khoa học xã hội, 1970). Một lân nữa lại thấy nhà phê bình đề cập đến "tình cảm” và "tưởng tượng" là hai mặt hài hòa trong thơ Phan Bội Châu. Chính nó đã làm cho những vần thơ tuyên truyền cổ động có sức thuyết phục mạnh mẽ. Đọc thơ Phan Bội Châu hàng trăm thanh niên hăng hái từ giã gia đình, người thân ra đi vì lý tưởng xả thân cho sông núi. Triều Dương trong bài viết "Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng"(Tìm hiểu và suy nghĩ Nxb Tác phẩm mới, H, 1982,tr.152, 159) cũng nói về sức mạnh tuyên truyền nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu : "Tính chất dậy sóng trong thơ Phan Bội Châu với những biểu hiện tâm tình dưới nhiều dạng, nhiều cung bậc, mức độ khác nhau cứ tiếp tục thấm sâu vào lòng người như mạch nước ngâm từ nhiều hướng dẫn tới và đến lúc nào đó, tụ lại, vọt lên ào ra thành suối, thành sổng, thực sự khuấy động loi cuốn dậy sóng trong lòng người ta...” Lê Trí Viễn lại có cách bình nghệ thuật thơ Phan Bội Châu theo một hướng độc đáo hơn: "Ba câu thơ đầu : Dậy ! Dậy ! Dậy !... Bên án một tiếng gà vừa gáy Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng... Cảnh bình minh của một ngày...con người trước cảnh xuân mới cũng vậy : bỏ cái gì cũ, đón cái gì mới, tống tựu nghênh tân...Nhưng sao lại bắt đầu bằng một lời đánh thức, mà lại gấp gáp hối hả...như có ai đang ngủ quá say và người đánh thức đang nóng lòng nóng ruột" (Trích Bình giảng Bài ca chúc tết thanh niên. In trong sách Những bài giảng văn ở đại học, Nxb Giáo dục, 1982 ). Người bình đã đi vào "thời gian nghệ thuật'" để phát biểu quan điểm nhân sinh tiến bộ của nhà thơ. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những cách tiếp cận khoa học với nghệ thuật thơ Phan Bội Châu. Trở lại với Trinh Đường trong việc bình bài thơ Vào thành, người bình đã bám vào các tầng ý nghĩa của ngôn từ: "Toàn bài là một bức tranh tả chân khách quan đến mức lạnh lùng. 16 Ngòi bút cửa tác giả biến hóa khôn lường, chỉ với 12 câu ngắn mà khi thì lên án, khi thì thán tức, lúc tâm tình, lúc lại kích động, mỗi chữ mỗi câu là một chất men, chất nổ truyền qua, khơi dậy một lúc nhiều cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc. Thật là một bút pháp phỉ thường" ( Thử bình bài Vào thành của cụ Phan Bội Châu, Văn nghệ Bình Trị Thiên, số 27, tháng l0 1982). Tác giả Trinh Đường đã nhấn mạnh đến tài năng sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc của Phan Bội Châu Ngô Thế Oanh trong bài viết "Chân dung cụ Sào Nam qua Đêm trăng hồi bóng" đã đi vào hộ thống câu hỏi tu từ: "Bóng, nhưng cũng là nhà thơ đấy thôi. Nhà thơ tự hỏi về mình, về đời mình, về số phận mình. Những nỗi buồn thương. Những niềm u uất. . . Cho đến cuối bài thơ, là những dấu hỏi đặt ra khổng ngừng .. . Những câu hỏi thể hiện một tâm trạng day dứt, bị ám ảnh không ngừng bởi lý tưởng theo đuổi không thành . . ." ( Chân dung cụ Sào Nam qua Đêm trăng hỏi bóng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Phan Bội Châu , cuộc đời và hoạt động, Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Đức, Hà Nội, 1999). Tác giả bài viết đã căn cứ trên những dấu hiệu của ngôn ngữ nghệ thuật mà tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tìm hiểu những trăn trở không nguôi của nhân vật trữ tình . Vì vậy, cách phân tích này cũng sát với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Điểm lại các bài nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp nghệ thuật thơ Phan Bội Châu, người viết thấy các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện chính xác một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Phan Bội Châu. Thế nhưng, những nhận xét tinh tế và có sức khái quát cao ấy lại chưa được trình bày trong những công trình chuyên sâu hay lý giải văn đề một cách có hệ thống. 4.Những đóng góp mới của luận văn 4.1.Trên cơ sở tiếp thu ý kiến bàn về nghệ thuật thơ Phan Bội Châu của những công trình đi trước, luận văn chọn cách trình bày, lý giải "Đặc điềm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" từ góc độ nghiên cứu "cảm hứng" nghệ thuật của nhà thơ. Chọn hướng tiếp cận này vì "đặc điểm nghệ thuật" có quan hệ chặt chẽ với "cảm hứng". Người viết quan niệm "đặc điểm nghệ thuật" là tổng hợp các đặc điểm mang tính độc đáo, xuyên suốt nội dung và hình thức tác phẩm nên việc vận dụng khái niệm "cảm hứng" để nghiên cứu" Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", bởi lẽ "cảm hứng" là yếu tố thuộc nội dung tác phẩm, liên quan đến nhân tố chủ quan của sáng tạo 17 nghệ thuật, đến các văn đề tư tưởng, tình cảm nghệ thuật và có nguồn gốc từ hiện thực khách quan. Đây là một phạm trù quan trọng của lý luận văn học. Vận dụng "cảm hứng”để nghiên cứu "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" mang lại cho việc khảo sát đối tượng một sự tiếp cận mới. Hơn nữa việc vận dụng khái niệm này rất phù hợp với đặc điểm của bản thân đối tượng nghiên cứu : Phan Bội Châu là nhà thơ của những cảm xúc mãnh liệt, chân thành, chứa chan bao khát vọng, yêu thương. Cái độc đáo ương những sáng tác của Phan Bội Châu là trái tim sôi sục, tuôn trào, cháy bỏng lòng yêu nước thương dân không một phút giây ngơi nghỉ, trong bất kỳ hoàn cảnh và tình huống khắc nghiệt nào. Trong quá trình nghiên cứu, người viết có ý thức khảo sát một cách có hệ thống những nét độc đáo của nghệ thuật thơ Phan Bội Châu : Từ những biểu hiện về nội dung, đặc điểm của cảm hứng đến những phương tiện nghệ thuật gắn bó diễn tả nội dung, đặc điểm ấy. Cách xem xét này giúp người đọc hình dung nghệ thuật thơ Phan Bội Châu không phải như một tổng số các đặc điểm rời rạc mà như một chỉnh thể thống nhất các nét độc đáo xuyên suốt quá trình sáng tác của Phan Bội Châu. 4.2.Bằng việc làm sáng tỏ những "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu", luận văn góp thêm tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí của nhà thơ trong tiến trình phát triển lịch sử văn học yêu nước từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời những kết quả của luận văn còn góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Phan Bội Châu nói riêng và về văn học yêu nước cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX nói chung. 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp lịch sử - cụ thể Luận văn khảo sát "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu” tức là để cập đến tác gia và tác phẩm văn học. Mà tác gia, tác phẩm văn học là sản phẩm của thời đại, của hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể và nằm trong tiến trình của lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, người viết sẽ sử dụng phương pháp lịch sử - cụ thể để tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, môi trường văn hóa, tư tưởng thời đại đã tác động, ảnh hưởng đến nhà thơ khiến nhà thơ có thể tạo ra được những tác phẩm 18 văn học có giá trị, mang nét độc đáo, tiêu biểu, mặt khác là những đóng góp của nhà thơ đối với lịch sử văn học dân tộc ở thời điểm giao thời giữa hai nền văn học cận và hiện đại. 5.2.Phương pháp hệ thống "Đặc điểm nghệ thuật thơ" bao gồm những đặc điểm tiêu biểu về nội dung và hình thức mang tính độc đáo, kết hợp với nhau theo một qui luật nội tại, gắn với hàng loạt yếu tố thuộc các hệ thống của tác phẩm nghệ thuật và xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà thơ. Vận dụng phương pháp hệ thống giúp chúng tôi lý giải, khái quát những văn đề thuộc đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu. 5.3.Phương pháp so sánh Luận văn đề cập đến Phan Bội Châu và tác phẩm thơ của ông không thể không so sánh Phan Bội Châu với các nhà thơ khác (việc so sánh này nhằm làm nổi rõ đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu, tuyệt nhiên không nhằm đề cao hay hạ thấp nhà thơ này hoặc nhà thơ khác). Mặt khác, đặc điểm nghệ thuật thơ tuy có phần ổn định, bền vững song cũng có những biến chuyển nhất định không thể không so sánh những tác phẩm của chính nhà thơ ở các giai đoạn sáng tác khác nhau để thấy sự phát triển của "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" theo hướng đa dạng, linh hoạt nhưng nhất quán. 5.4.Phương pháp thống kê Việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật bắt buộc phải dùng phương pháp thống kê để chỉ ra sự lặp lại của những chi tiết, những dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc khẳng định đặc điểm nghệ thuật thơ. Kết quả thống kê là cơ sở cho những khái quát khoa học về "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu". 6.Kết cấu luận văn Như đã nói trên, người viết chọn hướng trình bày "Đặc điểm nghệ thuật thơ Phan Bội Châu" từ góc độ nghiên cứu những "cảm hứng” nghệ thuật cùng với những "phương tiện" nghệ thuật gắn bó, diễn tả nội dung và đặc điểm nghệ thuật ấy theo một hệ thống xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ tác phẩm của nhà thơ. Do đó ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được tổ chức thành hai chương với nội dung cụ thể như sau. 19 Chương một : Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương Phan Bội Châu. Sau đó tìm hiểu Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông : Con người có tư thế hăm hở, có nhiệt tình sục sổi cứu nước; con người có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có ý thức cá nhân, có hoài bão lưu danh thiên cổ; con người duy tân táo bạo; con người trải lòng cùng tha nhẩn; con người ngổn ngang bao tâm sự riêng - chung. Chương hai: Là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, người viết giải quyết một số đặc điểm nghệ thuật cốt lõi trong thơ Phan Bội Châu : Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật; Ngôn ngữ nghệ thuật. Người viết cũng đặc biệt xoáy sâu vào những hình tượng thơ độc đáo, cá tính ...Cách sử dụng các biện pháp tu từ, câu, nhịp điệu và vần một cách đắc địa...bảo đảm tính nhất quán của đặc điểm nghệ thuật như một phạm trù xuyên suốt từ nội dung đến hình thức của tác phẩm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan