Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống một số sâu hại chính trên ...

Tài liệu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống một số sâu hại chính trên cây na tại miền bắc việt nam

.PDF
160
127
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN DÂN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY NA TẠI CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật MÃ SỐ: 9.62.01.12 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Văn Lầm 2. TS. Nguyễn Văn Liêm HÀ NỘI, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận án Nguyễn Văn Dân i năm 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này tôi được sự ủng hộ của nhiều tập thể và cá nhân trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Tập thể hướng dẫn khoa học là GS.TS. Phạm Văn Lầm, TS. Nguyễn Văn Liêm - những người thầy tận tâm, tận hiến và say mê nghiên cứu khoa học, giảng dạy đã truyền đạt cho tôi niềm say mê cùng những kiến thức, định hướng phương pháp luận, ý tưởng, nội dung nghiên cứu, đồng thời góp ý nội dung, văn phong,... để Luận án hoàn thiện với chất lượng tốt nhất. Sự đồng ý, tạo điều kiện về thời gian, sự chia sẻ, động viên của Lãnh đạo Cục Trồng trọt, tập thể Phòng Cây lương thực, Cây thực phẩm và đồng nghiệp nơi tác giả công tác. Sự tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo Viện Bảo vệ thực vật và các đơn vị: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Bộ môn Chẩn đoán giám định dịch hại và thiên địch, Bộ môn Thuốc, Cỏ dại và Môi trường nơi tác giả sinh hoạt chuyên môn trong thời gian làm Luận án. Sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Ban Đào tạo sau đại học của Viện cùng các thầy/cô trong Ban đã giúp đỡ các thủ tục và những lời khuyên đúng đắn trong những năm làm Luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn chân thành sâu sắc tới bố mẹ, tới vợ con cùng anh em, bạn bè và người thân đã giành tình yêu thương cũng như sự động viên, khích lệ để tôi hoàn thành Luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Văn Dân ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.2 Tình hình sản xuất quả na 5 1.2.1 Tình hình sản xuất quả na trên thế giới 5 1.2.2 Tình hình sản xuất quả na ở Việt Nam 6 1.2.2.1 Tình hình sản xuất na 6 1.2.2.2 Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây na tại vùng nghiên cứu 8 1.3 Nghiên cứu ở nước ngoài về sâu hại trên cây na 9 1.3.1 Thành phần loài sâu hại 9 1.3.1.1 Thành phần chung về loài sâu hại cây na 9 1.3.1.2 Thành phần loài sâu hại chính trên cây na 11 1.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu hại chính trên cây na 13 1.3.2.1 Ong đục hạt na Bephratelloides spp. 13 1.3.2.2 Sâu đục quả na Cerconota anonella 15 1.3.2.3 Rệp sáp giả Maconellicoccus hirsutus 16 1.3.2.4 Rệp sáp giả cam Planococcus citri hại trên cây na 16 1.3.2.5 Ruồi đục quả hại trên cây na 17 1.3.2.6 Nghiên cứu về sâu hại khác trên cây na 18 1.3.3 19 Nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu hại cây na 1.3.3.1 Biện pháp thủ công và canh tác 19 1.3.3.2 Biện pháp sinh học và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc 20 iii 1.3.3.3 Biện pháp hóa học 21 1.3.3.4 Phòng chống tổng hợp sâu hại trên cây na 23 1.4 Nghiên cứu ở trong nước 25 1.4.1 Thành phần loài sâu hại trên cây na 25 1.4.1.1 Thành phần chung về loài sâu hại trên cây na 25 1.4.1.2 Những sâu hại chính trên cây na 27 1.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu hại chính trên cây na 28 1.4.2.1 Rệp sáp giả Dysmicoccus spp. 29 1.4.2.2 Rệp sáp mềm Ceroplastes rusci 29 1.4.2.3 Bọ xít lưng gồ Pseudodoniella sp. 29 1.4.2.4 Ruồi đục quả phương đông Bactrocera dorsalis 30 1.4.2.5 Nghiên cứu về sâu hại khác trên cây na 30 1.4.3 30 Nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu hại trên cây na 1.4.3.1 Biện pháp thủ công và canh tác 31 1.4.3.2 Biện pháp sinh học và sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc 31 1.4.3.3 Biện pháp hóa học 31 1.4.3.4 Phòng chống sâu hại trên cây na theo hướng tổng hợp 32 1.5 Những vấn đề quan tâm 32 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 2.1.1 Địa điểm, đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu 33 2.1.1.1 Địa điểm nghiên cứu 33 2.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên của địa điểm nghiên cứu thực địa 33 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 Thời gian nghiên cứu Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu Dụng cụ thí nghiệm 35 35 35 36 2.3 Nội dung nghiên cứu 36 2.4 Phương pháp nghiên cứu 36 2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần loài sâu hại và xác định sâu hại chính trên cây na 36 iii 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu hại chính trên cây na ở phòng thí nghiệm 38 2.4.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của rệp sáp giả cam Planococcus citri 38 2.4.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis 43 2.4.3 2.4.3.1 Phương pháp nghiên cứu diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của sâu hại chính trên cây na tại vùng nghiên cứu 47 Nghiên cứu diễn biến mật độ rệp sáp giả cam P. citri 47 2.4.3.2 Nghiên cứu diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả phương đông 2.4.3.3 2.4.4 47 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của sâu hại chính trên cây na tại vùng nghiên cứu 48 Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp phòng chống một cách hiệu quả các sâu hại chính trên cây na ở vùng nghiên cứu 49 2.4.4.1 Phương pháp nghiên cứu biện pháp thủ công 49 2.4.4.2 Nghiên cứu biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây na 50 2.5 Phương pháp xử lý số liệu 53 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54 Thành phần loài và những sâu hại chính trên cây na ở một số tỉnh trồng na tại phía Bắc Việt Nam 54 3.1.1 Thành phần loài sâu hại trên cây na 54 3.1.2 Sâu hại chính trên cây na ở vùng nghiên cứu 54 3.1.3 Đặc điểm chính về hình thái của ba loài rệp sáp được ghi nhận lần đầu ở Việt Nam 63 3.1 3.1.3.1 Rệp sáp mềm dài nâu Coccus longulus (Douglas) 63 3.1.3.2 Rệp sáp giả Paraputo errabundus Williams 64 3.1.3.3 Rệp sáp giả Pseudococcus odermatti Miller & Williams 65 3.2 3.2.1 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của hai loài sâu hại chính (rệp sáp giả cam Planococcus citri và ruồi đục quả phương đông B. dorsalis) trên cây na. 66 Rệp sáp giả cam Planococcus citri 66 3.2.1.1 Đặc điểm hình thái của rệp sáp giả cam 66 3.2.1.2 Đặc điểm sinh học của rệp sáp giả cam 71 3.2.1.3 Đặc điểm sinh thái của rệp sáp giả cam P. citri 91 v iii 3.2.2 Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis 100 3.2.2.1 Thời gian phát triển các pha và vòng đời 100 3.2.2.2 103 Sức đẻ trứng 3.2.2.3 Thời gian sống của trưởng thành 104 3.2.2.4 Tỷ lệ sống sót ở các pha/giai đoạn phát triển trước trưởng thành 105 3.3 3.3.1 Diễn biến mật độ, yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hai loài sâu hại chính (rệp sáp giả cam P. citri và ruồi đục quả phương đông B. dorsalis) trên cây na ở vùng nghiên cứu 106 Diễn biến mật độ, yếu tố ảnh hưởng đến số lượng rệp sáp giả cam 106 3.3.1.1 Tại Chi Lăng (Lạng Sơn) 106 3.3.1.2 Tại Kim Bảng (Hà Nam) 108 3.3.2 Diễn biến số lượng trưởng thành ruồi đục quả phương đông ở vườn na 111 3.3.2.1 Tại Chi Lăng (Lạng Sơn) 111 3.3.2.2 Tại Kim Bảng (Hà Nam) 112 3.4 3.4.1 Một số biện pháp phòng chống một cách hiệu quả sâu hại chính trên cây na ở vùng nghiên cứu 114 Biện pháp thủ công, bẫy 114 3.4.1.1 Bao quả bằng túi chuyên dùng 114 3.4.1.2 Sử dụng bẫy đối với ruồi đục quả phương đông 115 3.4.2 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây na 116 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 122 1 Kết luận 122 2 Đề nghị 123 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN ÁN PHỤ LỤC 2. SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG NĂM 2015 VÀ 2016 TẠI HÀ NAM VÀ LẠNG SƠN PHỤ LỤC 3. SỐ LIỆU XỬ LÝ THỐNG KÊ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải BVTV Bảo vệ thực vật Bẫy CuE Bẫy Cue eugenol Bẫy ME Bẫy Methyl eugenol lx Tỷ lệ sống mx Sức sinh sản nnk Những người khác Nxb Nhà xuất bản r Tỷ lệ gia tăng tự nhiên R0 Hệ số nhân của một thế hệ TT Thứ tự T Thời gian một thế hệ tính theo đời con Tc Thời gian một thế hệ tính theo mẹ tc Nhiệt độ khởi điểm phát dục (oC) Y Số lứa lý thuyết trong năm của rệp sáp giả cam λ Giới hạn gia tăng tự nhiên < Nhỏ hơn > Lớn hơn ♀ Con cái ♂ Con đực GĐKTCB Giai đoạn kiến thiết cơ bản GĐKD Giai đoạn kinh doanh iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 Tên bảng Trang Số lượng loài sâu hại đã phát hiện được trên cây na ở một số vùng trồng na của Việt Nam 55 Thành phần loài sâu hại trên cây na tại một một số tỉnh trồng na của Việt Nam (2014 - 2016) 56 Kích thước các pha/giai đoạn phát triển của rệp sáp giả cam P. citri nuôi bằng lá cây na (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 70 Thời gian phát triển rệp sáp non các tuổi giới tính đực của rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 73 Thời gian phát triển rệp sáp non các tuổi giới tính cái của rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 74 Thời gian phát triển các pha của giới tính đực rệp sáp giả cam P. citri trong phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 75 Thời gian phát triển các pha và vòng đời của giới tính cái rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 76 Một số chỉ tiêu về sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 78 Thời gian sống của trưởng thành rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 81 Tỷ lệ sống sót ở giai đoạn trước trưởng thành giới tính đực của rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 82 Tỷ lệ sống sót ở giai đoạn trước trưởng thành giới tính cái của rệp sáp giả cam P. citri trong phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 83 Tỷ lệ sống, sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp giả cam P. citri nuôi bằng lá cây na ở 25ºC và 80% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 84 Tỷ lệ sống, sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp giả cam P. citri nuôi bằng lá cây na ở 30ºC và 80% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 86 Chỉ tiêu bảng sống của rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 88 v 3.15 3.16 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 3.22 3.23 3.24 3.25 3.26 3.27 3.28 Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian phát triển của giới tính đực rệp sáp giả cam ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 95 Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian phát triển của giới tính cái rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 96 Ảnh hưởng của thức ăn đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp giả cam P. citri ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 99 Thời gian phát triển các pha vòng đời của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis trong ở thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015 - 2016) 101 Một số chỉ tiêu sinh sản của trưởng thành cái ruồi đục quả phương đông B. dorsalis khi ấu trùng nuôi bằng thịt quả na (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 103 Thời gian sống của trưởng thành ruồi đục quả phương đông B. dorsalis nuôi bằng thịt quả na (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 104 Tỷ lệ sống sót ở giai đoạn phát triển trước trưởng thành của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015, 2016) 105 Hiệu quả của biện pháp bao quả na trong phòng chống ruồi đục quả phương đông (tại Kim Bảng, Hà Nam, 2016) 115 Hiệu quả sử dụng bẫy, vệ sinh đồng ruộng đối với ruồi đục quả phương đông (tại Kim Bảng, Hà Nam, 2016) 116 Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp sáp giả cam trong phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 117 Mật độ rệp sáp giả cam trên cây na trong thí nghiệm diện hẹp đánh giá hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (tại Kim Bảng, Hà Nam, 2016) 118 Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp sáp giả cam trên cây na trong thí nghiệm diện hẹp (tại Kim Bảng, Hà Nam, 2016) 119 Mật độ rệp sáp giả cam trên cây na trong thí nghiệm diện rộng đánh giá hiệu lực của thuốc trừ sâu (tại Kim Bảng, Hà Nam, 2016) 120 Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với rệp sáp giả cam hại cây na trong thí nghiệm diện rộng (tại Kim Bảng, Hà Nam, 2016) 121 v DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Mẫu lam loài rệp sáp mềm dài nâu Coccus longulus (Douglas) 64 3.2 Mẫu lam loài rệp sáp giả Parputo errabundus Williams 65 3.3 Mẫu lam loài rệp sáp giả Pseudococcus dermatti Miller & Williams 66 3.4 Trưởng thành đực rệp sáp giả cam P. citri 66 3.5 Trưởng thành cái rệp sáp giả cam 67 3.6 Túi trứng của rệp sáp giả cam 67 3.7 Rệp sáp non tuổi 1 67 3.8 Rệp sáp non tuổi 2 giới tính cái 68 3.9 Rệp sáp non tuổi 2 giới tính đực 68 3.10 Rệp sáp non tuổi 3 giới tính cái 69 3.11 Tiền nhộng của rệp sáp giả cam 69 3.12 Nhộng của rệp sáp giả cam 70 3.13 Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp giả cam P. citri nuôi bằng lá cây na ở các nhiệt độ thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 81 Tỷ lệ sống (lx), sức sinh sản (mx) của rệp sáp giả cam P. citri ở nhiệt độ 25ºC và 80% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 85 Tỷ lệ sống (lx), sức sinh sản (mx) của rệp sáp giả cam P. citri ở nhiệt độ 30ºC và 80% ẩm độ (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2016) 87 3.14 3.15 3.16 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 Thời gian nở của trứng ruồi đục quả phương đông B. dorsalis ở phòng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 100 Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi đục quả phương đông B. dorsalis nuôi bằng thịt quả na (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2015) 104 Diễn biến mật độ rệp sáp giả cam trên vườn na kiến thiết cơ bản tại Chi Lăng (Lạng Sơn, 2015, 2016) 107 Diễn biến mật độ rệp sáp giả cam trên vườn na kinh doanh tại Chi Lăng (Lạng Sơn, 2015, 2016) 108 Diễn biến mật độ rệp sáp giả cam trên vườn na giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Kim Bảng (Hà Nam, 2015, 2016) 109 Diễn biến mật độ rệp sáp giả cam trên vườn na kinh doanh tại Kim Bảng (Hà Nam, 2015, 2016) 110 vi 3.22 3.23 Diễn biến trưởng thành ruồi đục quả phương đông vào bẫy ở vườn na kinh doanh tại Chi Lăng (Lạng Sơn, 2015, 2016) 112 Diễn biến trưởng thành ruồi đục quả phương đông vào bẫy ở vườn na kinh doanh tại Kim Bảng (Hà Nam, 2015, 2016) 113 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Na (mãng cầu) là tên gọi chung của nhiều loài thuộc chi na Annona họ Na Annonaceae. Theo Vũ Công Hậu (1996) [12] trên thế giới có hàng chục loài thuộc chi Annona có quả ăn được nhưng chỉ có 2 loài được trồng phổ biến là Annona squamosa và Annona muricata. Ở Việt Nam có 4 loài thuộc chi na gồm: cây na Annona squamosa, cây mãng cầu xiêm (na xiêm) Annona muricata, cây nê Annona reticulata và cây bình bát Annona glabra. Quả của cả 4 loài cây này đều ăn được, nhưng quả nê và quả bình bát có chất lượng kém hơn. Do đó, chỉ có cây na và mãng cầu xiêm được trồng tập trung với mục đích thương mại. Cây nê được trồng rải rác trong vườn nhà, còn cây bình bát chỉ là cây dại mọc ở nơi nước trũng ven kênh rạch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây na là loài được trồng nhiều nhất trong các loài thuộc chi na Annona. Quả na cũng được đánh giá cao nhất về chất lượng. Cây na Annona squamosa có nguồn gốc từ vùng Ca-ri-bê và Nam Mỹ. Cây na được trồng nhiều nhất ở các nước Mexico, Brazil, Cuba, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á (Vũ Công Hậu, 1996) [12]. Tại Việt Nam, cây na được trồng khá rộng rãi. Tuy nhiên, phần lớn cây na được trồng rải rác trong các vườn gia đình với mục đích tự cung, tự cấp, chỉ một số ít được trồng với mục đích thương mại tại chợ địa phương. Gần đây, đã hình thành một số vùng trồng cây na tập trung có giá trị hàng hóa lớn như Chi Lăng (Lạng Sơn), Đông Triều (Quảng Ninh), Ba Sao (Hà Nam) và Bà Đen (Tây Ninh),.... Một hiện tượng có tính quy luật trong phát triển nghề trồng trọt ở trên thế giới và nước ta là sản xuất càng thâm canh cao, sâu bệnh hại càng phát sinh và phát triển mạnh, thuốc trừ sâu bệnh càng sử dụng nhiều. Sản xuất quả na ở các vùng trồng cây na tập trung của nước ta không nằm ngoài quy luật này. Thí dụ, loài bọ xít lưng gồ Pseudodoniella sp. phát sinh mạnh, gây hại nặng từ năm 1996 khi cây na được trồng mở rộng ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn (Phạm Văn Lầm và nnk., 2013) [18]. 1 Trên các loài cây thuộc chi na Annona nói chung và trên cây na nói riêng có rất nhiều loài sâu hại gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả na. Ở Việt Nam, nhiều thông tin có sẵn về đặc điểm sinh học, sinh thái, biện pháp khuyến cáo để phòng chống sâu hại chính trên cây na chủ yếu được tìm thấy trong tài liệu chung về sâu hại cây ăn quả hoặc về nhóm rệp sáp (Nguyễn Thị Chắt, 2008; Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000) [3], [5]. Có rất ít các tài liệu chuyên nghiên cứu về sâu hại cây na. Một số loài sâu hại cây na có tính đa thực đã được nghiên cứu chi tiết về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống trên cây trồng khác không phải là cây na. Thí dụ, rệp sáp giả Dysmicoccus sp., rệp sáp mềm Ceroplastes rusci là những loài côn trùng hại rất phổ biến trên cây na ở phía Nam. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của hai loài rệp sáp này đều được nghiên cứu trên cây mãng cầu xiêm (Nguyễn Thị Chắt và nnk., 2005; Vũ Thị Nga, 2006; Vũ Thị Nga và nnk., 2005) [4], [20], [22]. Chỉ có một vài công bố chuyên về sâu hại cây na liên quan đến vùng trồng na ở Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn (Hoàng Thị Dung và nnk., 2009; Phạm Văn Lầm và Hoàng Thị Dung, 2011; Phạm Văn Lầm và nnk., 2013) [7], [17], [18]. Tuy nhiên, các công bố này chủ yếu liên quan đến một loài bọ xít lưng gồ Pseudodoniella sp. mới xuất hiện hại cây na ở Chi Lăng, Lạng Sơn. Để bảo vệ năng suất quả na, người trồng cây na đã phải dùng nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu khác nhau để phòng chống các loài sâu hại. Nhiều hộ nông dân đã phun thuốc hóa học định kỳ và số lần phun thuốc hóa học trong một năm trên cây na ở huyện Chi Lăng đôi khi lên đến 16 - 20 lần/năm (Hoàng Thị Dung và nnk., 2009) [7]. Việc lạm dụng thuốc hóa học trừ sâu gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái vườn trồng cây na và sức khoẻ người trồng na cũng như người tiêu dùng. Trong khi đó, lại thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu về thành phần loài sâu hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu hại chính trên cây na tại một vùng chuyên canh trồng cây na ở nước ta. Thực tiễn sản xuất quả na đang cần những nghiên cứu chuyên sâu về sâu hại cây na, từ việc điều tra xác định thành phần loài sâu hại, nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh 2 thái học của sâu hại chính đến biện pháp phòng chống để đạt hiệu quả cao, theo hướng thân thiện với môi trường. Để góp phần làm cơ sở khoa học xây dựng các biện pháp phòng chống hiệu quả các loài sâu hại cây na nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trong sản xuất quả na, luận án được thực hiện với tên đề tài là: “Đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống một số sâu hại chính trên cây na tại miền Bắc Việt Nam”. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định được thành phần loài sâu hại và những loài gây hại chính trên cây na, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một đến hai loài sâu hại chính làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng chống sâu hại cây na đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu kinh tế, thân thiện với môi trường tại một số tỉnh trồng cây na tại miền Bắc Việt Nam. 2.2. Yêu cầu - Điều tra xác định thành phần loài sâu hại và sâu hại chính trên cây na tại một số tỉnh trồng cây na tại miền Bắc Việt Nam. - Xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của hai loài sâu hại chính trên cây na (rệp sáp giả cam Planococcus citri, ruồi đục quả phương đông Bactrocera dosalis). - Xác định diễn biến mật độ và các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng của rệp sáp giả cam Planococcus citri, ruồi đục quả phương đông Bactrocera dosalis hại cây na ở vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu đề xuất biện pháp khả thi phòng chống hai loài sâu hại chính (rệp sáp giả cam Planococcus citri, ruồi đục quả phương đông Bactrocera dosalis) hại cây na ở vùng nghiên cứu đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu kinh tế, theo hướng thân thiện với người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung những dẫn liệu khoa học về thành phần loài sâu hại trên cây na tại một số tỉnh trồng cây na tại miền Bắc Việt Nam; bổ sung nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài rệp sáp giả cam Planococcus citri, ruồi đục quả phương đông 3 Bactrocera dosalis gây hại trên cây na và hiệu quả của một số biện pháp phòng chống những loài sâu hại này trên cây na tại vùng nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để đề xuất và ứng dụng một số biện pháp phòng chống rệp sáp giả cam, ruồi đục quả phương đông (là những sâu hại chính) trên cây na đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu kinh tế, theo hướng thân thiện với người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài sâu hại trên cây na, đặc biệt là hai loài rệp sáp giả cam Planococcus citri và ruồi đục quả phương đông Bactrocera dorsalis. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thành phần loài sâu hại trên cây na, xác định loài gây hại chính; đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học (thời gian vòng đời, sức sinh sản, bảng sống, diễn biến mật độ quần thể, yếu tố ảnh hưởng đến số lượng,...) của hai loài sâu hại chính (rệp sáp giả cam Planococcus citri, ruồi đục quả phương đông Bactrocera dosalis) cũng như biện pháp phòng chống chúng trên cây na tại vùng trồng cây na miền Bắc Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định được 27 loài sâu hại cây na tại miền Bắc Việt Nam, trong đó bổ sung 12 loài cho danh lục sâu hại cây na và ghi nhận lần đầu 3 loài cho khu hệ côn trùng Việt Nam. - Là công trình nghiên cứu có hệ thống về rệp sáp giả cam P. citri ở Việt Nam, bổ sung nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học, ảnh hưởng của nhiệt độ, cây thức ăn, bảng sống, diễn biến mật độ của loài rệp sáp giả cam trên cây na tại vùng nghiên cứu. - Bổ sung một số dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis hại quả na ở vùng nghiên cứu. - Cung cấp dẫn liệu khoa học về hiệu quả của một vài biện pháp phòng chống rệp sáp giả cam, ruồi đục quả phương đông hại cây na. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây na (Annona squamosa) có nguồn gốc từ vùng Ca-ri-bê và Nam Mỹ, được trồng ở nhiều quốc gia và vùng địa lý khác nhau, với hệ thống canh tác không giống nhau. Ở các vùng địa lý khác nhau số lượng loài gây hại và những loài gây hại chính trên cây na không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng trồng na. Có những loài sâu hại được coi là quan trọng ở quốc gia hay vùng địa lý này chưa chắc đã là quan trọng ở quốc gia hay vùng địa lý khác. Sự phát sinh, phát triển, gây hại của những loài sâu hại chính trên cây na ở quốc gia/vùng địa lý này không giống với quốc gia/vùng địa lý khác,.... Các kết quả nghiên cứu về sâu hại chính trên cây na và những biện pháp phòng chống chúng hiệu quả ở quốc gia/vùng địa lý này chưa chắc đã phù hợp và có thể áp dụng cho quốc gia/vùng địa lý khác. Mặt khác, sâu hại cây na và biện pháp phòng chống chúng ở Việt Nam có những đặc trưng riêng, không giống với các quốc gia khác. Những hiểu biết về thành phần loài sâu hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu hại chính trên cây na ở điều kiện cụ thể làm cơ sở khoa học chắc chắn để xây dựng biện pháp phòng chống hiệu quả sâu hại cây na phục vụ sản xuất quả na an toàn. Những điểm nêu trên là cơ sở khoa học để đề xuất thực hiện đề tài luận án. 1.2. Tình hình sản xuất quả na 1.2.1. Tình hình sản xuất quả na trên thế giới Chi na Annona (Annonaceae) có khoảng 119 loài, trong đó 109 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ và 10 loài có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi (Geurts, 1981) [58]. Trong 119 loài chỉ có 5 loài được thuần hóa và trồng với mục đích thương mại: phổ biến nhất và quan trọng là 3 loài, gồm cây cherimoya (Annona cherimola), cây mãng cầu xiêm (A. Muricata) cây na (A. squamosa; còn cây nê (A. reticulata) và cây A. seneganensis ít phổ biến hơn. Hiện nay, cây na được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới của cả Bắc và Nam bán cầu, thậm chí ở cả vùng á nhiệt đới như Florida của Hoa Kỳ. Ngoài ra, ở một số 5 nước còn trồng giống na lai có tên là atemoya (do Webster đã lai giữa cây na và cây cherimoya năm 1907). Tuy nhiên, giống na lai này lại là giống lai tự nhiên được ghi nhận ở Úc từ năm 1850 và ở Palestin từ năm 1930 (NRC, 1989) [87]. Cây cherimoya được trồng ở California trên diện tích khoảng 100 - 120 ha với sản lượng 453 tấn (Crane and Campbell, 1990; Grossberger, 1999) [53], [62]. Cây mãng cầu xiêm được trồng ở nhiều nước như Angola, Braxin, Colombia, Costa Rica, Cuba, Hoa Kỳ, Jamaica, Mexico, Panama, Peru, Venezuela, Ấn Độ và Đông Nam Á (Pinto and Silva, 1996) [90]. Mexico là nước sản xuất mãng cầu xiêm quan trọng ở châu Mỹ. Tại quốc gia này có khoảng 5.915 ha mãng cầu xiêm với sản lượng lớn nhất thế giới (34.900 tấn). Nayarit là tỉnh trồng mãng cầu xiêm nhiều nhất ở Mexico với 380 ha. Năng suất mãng cầu xiêm ở nước này có xu thế giảm: năm 1990 đạt 6,8 tấn/ha, năm 1996 còn 5,9 tấn/ha (Hernandez and Angel, 1997) [110]. Venezuela có khoảng 3.496 ha trồng cây na với sản lượng 10.096 tấn (Diego, 1989) [109]. Cây na được trồng thương mại ở quần đảo West Indies, Cộng hòa Dominica, Florida (Hoa Kỳ), Trung Đông, Malaysia, Thái Lan (Crane and Campbell, 1990) [53]. 1.2.2. Tình hình sản xuất quả na ở Việt Nam 1.2.2.1. Tình hình sản xuất na Ở Việt Nam, cây na được trồng rộng rãi ở cả hai miền Nam Bắc, chỉ trừ những nơi với mùa đông có sương muối là không trồng được cây na. Cây na chủ yếu được trồng rải rác trong các vườn gia đình với mục đích tự cung, tự cấp, cải thiện dinh dưỡng; chỉ một số ít được trồng với mục đích để bán tại chợ địa phương. Hiện nay đã hình thành một vài vùng trồng na tập trung lớn có giá trị hàng hóa như Chi Lăng (Lạng Sơn), Đông Triều (Quảng Ninh), Ba Sao (Hà Nam) và Bà Đen (Tây Ninh). Cây na ở Chi Lăng (Lạng Sơn) được người dân tỉnh Hà Tây (cũ) đem lên trồng vào những năm 1980, từ những năm 1990 cho đến nay sản xuất na được phát triển mạnh ở địa phương này. Cây na được coi là cây ăn quả đặc sản của huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Diện tích trồng cây na của huyện tăng dần: từ 789,54 ha 6 năm 2000 lên 936,9 ha năm 2005, đạt 1.025,4 ha năm 2006 và 1.776,0 ha năm 2009 (Niên giám Thống kê tỉnh Lạng Sơn, tháng 8/2008) [23]. Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng cây na của cả nước tăng đều qua các năm từ 2013 đến 2017, mỗi năm tăng từ 200 ha đến 900 ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch dao động từ 18,1 nghìn ha đến 19,2 nghìn ha. Mỗi năm, cây na được trồng mới thêm từ một nghìn đến 1,6 nghìn ha. Năng suất quả na tăng qua các năm: năm 2013 năng suất quả na trung bình đạt 87,1 tạ/ha; năm 2017 năng suất đạt 99,1 tạ/ha (năng suất cao nhất từ năm 2013 đến 2017). Sản lượng na năm 2013 đạt 157,7 nghìn tấn và năm 2017 đạt 190,1 nghìn tấn (bảng 1.1). Bảng 1.1. Tình hình sản xuất na ở Việt Nam trong thời gian 2013 - 2017 Năm Diện tích trồng (1.000 ha) Diện tích trồng mới (1.000 ha) Diện tích cho thu hoạch (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000 tấn) 2013 20,2 1,0 18,1 87,1 157,7 2014 20,5 1,1 18,4 90,0 165,7 2015 21,0 1,0 18,6 92,3 172,1 2016 21,9 1,6 18,9 92,31 174,5 2017 22,5 1,5 19,2 99,1 190,1 (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 ) [24], [25], [26], [27] [28]. 1.2.2.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây na tại vùng nghiên cứu Người trồng cây na tại Lạng Sơn và Hà Nam được hướng dẫn trồng cây na theo một quy trình chung. Quy trình đó cụ thể như sau: Giống na. Trồng phổ biến ở cả Lạng Sơn và Hà Nam là na dai và việc nhân giống na chủ yếu bằng hạt. Thời vụ trồng. Cây na thường được trồng 2 vụ trong năm: vụ xuân trồng vào tháng 2 - 4 và vụ thu trồng vào tháng 8 - 10. Khoảng cách các cây na được trồng thường phổ biến 3 x 3 m (có người trồng thưa với khoảng cách 4 x 4 m). Bón phân. Cây na ở giai GĐKTCB (1 - 3 năm tuổi) hàng năm được bón phân với lượng cho 1 cây là: 10 - 15 kg phân hữu cơ; 0,5 - 0,7 kg đạm urê; 0,4 kg 7 supe lân; 0,2 - 0,3 kg kaliclorua. Bón làm 3 đợt: tháng 9 - 11 (100% lượng phân hữu cơ cả năm, 100% lượng lân supe cả năm, 30% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 2 - 3 bón đón lộc (50% lượng đạm urê cả năm, 40% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 6 - 7 bón nuôi cành (50% lượng đạm urê cả năm, 30% lượng kaliclorua cả năm). Cây na ở giai GĐKD (4 năm tuổi trở lên) hàng năm được bón lượng phân không giống nhau tùy theo địa phương và tuổi của cây na. Cụ thể:  Tại Lạng Sơn. Cây na ở giai đoạn 4 - 8 năm tuổi hàng năm được bón phân với lượng cho 1 cây là: 15 - 20 kg phân hữu cơ; 1,0 - 1,5 kg đạm urê; 2,0 - 3,0 kg supe lân; 0,5 - 0,7 kg kaliclorua. Cây na ở giai đoạn trên 8 năm tuổi hàng năm được bón phân với lượng cho 1 cây là: 25 - 30 kg phân hữu cơ; 1,5 2,0 kg đạm urê; 3,0 - 3,5 kg supe lân; 0,7 - 1,0 kg kaliclorua. Lượng phân này được bón làm 3 đợt: vào tháng 2 - tháng 3 bón đón lộc và hoa (50% lượng đạm urê cả năm, 30% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 6 - tháng 7 bón nuôi quả và cành quả (40% lượng đạm urê cả năm, 40% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 9 - tháng 11 bón để hồi phục cây (100% lượng phân hữu cơ cả năm, 10% lượng đạm urê cả năm, 100% lượng supe lân cả năm, 30% lượng kaliclorua cả năm).  Tại Hà Nam. Cây na ở giai đoạn 4 - 8 năm tuổi hàng năm được bón phân với lượng cho 1 cây là: 20 - 25 kg phân hữu cơ; 1,2 - 1,7 kg đạm urê; 2,5 - 3,5 kg supe lân; 0,7 - 1,0 kg kaliclorua. Cây na ở giai đoạn trên 8 năm tuổi hàng năm được bón phân với lượng cho 1 cây là: 30 - 40 kg phân hữu cơ; 1,7 - 2,2 kg đạm urê; 3,5 - 4,5 kg supe lân; 1,0 - 1,2 kg kaliclorua. Lượng phân này được bón làm 4 đợt: vào tháng 2 - tháng 3 bón đón lộc và hoa (30% lượng đạm urê cả năm, 25% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 6 - tháng 7 bón nuôi quả đợt 1 và cành (40% lượng đạm urê cả năm, 30% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 8 - tháng 9 bón nuôi quả đợt 2 và cành (20% lượng đạm urê cả năm, 25% lượng kaliclorua cả năm), vào tháng 10 - tháng 11 bón để hồi phục cây (100% lượng phân hữu cơ cả năm, 10% lượng đạm urê cả năm, 100% lượng supe lân cả năm, 20% lượng kaliclorua cả năm). 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan