Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm thơ nguyễn quang thiều...

Tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều

.PDF
191
307
96

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thị Bích Phụng ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thị Bích Phụng ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU CHUYỂN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn tất chương trình Cao học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Văn học Việt Nam, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập và thực hiện luận văn trong thời gian cho phép. Nhân đây, tôi xin được cảm ơn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Mai Văn Phấn, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục quận Tân Bình, Ban giám hiệu, quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp trường Tiểu học Yên Thế quận Tân Bình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình Cao học trong thời gian hai năm. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu đã thường xuyên giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Với tôi, “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều” là một đề tài hay, thú vị và tương đối mới. Để thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình và chu đáo của PGS. TS. Phùng Quý Nhâm. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy. Dẫu đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả năng lực và tâm huyết, song, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Thị Bích Phụng 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................6 3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................11 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................12 6. Đóng góp đề tài .....................................................................................................12 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................13 NỘI DUNG ...............................................................................................................15 CHƯƠNG 1: THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CỦA ÔNG .......................................................................................................15 1.1. Cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Quang Thiều ............................................15 1.1.1. Cuộc đời ...................................................................................................15 1.1.2. Tác phẩm..................................................................................................17 1.1.3. Những nguồn ảnh hưởng đối với thơ Nguyễn QuangThiều ....................19 1.1.4. Quan niệm thơ của Nguyễn Quang Thiều ...............................................22 1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều .............................................26 1.2.1. Cái tôi và cái tôi trữ tình ..........................................................................26 1.2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều… ..................................28 1.2.2.1. Cái tôi đa cảm luôn hướng về quê hương cội nguồn ........................29 1.2.2.2. Cái tôi buồn, trăn trở về con người ...................................................34 1.2.2.3. Cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống ..................................................44 1.2.2.4. Cái tôi khát khao, hy vọng tự do và đầy dự cảm .............................47 Chương 2: NHỮNG SUY CẢM TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU ........51 2.1. Thơ Nguyễn Quang Thiều từ những cơn mơ tưởng tượng ............................51 2.1.1. Thế giới “Bên này” của những cơn mơ hoang dại ..................................51 2.1.2. Thế giới “Bên kia” ánh sáng của trí tưởng tượng ....................................58 2 2.2. Các biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều. ...........................................70 2.2.1. Khái niệm biểu tượng ..............................................................................70 2.2.2. Những biểu tượng sinh ra từ những cơn mơ............................................73 2.2.2.1. Cánh đồng - nơi ngọn nguồn ký ức...................................................73 2.2.2.2. Nét đẹp thô vụng của người đàn bà trong thơ Nguyễn Quang Thiề76 2.2.2.3. Bóng tối biểu tượng cho thế giới hỗn mang bí ẩn, lầm lụi ...............80 2.2.3. Những biểu tượng phía “Bên kia” toà lâu đài tâm thức ..........................84 2.2.3.1. Biểu tượng cái cây phục sinh ............................................................84 2.2.3.2. Ánh sáng của ngôi sao xa mang đến khát vọng sống, phục sinh ......89 2.2.3.3. Trẻ em - người cầm hạt giống đi gieo ...............................................95 Chương 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU. ....................................................................................................................101 3.1. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều .................................102 3.1.1. Thời gian quá khứ trong thơ Nguyễn Quang Thiều ..............................104 3.1.2. Thời gian được tính bằng mùa, tháng trong tâm thức ...........................105 3.1.3. Thời gian đêm - vùng ký ức cái tôi buồn ...............................................107 3.1.4. Thời gian được tính bằng con số cụ thể. ................................................110 3.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều ..............................113 3.2.1. Không gian làng Chùa - sông Đáy - nơi bình yên thấm đẫm chất thơ ..114 3.2.2. Không gian sinh hoạt - không gian cánh đồng thấm đẫm phong vị văn hóa dân gian……. ............................................................................................118 3.3. Thể thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều ......................................................124 3.3.1. Thể thơ như là một hình thức bộc lộ tâm thức hướng về cội nguồn .....124 3.3.2. Nguyễn Quang Thiều đi từ những thể thơ truyền thống........................125 3.3.3. Thơ văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều ................................................127 3.3.3.1. Xu thế thơ văn xuôi hiện đại và thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều……………………………………………………………….. 127 3.3.3.2. Tính liên kết ý trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều ...............129 3.3.3.3. Chất trữ tình tự sự trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều .........133 3 3.4. Hình ảnh, ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều ...........................................138 3.4.1. Nghệ thuật tạo dựng hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều ............138 3.4.1.1. Hình ảnh siêu thực ..........................................................................138 3.4.1.2. Sức tưởng tượng, liên tưởng trong thơ Nguyễn Quang Thiều ........142 3.4.2. Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều ............................................146 3.4.2.1. Ngôn ngữ được lựa chọn và kết hợp tạo thành những thanh âm trầm và gai sắc trong thơ. .....................................................................................147 3.4.2.2. Ngôn ngữ cặp đôi đối lập nâng tầng xúc cảm trong thơ. ................148 3.5. Nhịp thơ ........................................................................................................149 3.5.1. Nhịp của điệu nói ...................................................................................149 3.5.2. Nhịp của suy nghĩ logic liền mạch. .......................................................150 3.5.3. Nhịp miêu tả, ngắt câu thơ nhanh chậm, tự do trong thơ. .....................151 KẾT LUẬN .............................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................158 PHỤ LỤC 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của nền thơ ca hiện đại (sau 1975) là một mảnh đất dành cho những ai muốn cày xới kiếm tìm thử nghiệm. Tác giả là người đi gieo chữ, là người tiên phong, khẳng định phong cách trên địa hạt mới mẻ để làm nên đặc điểm riêng, cho thơ mình. Có thể nói đến những cây bút tiên phong, dám đổi mới, dám thử nghiệm, thực sự là những câu bút khẳng định được dấu ấn của mình trong dòng văn học này. Đây là dòng thơ ca mà những tác giả ấy đã đem đến cho thi đàn sự mới mẻ về nội dung, hình thức thể hiện và thực sự đã làm nên một kiểu tác giả với những đặc điểm thơ góp vào dòng chảy văn học Việt Nam. Ví như thơ Chế Lan Viên, thơ ông giàu chất triết luận, với những đăm chiêu trầm luân của một thời rên riết điêu tàn cùng với bóng ma hời. Thơ Lưu Trọng Lư lãng đãng mộng mơ với con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô suốt cả một chiều dài của thời kỳ văn học lãng mạn. Thơ Hàn Mặc Tử điên loạn gào xé siêu thực với trăng, khát khao cháy bỏng với cuộc đời, tình yêu. Cả một chặng dài những năm 30 - 45, thi ca Việt Nam đi tìm cái tôi khát khao, cái tôi nghệ sĩ, muốn bứt phá chính mình, giải đáp cho chính mình với bao nhiêu lời tự hỏi: củi một cành khô lạc mấy dòng (Huy Cận). Sau năm tháng mơ mộng trong văn học lãng mạn, thi ca Việt Nam bước ra hào sảng với cuộc chiến thần thánh của cả dân tộc. Thi ca cũng trở mình, biến chuyển, thức dậy với dáng vóc to lớn với tinh thần quật cường cách mạng, hào sảng mang tính sử thi ngợi ca ra đời phục vụ cách mạng. Những tác giả như Hữu Thỉnh, Thu Bồn, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Khoa Điềm, Tố Hữu, Lê Anh Xuân, đã làm nên một diện mạo mới cho thi ca và hình thành nên một kiểu tác giả biết hòa cái tôi vào cái ta chung vĩ đại của thời kỳ ngợi ca Cách mạng mang dáng dấp sử thi. Sau 1975, văn học đã thức dậy với gương mặt nhiều khía cạnh của hiện thực đời sống. Ở đấy, văn nghệ sĩ đã đi tìm lại chính mình trên con đường cá nhân tự đổi mới, khẳng định cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đây là kiểu nhà thơ mang cái 5 tôi cá nhân trong thơ rất phức tạp. Một mặt, cái tôi giải phóng cá nhân đến mức cao nhất. Mặt khác, cái tôi phủ nhận chủ nghĩa hiện thực, phủ nhận xã hội. Cảm giác về đời sống là sự cô đơn, bất lực, mệt mỏi chán chường, thiếu niềm tin, đầy hoài nghi, thiếu sinh khí như thơ của Đuynh Trầm Ca có viết Hôm qua tôi bỗng chết hai lần, té ngửa bên bờ dĩ vãng xanh/ Hôm nay bỗng chết thêm hai lần nữa, té ngửa trên đường tương lai đen. Tuy nhiên xét từng mặt thì kiểu nhà thơ hiện đại này đã chuyển tải đuợc hết các cung bậc tình cảm, những suy cảm cá nhân rộng lớn phổ quát nhất. Đó là triết lý về cuộc đời, về con người, về nhân dân, về xã hội, môi trường tự nhiên. Với nhiều tác gia như Lê Đạt, Trần Dần, Ý Nhi, Hoàng Cát, Hồng Ngát, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Minh Tuấn, Ngô Văn Phú, Hoàng Hưng, Dương Tường, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh…họ đã làm nên diện mạo mới cho thi đàn thơ ca. Giai đoạn này, ở các tỉnh phía Bắc, các nhà thơ trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm lần lượt xuất hiện trở lại, gây được không khí cởi mở trên thi đàn, qua đó tạo ảnh hưởng không nhỏ đến các sáng tác trẻ. Dương Tường - Lê Đạt với tập 36 bài thơ tình (1989), Hoàng Hưng với Người đi tìm mặt (1993). Sau Ngựa biển (1988), Bến lạ của Đặng Đình Hưng được xuất bản năm 1991, Lê Đạt xuất hiện với Bóng chữ (1994) và Ngỏ lời (1997). Trần Dần xuất hiện qua Cổng tỉnh (1994). Tất cả như đang dọ dẫm tìm hướng bứt phá, cả trong lối viết lẫn cách xuất hiện. 1.2. Cùng với kiểu tác giả đang hình thành trong lớp thế hệ thứ tư. Mỗi cái tôi đi và đi, mãi miết nhặt và ươm mầm trên cánh đồng thi ca bằng giọng thơ khác nhau để khẳng địmh mình. Nguyễn Quang Thiều là tác giả sớm nhận ra cần thay đổi để có lối đi riêng, khác biệt sáng tạo và lạ lẫm. Ông nhẫn nại đi, với quan niệm, tình yêu dành cho thi ca không hề biết mệt mỏi. Cái tôi luôn trăn trở và tự cảm bằng giọng thơ gọi gào khác lạ, độc đáo. Ở đấy, trong suốt cuộc hành trình gieo chữ trên cánh đồng thi ca của mình, ông để cái tôi suy cảm, đa diện nhiều chiều của ký ức tâm thức và lối tư duy đứt quãng do liên tưởng và suy lí, nhất là trong tuyển thơ Châu thổ. Thơ Nguyễn Quang Thiều có nỗi cô đơn, có nỗi day dứt, nỗi trăn trở suy tư nhưng không hề có nỗi chán chường, tuyệt vọng. Thơ ông luôn khao khát sống, 6 khao khát yêu thương mãnh liệt và chiêm nghiệm triết luận về cuộc đời, thân phận, về xã hội, nhằm gìn giữ cái tốt đẹp truyền thống, đồng thời lĩnh hội, bắt kịp được với cái văn minh, tiến bộ. Trong tuyển tập Châu thổ, một tuyển tập “sáu trong một”, mới nhất của ông (2010), do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, tập hợp được hầu hết những bài thơ đặc sắc được lựa chọn theo tiêu chí riêng của tác giả trên lộ trình sáng tác của ông. 1.3. Thơ Nguyễn Quang Thiều đã là một hiện tượng lạ xuất hiện trên thi đàn Văn học hiện đại. Với đề tài tìm hiểu “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi hy vọng rằng với cách soi rọi dưới nhiều góc độ: nội dung, hình thức nghệ thuật, so sánh với các nhà thơ cùng thời, trước và sau, để đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều, sẽ rõ hơn, góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn về một tác giả sớm thành công trên nền thi ca hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Trong luận văn này, phần lịch sử vấn đề, chúng tôi đi tìm hiểu nghiên cứu bám sát vào những công trình khoa học của những tác giả đã làm về thơ Nguyễn Quang Thiều và những bài báo, bài viết về ông theo mốc thời gian quan trọng trong lộ trình cách tân thơ của Nguyễn Quang Thiều. Mốc thứ nhất, kể từ tập Ngôi nhà 17 tuổi trở về trước. Mốc thứ hai từ tập Sự mất ngủ của lửa ra đời và đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1992) cho đến những tập thơ sau này. Chúng tôi đi tìm hiểu theo hai luồng dư luận trái chiều về thơ ông. Đã có nhiều tác giả viết về hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều kể từ khi sự xuất hiện của tập thơ Sự mất ngủ của lửa như Nguyễn Đăng Điệp, Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa, Hồ Thế Hà, Lê Vũ, Đông La, Đỗ Hoàng, Đỗ Ánh Dương, Lê Thiếu Nhơn, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Khải, Chu Văn Sơn, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quyến …Và họ viết nhiều vấn đề, nhiều phương diện thơ trong Nguyễn Quang Thiều như: về thi pháp (Cấu trúc Châu thổ, không - thời gian, thể loại, cách tân…), về tư duy (nội dung), về hình thức nghệ thuật (nhịp điệu, ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật…) 7 Có thể nói, kể từ tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi của Nguyễn Quang Thiều trở về trước, tuy không nhiều lắm những nhận định, nhận xét, nhưng cũng đủ để minh chứng rằng, các tác giả, nhà phê bình đã nhận ra đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều là một giọng thơ đã đổi giọng đã cách tân. Ví như bài Đổi mới thơ Việt Nam đương đại nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Đăng Điệp đã làm một phép loại suy, xét từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều sáng tác Ngôi nhà 17 tuổi trở về trước đến những tập thơ sau này của Nguyễn Quang Thiều. Bài Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân, Mai Văn Phấn đã lấy điểm mốc tập Sự mất ngủ của lửa để nhận định rằng Nguyễn Quang Thiều có một cuộc cách tân, cuộc vượt thoát ngoạn mục. Bài Thơ Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy thi ca cách tân sau 1975, Nguyễn Việt Chiến cũng đi từ dòng thơ hậu chiến (1975-2005), đến trường hợp Nguyễn Quang Thiều sau 1975. Người viết cũng đi tìm nguyên cớ và lấy mốc tập Sự mất ngủ của lửa làm điểm xuất phát để xét sự chuyển giọng, cách tân của Nguyễn Quang Thiều…và đi đến nhận định rằng: tập Sự mất ngủ của lửa là tập thơ đánh dấu, là điểm mốc, là khúc rẽ ngoặc trên lộ trình hình thành nên một đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều. 2.2. Kể từ sau tập Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều đã thực sự trỗi dậy như một hiện tượng lạ lẫm, luôn dịch chuyển mang theo một thứ ánh sáng vừa trắng lạnh khát khao, vừa rực ánh lửa của sự bức bối, phá vỡ, để đi tiếp, để vượt biển, vượt qua sa mạc thơ. Và nó đã tạo ra luồng dư luận nhiều chiều. Song có thể phân định thành hai luồng dư luận như sau: Thứ nhất: Luồng dư luận lại cho rằng thơ của Nguyễn Quang Thiều là một kiểu tác giả cách tân hiện đại, đáng để nghiên cứu, học tập, là tiếng nói góp vào dòng chảy của Văn học Việt Nam. Đỗ Minh Tuấn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều phát lộ tâm thức thời đại [125]; Đông La nhận xét: Nguyễn Quang Thiều là thi sĩ viết nhiều, có tầm bao quát rộng, thay đổi được cách viết [55]; Nguyễn Đăng Điệp lại khẳng định Nguyễn Quang Thiều với những thành công và những vần thơ đang ở mức thể nghiệm đã để lại dấu ấn của mình trong tiến trình đổi mới thơ ca, góp phần đưa thơ Việt Nam tiến 8 thêm một bước nữa trên con đường hiện đại [18]. Ông khái quát những nét đổi mới trong thơ Nguyễn Quang Thiều: Thực ra, Nguyễn Quang Thiều đổi mới thơ ca bằng cách làm rất “cổ điển”. Với anh, đổi mới thơ ca trước hết là đổi mới về cảm xúc [18]. Phạm Xuân Nguyên thì nhận ra chất giọng lạ trong thơ Nguyễn Quang Thiều và cho đó là một khúc nhạc cất lên từ đồng quê, vọng lên từ kiếp người với một giọng điệu rất hiện đại. Nguyễn Quyến nhận định rằng: Sự đóng góp lớn lao nhất của tập thơ Sự mất ngủ của lửa không chỉ đối với thơ ca hiện đại nói riêng mà còn tác động nhiều đến mỹ cảm của người Việt hiện đại [78]. Trần Vũ Khang thì xem thơ Nguyễn Quang Thiều như một cái đỉnh bất ngờ nhô lên giữa những ngọn đồi…đây là giọng thơ lần đầu có mặt tại Việt Nam. Nó tác động mạnh tới những cây bút thế hệ mới phía Bắc đến nỗi có thể vạch ra một ranh giới giữa nhóm làm thơ theo Thiều với nhóm làm thơ khác Thiều [50]. Như vậy có thể thấy, từ khi xuất hiện tập Sự mất ngủ của lửa có nhiều bài viết về thơ Nguyễn Quang Thiều, xem đó là hiện tượng lạ lẫm về một giọng thơ hiện đại. Tuy nhiên, thời gian càng về sau này (từ năm 2000 - đến nay), nhất là sau Hội thảo khoa học Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều do Hội Nhà văn tổ chức thì những nhận định về thơ Nguyễn Quang Thiều càng rõ và sâu hơn về mặt nội dung và nghệ thuật. Nhiều nhà phê bình đã tìm hiểu kỹ về thơ Nguyễn Quang Thiều với nhiều nhiều góc độ, phương diện, và họ thấy thơ Nguyễn Quang Thiều lấp lánh ánh sáng của những mảnh vụn vàng từ Châu thổ… như Đào Duy Hiệp nhận xét: Nguyễn Quang Thiều đã hoàn thành sứ mệnh của thi sĩ tiên phong trong thời đại thi ca còn dày đặc sương mù. Tập thơ đầu tay Ngôi nhà 17 tuổi, đặc biệt Sự mất ngủ của lửa là cánh cửa để Nguyễn Quang Thiều lên đường. Ông đã đem đến cho thơ Việt một cấu trúc [36]. Khi nói về tư duy trong Châu thổ, Thiên Sơn nhận xét : Thơ anh sinh ra từ những dòng nham thạch nóng bỏng, ngổn ngang, hỗn độn của tâm linh. Nó phá bỏ cái khuôn thức thường thấy và mang một tiềm thức khác, hoặc một tiềm thức bị khuất lấp đã quá lâu đến mức người ta có cảm giác ngỡ ngàng…một thứ thơ khởi phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm tích bí mật, những huyền thoại bị 9 vùi lấp, những gấp khúc của tư duy và sự hoang thẳm của những cơn mơ [84,tr.118]. Còn Đông La - người có nhiều bài viết, nhiều nhận xét về thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết: Ngọn lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là ngọn lửa của tình yêu, ngọn lửa của lương tri, sự “mất ngủ” chính là sự thao thức, sự trăn trở nghĩ suy về toàn bộ đời sống con người [54], và Đông La kiểm chứng Châu thổ, xác tín rằng: đối với Nguyễn Quang Thiều, không có ranh giới của sự sống và cái chết. Tràn ngập trong thơ anh là hình ảnh những linh hồn của những người thân yêu, linh hồn của những con vật, linh hồn của cây cối và của cả đồ vật [54]. Hồ Thế Hà lại đi tìm căn cớ để nói rằng Nguyễn Quang Thiều làm thơ là đi từ “mẫu gốc” văn hóa: Nguyễn Quang Thiều đã lưu giữ hồn quê và văn hóa làng quê, làm hiện lên những trầm tích văn hóa vừa tâm linh, vừa phong tục vừa xã hội mà không phải lúc nào, ở đâu, con người cũng nhận ra một cách day dứt, nhất là quá khứ lại là quá khứ nhọc nhằn, lam lũ... [32,tr.212] và ông cắt nghĩa: trong thơ Nguyễn Quang Thiều có một nỗi ám ảnh mang tên làng Chùa, quê hương tác giả. Từ mẫu gốc làng Chùa ấy phát sinh nhiều cổ mẫu như dòng sông, những người phụ nữ ( bà, mẹ, người đàn bà gánh nước sông…). Đó chính là căn nguyên để tạo ra một thế giới hình ảnh đa phân, biến ảo trong thơ Nguyễn Quang Thiều [32]. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh: Nguyễn Quang Thiều cũng là “phù thủy” của liên tưởng tạo ra một ám ảnh trong thơ; Và cuối cùng, mỗi bài thơ đều được dán tem. Nó là sự cộng hưởng của những đối lập nhưng lại ban bố sự bình đẳng của chi tiết, và đó là một hiện tượng thơ tiêu biểu cho giai đoạn hội nhập [114]. Hoặc khi đi sâu nhìn nhận lối thơ tự do và thơ văn xuôi chảy tràn trên giấy như vậy, Nguyễn Đăng Điệp đã nói: Với Nguyễn Quang Thiều, văn bản thơ là sự hiển thị tươi ròng những chuyển động trong cõi mộng mị. Nó vừa tiếp nối vừa đứt quãng, vừa logic vừa phi logic, và phi logic là chính. Nó miên man và lạ lẫm. Thiều không có ý định gói lại mà để những hồi tưởng kia hiện lên như những thước phim không đầu không cuối [17]. Nguyễn Việt Chiến sau một thời gian dài bảo Nguyễn Quang Thiều là con lạc đà cõng thơ trên sa mạc thì đến nay ông vẫn nói thế nhưng sâu sắc hơn: Thiều như một con lạc đà thơ, đang cõng một cơn khát thơ trên lưng, đi qua bóng đêm của một cơn khát lớn hơn 10 có tên là sa mạc thơ…Với các bài thơ văn xuôi mang vẻ đẹp của những cơn giông lớn kiểu này, anh xứng đáng là một giọng thơ lực lưỡng, một nông phu thật sự vạm vỡ trên cánh đồng chữ nghĩa [08]. Bên cạnh luồng dư luận cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều mang tâm thế của tầm đón đọc, thì có một luồng dư luận lại cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là thơ, là thứ thơ lai căng, mất gốc. Trần Đăng Khoa một mặt thừa nhận Nguyễn Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề có nhưng mặt khác lại cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều Tây đặc sản của thơ Thiều là cái giọng lơ lớ tây [51]. Riêng Trần Mạnh Hảo với bài viết Hát lên bằng nọc độc trong mình (1994) đã cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều là thứ thơ non kém về mặt nghệ thuật, thơ giả cầy, thơ dịch xổi [34]. Ngoài ra trên một số trang văn học mạng cho rằng thơ anh chưa phải là thơ, nó rối rắm, làm thơ như vậy thì ba ngày là xong một tập thơ, hoặc nhận định Nguyễn Quang Thiều viết truyện ngắn thì hay hơn làm thơ. Tuy nhiên, thời gian là độ lùi hữu dụng cho việc thanh lọc, tẩy trần tác phẩm. Cho đến thời điểm này, giới phê bình, nghiên cứu cũng như bạn đọc đã đón nhận và tìm kiếm nét đẹp tiềm ẩn trong thơ ông. Dưới những luồng dư luận thuận và trái chiều như vậy, thì hẳn nhiên thơ của Nguyễn Quang Thiều trong những năm 80, 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ 21 này vẫn còn nhiều điều ngổn ngang đáng tìm hiểu. Và thực sự đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ ông. Nhiều công trình khoa học lớn nhỏ như luận án thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp lấy đối tượng nghiên cứu cho mình là thơ Nguyễn Quang Thiều. Nguyễn Thị Hiền trong luận án Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 (2003 - Hà Nội) đã tiếp cận thơ Nguyễn Quang Thiều trong bối cảnh thơ đương đại Việt Nam, từ đó rút ra những cách tân thi ca của thơ anh đối với nền thơ ca hiện đại. Với đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều(2000 - Hà Nội), Chu Thanh Hằng đi tìm hiểu về thế giới nghệ thuật, cái tôi trữ tình, hệ thống biểu tượng, sự vận động giữa chúng trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Lưu Thị Kim với khóa luận tốt nghiệp Tạo hình trong thơ Nguyễn Quang Thiều(2001 - Hà Nội) đã làm rõ bản chất và vai trò của tạo hình trong thơ hiện đại, 11 những cách tân đổi mới trong bút pháp tạo hình của Nguyễn Quang Thiều như màu sắc, đường nét, bố cục, ý nghĩa của cách tân trong tạo hình thơ của tác giả. Lê Thị Bích Hợp, với đề tài Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các tập thơ từ 1990 đến 2000(2005- Hà Nội), đã đi tìm hiểu về tư duy, những thay đổi tư duy, cái mới lạ, độc đáo trong tư duy thơ và hệ thống biểu tượng, trong thơ Nguyễn Quang Thiều. 2.3. Như vậy, chúng ta có thể thấy, thơ Nguyễn Quang Thiều là một hiện tượng lạ và đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá, nhiều bài viết của tác giả báo chí có tên tuổi, bạn đọc yêu thơ đón nhận, những người nghiên cứu khoa học cũng đã lấy thơ ông làm đối tượng nghiên cứu. Song, đâu đó, chúng tôi nhận thấy vẫn còn lẻ tẻ ở mỗi khía cạnh, mỗi góc độ, khi nhận định về thơ ông. Với đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi sẽ góp thêm một tiếng nói mang tính riêng biệt trong quá trình đi tìm hiểu về nội dung và phương diện nghệ thuật, tổng hợp và khái quát về đặc điểm của thơ Nguyễn Quang Thiều. 3. Đối tượng nghiên cứu Tuyển tập Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều. Trong tuyển tập có các tập thơ được chính nhà thơ tuyển chọn như: - Ngôi nhà 17 tuổi, 1990, NXB Thanh niên - Sự mất ngủ của lửa, 1992, NXB Lao động (Giải thưởng Hội Nhà văn 1993) - Những người đàn bà gánh nước sông, 1995, NXB Văn học - Nhịp điệu châu thổ mới, 1997, Hội VHNT Hà Tây - Bài ca những con chim đêm, 1999, NXB Hội Nhà văn - Cây ánh sáng, 2009, NXB Hội Nhà văn 12 4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều qua hai phương diện: Nội dung và hình thức nghệ thuật. Ngoài ra, chúng tôi có tìm hiểu thêm những cứ liệu khác liên quan hoặc bổ sung cho việc nghiên cứu về đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều trong trường hợp có thể như hội hoạ, truyện ngắn, đời tư… 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp loại hình: phương pháp cần thiết để căn cứ tìm ra sự biến thể, phá cách, cách tân của thơ Nguyễn Quang Thiều. Phương pháp thống kê - hệ thống: chúng tôi thống kê số các số liệu cần phục vụ cho luận văn và hệ thống chúng làm tư liệu nhất định cho luận văn. Phương pháp so sánh: phương pháp cần thiết nhằm làm nổi rõ đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều so với đặc điểm thơ của các nhà thơ cùng thời khác. Phương pháp tâm lý - xã hội học: phương pháp cần thiết tìm và giải mã được những suy cảm và ẩn ức tâm linh, tâm lý, phồn thực xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp để chúng tôi sử dụng phân tích, tổng hợp từ góc độ nội dung đến nghệ thuật trong lộ trình sáng tác của Nguyễn Quang Thiều. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: tìm ra những hình thức nghệ thuật biểu đạt trong thơ Nguyễn Quang Thiều 6. Đóng góp của đề tài Với đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi mong rằng sẽ góp cái nhìn tổng hợp mang tính hệ thống cho một giọng thơ, một phong cách, một lối đi mới của Nguyễn Quang Thiều trên thi đàn đương đại. Đề tài với hy vọng sẽ giải đáp được những điều còn vướng mắc, khó hiểu, hoặc cung cấp phần tư liệu 13 đáng kể cho những đối tượng muốn tìm hiểu kỹ về thơ Nguyễn Quang Thiều. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra một - Nguyễn Quang Thiều với một số tác giả cùng thời mang đặc điểm sáng tác của luồng gió mới thi ca, nhận diện nó, phát triển nó, trên dòng chảy thi ca hiện đại bấy giờ. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, gồm ba chương: Chương 1: Thơ Nguyễn Quang Thiều và cái tôi trữ tình trong thơ. Trong chương này, chúng tôi tiến hành giới thiệu chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Quang Thiều. Bám sát vào hai giai đoạn sáng tác của tác giả để thấy sự chuyển biến, cách tân theo chiều hướng thơ hiện đại cả về nội dung và hình thức nghệ thuật trên thi đàn lúc bấy giờ. Sau đó chúng tôi đi tìm hiểu cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện trong Châu thổ. Cái tôi đa diện nhiều chiều được triển khai qua nhiều khía cạnh thể hiện trong tuyển tập. Đó cũng là duyên cớ để chúng tôi triển khai Những suy cảm và hệ thống biểu tượng cũng như những phương diện nghệ thuật mà chúng tôi tìm hiểu ở hai chương sau. Chương 2: Những suy cảm trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Ở chương này, chúng tôi đi tìm hiểu về những suy cảm trầm tích được thể hiện trong Châu thổ. Căn cứ và xác thực từ những tư liệu về cuộc đời và những tài liệu như ký, truyện ngắn và tản văn của tác giả Nguyễn Quang Thiều để minh chứng rằng những suy cảm trầm tích từ vô thức của ông là bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, từ vốn sống, trải nghiệm được nhà thơ tái tạo vào tác phẩm bằng cơn mơ và trí tưởng tượng phong phú giàu chất siêu thực. Ở đó, Châu thổ đã hình thành một hệ thống thi ảnh biểu tượng về những con người, sự vật, con vật nơi làng Chùa sông Đáy, mà tác giả là người luôn chủ động hướng tìm đến với khát khao và hy vọng. 14 Chương 3: Hình thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều Ở chương này, chúng tôi đặc biệt đi tìm hiểu về nghệ thuật không - thời gian trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Chúng tôi nghiên cứu thành hai mảng rõ rệt: Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. Ở thời gian nghệ thuật, chúng tôi tìm thấy những nét đẹp cũng như những cách biểu đạt thời gian trong thơ của tác giả và lý giải duyên cớ vì sao trong thơ Nguyễn Quang Thiều lại thường xuất hiện dạng thức thời gian đó. Với không gian nghệ thuật, chúng tôi đi tìm hiểu hai mảng không gian tiêu biểu ( không gian làng Chùa - sông Đáy và không gian sinh hoạt trên cánh đồng Châu thổ) để thấy không gian nghệ thuật gắn liền với con người, biểu tượng đã được triển khai ở chương hai. Sau đó, chúng tôi đi nhấn mạnh thể loại thơ tự do và thơ văn xuôi. Với hai thể thơ này, chúng tôi đã thống kê và vẽ biểu đồ ( Phụ lục ) để minh chứng rằng: Nguyễn Quang Thiều là nhà cách tân, nhà thơ hiện đại và đó cũng là hai thể loại thuộc sở trường của ông trong sáng tác. Ngoài ra, chúng tôi có tìm hiểu thêm một số hình thức nghệ thuật khác, nhằm biểu đạt được phần nội dung đã triển khai ở hai chương trên. Tóm lại, với ba chương về đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Quang Thiều” chúng tôi đã cố gắng làm rõ một phong cách sáng tác, một lộ trình cách tân thơ đầy thi vị và cũng đầy cam go thử thách trên thi đàn của tác giả Nguyễn Quang Thiều. Bên cạnh đó, cùng với cách so sánh đối chiếu với các nhà thơ cùng thời, cùng xu hướng cách tân hiện đại với Nguyễn Quang Thiều để thấy rằng thơ ca Việt Nam hiện đại đang có những ngã rẽ mang xu hướng tích cực. 15 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ 1.1. Cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Quang Thiều 1.1.1. Cuộc đời Là nhà văn tâm huyết, nhà báo dày dạn, nhà viết kịch bản, nhà dịch thuật, và với nhiều vai trò, trách nhiệm khác như phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, biên tập viên báo chí nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn nặng nợ với thơ. Có thể nói, đó là cái “duyên ngầm” của một kỹ sư ngành điện rẽ hướng, “chuyển tông”. Nguyễn Quang Thiều chấp bút làm thơ từ những năm đầu thập niên 80 và sớm thành công. Năm 1983 - 1984, anh đạt giải ba cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội, năm 1989 đạt giải thơ hay. Tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi xuất bản năm 1990 và sau đó một năm thì được bình chọn là tác phẩm hay nhất của năm. Những âm hưởng ban đầu của tập thơ đầu tay, chính là nguồn cảm hứng thôi thúc ông tiến tục cuộc hành trình dấn thân với thi ca. Trong sự trở về với tiềm thức, miền vô thức võ não mặc định bằng kí ức tuổi thơ, bằng niềm thương nhớ xóm làng, quê hương, cha mẹ và con người vùng Châu thổ đã trở thành nhân chứng, thành là tài sản quý giá cho gia tài thơ ông: Tôi như con sáo mỏ gà/ Bay về triền đất bãi/ Tôi của triền sông hai mươi tám tuổi/ Những dấu chân trên phù sa rong ruổi/ Của hoa ngô cuối vụ khô giòn/ Của hoa cải rưng rưng lòng không cầm được / Của bồn chồn mùa tu hú kêu mau (Trở về bờ bãi - Tập Ngôi nhà 17 tuổi). Đối với làng quê, có thể Nguyễn Quang Thiều là người con đã mạnh dạn dứt bỏ ra đi để bắt đầu cho sự trở về. Ông trở về trong tâm thức của chính mình, trong trái tim luôn thao thức để giữ “một ngọn lửa” không bao giờ tắt. Mọi người vẫn gọi ông là người luôn giữ lửa trong thơ mình. Nhất là trong hoàn cảnh xã hội như hiện nay, 16 cuộc sống công nghiệp hiện đại, và đầy bất trắc thì việc “giữ lửa” cho thơ mình là một điều không dễ. Từ nhỏ, tuổi thơ của Nguyễn Quang Thiều đã gắn bó với gia đình, quê hương, con người nơi đây. Sống trong tình yêu thương gia đình, Nguyễn Quang Thiều chứng kiến, trải nghiệm tuổi thơ với quê hương - cái nôi thơ ca làng Chùa - sông Đáy. Nhà thơ luôn giữ trong trái tim mình nỗi nhớ thương, nỗi đau đớn, nỗi khát khao đến độ đầy dự cảm, để đi kiếm tìm, khám phá, ngưỡng vọng và thành kính cội nguồn đến tha thiết. Nguyễn Quang Thiều nhận thấy cần dũng cảm, bước những bước lạc nhịp, ra khỏi “dàn đồng ca”, bứt phá một lối đi mới, vượt qua phương thức cũ (phương thức thể hiện truyền thống với những câu thơ đèm đẹp như bài Mưa đêm: Sợi mưa đan nối nỗi tâm tình/ Tôi ở trong mưa tươi mát quá/ Trong ngần ý nghĩ tới bình minh), để nỗ lực tìm kiếm một phương thức thể hiện mới. Bắt đầu từ thế giới tập thơ Sự mất ngủ của lửa, ông đã đưa ra một quan niệm mới về thơ Làm mới lại những gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết [101]. Thơ Nguyễn Quang Thiều bấy giờ không còn là những cảm xúc dìu dịu, những câu thơ vần điệu, ngắn gọn, những hình ảnh trong sáng của một thoáng hè thị xã/ chợt nghiêng mình sang thu/ Con về thăm ngoại ngoại ơi/ Làng xưa chiều nắng trong mưa; hay là cảm xúc của chàng trai đa tình trong bài thơ Chiều mưa đầu tay mà tác giả viết về cô gái đẹp vừa thoáng qua dưới giàn bông giấy: Chiều nay trời đang mưa/ Đợi em hoài chẳng thấy/ Trước thềm giàn bông giấy/ Vẫn nở màu nhớ thương/ Em đi đâu về đâu/ Con đò không bến đợi/ Chiều mưa ướt mái đầu/ Trời hoàng hôn vời vợi [113]. Ở đó, hiển hiện trong thơ ông là thế giới của những bụi bặm, tiếng ồn, hỗn mang, trần trụi, với cảnh đời sống nhiều bất trắc, xô bồ, bằng những câu thơ tự do dài, trúc trắc, hình ảnh không ăn nhập, đầy ứ sự vô tình. Nó như một lời thống thiết gọi gào mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi đó là tiếng hú gào của trường phái thơ Beat của Mỹ. Yêu thơ ông, đọc chậm, như khi nhấm nháp một mẩu thuốc bắc, đắng rồi sẽ ngọt, cái ngọt dìu dịu, thấm sâu và như có thể chữa được nhiều bệnh. Đọc thơ ông, thẩm thấu thơ ông, là yêu quý cả phong cách ông, tính cách ông, đạo đức và con 17 người ông. Con người luôn lấy đạo nghĩa, chữ tính, chữ tâm, chữ tài, chữ trọng, làm phương châm sống. Thơ Nguyễn Quang Thiều cho chúng tôi một ấn tượng đặc biệt. Ông góp nhặt cho đời, sản sinh cho đời, cho thơ những tinh túy, đúc kết từ chiêm nghiệm, từ trải nghiệm và sự thổn thức từ cuộc sống mà thành. 1.1.2. Tác phẩm Đến nay Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ, ngoài sáu tập tuyển trong Châu thổ gồm có: Ngôi nhà tuổi 17 (1990); Sự mất ngủ của lửa (1992); Những người đàn bà gánh nước sông (1995); Những người lính của làng(1996); Thơ Nguyễn Quang Thiều (1997); Nhịp điệu châu thổ mới (1997); Bài ca những con chim đêm (2000), và tập Cây ánh sáng (2009). Còn có các tập như: Tập thơ The Women Carry Water (bản Anh ngữ của cuốn Những người đàn bà gánh nước sông) được University of Massachusetts Press xuất bản năm 1997, được The National Translation Association of America trao giải thưởng vào năm 1998. Ngoài ra, ông còn được mời tham gia đọc thơ mình trên nhiều đất nước như Hội thảo thơ: Năm nhà thơ nổi tiếng tại Hàn Quốc, và dịch thơ mình trên nhiều tập san trên thế giới như Mỹ, Úc, Ailen, Na-uy, Nhật Bản, Thụy Điển, Ailen, Colombia, Vênêzuêla, Thái Lan, Đài Loan. Ông đã xuất bản 2 tiểu thuyết, 5 tập truyện ngắn, 3 tập truyện cho thiếu nhi, và 1 tập tiểu luận. Hai tập truyện ngắn của ông đã được dịch và xuất bản tại Pháp: La Fille Du Fleuve (Cô gái của dòng sông - 1997), và La Petite Marchande De Vermaicelles ( Người đàn bà bán bún - 1998). Ông còn tham gia vào lĩnh vực sân khấu - điện ảnh, nhiều kịch bản của anh đã được dựng thành phim. Ngoài giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được nhiều giải thưởng văn học trong nước ở nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, sách thiếu nhi, kịch bản phim… Hiện tại ông đang viết ba tác phẩm lớn: Một là, Trường ca Lò Mổ, đã được 16 chương. Xuyên suốt trong 16 chương ấy, hiển hiện một cảm hứng chủ đạo: tình yêu, tự do và khát vọng. Hai là, Trường ca Bí mật thành Cổ Loa. Ba là, Trường ca thơ văn xuôi Hồ sơ về một thị xã bị mất tích. Ở đó, nó dựng lại một vẻ đẹp đã biến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan