Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm văn xuôi nghệ thuật hồ dzếnh...

Tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật hồ dzếnh

.PDF
130
368
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ HY ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT HỒ DZẾNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................3 LỜI CÁM ƠN ...........................................................................................................5 DẪN NHẬP ...............................................................................................................6 l.Lý do chọn đề tài: ......................................................................................................... 6 2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................. 7 3. Lịch sử vấn đề: ........................................................................................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 16 5.Đóng góp của luận văn: ............................................................................................ 18 6.Cấu trúc của luận văn: ............................................................................................. 18 CHƯƠNG 1: CẢM THỨC VỀ CON NGƯỜI VÀ QUÊ HƯƠNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT HỒ DZẾNH ...........................................................19 1.1.Cảm thức về con người: ......................................................................................... 19 1.1.1.Con người hiện thân của số phận tăm tối lụi tàn nhưng có tâm hồn đẹp đẽ tượng trưng cho tinh thần Việt nam cao quí: ............................................................ 21 1.1.1.1. Những số phận tăm tối lụi tàn: ................................................................ 21 1.1.1.2.Những tâm hồn đẹp đẽ tượng trưng cho tình thẩn Việt nam cao quí: ...... 28 1.1.2. Con người tha phương lưu lạc : ...................................................................... 33 1.1.2.1. Con người tha hương vì chí nguyện giang hồ: ........................................ 33 1.1.2.2.Con người tha phương lưu lạc vì sự xô đẩy của số phận: ....................... 36 1.1.3.Con người tự vấn, tự ý thức. ............................................................................ 41 1.2.Cảm thức về quê hương:........................................................................................ 49 1.2.1.Quê cha-một gốc rễ, một cội nguồn: ............................................................... 50 3 1.2.2.Quê mẹ- vùng quê sinh trưởng cũng là cội nguồn cảm hứng nghệ thuật của nhà văn: ..................................................................................................................... 57 CHƯƠNG 2: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI HỒ DZẾNH: 70 2.1.Phương thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong vấn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh: ....................................................................................................................................... 72 2.1.1.Lời văn nghệ thuật được tổ chức theo phương thức trần thuật chủ quan: ....... 72 2.1.2.Lời văn nghệ thuật được tổ chức theo phương thức trần thuật khách quan: ... 91 2.2.Sắc thái biểu hiện của giọng điệu kể chuyện trong văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh: ........................................................................................................................... 99 2.2.1.Một giọng điệu trữ tình sâu lắng thấm đẫm cảm xúc: ................................... 100 2.2.2.Một giọng điệu thủ thỉ tâm tình thấm đượm nỗi buồn thương man mác khi hoài niệm về quá khứ: ............................................................................................. 108 KẾT LUẬN ...........................................................................................................121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................125 4 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt ánh của cắc thầy cô và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đôi vói PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người thầy hướng dẫn khoa học tận tình, cùng với quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suôi quá trình học tập cũng như trong quá trình tôi thực hiện luận văn này An Giang, tháng 8 năm 2003 Ngô Thị Hy 5 DẪN NHẬP l.Lý do chọn đề tài: Giai đoạn 1930- 1945 là giai đoạn nền văn học dân tộc đã phát triển hết sức mạnh mẽ, phong phú đa dạng theo hướng hiện đại. Chỉ trong vòng 15 năm mà nền văn học đã tiến một bước dài dẫn đến những thành tựu lớn lao với biết bao những tác phẩm đặc sắc có giá tri, những phong cách tác giả đa dạng thuộc nhiều xu hướng văn học khác nhau. Văn học Việt nam giai đoạn này đã có một diện mạo mới mẻ hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều phương diện trên tiến trình hiện đại hóa văn học. Về phương diện thể loại, văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này đã có những bước đột phá đáng kể so với văn học trung đại. Trên văn đàn có những cây bút viết nhiều, viết khỏe, trở thành quen thuộc với người đọc, đã thực sự được khẳng định tài năng và có được một vị trí vững vàng trong nền văn học dân tộc. Cũng có những nhà văn viết không nhiều, họ chỉ âm thầm lặng lẽ viết về những điều họ trải nghiệm, cảm xúc nhưng cũng đủ tạo ấn tượng trong lòng người đọc. Hồ Dzếnh (1916-1991) là một trường hợp như thế. Trong các nhà văn Việt Nam, Hồ Dzếnh là một trường hợp đặc biệt. Ông là một người Trung Hoa. Tên ông cũng nói lên điều ấy. Hồ Dzếnh tức Hồ Anh đọc theo tiếng Quảng Đông, cha ông là một người Trung Quốc di cư từ Quảng Đông Trung Quốc sang Việt Nam vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, mẹ ông là một cô gái chở đò ngang trên sông Ghép, Thanh Hoa.Thuở nhỏ ông sống với gia đình ở Thanh Hoa (huyện Như Xuân) rồi lên thị xã Thanh Hoa. Ông học tiểu học ở đó rồi sau ra Hà Nội học tiếp bậc trung học, vừa học ông vừa kiếm sống bằng nghề gia sư và làm công ở các hiệu buôn người Hoa. Ông làm thơ, viết văn rất sớm. Năm 1937, Hồ Dzếnh bắt đầu viết một số bài thơ và truyện ngắn đăng rải rác trên các báo Trung bắc chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy, tập san Mùa gặt mới...Trước Cách mạng tháng Tám, tập truyện "Chân trời cũ”(1942) và tập thơ "Quê ngoại" ( 1943 ) là những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Dzếnh. Ngoài ra còn có tiểu thuyết " Một truyện tình mười lăm năm về trước" (1942) ký bút danh Lưu Thị Hạnh. Năm 6 1944, Hồ Dzếnh lại cho in truyện dài "Hai mối tình" hay “Tiếng kêu trong máu" và tiểu thuyết "Những vành khăn trắng" (ký tên Lưu Thị Hạnh) Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Dzếnh sống chủ yếu ở vùng tự do Thanh Hoa. Thời kỳ này ông cho ra đời "Cô gái Bình xuyên" ( 1946 ). Cũng năm này ông cho ra mắt bạn đọc ''Hoa xuân đất Việt"(thơ)... Tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai ( 1957 ), ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt nam. Ông đã đi thâm nhập thực tế, sống đời người thợ và tiếp tục sáng tác nhưng không nhiều. Năm 1993, hai năm sau khi nhà văn qua đời, Nguyễn Bao đã giới thiệu và công bố một tác phẩm văn xuôi khác mà nhà văn chưa có ý định công bố, đó là quyển “Cuốn sách không tên". Với quyển sách này, người đọc càng hiểu thêm về Hồ Dzếnh, một cây bút luôn luôn trung thực và chân thành. Hồ Dzếnh không phải là một tác giả lớn nhưng những tác phẩm của ông, do sức hấp dẫn riêng của ngòi bút văn xuôi trữ tình, cũng đã đứng vững được với thời gian. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu xếp Hồ Dzếnh vào chung khu vực với Thạch Lam, Thanh Tịnh. Đây chính là ba phong cách văn xuôi trữ tình tiêu biểu trong văn xuôi nghệ thuật giai đoạn 1930- 1945. Chúng tôi nhận thấy rằng việc tìm hiểu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh ở một mức độ bao quát và toàn diện là vấn đề cần quan tâm. Vì điều này trước hết sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn chung về văn xuôi Hồ Dzếnh và từ đó khẳng định được sự đóng góp của ông cho nền văn học dân tộc. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề này cũng giúp cho việc giảng dạy của chúng tôi ở trường về những cây bút của nền văn học hiện đại được tốt hơn. Chúng tôi cũng muốn qua công trình này thể hiện thái độ trân trọng của người yêu văn chương Hồ Dzếnh đối với những tác phẩm mà ông đã để lại hôm nay. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này. 2. Phạm vi nghiên cứu: Như trên đã nói, Hồ Dzếnh không sáng tác nhiều. Người ta biết đến ông qua tập thơ "Quê ngoại", tập truyện ngắn "Chân trời cũ" và vài tiểu thuyết. Ở cả lĩnh vực thơ và văn 7 xuôi, ông đều có những thành công. Khó ai quên được âm điệu bài thơ "Chiều" nổi tiếng của Hồ Dzếhh và những bài thơ mang đậm phong cách riêng của ông.Cũng không ai yêu thích văn chương mà không một lần rung động bởi những trang văn đậm chất trữ tình và thấm đượm nỗi niềm thương cảm hoài niệpi về quá khứ của ông khi hướng về một " Chân trời cũ" cũng như những trang viết không kém phần đặc sắc của "Một truyện tình 15 năm về trước", “Cô gái Bình xuyên".... Có thể nói trong lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật, tập truyện "Chân trời cũ" đã khẳng định vị trí của Hồ Dzếnh trên văn đàn. Trải qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian, tác phẩm ấy vẫn âm thầm lặng lẽ sống trong lòng người đọc. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi muốn đưa ra một số nhận xét về đặc điểm vãn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, trên cơ sở tập trung chú ý đến truyện ngắn của ông, đặc biệt là tập truyện "Chân trời cũ", và đồng thời cũng có đề cập đến một số tiểu thuyết đã được xuất bản. Các tác phẩm này được in trong các tập sách sau: - Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp- NXB Văn hóa thông tin Hà Nội,2001. - Chân trời cũ - NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 2001. - Hồ Dzếnh, những trang văn xuôi chọn lọc- NXB Văn học Hà Nội, 2001 - Một chuyện tình mười lăm năm về trước -NXB Cửu Long, 1990 - Những vàng khăn trắng - NXB Hương đất mẹ, Sài Gòn, 1968 - Hồ Dzếnh-Tác phẩm chọn lọc, NXB Văn học Hà Nội, 1988 3. Lịch sử vấn đề: Nhắc đến Hồ Dzếnh, một tài năng nghệ thuật độc đáo nhưng lại tỏa sáng một cách âm thầm lặng lẽ, Mai Hương đã nhận xét rằng Hồ Dzếnh trong những trang viết của mình đã "lặng lẽ ký thác, trao gửi. Người đọc cũng lặng lẽ để cảm nhận. Cứ như thế tạo nên một sự đồng cảm "âm thầm thương mến" giữa Hồ Dzếnh và các thế hệ độc giả của ông.Không ồn ào, không tạo nên những choáng váng đột ngột, không là "một niềm kinh 8 dị", Chân trời cũ rồi Quê ngoại lặng lẽ tìm đến sự tri kỷ tri âm, lặng lẽ "kết kén" trong tâm tình người đọc. "[3; 193] Có lẽ đúng như thế, tác phẩm của Hồ Dzếnh ra đời không tạo nên một tiếng vang lớn, không được đón nhận sôi nổi như một số nhà văn lớn khác nhưng sức sống của nó trong lòng người đọc vẫn lâu bền dù có phải trải qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian. Điều này đã được chứng minh từ khi tác phẩm của Hồ Dzếnh ra mắt bạn đọc đến nay, dư luận và giới nghiên cứu đã dành khá nhiều thiện cảm và ưu ái cho nhà văn mang trong mình hai dòng máu Hoa- Việt này. Nhìn chung giai đoạn trước 1975 ít có những bài viết, bài nghiên cứu về tác phẩm Hồ Dzếnh. Nhưng khi tập Chân trời cũ ra mắt bạn đọc năm 1942, Hồ Dzếnh đã tìm thấy được một người bạn tri âm biết cảm thông với nỗi niềm của ông. Người bạn tri âm ây chính là Thạch Lam.Đọc Chân trời cũ, Thạch Lam đã hiểu nỗi đau khổ của Hồ Dzếnh trong cuộc sống khi ông quay về dĩ vãng, "cái dĩ vãng của một gia đình Việt-Hoa", ở đó là cuộc sống của những con người mà " số phận hình như bắt buộc phải buồn rầu"[3;82]. Qua tập truyện, Thạch Lam đã phát hiện được ở Hồ Dzếnh một tài năng trẻ đầy hứa hẹn: " Tôi không nói rằng tác phẩm này không có khuyết điểm nhưng tác giả còn trẻ và tài năng còn hứa hẹn cho chúng ta nhiều".[3;84] Kiều Thanh Quế trong bài "Phê bình Chân trời cũ" cũng phát hiện ra rằng các "đoản thiên" trong “Chân trời cũ"có một màu sắc lạ, một phong vị mới"[3;86].Cũng có những bài phê bình văn thơ Hồ Dzếnh như bài của Mai Thảo-" Hai nhánh sông tâm hồn trong thơ Hồ Dzếnh" (1973), Du Tử Lê -bài "Người bạn thiết của những kẻ lang thang" ( 1973 ), Cao Huy Khanh- "bài Hồ Dzếnh, thỉ sĩ của thời gian" (1973 ). Dần dần vị trí của Hồ Dzếnh đã được khẳng định Ương lòng bạn đọc khi những tác phẩm của ông lần lượt được tái bản. Năm 1988, nhà xuất bản Văn học đã cho ra đời Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc. Tiếp theo đó tập sách Văn xuôi lãng mạn Việt nam 1930- 1945, nhà xuất bản Khoa học xã hội lại một lần nữa giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của ông. Người đọc ngày càng có điều kiện để tiếp xúc với tác phẩm của một nhà văn còn được ít người biết đến này. Từ đây xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về văn thơ của ông. Đó là bài viết của các nhà nghiên 9 cứu như: Trần Hữu Tá (1988), Phạm Khải ( 1989), Trương Chính (1989), Vũ Quần Phương (1989), Võ Văn Trực (1990), Vương Trí Nhàn (1991), Hoài Anh (1991),Tôn Phương Lan, Phạm Thu Hương (1995).... Cũng có những bài viết về nhà văn Hồ Dzếnh trong các sách như: Nhà văn Việt nam thế kỷ XX tập u NXB Hội nhà văn Hà nội (1999), sách Tác giả Văn học Việt nam tập 2- Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An, nhà xuất bản Giáo dục (1992). Trong bộ Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, ở lời giới thiệu bộ sách , Nguyễn Hoành Khung cũng có giới thiệu về nhà văn Hồ Dzếnh... Nhìn chung, các ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định vị trí của Hồ Dzếnh trong nền văn học. Vương Trí Nhàn cho rằng "với tập thơ Quê ngoại, nhất là với tập truyện ngắn Chân trời cũ, Hồ Dzếnh đã tạo ra một vị trí trong đời sống văn học trước 1945"[3;172] và đánh giá "Chân trời cũ" là "loại tác phẩm không gây ra choáng váng đột ngột song luôn luôn có bạn đọc, hết lớp này đến lớp khác"[3;173] bởi đó là u thứ văn chương không có tuổi". Vũ Quần Phương trong bài giới thiệu chung về văn nghiệp Hồ Dzếnh in ở đầu tập Tác phẩm chọn lọc của Hồ Dzếnh cũng khẳng định: "Với hai tác phẩm ấy (tập thơ Quê ngoại và tập văn Chân trời cũ ), Hồ Dzếnh đã có một vị trí xứng đáng trong văn đàn Việt nam trước cách mạng"[3; 139] Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ trình bày các ý kiến nổi bật trong các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cụ thể là các ý kiến sau: 3.1. Những nhận xét xoay quanh những vấn đề về cách cảm nhận của Hồ Dzếnh đối với con người và quê hương: Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ý kiến khi cho rằng "Chân trời cũ" thể hiện chất tự truyện, hồi ký. Hồ Dzếnh đã "kể chuyện mình, chuyện gia đình mình thời thơ ấu. Mỗi truyện là chân dung một người thân: cha mẹ, anh chị em, mấy người hàng xóm"[3; 192]. Qua đó nhà văn đã thể hiện những cảm nhận của mình về con người thân thương ở quê mẹ, về quê hương Thanh Hoa và cả mảnh đất xa xôi của quê cha Trung Quốc. Nhận xét về điều này, Trần Hữu Tá đã viết: "Tác giả đã đau khổ, đã sống thực sự những truyện của mình, đã nhớ lại cuộc đời cũ với tình xót thương, lòng nhân đạo khá sâu sắc..."[68;315] và " Trong bất cứ truyện nào dù nói về ai nhưng ẩn sau những dòng chữ in, nhân vật 10 chính vẫn là tác giả, là tâm hồn giàu lòng yêu thương, xao xuyến của ông. Tác giả như mở lòng mình để chia sẻ nỗi đau với những người thân và như để nghiêng mình ngưỡng mộ trước những phẩm chất tuyệt vời của những người không chịu chết chìm trong cơ cực buồn khổ..."[3;154]. Trần Hữu Tá cũng khẳng định rằng những phẩm chất của những con người này đã "hợp thành nên phẩm chất Việt nam, sức mạnh Việt nam, vẻ đẹp Việt nam" [3;154-155]và nó tiêu biểu cho "linh hồn Việt nam", "tinh thần Việt nam" cao quí" [68;315]. Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng khi viết về những người thân bao giờ nhà văn cũng dành cho họ những tình cảm yêu thương, sự sẻ chia, niềm cảm thông đối với số phận của họ đặc biệt là của người phụ nữ, mà " nổi bật hơn cả là hình ảnh những người đàn bà của một vùng nông thôn nghèo đói, những con người thật trung hậu đầy lòng vị tha và đức hy sinh nhưíig chẳng bao giờ được hưởng một ngày vui dù là niềm vui mà họ ao ước chỉ là được yêu thương người khác, được hy sinh cho người khác...". Nhận xét về "Chân trời cũ", Vũ Quần Phương cũng viết: "Bằng trái tim lương thiện và đa cảm, ông đã đứng về phía những người nghèo khổ dù là Hoa hay Việt. Ông thấy ở họ những tình cảm tốt đẹp, lòng vị tha cao cả, sự rộng lượng và tình thương người"[3;143]. Phong Lê cũng nhận xét: "Tác giả đặt toàn bộ thế giới con người vào một màn sương tâm tình và người viết như muốn trải lòng ra để yêu thương tất cả. Không phải chỉ với mẹ, với anh Hai, chị Yên, em Dần là những người giàu tình thương và nết tốt mà phải chịu số phận buồn khổ mà ngay với chú Nhì xa lạ, ông cậu, người gây nên tội lỗi, anh cảcách biệt và hư hỏng.... Tấm lòng tác giả thật rất bao dung, dường như không dám nghĩ đến điều ác bao giờ và giá có lúc vô tình hoặc cố ý chạm phải điều ác thì là cả một nỗi day dứt khôn nguôi"[41;108-109]. Chính vì thế mà trong những câu chuyện của ông, xen vào giữa những dòng tự sự thường là những lời tâm tình, những lời tự vấn lương tâm chân thành, cho nên Vũ Quần Phương trong lời giới thiệu "Hồ Dzếnh, tác phẩm chọn lọc" đã viết: "Ông viết như giãi bày, như tự thú, như sám hối về những câu chuyện của gia đình, viết cho vợi như lời ông nói" [53; 15]. Nhận xét về điều này, Văn Tâm cũng cho rằng ở "Chân trời cũ", " Tâm thế ăn năn, hối lỗi ẩn hiện bàng bạc trên suốt các trang hoài niệm "[3; 224] 11 Đánh giá "Chân trời cũ", các nhà nghiên cứu cũng khẳng định tình yêu tổ quốc, quê hương của Hồ Dzếnh cũng thấm đượm trong các trang văn của ông.Tôn Phương Lan đã nhận định: "Với Hồ Dzếnh, cả ưong văn và thơ, luôn hiện diện một tình yêu tổ quốc"[3;215]. Hồ Dzếnh có một gốc gác đặc biệt nên tình. cảm của ông hướng cả về quê cha Trung quốc và quê mẹ Việt nam. Nhìn chung các bài viết đều cho rằng tình cảm đối với quê mẹ Việt nam là tình cảm thường xuyên và chủ đạo trong văn xuôi Hồ Dzếnh và "tình cảm ấy hiện ra có lúc mơ hồ, có khi rõ rệt nhưng chân thành và bao giờ cũng gắn với những miền đất và con người cụ thể. Đó là một tình yêu thương con người da diết, nỗi đồng cảm sâu sắc trước những buồn đau của những kiếp người cụ thể luôn được thể hiện qua giọng kể "nhớ về" man mác chất thơ và bằng những ngôn từ rất gây ấn tượng"[3;206-207-208]. Lê Quang Trang cũng nhận xét rằng tình yêu đối với quê ngoại, với tổ quốc Việt nam là xuất phát từ tình yêu những con người cụ thể: "Ông hướng lòng mình về những người nghèo khổ, chia sẻ với họ những bất trắc, bất hạnh, bi kịch gặp trong đường đời, bởi vậy truyện của ông đậm đặc bản chất nhân đạo. Những trang viết về người mẹ Việt của ông thật đằm thắm, đôi khi không chỉ dừng ở phạm trù mẹ con bình thường mà qua đó còn biểu lộ tình yêu sâu nặng với quê ngoại, với tổ quốc Việt nam..."[3; 181]. Cũng nhận xét về điều này, Vũ Quần Phương viết: "Lòng yêu quê hương của Hồ Dzếnh gắn bó khắng khít với lòng yêu mẹ, yêu những người thân yêu.ông yêu tổ quốc từ tình yêu những người dân lao khổ thiệt thòi"[3;144].Cũng với một quan niệm như thế, Tôn Phương Lan đã viết: "Đọc Chân trời cũ ta thấy trong con người tác giả, tình yêu đất nước là một tình cảm tự nhiên vừa như là cái bóng trùm phủ lên đời sống tinh thần của ông đồng thời cũng là nơi nương tựa cho những tình cảm riêng tư để rồi tình cảm riêng tư cũng trở thành điểm tựa cho tình yêu đất nước. Hai thứ tình cảm này đã hỗ trợ cho nhau cùng hòa đồng, tỏa sáng và tạo nên một tố chất riêng của Hồ Dzếnh khiến ông vừa giống lại vừa khác mọi người. Cho nên khi nhớ về Chị Yên, cô thôn nữ tốt nết, thương người, bị sống quên lãng sau lũy tre xanh, ông đã nhìn thấy sau con người chị một cái gì lớn hơn tâm hồn muốn cam chịu, nhẫn nại và đau khổ của một con người cụ thể. Đó là "một nước 12 Việt nam, quê hương thứ hai của tôi", một nước Việt nam "ở đó con người sống nhân hậu và "rất đỗi hiền lành"[3;206-207]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận xét rằng cùng với tình yêu quê mẹ là tình cảm hướng về quê cha của Hồ Dzếnh. Đối với ông, quê nội là "Một gốc rễ, một cội nguồn"[3,136], "nơi đó mới thật là quê hương, là gốc rễ" [3; 169]. Nói về điều này Lê Quang Trang đã nhận xét: " Ông sống nhiều ở quê ngoại, lớn lên trong vòng tay của mẹ. Nhưng tâm hồn ông vẫn thỉnh thoảng bị đánh thức về quê nội bởi những sứ giả của gia hệ, các phong tục tập quán lâu đời. Những yếu tố ấy vừa là chất liệu cho tác phẩm của ông vừa ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống tâm linh ông"[3; 181]. Một mực yêu quê mẹ với tình yêu tha thiết nhưng cũng dành tình cảm thiêng liêng hướng về quê cha, cho nên điều này đã tạo nên trong văn chương của ông một "niềm khắc khoải giữa hai bờ xứ sở"[28;42] và "cảm thức không cội nguồn" hay "cái mặc cảm bị bỏ rơi, bị lãng quên" [3;136] Và chính tâm sự ngậm ngùi ấy đã "tạo nên nét đặc sắc riêng trong những trang ít ỏi Hồ Dzếnh viết về quế nội, góp vào bức tranh quê của văn học Việt nam một nỗi niềm cố quốc, tha hương, "một tình yêu tiềm tàng...âm thầm như một niềm đau xót" về "cả một xứ Trung Hoa bí mật"[3;1951. 3.2. Những nhận xét về lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật HồDzếnh: Những bài viết, bài nghiên cứu về Hồ Dzếnh cũng có đề cập rải rác những ý kiến về lời văn, giọng kể, ngôi kể, ngôn ngữ trong văn xuôi Hồ Dzếnh. Năm 1942, khi đề tựa Chân trời cũ, Thạch Lam đã có nhận xét khái quát về giọng điệu kể chuyện của Hồ Dzếnh: " Những chuyện của ông kể cho chúng ta nghe đều có một màu sắc riêng, đều nhuộm một tiếc hận thấm thía"[3;83]. Khi phê bình Chân trời cũ, Kiều Thanh Quế chú ý đến "tính cách ngòi bút" của tác giả nhiều hơn cốt truyện và đã nhận xét rằng những câu văn của Hồ Dzếnh "có những nhịp uyển chuyển và buồn lạ như một khúc nhạc lâm ly ai oán. Những khóc nhạc đều đều ấy thường gặp những âm thanh rền lên gợi được bao nhiêu vang bóng trong lòng độc 13 giả"[3;87]. Phong Lê thì đã tìm thấy trong những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh "những đoạn văn thật giàu âm điệu như đồng vọng lại từ sâu thẳm của một tâm hồn cực kỳ đa cảm và một quá khứ xa xưa" và "những câu văn ngân dài như những nốt nhạc buồn trên nền mờ của những kỷ niệm dệt thành quá vãng"[41;107]. Từ đó Phong Lê đã nhận ra một đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, đó là "mạch kể chuyện của Hồ Dzếnh cũng rủ ri và sa đà"[41;107]. Gặp gỡ nhau trong ý kiến về giọng văn Hồ Dzếnh, Tôn Phương Lan và Vũ Quần Phương cùng tìm thấy trong văn của ông "một giọng kể chân thật từ tốn với sự đồng cảm xót xa"[3;205]. Phạm Khải cũng cho rằng " giọng văn Hồ Dzếnh bao giờ cũng bày tỏ một sự cảm thông nâng niu đầy thương cảm"[3;158]. Các ý kiến của các nhà nghiên cứu đã có điểm gặp gỡ nhau khi cho rằng văn Hồ Dzếnh thấm đượm một nỗi buồn nhân thế. Cũng nhận xét về giọng văn, Lê Quang Trang viết: "Văn ông trầm tĩnh đều đều như những cơn mưa ngầu dai dẳng, dầm dề, không ào ạt nhưng vẫn tạo được cảm giác lắng đọng, ngấm sâu gợi nghĩ về những điều nhân đạo một cách trong sáng"[3;181-182]. Nhiều nhà nghiên cứu cũng chú ý đến sắc thái trữ tình và chất thơ trong văn xuôi Hồ Dzếnh. Trần Hữu Tá cho rằng Hồ Dzếnh đã phát huy tối đa thế mạnh của Hồ Dzếnh thi sĩ ương khi viết văn xuôi vì thế "chất thơ thấm vào từng trang văn tạo nên phong vị trữ tình ảo diệu"[3; 154].Võ Vãn Trực thì cho rằng "Hồ Dzếnh viết văn bằng tâm hồn nhà thơ cho nên có thể nói rằng mỗi truyện ngắn của anh là một bài thơ triền miên cảm xúc mà ương đó nhân vật chỉ là cái đinh để anh treo lên đó bức tranh tâm hồn của mình"[3; 166]. Tôn Phương Lan khi nói về tình cảm của nhà văn đối với "tình quê Nam Việt" đã nhận xét rằng để thể hiện nỗi đồng cảm sâu sắc trước những nỗi buồn đau của những kiếp người cụ thể thì Hồ Dzếnh đã sử dụng "giọng kể nhớ về "man mác chất thơ và bằng" những ngôn từ rất gây ấn tượng" và "ông đã sử dụng một cách đắc địa chất trữ tình vào thể loại tự sự khiến cho những trang văn giàu sức gợi cảm của Hồ Dzếnh dễ đi vào lòng người và thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc"[3;208-209]. 14 Nguyễn Hoành Khung, khi giới thiệu về Hồ Đzếnh trong bộ "Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930- 1945" đã nhận xét Hồ Dzếnh trong sự so sánh với Thạch Lam và Thanh Tịnh. Ông viết: "Cũng như Thạch Lam, Thanh Tịnh, truyện Hồ Dzếnh thấm đượm trữ tình và man mác chất thơ", " văn Hồ Dzếnh giàu cảm xúc, ý vị tuy mực thước trau chuốt mà lắng đọng dư ba"[36;41] Để nhấn mạnh sắc thái trữ tình, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến yếu tố người kể trong văn xuôi Hồ Dzếnh. Các tác giả trong cuốn “Tác giả văn học Việt Nam tập 2", trong mục Hồ Dzếnh đã khẳng định trong tập Chân trời cũ "ở truyện nào cũng có mặt một nhân vật người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất" Vũ Quần Phương cũng khẳng định: "Nhân vật chính xuyên qua tất cả mọi truyện chính là tác giả. Nhiều lúc diễn biến cốt truyện bị ngưng lại nhường lời cho người viết bộc lộ"[3; 143-144] Đề cập đến Chân trời cũ như một tác phẩm thuộc thể loại tự truyện, Phạm Thu Hương cho rằng trong những ưang vãn xuôi Hồ Dzếnh luôn luôn xuất hiện "cái tôi" của tác giả. Đó "vừa là chủ thể thẩm mỹ lại vừa là đối tượng thẩm mỹ và chất liệu chính để tạo nên tác phẩm là "hiện thực nội tâm" của nhà văn". Cái tôi đó có khi bộc lộ ở "khúc trữ tình ngoại đề" đầy xúc động..."[28;41] Văn Tâm nhấn mạnh thêm rằng "Nhân vật "Tôi" trong Chân trời cũ không phải sản phẩm của hư cấu mà là chân nhân chân sự ( người thật việc thật): Hồ Dzếnh- Hà Triệu Anh"[3;224] 3.3. Nhận định chung: 3.3.1 Từ khi tác phẩm Hồ Dzếnh ra mắt bạn đọc, những bài nghiên cứu về thơ văn ông không nhiều. Trên đây là một số nhận định quan trọng của các nhà nghiên cứu về những vấn đề cơ bản có liên quan tới đề tài. Nhìn chung khi nhận xét về văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào "Chân trời cũ", tập truyện ngắn được đánh giá cao của ông. 15 3.3.2.Các ý kiến này cũng có điểm tương đồng khi khẳng định tài năng của Hồ Dzếnh và nêu lên những đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh ở các mặt nội dung cũng như giọng điệu, lời kể chuyện... Song những ý kiến này mới chỉ dừng lại ở những nhận định, nhận xét tương đối khái quát vì ương phạm vi những bài báo lẻ hoặc những bài viết trong một tập sách chung, các tác giả đều chưa có điều kiện đi sâu lý giải một cách triệt để và có hệ thống những vấn đề liên quan đến đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh. Tuy nhiên đó lại là những phát hiện, những đóng góp đáng quí của các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, một mảng sáng tác rất quan trọng và thành công của nhà văn. 3.3.3. Chúng tôi cũng được biết rằng có một số luận văn nghiên cứu về văn xuôi trữ tình Việt nam thời kỳ 1930-1945 trong đó có đề cập đến Hồ Dzếnh nhưng nhìn chung, các luận văn này đã nghiên cứu Hồ Dzếnh trong mối tương quan với các cây bút văn xuôi trữ tình khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh để tìm ra đặc điểm văn xuôi trữ tình 19301945. Vì thế các luận văn này chưa tập trung đi sâu nghiên cứu kỹ các đặc điểm và nét riêng trong văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh. Phần lời văn nghệ thuật trong văn xuôi của ông cũng chưa được quan tâm khảo sát kỹ. Mặt khác các luận văn này hầu như chỉ tập trung khảo sát truyện ngắn của Hồ Dzếnh mà chưa bao quát những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật khác của ông. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những ý kiến và những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi, trong một chừng mực nhất định, sẽ có cái nhìn bao quát hơn về những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh để từ đó tìm ra vài đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dựa trên quan điểm Mác xít ương nghiên cứu văn học. Đó là việc nghiên cứu vãn học trong mối quan hệ với bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh xã hội và đặt đối tượng nghiên cứu(văn xuôi nghệ thuật Hồ Đzếnh) trong mối quan hệ giữa nhà văn-cuộc sống và bạn đọc để nhận thức, nghiên cứu đồng thời cũng chú ý tới qui luật thống nhất nội tại giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. 16 Chúng tôi cũng vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành như lý luận văn học, thi pháp học, phong cách học, phương pháp luận nghiên cứu văn học... trong quá trình nghiên cứu. Ngoài những vấn đề có tính chất phương pháp luận như trên, trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp cụ thể và chủ yếu như phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.... Phương pháp phân tích- tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong luận văn. Đi từ việc khảo sát phân tích từng tác phẩm, từng yếu tố nổi bật trong việc thể hiện nội đung tư tưởng và hình thức tác phẩm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, chúng tôi rút ra những nhận xét cổ tính chất tổng hợp khái quát, từ đó làm nổi rỗ đặc điểm văn xuôi nghệ thuật cửa nhà văn. Phương pháp hệ thống cũng là một phương pháp mà chúng tôi chú ý vận dụng trong luận văn. Chứng ta biết rằng mỗi tác phạm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật của nhà văn lại là một chỉnh thể nghệ thuật khác lớn hơn bao gồm toàn bộ tác phẩm của nhà văn đổ cho nên việc xem xét thế giới nghệ thuật cửa Hồ Dzếnh thông qua việc khảo sát những tác phẩm của nhà văn đặt ương hệ thống hoàn chỉnh sẽ giúp cho chứng ta nhận ra những nét riêng cơ bản của nhà văn. Để có thể làm rõ đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, trong trường hợp cần thiết, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát hiện tượng lặp lại một số yếu tố về nội dung và hình thức tác phẩm, những yếu tố có tần số xuất hiện nhiều lần để từ đó khát quát, tổng hợp, hệ thống hoá và rút ra những đặc điểm riêng, ổn định ở nhà văn. Phương pháp so sánh cũng được chúng tôi vận dụng trong một chừng mực nhất định. Để thấy được nét riêng độc đáo sáng tạo và sự đóng góp của Hồ Dzếnh trong nền văn xuôi hiện đại Việt nam, người viết có chú ý so sánh đối chiếu với một số cây bút văn xuôi lãng mạn và hiện thực khác như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Vũ Bằng, Nam Cao.... về 17 từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dị biệt giữa các nhà văn này. 5.Đóng góp của luận văn: Luận văn tập trung đi vào tìm hiểu đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh ở các khía cạnh như: cái nhìn và sự cảm nhận của ông đối với con người và quê hương, đặc điểm về phương thức tổ chức của lời văn nghệ thuật và sắc thái giọng điệu trong văn xuôi nghệ thuật của ông. Qua đó luận văn sẽ cho thấy những yếu tố làm nên đặc điểm phong cách bút pháp của Hồ Dzếnh cũng như sự thống nhất giữa bút pháp nghệ thuật với nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm của ông. Thực hiện luận văn này, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu một cây bút văn xuôi trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 19301945. Chúng tôi sẽ có một cái nhìn tương đối toàn diện hơn về tác phẩm của Hồ Dzếnh để đưa ra những ý kiến bổ sung hay đào sâu thêm những ý kiến của những người đi trước. Nhưng điều quan trọng là từ góc độ thi pháp, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh. Về đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh, ta thấy có nhiều vấn đề cần đề cập đến nhưng trong phạm vi luận văn này chóng tôi sẽ đi vào hai vấn đề. Đó là cảm thức về con người và quê hương trong văn xuôi Hồ Dzếnh và lời văn nghệ thuật trong tác phẩm của ông. Với luận văn này, chúng tôi mong mỏi góp một tiếng nói khẳng định những đóng góp của Hồ Dzếnh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 6.Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn sẽ gồm có hai chương như sau: Chương mót: Cảm thức về con người và quê hương trong văn xuôi nghệ thuật Hồ Dzếnh: Chương hai:Lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh 18 CHƯƠNG 1: CẢM THỨC VỀ CON NGƯỜI VÀ QUÊ HƯƠNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT HỒ DZẾNH 1.1.Cảm thức về con người: Như ta đã biết văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu và phương tiện để phản ánh cuộc sống, qua đó còn giúp con người tư duy và cảm nhận về cuộc sống. Tác phẩm văn học thực chất là tiếng nói của nhà văn về cuộc sống, về tất cả những điều nhà văn nghĩ, thấy và yêu ghét. Trong bức tranh cuộc sống rộng lớn ấy, con người là đối tượng nhận thức, đối tượng miêu tả đặc biệt của văn học. Con người chính là một đối tượng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của văn chương nghệ thuật. Những người cầm bứt từ xưa đến nay đã dành không ít thời gian và tâm huyết cho việc tìm hiểu con người để từ đó hiểu về cuộc sống. Quả thật vậy, văn học bao giờ cũng phản ánh đời sống nhưhg dù người nghệ sĩ có miêu tả hiện tượng nào của đời sống xã hội thì cũng hướng vào đối tượng chủ yếu là con người, con người cá thể cảm tính với những nét tính cách, phẩm chất có ý nghĩa xã hội. Văn học là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn vì văn học là câu chuyện về một đời người với bao nỗi thăng trầm của cuộc đời gắn liền với vinh quang, cay đắng, hạnh phúc, sung sướng, trái ngang. Từ một đời cụ thể ta hiểu về cuộc đời chung, cuộc đời xã hội. Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học đã có một điểm tựa để nhìn ra thế giới. Câu nói của Gorki: " Văn học là nhân /ỉợc"đã nhấn mạnh đến đặc trưng của văn học, một khoa học để nhận thức, khám phá về con người, con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó, thân phận và cuộc đời của nó. Đồng thời đó còn là con người trong "tổng hoa những mối quan hệ xã hội" phức tạp. con người trải qua mọi nổi thăng trầm của cuộc đời, với mọi biểu hiện của tâm hồn cảm xúc đối với cuộc sống. Có thể nói không có gì thuộc về con người mà xa lạ với văn học. Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Nhưng sự miêu tả con người ttong văn học không phải là sự sao chép, chụp ảnh. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể và miêu tả nhân vật bao giờ cũng theo cách hình dung, cảm nhận của mình để từ đó thể hiện 19 cách nhìn, cách đánh giá nghiền ngẫm về hiện thực. Cách cảm nhận của tác giả về con người sẽ được thể hiện ra trong tác phẩm bằng những phương tiện nghệ thuật hay những hình thức miêu tả nhân vật. Do đó đọc một tác phẩm văn học, ta không những hiểu được bản chất, tính cách jcã hội của nhân vật mà còn hiểu được cảm thức của nhà văn về con người qua cách xây dựng và thể hiện nhân vật. Trong tác phẩm văn học, sự miêu tả vừa nhằm mục đích gợi ra khách thể, đối tượng miêu tả vừa thể hiện cách nhìn chủ quan của nhà văn đối với chúng. Chính phương diện cảm thụ hay cách nhìn chủ quan này đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người đối với nhân vật mà muốn cảm nhận nhân vật một cách toàn vẹn thì không thể bỏ qua được. Vì thế muốn khám phá sự cảm nhận con người thì cần khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện trong hình thức miêu tả nhân vật. Thật quả là "Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Quan niệm là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật" [53;23]. Nhà văn qua cách miêu tả nhân vật đã thể hiện cách cảm nhận về con người. Như phần trước đã đề cập, Hồ Dzếnh không sáng tác nhiều. Trong lĩnh vực văn xuôi, ngoài mấy tiểu thuyết ký bút danh Lưu Thị Hạnh, ông được biết đến nhiều qua tập truyện "Chân trời cũ”, "Chân trời cũ" là tập truyện chỉ toàn viết về những người thân trong gia đình và những người quen biết của Hồ Dzếnh. Đó không phải là những con người đại diện cho tầng lớp, giai cấp, địa vị xã hội nhất định mà đó là những con người cá nhân, cụ thể, mỗi người một số phận. Mỗi truyện là câu chuyện về số phận một con người cụ thể, cho nên không phải ngẫu nhiên mà tác giả đặt tên cho mỗi truyện là tên một nhân vật mà tác giả muốn kể: Em Dìn, Chị Yên, Anh Đỏ Phụ, chị Đỏ Đương...Vì đó là những người thân, những người mà ông quen biết nên có thể nói ông thấu hiểu họ tới từng ngóc ngách và đau nỗi đau đối với từng số phận của họ. Nhân vật trong tác phẩm hồ Dzếnh là con người bình thường mà "số phận hình như bắt buộc phải buồn rầu"[3;92] nhưng dường như đó không phải chỉ là những số phận cá nhân mà qua họ ta thoáng thấy "số phận một dân số nghèo khó ỏ các tỉnh đông đúc hay nghèo nàn, cuộc sinh hoạt khó khăn trên những đồng ruộng bạc màu"[3;83]. Những nhân vật hiện ra trong trang văn của ông hết sức linh động, mỗi người một bản ngã, một số 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan