Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ...

Tài liệu đặc điểm truyện ngắn nguyễn thị thu huệ

.PDF
100
152
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  HIỆP ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  HIỆP ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN BÍCH THU - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Với tình cảm chân thành nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Bích Thu người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Tác giả Triệu Thị Hiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Bích Thu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Triệu Thị Hiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ........................................................................................................................... i MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2 2.1. Những ý kiến nhận xét về thể loại truyện ngắn ......................................................2 2.2. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ .......................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................7 4.1. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................7 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................7 6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................7 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................8 NỘI DUNG ...................................................................................................................9 Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ TRONG BỐI CẢNH ....9 CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...........................................9 1.1. Một số vấn đề lý thuyết về truyện ngắn ..................................................................9 1.1.1. Giới thuyết về truyện ngắn ..................................................................................9 1.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong dòng chảy của truyện ngắn nữ đương đại .....................................................................................................................11 1.2. Khái quát về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..................................................13 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác .........................................................................13 1.2.1.1. Cuộc đời..................................................................................................................... 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác ..................................................................................................... 14 1.2.2. Đề tài và chủ đề .................................................................................................18 1.2.2.1. Đề tài tình yêu............................................................................................................ 18 1.2.2.2. Đề tài hôn nhân, gia đình ........................................................................................... 20 1.2.2.3. Đề tài đô thị, văn hóa đô thị....................................................................................... 21 1.2.3. Một số phương diện nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..............23 Chƣơng 2. CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN ............29 NGUYỄN THỊ THU HUỆ ........................................................................................29 2.1. Cái nhìn đa chiều về cuộc sống trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ...........29 2.1.1. Phát hiện những thói tật xấu xa .........................................................................29 2.1.2. Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp .................................................................34 2.2. Cái nhìn đa diện về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ .............36 2.2.1. Con người tự ý thức ...........................................................................................37 2.2.2. Con người với sự trải nghiệm nỗi đau ...............................................................41 2.2.3. Con người với đời sống tâm linh, vô thức .........................................................50 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN ....................56 NGUYỄN THỊ THU HUỆ ........................................................................................56 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..............................................................................56 3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................56 3.1.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật.................................................................58 3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện............................................................................60 3.2.1. Cốt truyện tâm lý ...............................................................................................60 3.2.2. Cốt truyện kỳ ảo.................................................................................................62 3.3. Không – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ..............64 3.3.1. Không – thời gian đô thị với những mảnh vỡ rời rạc không liền mạch ............65 3.3.2. Không – thời gian tâm trạng ..............................................................................69 3.4. Ngôn ngữ ..............................................................................................................72 3.4.1. Ngôn ngữ người kể chuyện................................................................................72 3.4.1.1. Ngôn ngữ sắc sảo, bạo liệt ......................................................................................... 72 3.4.1.2. Ngôn ngữ đằm thắm dịu dàng ................................................................................... 74 3.4.2. Ngôn ngữ nhân vật .............................................................................................76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.4.2.1. Khai thác triệt để ngôn ngữ độc thoại nội tâm........................................................... 76 3.4.2.2. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại trong độc thoại ........................................................... 79 3.4.2.3. Ngôn ngữ đối thoại đậm chất dung tục đời thường ................................................... 80 3.5. Giọng điệu.............................................................................................................81 3.5.1. Giọng khinh bạc xót xa ......................................................................................82 3.5.2. Giọng mỉa mai, châm biếm ................................................................................84 3.5.3. Giọng phân tích, chiêm nghiệm, triết lý ............................................................86 KẾT LUẬN .................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút không còn xa lạ với những ai yêu thích văn chương, đặc biệt là văn chương sau đổi mới. Sau năm năm vắng bóng trên văn đàn, tưởng chừng nhà văn đã “buông phím gác bút” để tập trung vào truyền thông và điện ảnh. Thì bất ngờ chị trở lại văn đàn với Thành phố đi vắng, tập truyện ngắn gồm mười bốn truyện được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2012. Chúng ta mới hay sức sống văn chương trong chị vẫn còn đầy tràn cùng với bao điểm nhìn mới khác. Có thể nói, từ sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam đã đạt được những thành công trên nhiều lĩnh vực, thể loại, đặc biệt là truyện ngắn. Bên cạnh những cây bút kỳ cựu như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, nối tiếp Nguyễn Huy Thiệp,..là sự xuất hiện của lớp nhà văn trẻ với lối viết hoàn toàn mới mẻ, tràn đầy tâm huyết đã thổi vào nền văn học nước nhà một luồng sinh khí mới, với những tên tuổi như: Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy,...hòa chung vào dòng chảy đó là Nguyễn Thị Thu Huệ với tư cách là một nhà văn nữ có cá tính độc đáo và cách viết mới lạ. 1.2. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi nữ sau đổi mới. Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên chị đã nhanh chóng xác lập được vị trí của mình trên văn đàn. Không thuộc số những nhà văn viết khỏe, Thu Huệ chỉ viết khi câu chuyện đã đầy ắp trong tim óc cần hiện diện ra thành câu chữ, và khi đó chị viết như “lên đồng”, ý tưởng tuôn trào như không kịp nghĩ. Tuy vậy, hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng đã sở hữu bảy tập truyện ngắn được dư luận chú ý: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1994), Phù thủy (1997), 21 truyện ngắn (2001), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010) và gần đây nhất là Thành phố đi vắng (2012). Chị cũng là nữ nhà văn gặt hái được nhiều thành công và đã nhận được rất nhiều giải thưởng có uy tín: đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Hội văn học nghệ thuật Hà Nội (1986); giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm tuổi xanh báo Tiền phong (1993); giải nhất cuộc thi truyện ngắn Nxb Hà Nội (1994), cùng năm đó chị cũng đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức và nhận tặng thưởng Hội Nhà văn với tác phẩm Hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thiên đường. Năm 2012, chị được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn dành cho tập truyện ngắn Thành phố đi vắng. Với những tập truyện đặc sắc của mình, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã góp phần cách tân nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Truyện ngắn của chị có khả năng phản ánh các vấn đề gay gắt, nóng bỏng của xã hội hiện đại, đặc biệt có khả năng khai thác chiều sâu những góc khuất “thế giới bên trong” con người. Để làm được điều này, nhà văn phải có quan niệm mới mẻ về hiện thực cuộc sống và con người, cũng như có sự táo bạo trong cách viết, cách xử lý vấn đề. Đây là những yếu tố quyết định làm nên những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. 1.3. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ lâu nay đã có một vài chuyên luận, nhưng đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của cây bút tài hoa này nhằm nhận diện đặc trưng nghệ thuật vẫn còn những khoảng trống. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ làm đối tượng nghiên cứu, với mong muốn góp một cách nhìn khẳng định những thành tựu của truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và vị trí của chị trong đời sống thể loại nói riêng và đời sống văn học đương đại Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến nhận xét về thể loại truyện ngắn Trong cuộc sống hiện đại đầy sôi động, gấp gáp, khi mà thời gian được coi là “vàng”, thì truyện ngắn là một trong các thể loại đi đầu trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống một cách nhanh nhẹn, sắc bén. Với dung lượng nhỏ, gọn, hàm súc, truyền dẫn thông tin nhanh, truyện ngắn đã phù hợp với sự kiên nhẫn có hạn của người đọc khi mà con người ngày càng bị dồn ép về mặt thời gian. Với những thế mạnh đó truyện ngắn luôn được người đọc đón nhận một cách hào hứng và cũng thu hút được sự quan tâm của giới lý luận phê bình. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng (1986) đã nhận định: “Truyện ngắn như một “trinh sát viên” đã trườn tới, đột vào các ngõ ngách sâu nhất của đời sống để khám phá và phát hiện...Giống như loại kính hiển vi có độ phóng cực mạnh, truyện ngắn giúp chúng ta nhìn sâu hơn và thấy rõ ràng hơn cuộc sống của con người trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ những biểu hiện phong phú và phức tạp nhất của tư tưởng, tình cảm và tâm lý” [4010]. Còn nhà văn Nguyên Ngọc (1991) thì nhận xét: “Theo tôi, trong đại trà, có thể hiện nay truyện ngắn đang vượt qua tiểu thuyết. Nó sớm đạt tính khái quát xã hội cao hơn. Nó đi thẳng vào những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn. Tức là có vẻ như nghịch lý, nó lại có tính tiểu thuyết cao hơn những cuốn sách dày cộp có ghi rõ trên bìa là tiểu thuyết hẳn hoi” [30-12]. Tác giả Bích Thu (1996) trong một bài viết đã ghi nhận: “truyện ngắn từ sau 1975, nhất là trong thời kì đổi mới dường như lúc nào cũng đáp ứng được tâm lý thị hiếu của độc giả không chỉ bởi sự nhỏ, gọn của hình thức mà còn do sự chuyển tải nhanh nhậy những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội hôm nay” [45-32]. Ở bài viết này, tác giả còn đưa ra nhận định “Với đặc trưng cơ bản của thể loại, truyện ngắn đã tạo cơ sở cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người....Văn học sau 1975, nhất là ở truyện ngắn đã đề cập đến vị trí và giá trị của con người cá nhân” [45-34]. Tác giả chỉ ra “trên địa hạt truyện ngắn, nhà văn đã khắc họa chân dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khao khát cái đẹp và hướng tới cái thiện. Đó chính là nét nổi bật mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con người, tạo nên tiếng nói đa thanh trong truyện ngắn hôm nay” [45-35]. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh (1996) nhận định: “không phải ngẫu nhiên mà truyện ngắn “lên ngôi”, trở thành mũi nhọn của văn xuôi hiện nay. Sự hàm súc cô đọng, sự khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm con người, tính tập trung của chủ đề và triết lý, những gợi mở...tạo cho truyện ngắn hiện nay một chất lượng mới vượt ra ngoài cái khung chật hẹp của thể loại” [1-31]. Tóm lại: Qua các ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu về thể loại “nhỏ” này đã cho thấy những đặc trưng và khả năng của thể loại trong việc khai thác số phận cá nhân, cũng như phản ánh những vấn đề của đời sống, của con người được nhìn nhận mang tính khái quát triết lý xã hội cao. Những ý kiến đó thực sự là những tư liệu quý, những định hướng ban đầu, giúp chúng tôi trong việc tiếp cận và triển khai đề tài. 2.2. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Đến với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ người đọc sẽ bắt gặp những đề tài, những ý tưởng, những cách viết khá táo bạo và mới mẻ, cũng như thấy ở nữ nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ văn này một vốn hiểu biết, một vốn sống phong phú và nhiều nét sắc sảo, độc đáo. Truyện ngắn của chị hiện nay thu hút được sự chú ý của độc giả cũng như giới nghiên cứu phê bình. Nguyễn Văn Lưu phê bình về tập Cát đợi đã nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ có một chất gì đó vỡ ra ào ạt, khuấy đảo sôi sục cảm xúc trong người đọc” [23-217]. Lý Hoài Thu đã nhận ra nét riêng trong một số truyện ngắn dự thi của Thu Huệ: “những cuộc săn đuổi, tìm kiếm đích thực của tình yêu dường như được nâng lên để đẩy đến tận cùng của ý đồ” [48]. Phát hiện này cũng đồng thời chỉ ra mảng đề tài rộng lớn mà Thu Huệ dành bút lực để trải nghiệm. Hồ Phương cũng đưa ra nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [35]. Kim Dung thì cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt – vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó thuần nhất, không đơn giản thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ” [4-108]. Về văn phong của Nguyễn Thị Thu Huệ, Đoàn Hương ghi nhận: “Huệ lại có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ” [19-7]. Theo Bùi Việt Thắng: “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi người đọc trước hết vì giàu chất đời” và “những truyện ngắn hay của Thu Huệ là nhờ người viết biết bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng để tìm tòi cái gì đó cao hơn con người, đó là đời sống tâm hồn vốn không rõ ràng, rành mạch, vốn bí ẩn khó giải thích bằng lý trí” [42]. Ngoài ra tác giả còn nhận xét về các phương diện khác như đề tài “Thu Huệ quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại và tan rã như thế nào, bởi những nguyên nhân nào”; tình huống “tuy hẹp nhưng đặc sắc”; ngôn ngữ “có độ căng của nhịp điệu”; câu thường ngắn, cấu trúc đơn giản; “ hoạt trong giọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ điệu: lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm trầm triết lý, có lúc đỏng đảnh lại có lúc dịu dàng đến bất ngờ”. Nguyễn Việt Hòa phê bình tập truyện: Nào, ta cùng lãng quên của Nguyễn Thị Thu Huệ, đã đưa ra nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ phụ nữ” [11]. Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ Sỹ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình diện thi pháp và chỉ ra rằng: “Nhà văn này đã vượt ra ngoài phương thức miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế, vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích, khai thác chiều sâu những góc khuất uẩn khúc “thế giới bên trong” của con người” [50-7]. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012 đã ghi nhận “(Thành phố đi vắng) đã thực sự làm đầy thêm hồ sơ sáng tạo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và đặt chị vào vị trí những nhà văn Việt Nam đương đại viết truyện ngắn tiêu biểu” [56]. Gần đây nhất, nhà văn Nhật Tuấn trong bài viết Một thành tựu văn xuôi hiện đại, nhân đọc Thành phố đi vắng đã nhận thấy: “(Thành phố đi vắng) thực sự rất đáng ghi nhận như một tín hiệu đáng mừng, một thành tựu mới trong văn xuôi hiện đại” [49-19]. Vũ Thị Tố Nga ở đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã xem xét một cách khá toàn diện về các truyện ngắn của Thu Huệ và chỉ ra “tư duy hướng nội là một đặc điểm định tính đã phần nào chi phối các phương thức diễn đạt. Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ khéo léo đan cài và sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng – đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng lối viết hết mình đến cạn kiệt...chúng ta thấy được nỗi say đắm của chị với cuộc đời và con người” [29-108]. Ngoài ra còn có luận văn Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ và luận văn Đặc điểm phần mở đầu truyện ngắn của tác giả Y Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ban và Nguyễn Thị Thu Huệ, đó là những đề tài có liên quan nhưng khác về góc độ và nhiệm vụ nghiên cứu với đề tài của chúng tôi. Nhìn chung qua các bài viết, có thể thấy Nguyễn Thị Thu Huệ được đánh giá là tác giả có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có giọng văn đặc biệt. Nhưng một điều có thể nhận thấy là các ý kiến phần lớn bàn về truyện ngắn của Thu Huệ nói chung mới là những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát ở những khía cạnh khác nhau mà hầu như chưa tìm hiểu và xem xét truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ một cách hệ thống. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Chọn đề tài này, chúng tôi sẽ dựa trên cơ sở thành tựu của người đi trước, từ đó triển khai vấn đề để làm nổi bật đặc điểm về nội dung và hình thức trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, trên cơ sở đó ghi nhận đóng góp của chị với thể loại truyện ngắn nói riêng và với văn học Việt Nam đương đại nói chung. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên phương diện nội dung và nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát trên phạm vi các tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Thị Thu Huệ: - Cát đợi ( Nhà xuất bản Hà Nội – 1992) - Hậu Thiên Đường ( Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 1993) - Phù thủy (Nhà xuất bản Văn học – 1995) - 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ( Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 2001) - Nào, ta cùng lãng quên (Nhà xuất bản Hội Nhà văn – 2003) - 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ ( Nhà xuất bản Văn học – 2006) - Thành phố đi vắng ( Nhà xuất bản Trẻ - 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Nhận diện đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Khẳng định thành tựu và những đóng góp của Nguyễn Thị thu Huệ với thể loại truyện ngắn và với văn học Việt Nam đương đại. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo sát và tìm hiểu cách nhìn cuộc sống và con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Khẳng định vị trí của Nguyễn Thị Thu Huệ trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp liên ngành Các phương pháp nghiên cứu trên không tách rời nhau mà tương tác, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. 6. Đóng góp của luận văn - Nghiên cứu một cách hệ thống về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Tìm hiểu và chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. - Ghi nhận thành tựu và đóng góp của Nguyễn Thị Thu Huệ với truyện ngắn Việt Nam đương đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong bối cảnh của truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Chương 3: Nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ NỘI DUNG Chƣơng 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ TRONG BỐI CẢNH CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Một số vấn đề lý thuyết về truyện ngắn 1.1.1. Giới thuyết về truyện ngắn Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một loại hình thức tồn tại chỉnh thể. Không phải ngẫu nhiên mà sau nhan đề tác phẩm người ta thông báo ngay tên thể loại. Điều này có ý nghĩa, nói tới thể loại là nói tới một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật. D. Gronopxki trong sách Đọc truyện ngắn viết: “Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ, biến đổi không ngừng”. Thật vậy, bởi xung quanh thuật ngữ này có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Từ điển văn học giải thích “Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ; truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [39 -137]. Trong 150 thuật ngữ văn học thì truyện ngắn được xác định là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền mạch không nghĩ” [2 - 359]. Các định nghĩa trên bổ sung cho nhau làm nổi bật rõ những đặc trưng cơ bản nhất của truyện ngắn. Đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn để phân biệt với truyện dài, tiểu thuyết là “ngắn”. Nhà văn Nguyên Ngọc, giải thích cái ngắn trong truyện ngắn như sau: “Sở dĩ truyện ngắn ngắn, sở dĩ người ta có thể viết ngắn là vì người ta đã biết quá nhiều. Qúa nhiều đến mức có thể tước bỏ tất cả những gì phù phiếm, không cốt lõi, không quan trọng. Phải có rất nhiều nguyên liệu thì mới có thể chưng cất. Truyện ngắn vì nó là tác phẩm nghệ thuật chưng cất, chứ không phải là nguyên liệu thô” [26 - 14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số lượng câu chữ có hạn nhưng lại có “sức chứa”, “sức mở” lớn cũng là một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn. Khi bàn về dung lượng truyện ngắn trong cuộc trao đổi về truyện ngắn năm 1992 trên báo Văn nghệ. Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhấn mạnh: “Dung lượng truyện ngắn hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời, một kiếp người, một thời đại…Các truyện ngắn bây giờ rất nặng, dung lượng của nó là dung lượng của cả một cuốn tiểu thuyết, bởi vì cái đặc sắc của thể loại buộc nó phải dồn nén lại, cho đến sắc lịm, nhọn hoắt. Như vậy dung lượng hay chất lượng nghệ thuật của truyện ngắn bình đẳng với tiểu thuyết” [31- 3]. Điều cốt yếu đối với truyện (truyện ngắn cũng như tiểu thuyết) là con người, là nhân vật “Trong một tác phẩm nếu là truyện ngắn, do lệ thuộc vào số trang eo hẹp, cốt truyện tập trung, sự kiện dồn dập, đường dây chặt chẽ, cho nên số lượng phân phối nhân vật cũng không phải nhiều” [6 - 26]. Truyện ngắn thường ít nhân vật, nhà văn không thể miêu tả quá trình phát triển tính cách của nhân vật từ trưởng thành, biến đổi, đấu tranh hay dằn vặt như trong tiểu thuyết, mà chỉ đi sâu vào một vài khía cạnh, một thời điểm trong cuộc đời nhân vật. Dù không được khắc họa sắc nét về ngoại hình, lý lịch nhưng người ta vẫn hình dung được gương mặt tinh thần tương đối trọn vẹn của nhân vật và gây được một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và con người. Trong truyện ngắn, kết cấu rất quan trọng – mà trước hết là sự sắp xếp các yếu tố cốt truyện. Nhà văn Ma Văn Kháng đã ý thức rất rõ về điều này: “Vấn đề là anh tổ chức sao cho truyện ngắn của anh thành một lát cắt gọn ghẽ. Như người ta vẫn nói, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã so sánh với tiểu thuyết: “Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là cái mặt cắt của dòng đời. Vì thế mà cũng như kịch ngắn, truyện ngắn đòi hỏi ở người viết một công việc tổ chức và cấu trúc truyện hết sức nghiêm ngặt. Quả thực có một thứ kỹ thuật tinh xảo – kĩ thuật viết truyện ngắn. Nó cũng giống như kĩ thuật của người làm pháo, dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn, thật tự nhiên”. Truyện ngắn là thể loại năng động, dễ bắt kịp hơi thở thời đại, có khả năng là tiếng nói nhanh nhạy nhất, phản ánh thời sự các vấn đề nóng hổi của thời đại, con người một cách chính xác. Vì là một thể loại năng động, bén nhạy, nên truyện ngắn hiện nay mang trong mình nhiều dấu hiệu không ổn định, cách xây dựng truyện ngắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiện nay uyển chuyển đa dạng hơn, xu hướng tự nới mở, không ngừng cách tân trong cách thức diễn đạt, khiến truyện ngắn linh hoạt hơn. Và đây cũng chỉ là những khả năng, đặc điểm mang tính bản thể của thể loại truyện ngắn. Với những khả năng, đặc điểm đó, truyện ngắn đã tạo cho bản thân thể loại những giá trị riêng biệt. Mỗi truyện ngắn đều gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người, nói như D. Boulanger là: “Đánh thức và cuốn hút cả năm giác quan của người đọc”. Tạo được ấn tượng nổi bật nhất, sâu sắc nhất và những chiều sâu chưa nói hết, đó chính là điều khiến truyện ngắn luôn hấp dẫn bạn đọc. 1.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ trong dòng chảy của truyện ngắn nữ đƣơng đại Thập niên 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XIX là khoảng thời gian được mùa của truyện ngắn. Trong đó có sự đóng góp của các cây bút nữ. Người ta nói nhiều đến một nền văn học “mang gương mặt nữ”. “Đã hình thành một tỉ lệ giữa phái yếu và đấng mày râu là 2/3 – một tỉ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ hôm nay và văn chương nói chung mang gương mặt nữ” ( theo Bùi Việt Thắng). Bên cạnh thế hệ nhà văn đã trưởng thành trong chiến tranh như: Lê Minh, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Lê Minh Khuê…., là thế hệ nhà văn mới phát lộ tài năng. Đây là đội ngũ nhà văn đông đảo, trẻ tuổi, sung sức, tự tin và đầy nhiệt huyết. Có thể kể đến những gương mặt quen thuộc với bạn đọc như: Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy….Với nhiệt huyết và sáng tạo không ngừng họ xứng đáng là đội ngũ kế cận thế hệ đàn chị của mình. Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những cây bút nổi lên ngay từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Những năm 90 độc giả yêu thích văn chương đã thực sự sửng sốt và ngỡ ngàng khi xuất hiện một truyện ngắn mà tác giả của nó chưa có tên tuổi: Hậu thiên đường. Cái nhìn của một nhà văn trẻ - một cô gái trẻ thật táo bạo, thật mới nhưng cũng thật buồn, mang đậm hơi thở cuộc sống, có sức hút kì lạ. Tác phẩm ấy như tiếp sức cho chị viết một loạt các truyện ngắn có tiếng vang khác: Cõi mê; Biển ấm; Phù thủy; Xin hãy tin em; Của để dành…Và cho đến thời điểm này, trên văn đàn Việt Nam hiện đại, cái tên Nguyễn Thị Thu Huệ đã không còn xa lạ, thậm chí chị đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tạo được một phong cách riêng độc đáo, không lẫn với bất cứ nhà văn nào. Truyện ngắn của chị gợi nên biết bao trăn trở trong mỗi người về con người và cuộc đời này. Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kì đổi mới, so với Võ Thị Hảo ngọt ngào dịu nhẹ, Y Ban thâm trầm sâu sắc, Phan Thị Vàng Anh sắc sảo, trí tuệ thâm thúy, Lý Lan hồn hậu sắc sảo, Nguyễn Ngọc Tư sâu lắng mượt mà…thì Nguyễn Thị Thu Huệ khẳng định mình với phong cách viết dịu dàng mà mạnh mẽ, đằm thắm mà táo bạo. Là người phụ nữ từng trải, chị sống sâu sắc, mạnh bạo và dám thách thức. Chị là một nhà văn giàu nội lực với vốn sống phong phú đã cho ra đời những tác phẩm thu hút được nhiều độc giả. Đọc tác phẩm của chị người ta sẽ thấy gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần thấm thía, sâu sắc. Xuất hiện kịp thời khi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương đã thay đổi từ sau đổi mới, Nguyễn Thị Thu Huệ có dịp đi vào những vấn đề rất đỗi dung dị, bình thường nhưng không hề tầm thường, những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện đại đầy biến động. Đó là vấn đề tình yêu và hôn nhân, gia đình cùng những mâu thuẫn, xung đột xoay quanh tạo nên những bi kịch xã hội. Khác với một số đề tài của các nhà văn đương thời khác như Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài…là đi vào dư âm của cuộc chiến tranh, bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh. Đây cũng là điểm khác của chị so với những nhà văn đó, đặt trong sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung. Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng đã đụng chạm đến những vấn đề cấm kị của văn học, tình yêu đã chớm mang màu sắc nhục thể nhưng đằm thắm, kín đáo, nhẹ nhàng. Đây là điểm mà các nhà văn trẻ sau này như Nguyễn Ngọc Tư, và đặc biệt là Đỗ Hoàng Diệu khai thác một cách mạnh bạo, công khai hơn. Từ khi bước vào nghiệp văn chương, Thu Huệ cùng với những tác phẩm của mình đã dành được thiện cảm của người đọc và giới phê bình, giảng dạy văn học. Gần đây nhất là giải thưởng của Hội Nhà văn dành cho tập truyện ngắn Thành phố đi vắng (2012). Tập truyện đánh dấu sự trở lại của Thu Huệ sau hơn năm năm vắng bóng trên đàn và ghi dấu những đổi thay rõ nét trong đề tài và lối viết của chị. Truyện ngắn của Thu Huệ hôm nay đã đi sâu vào phản ánh những góc khuất, những mảng vỡ vô hình của cấu trúc văn hóa đô thị đang ăn sâu vào đời sống của những con người hiện đại. Cùng với các cây bút nữ trong dòng chảy của văn xuôi nữ đương đại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nguyễn Thị Thu Huệ và các trang viết của chị đã góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Nam đương đại trong quá trình đổi mới và hội nhập hôm nay. 1.2. Khái quát về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.2.1.1. Cuộc đời “ Làm được những việc mình yêu thích, có được những thứ mình cần do chính bàn tay mình làm ra. Viết văn, viết kịch, làm phim, đọc sách làm cho cuộc sống của tôi phong phú. Nhưng điều quan trọng hơn là những tác phẩm của tôi được độc giả tiếp nhận và yêu thích, đó là một sự đền bù vô giá.” [53]. Đây chính là những chia sẻ của nữ nhà văn tài hoa Nguyễn Thị Thu Huệ khi nói chuyện về cuộc sống và công việc của mình. Nguyễn Thị Thu Huệ sinh ngày 12 tháng 8 năm 1966 tại Hà Nội. Hiện nay, chị đang sinh sống ở Hà Nội và làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam. Bố chị mất khi chị mới 17 tuổi. Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú là mẹ chị, bà qua đời năm 2013. Cái tên Huệ là do chính bà đặt cho con, theo tên nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đầu tay Huệ đã được trình làng năm 1964. Cuốn tiểu thuyết Huệ “đứa con tinh thần” mang bao hoài bão, khát vọng của bà, giờ đây được gửi gắm vào đứa con đầu lòng và duy nhất Nguyễn Thị Thu Huệ. Chị đã không phụ sự kì vọng đó, đã khẳng định được tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mình trên con đường văn chương, tiếp bước những ấp ủ từ người mẹ yêu quý. Ngay từ khi còn nhỏ Thu Huệ sớm đã bộc lộ năng khiếu văn chương và hội họa, nhưng chị lại mê hội họa hơn và thích trở thành họa sĩ. Thu Huệ từng tâm sự:“Mình không nghĩ sau này sẽ trở thành nhà văn, thế hệ bọn mình lúc đấy hồn nhiên lắm, không bao giờ có ước mơ phải trở thành một người nổi tiếng, giàu sang gì đâu” [55]. Nhưng niềm say mê và tài năng đã đưa chị đến với văn chương. Khi vừa tốt nghiệp Khoa Văn Đại học Tổng hợp, chị giấu bố mẹ đăng hai truyện ngắn Mưa trái mùa và Mùa hoa sấu rụng trên Báo Văn Nghệ khiến văn đàn xôn xao một thời. Nhưng con đường trở thành nhà văn của chị bị ngắt quãng khi chị lập gia đình và dành toàn bộ thời gian để chăm sóc con cái. Sau hai năm ở nhà trông con, chị quyết định vào làm biên tập viên sân khấu tại Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Cuộc sống nhàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan