2
hai trường nghĩa tiêu biểu mang lại trên cơ sở các nghĩa biểu trưng được
khái quát trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu, xây dựng những cơ sở lí luận có
liên quan đến đề tài luận án như các nghiên cứu về nghĩa của từ, sự
chuyển nghĩa, trường nghĩa, trường nghĩa “thực vật”, trường nghĩa “vật
thể nhân tạo” và các nghiên cứu về nghĩa biểu trưng.
- Thống kê, xác lập được hệ thống các tiểu trường, các nhóm từ
thuộc hai trường nghĩa chỉ “thực vật” và “vật thể nhân tạo”.
- Phân tích ngữ nghĩa của từ, sự chuyển trường của từ cũng như
nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ “thực vật” và “vật thể nhân tạo” tiêu
biểu trong ca dao tình yêu người Việt.
- Chỉ ra được đặc trưng văn hóa của dân tộc trong việc sử dụng từ
ngữ chỉ thực vật, vật thể nhân tạo để biểu trưng cho một số vấn đề trong ca
dao tình yêu. Trên cơ sở các nghĩa biểu trưng được nêu trong Từ điển biểu
tượng văn hóa thế giới, chúng tôi soi chiếu vào hệ thống các nghĩa biểu
trưng có được trong ca dao tình yêu người Việt. Qua đó, làm rõ điểm tương
đồng cũng như sự phái sinh các nghĩa biểu trưng trên cơ sở các mẫu gốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa của từ ngữ thuộc hai
trường nghĩa “thực vật” (là đại diện điển hình cho nhóm từ ngữ chỉ thế
giới tự nhiên) và trường nghĩa chỉ “vật thể nhân tạo”. Luận án tập trung
tìm hiểu ngữ nghĩa của từ trong mối quan hệ với các từ khác trong các
ngữ. Vấn đề nghiên cứu của đề tài là ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao