Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc sắc nghệ thuật thơ bùi chí vinh...

Tài liệu đặc sắc nghệ thuật thơ bùi chí vinh

.PDF
133
124
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRẦN HỒNG DIỄM ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ BÙI CHÍ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN VINH - 2010 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………3 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………....4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………...10 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….10 6. Đóng góp của luận văn……………………………………………………11 7. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………..11 Chƣơng 1. THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG BỐI CẢNH THƠ TRẺ VIỆT NAM SAU 1975……………………………………………………………..12 1.1. Thơ trẻ Việt Nam nói chung, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau 1975………………………………………………………………………….12 1.1.1. Sự hình thành một đội ngũ các nhà thơ mới…………………………..12 1.1.2. Sự trăn trở tìm tòi một thi pháp mới…………………………………..13 1.1.3. Nét riêng của thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh………………………...17 1.2. Sự xuất hiện của Bùi Chí Vinh………………………………………….23 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử và hành trình thơ…………………………………..23 1.2.2. Những nguồn thơ gây nhiều ảnh hƣởng tới sự hình thành cá tính thơ Bùi Chí Vinh…………………………………………………………………26 1.2.3. Tính “gây sự” của thơ Bùi Chí Vinh và các hệ quả…………………..29 Chƣơng 2. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRÊN PHƢƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO………………………………………..31 2.1. Quan niệm thơ của Bùi Chí Vinh……………………………………….31 2.1.1. Thơ với nhà thơ………………………………………………………..31 2.1.2. Thơ với đời…………………………………………………………….34 2.1.3. Thơ với độc giả………………………………………………………..38 2 2.2. Đề tài, chủ đề thơ Bùi Chí Vinh………………………………………..40 2.2.1. Cái hiện tại chƣa hoàn thành…………………………………………41 2.2.2. Tình yêu……………………………………………………………….43 2.2.3. Đạo lý làm ngƣời……………………………………………………...47 2.3. Cảm hứng thơ Bùi Chí Vinh ……………………………………………49 2.3.1. Khẳng định cá tính……………………………………………………50 2.3.2. Đề cao một tình yêu không vụ lợi……………………………………..52 2.3.3. Dấn thân cùng cuộc đời, thời đại……………………………………..55 Chƣơng 3. ĐẶC SẮC THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NGÔN TỪ………………………………………………………….60 3.1. Sự lựa chọn thể loại và nghệ thuật tổ chức bài thơ……………………...60 3.1.1. Sự lựa chọn thể loại…………………………………………………...61 3.1.2. Nghệ thuật tổ chức bài thơ……………………………………………78 3.2. Giọng điệu thơ Bùi Chí Vinh…………………………………………....86 3.2.1. Giọng điệu ngang tàng, khí khái kiểu “anh hai”……………………..88 3.2.2. Giọng đa tình, pha lẫn cợt nhả và nghiêm nghị……………………....90 3.2.3. Giọng trầm tƣ ………………………………………………………...92 3.2.4. Sự thống nhất giữa các sắc thái giọng điệu ………………………….96 3.3. Ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh…………………………………………….98 3.3.1. Tính “vỉa hè” của ngôn ngữ…………………………………………..99 3.3.2. Phƣơng ngữ Nam Bộ trong thơ và hiệu quả nghệ thuật của nó……..106 3.3.3. Việc sử dụng điển tích để tạo tính liên văn bản……………………...113 KẾT LUẬN………………………………………………………………..123 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...125 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thơ Việt Nam đương đại, nhất là “thơ trẻ” đang là hiện tượng cần được chú ý nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học. Sáng tác văn học trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung rất phong phú, phức tạp, gây ra nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau. Để có thể có được một ý niệm đúng đắn về “thơ trẻ”, người nghiên cứu không thể bằng lòng với kiểu đọc qua loa, đại khái. Sự nghiên cứu cụ thể về từng hiện tượng thơ luôn là việc làm cần thiết, giúp ta có những cứ liệu xác thực để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Đề tài của chúng tôi được triển khai trên cơ sở nhận thức này và thơ Bùi Chí Vinh được chọn làm điểm xuất phát. 1.2. Bùi Chí Vinh là một bản lĩnh sáng tạo, bản lĩnh thơ độc đáo của “văn trẻ”, “thơ trẻ” thành phố Hồ Chí Minh. Riêng về thơ, số lượng sáng tác của anh khá dồi dào. Anh đã có những đóng góp rõ rệt cho cuộc vận động đổi mới thơ ca Việt Nam trong vài ba thập niên vừa qua. Số độc giả mến mộ thơ anh không thể nói là không đông đảo. Anh lại cũng đã được nhiều cây bút phê bình chú ý. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về thơ của anh một cách toàn diện. Qua luận văn này, chúng tôi muốn góp phần khắc phục sự bất cập đó. 1.3. Chức năng của phê bình, ngoài việc làm sáng tỏ các giá trị của sáng tác, còn phải biết định hướng cảm thụ cho độc giả. Theo Trần Đình Sử trong Lí luận tiếp nhận văn học thì: “Trước những hiện tượng thơ có nhiều nét dị thường, sự định hướng này càng tỏ ra cần thiết. Lý luận tiếp nhận ngày nay chưa thể nói là đã giải quyết ổn thỏa mọi khúc mắc, nhưng rõ ràng đã mở ra một bức tranh phức tạp khiến chúng ta phải suy nghĩ. Phê bình nhầm là chuyện thường, nhưng nhiều khi phê bình lầm mà phương hại một đời văn, đời thơ thì chẳng còn là chuyện thường được nữa. Thói thường nhà phê bình 4 tự tin cứ phăm phăm xông lên phía trước, mối ngôn từ dào dạt tuôn ra, hoặc bắn ra như súng máy cực nhanh, mấy ai bình tâm nghĩ lại xem cách bắn của mình và liệu có bắn oan không?”. Lý luận tiếp nhận ngày nay giải phóng cho sức sáng tạo của người đọc, mở cửa cho sự phê bình nhiều phía nhiều chiều, nhưng cũng đòi hỏi hơn bao giờ hết sự cẩn trọng. Nó dập tắt cái tư tưởng chỉ sùng bái một vài cây bút được gọi là quyền uy, mặc dù tài năng không phải là thứ được chia đều cho mọi người. Trong nhiều lí thuyết bàn về việc tiếp nhận văn học, các nhà phê bình cho rằng người đọc văn học được xem là kẻ đồng sáng tạo (như bù đắp, chắp nối, liên tưởng, cụ thể hóa...) ra tác phẩm không phải chỉ với tư cách làm sống dậy tác phẩm trong cảm thụ mà còn phát hiện ý nghĩa mới và mối liên hệ chỉnh thể tương ứng với nó. Như vậy, mọi cánh cửa chìm của tác phẩm đều được mở ra khi chỉ cần có căn cứ đầy đủ. Luận văn của chúng tôi, trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện những nét độc đáo nghệ thuật của thơ Bùi Chí Vinh, muốn có được chút đóng góp vào việc nâng cao tầm đón nhận và mở rộng khẩu vị thưởng thức nghệ thuật thơ của độc giả. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến lúc này, chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và qui mô về các sáng tác của Bùi Chí Vinh. Có thể nói, Bùi Chí Vinh là một hiện tượng thơ “lập dị”. Cách chơi từ, đùa chữ của anh phản ánh rõ phong cách sống của anh. Độc giả nghiệm ra rằng, đằng sau giọng thơ lúc trầm tư, lúc nghiêm nghị, lúc ngang tàng, lúc cợt nhả kia là một tình yêu, một tấm lòng chân chính, một khát khao vươn tới sự thanh cao trong cuộc sống ngộp thở (vì nhiều lý do) này. Nhưng không vì thế mà anh được tất thảy yêu mến. Người ta có chào đón mà cũng có sự phê phán nặng lời đối với thơ anh. Con - người sống của anh bị đánh giá là kì dị, xa lạ, con - người - thơ của anh có lúc bị nhiều đối tượng nghiên cứu, phê bình quay lưng vì anh không đi theo lối đi 5 chung. Đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình tìm hiểu thơ Bùi Chí Vinh trên một số tờ báo, tạp chí. Tuy nhiên, các bài viết còn khá rải rác, thiếu sự tập trung và đồng bộ. Có thể nhắc tới các tác giả đã có những bài phê bình ngắn về thơ Bùi Chí Vinh như sau: 1. Cố nhà văn, nhà phê bình Xuân Tửu, Đọc thơ tình Bùi Chí Vinh, báo Công giáo và dân tộc (1989). 2. Nhà văn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, Những vần thơ đáng yêu (nhân đọc tập Thơ tình Bùi Chí Vinh), báo Thanh niên (1989). 3. Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh, Ghi nhận tập thơ tình Bùi Chí Vinh, báo Thanh niên (1989). 4. Bốn bài phát biểu bàn tròn của các nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu, Anh Ngọc, Lê Quang Trang, Lại Nguyên Ân trên báo Lao động (1990). 5. Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thái Sơn, Đọc thơ Bùi Chí Vinh một lần nữa, báo Văn nghệ (1990). 6. Nhà thơ Vũ Quần Phương, Tựa tập Thơ Bùi Chí Vinh, Nhà xuất bản Kim Đồng (2004). 7. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, Đọc lại thơ tình Bùi Chí Vinh - “Xanh vỏ đỏ lòng”, báo Thể thao Văn hóa (2004). 8. Nhà văn, nhà phê bình Trần Áng Sơn, Thơ và lãng tử, trích quyển Những trang đời khép mở, Nhà xuất bản Thanh niên (2004). 9. Cố nhà văn Thanh Việt Thanh, Giới thiệu thơ tình Bùi Chí Vinh, báo Công an. Cũng không thể không nhắc tới các bài trả lời phỏng vấn của Bùi Chí Vinh trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mà ở đó, anh đã tự vẽ chân dung thơ của mình qua những phát ngôn: 1. Bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Trọng Tín trên báo Long An cuối tuần: Tất cả những điều không thơ rồi sẽ mất đi theo thời gian. 6 2. Bài trả lời phỏng vấn của Diễm Chi trên báo Phụ nữ: Tôi thích chọn cho mình khuôn mặt Ê-dốp. 3. Bài trả lời phỏng vấn của Trần Nhật Thu trên báo Thể thao Văn hóa: Bùi Chí Vinh tự kể: Cuộc hành trình quanh đống rác. 4. Bài trả lời phỏng vấn của Phan Hoàng trên báo Sài Gòn giải phóng: Ngụy quân tử trong văn chƣơng có thể đầu độc cả một thế hệ. 5. Bài trả lời phỏng vấn của Đoàn Thạch Điền trên báo Ngƣời lao động: “Con ngựa chứng” trƣớc thảm cỏ xanh. 6. Bài trả lời phỏng vấn Trần Hoàng Nhân trên báo Ngƣời lao động: Tôi chẳng cần làm dáng, tạo xì-căng-đan dƣ luận. 7. Bài trả lời phỏng vấn Chu Minh trên báo Ngƣời lao động: Làm sách thiếu nhi thấy mình trẻ lại. 8. Bài trả lời phỏng vấn của Thảo Phương trên báo Văn nghệ nhận xét về thơ hiện đại: Trích: Tham luận của Bùi Chí Vinh tại hội thảo thơ Văn Miếu, Hà Nội, 24-2-1992. Từ những cứ liệu đã được công bố ấy, chúng ta có thể nhận ra chân dung thi sĩ Bùi Chí Vinh. Trước hết, hãy để Bùi Chí Vinh tự nói về mình: “Nói tóm tắt, tôi sinh ra đời từ một ngôi sao “quậy” chứ không phải một ngôi sao được đánh bóng ở các bàn tròn, chính vì thế hãy cho tôi khước từ mọi sự so sánh của bàn dân thiên hạ về đời sống và thơ của mình. Thơ tôi chắc chắn không “từ chương bác học” như cụ Nguyễn Du nhưng cũng không “thật thà dân dã” như cụ Đồ Chiểu. Thơ tôi khó chịu đến mức nhiều đồng nghiệp phải nhăn nhó bởi phong cách không giống ai. Tôi còn nhớ năm 1990, đúng một năm sau khi tập Thơ tình Bùi Chí Vinh xuất bản lần đầu, trên báo Lao Động đã có cuộc thảo luận của nhiều nhà thơ, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xoay quanh chủ đề “phải chăng là một ngôi sao lạ ở thành phố Hồ Chí Minh?” với phần mở đầu như sau: “Tập Thơ tình Bùi Chí Vinh ra đời từ năm ngoái đã gây xôn xao như sự 7 xuất hiện của một ngôi sao lạ. Sự đánh giá thì lại trái ngược nhau rất nhiều. Có bạn trẻ chữa vào trang đầu: “Tập thơ đáng đọc nhất thế kỉ”, có nhà thơ lại hạ một câu: “Thơ vỉa hè”. Có điều chắc chắn thơ Bùi Chí Vinh đã có nhiều người đọc, nói theo kiểu bây giờ là bán được. Chúng tôi xin giới thiệu bốn bài phát biểu của các nhà thơ, nhà phê bình có tên tuổi đánh giá tập thơ này”. Bốn bài phát biểu đó là của các vị Nguyễn Văn Lưu, Anh Ngọc, Lê Quang Trang, Lại Nguyên Ân”. Trong đó, Nguyễn Văn Lưu viết: “Thơ Bùi Chí Vinh có nét mới lạ. Ngôn ngữ táo bạo, đôi khi quái nghịch, nhiều ý tưởng bất ngờ… Đặc biệt là ngôn ngữ vùng đô thị, mạnh dạn, ngang tàng. Thơ của anh gân guốc, nổi xoè hết lên chứ không trau chuốt, kín đáo. Cái đó hợp với những bạn đọc dễ tính và cũng phần nào tiêu biểu cho tâm lí thời đại công nghiệp”. Còn Lại Nguyên Ân thì băn khoăn: “Làm sao để chất trực cảm, trực tiếp của cảm xúc thơ không bị cạn cợt, bề ngoài; làm sao để con mắt thơ hiếu động, “háu đói” trước các vẻ đẹp nữ tính kia, có thể gợi lên những rung động chiều sâu, thậm chí là (và nhất là) những rung động “siêu hình” hơn – phải chăng vẫn còn là những “câu đố” trên hướng thơ này?”. Anh Ngọc có vẻ đồng tình: “Với giọng điệu riêng mình, Bùi Chí Vinh đã diễn đạt được hơi thở của ngày hôm nay – một cái ngày hôm nay đã vượt ra khỏi quỹ đạo của cái ngày hôm qua già nua, khuôn sáo, nghiêm túc, đến phát chán”. Lê Quang Trang thì đề cập về đề tài tình yêu trong thơ Bùi Chí Vinh, rồi thẳng thắn khi cho rằng thơ anh: “quá nghiêng về khát vọng đời thường…; tránh cao siêu văn hoá những gì vốn đơn giản, trần trụi, thô thiển, thô tục là đạt đến mới lạ được và chiếm lĩnh được lòng người”. Năm 1989, trong một lần vào Sài Gòn, nhà văn Phạm Thị Hoài đã gặp Bùi Chí Vinh để “gom” 100 tập thơ Bùi Chí Vinh ra Bắc và “phân phối” đến những địa chỉ cần thiết của sĩ phu Bắc Hà. Hiệu quả của đợt phân phối ấy là bài phê bình đầy thiện ý của Vương Trí Nhàn trên báo Thể thao Văn hóa “Thơ Tình Bùi Chí Vinh - xanh vỏ đỏ lòng”: “Nhiều bài…có được cái tứ khá 8 hay, song còn ở dạng nửa thành phẩm, thừa cái ngẫu hứng tự nhiên, song lại vẫn thiếu cái gì như sự dụng công, sự điên cuồng tìm tòi, hoặc niềm khát khao hoàn thiện. Không nên và không thể đòi hỏi thơ Bùi Chí Vinh phải giống mọi người. Nhưng là sẽ có lý, khi muốn tác giả vượt lên chính mình. Nhưng làm thế nào bây giờ?... Nếu như từ những thể nghiệm mà Bùi Chí Vinh gợi ra, có thêm nhiều nhà thơ khác cùng vào cuộc phiêu lưu, tận dụng một số kinh nghiệm thành bại của anh, rượt đuổi anh, thách thức anh…thì một ngòi bút vốn năng động như Bùi Chí Vinh sẽ có thêm sức để vượt lên chăng?” Cố nhà văn - nhà phê bình Xuân Tửu trên báo Công Giáo và Dân tộc tiên liệu và đánh giá: “Thơ tình yêu Bùi Chí Vinh có thể là một cái mốc trên con đường phát triển thơ ca… Yêu thương và Chúa và Phật là đồng nhất. Điều thánh thiện không phân chia đạo này hay đạo khác. Như thế mới đích thực là người”. Nhà xuất bản Kim Đồng khi phát hành tập Thơ tình Bùi Chí Vinh cũng có lời tựa của Vũ Quần Phương: “Những bài thơ trong ruột sách, bài nào cũng nghịch. Nhận xét là nghịch thì không bao quát được đặc điểm thơ ông. Nhưng phải tạm dùng để nói cái khác thường, cái bất ngờ, cái không thuận… tai của thơ Bùi Chí Vinh. Không thuận tai nhưng lại thuận lý, thuận tình, nghĩa là có tính thơ. Là thơ thực sự mà bề ngoài, thoáng đọc thoáng nhìn lại ngỡ không thơ. Hóa ra đây là một thủ pháp, một biệt tài, một bản lĩnh. Người đọc ít lịch lãm hoặc thiếu trân trọng nhiều khi không thâm nhập được…”. Huỳnh Dũng Nhân bày tỏ sự đồng cảm trên một tờ báo: “Tôi khoái nhất cách xưng ta của chàng thi sĩ tuổi con ngựa này. Cái ta ấy là sự cao ngạo, là ý thức coi thường khách thể, vượt qua những rào chắn tập quán, chỉ còn biết cái tôi đang được nâng lên thành cái ta, cao hơn, ngang tàng hơn và quân tử hơn”. Nguyễn Thái Sơn nhận xét trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh: “Tôi muốn ví dụ thơ tình Bùi Chí Vinh như thứ cà phê quán cóc, pha bằng túi vải, uống bằng ly đất nung, không sang trọng nhưng là cà phê thứ thiệt, pha đặc, người uống lần đầu có thể thấy đắng, bỏng miệng nên nhíu trán 9 thôi…”. Nguyễn Quốc Chánh viết trên báo Thanh niên: “Thơ Bùi Chí Vinh thuộc loại mạnh, ngang và tàng. Nó như một con ngựa sợ yên cương, khoái tung bờm hí rền trên thảo nguyên, nó háo hức đòi được trao thân để trở nên chính nó, dù chỉ trong khoảnh khắc…”. Qua các ý kiến vừa nêu, có thể thấy rằng Bùi Chí Vinh là một giọng thơ riêng mang đầy sức sáng tạo, nhưng cũng tạo ra nhiều cách tiếp nhận trái chiều. Những ý kiến khẳng định đối với thơ anh cho thấy sự cần thiết phải có một nền văn học phục vụ cuộc sống, hướng về đại chúng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào bao quát toàn bộ sáng tác của Bùi Chí Vinh, đặc biệt là mảng thơ. Những sáng tác văn xuôi “ăn khách”, những tập thơ nhiều lần được tái bản, và những tập thơ sắp xuất bản cho thấy sức hấp dẫn của sáng tác Bùi Chí Vinh đối với người đọc. Luận văn của chúng tôi là công trình chuyên sâu đầu tiên đi vào tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh dưới góc độ thi pháp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Những đặc sắc nghệ thuật của thơ Bùi Chí Vinh. 3. Phạm vi nghiên cứu Bùi Chí Vinh sáng tác trên nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện tranh, truyện phóng tác, kịch, hồi kí. Các sáng tác đa dạng về thể loại nhưng cách thể hiện không sa vào làm dáng cầu kì mà tất cả chân chất, chắc thiệt như chính con người Nam Bộ của anh, luôn thẳng thắn và ghét sự nhỏ nhen. Điều này thể hiện rõ nhất ở thơ ca. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát mảng thơ. Hiện nay, nhà thơ Bùi Chí Vinh vẫn đang tiếp tục có những đóng góp cho văn chương. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khảo sát các bài thơ tiêu biểu mà anh đã công bố và cho in thành tập. 10 Nguồn dữ liệu mà luận văn chọn khảo sát chính thức là hai tập thơ tái bản (xuất bản lần đầu năm 1989): 1. Bùi Chí Vinh, Thơ đời, Nhà xuất bản Thanh niên, 2007. 2. Bùi Chí Vinh, Thơ tình, Nhà xuất bản Thanh niên, 2007. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đưa ra một cái nhìn chung về thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ Việt Nam hiện nay, đặc biệt là thơ trẻ. Đồng thời, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích và xác định đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phương diện đề tài - cảm hứng sáng tạo, cũng như khảo sát, phân tích và xác định đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phương diện nghệ thuật tổ chức ngôn từ. Cuối cùng, luận văn rút ra một số kết luận về đặc sắc nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, tìm bài học, nếu có thể, cho sáng tạo và tiếp nhận thơ trẻ hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng trên cơ sở lí luận phản ánh của V.I. Lê-nin, quan điểm duy vật biện chứng của Các Mác và F. Ăng-ghen, quan điểm mĩ học Mac-xit và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn học nghệ thuật. Luận văn này nghiên cứu tư duy nghệ thuật thơ, nên còn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau của thi pháp học. Phƣơng pháp thống kê - phân loại là phương pháp luận văn dùng tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại các bài thơ của Bùi Chí Vinh theo từng nội dung nghiên cứu. Phƣơng pháp so sánh - loại hình được áp dụng nhằm tìm ra những nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, xác lập loại hình, kiểu tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Từ đó tiến hành các so sánh, đối chiếu cần thiết 11 để thấy được những cái kế thừa, cái sáng tạo của nhà thơ Bùi Chí Vinh trên tiến trình hiện đại hóa văn học. Phƣơng pháp luận tổng quát là phương pháp luận duy vật biện chứng, nhằm xét đoán tư duy nghệ thuật trong sự vận động không ngừng, trong sự tương tác của các yếu tố và hệ thống khác nhau. Để đảm bảo luận văn chặt chẽ và thực sự có sức thuyết phục, trong quá trình thực hiện, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn luận giải một cách có hệ thống về thế giới nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị của nó qua các sáng tác cụ thể, mang lại cho những bạn đọc yêu thơ Bùi Chí Vinh một góc nhìn tương đối đầy đủ về thơ anh từ tư tưởng nghệ thuật đến phong cách sáng tác. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được tổ chức thành 3 chương: Chương 1. Thơ Bùi Chí Vinh trong bối cảnh thơ trẻ Việt Nam sau 1975. Chương 2. Đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phƣơng diện đề tài và cảm hứng sáng tạo. Chương 3. Đặc sắc thơ Bùi Chí Vinh trên phƣơng diện nghệ thuật tổ chức ngôn từ . 12 Chƣơng 1 THƠ BÙI CHÍ VINH TRONG BỐI CẢNH THƠ TRẺ VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Thơ trẻ Việt Nam nói chung, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau 1975 1.1.1. Sự hình thành một đội ngũ các nhà thơ mới Sau 1975, trên thi đàn Việt Nam, bên cạnh những thế hệ nhà thơ đã nổi tiếng từ thời Thơ mới, thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xuất hiện một số cây bút mới được gọi là “trẻ”, làm tươi tắn, sinh động thêm bức tranh văn học. Họ là Dư Thị Hoàn, Đỗ Bạch Mai, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Hoàng Việt Hằng, Bùi Chí Vinh, Phạm Sĩ Sáu, Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Vị Thượng, Hồ Thi Ca, Đỗ Trung Quân, Thanh Nguyên, Thảo Phương, Lê Thị Kim, Nguyễn Quốc Chánh, Trương Nam Hương, Hương Nghiêm, Trần Thị Thắng, Phạm Thị Ngọc Liên, Thu Nguyệt, Phan Ngọc Thường Đoan, Nghiêm Thị Hằng, Trần Thị Mỹ Hạnh, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Thị Mai, Tôn Nữ Thu Thủy, Lê Khánh Mai, Phan Thị Vàng Anh… Sáng tác của họ chưa thể chiếm vị trí chủ đạo nhưng chứa đựng khá nhiều đổi mới, thể hiện sự bứt phá không ngừng của một nền thơ giàu sinh lực. Khái niệm “thơ trẻ” trước đây được dành để chỉ các nhà thơ thế hệ chống Mỹ cùng sáng tác của họ, xuất phát từ điểm nhìn của các nhà phê bình văn học lớn tuổi thời đó, giờ lại được dùng để chỉ thế hệ nhà thơ mới sau 1975. Đây chính là một sự hoán chuyển đối tượng hợp lý, phù hợp với việc nhận diện dòng chảy sống động của thi ca đương đại. Tất nhiên, rồi sẽ đến lúc, những nhà thơ nổi lên ngay sau mốc 1975 sẽ không còn được gọi là trẻ nữa. Khái niệm thơ trẻ sẽ lại một lần nữa được gán cho đối tượng mới là những nhà thơ thuộc thế hệ @, những nhà thơ 197x, 198x, 199x… Nhưng đó là chuyện sau, và không phải là đối tượng xem xét của luận văn này. 13 Trong tuyển tập Những gƣơng mặt thơ mới (2 tập) do Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội ấn hành năm 1994, có tới 175 tác giả và 505 bài thơ đã được chọn theo tiêu chí “giọng điệu mới, những bạn mới phát hiện và những bạn đã có trước 1975 ở miền Nam” (Trinh Đường). Trong tuyển tập Thơ Việt Nam 1975 - 2000 của Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội năm 2001, số lượng tác giả và tác phẩm được chọn còn nhiều hơn gấp bội (tập 1 có 127 tác giả và 272 bài thơ; tập 2 có 213 tác giả và 431 bài thơ; tập 3 có 217 tác giả và 439 bài thơ). Đây là bộ sách công phu, đội ngũ biên tập đáng tin cậy, cách tuyển chọn khá khách quan, khoa học. Tổng số nhà thơ có mặt trong tuyển tập là 557 người với 1142 bài. Tất nhiên, trong số 557 nhà thơ đó, các nhà thơ trẻ chiếm số lượng áp đảo. Điều này cho thấy sự góp mặt và thành tựu của các nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ Việt Nam những thập niên cuối thế kỉ XX là đáng ghi nhận. Nhìn chung, đội ngũ các nhà thơ trẻ giai đoạn sau 1975 khá đông đảo. Các sáng tác của họ, khi ra đời, thường nhận được nhiều sự ưu ái của xã hội và công luận, được đăng tải trên nhiều báo, tạp chí, đưa vào các tuyển tập, là đối tác của các nhà xuất bản chuyên về văn học, văn hóa. Sáng tác của họ ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, để lại dấu ấn khá rõ trong nền thi ca đương đại. Thành quả về tư tưởng nghệ thuật mà lớp nhà thơ này tạo ra là cả một thế giới chân thực, đa diện, đa sắc hương, không ngừng vận động hướng đến cái đẹp, tình yêu và hạnh phúc; làm tốt sứ mệnh nuôi dưỡng và hoàn thiện tâm hồn tất cả mọi người. 1.1.2. Sự trăn trở tìm tòi một thi pháp mới Thơ trẻ sau 1975 đứng trước những thử thách mới của thời đại bùng nổ thông tin. Với sự đa dạng, phong phú về giọng điệu, thơ trẻ phù hợp với nhịp điệu sôi động của thời đại. Các tác giả trẻ không phải gò mình vào một khuôn 14 mẫu, một phong cách, một xu hướng nào. Thơ được thỏa mãn bộc bạch nỗi niềm sâu kín của người viết, do đó, thơ trẻ vẫn tiềm ẩn nhiều nội lực. Xét về nghệ thuật, thơ trẻ đã kéo thơ gần hơn với cuộc sống đời thường và phả hơi thở của cuộc sống đời thường vào thơ ca. Thơ lớp trẻ ngày càng bộc trực và cảm tính, ngôn ngữ thơ nhích gần tới ngôn ngữ của đông đảo quần chúng. Nó có phần tự nhiên, bỗ bã hơn trước kia. Trên thực tế, đặc điểm này của thơ ca đương đại đang đưa thơ vào một tình thế mâu thuẫn. Một mặt, nó góp phần làm đổi mới thi pháp, mặt khác, nó đẩy thơ đứng trước nguy cơ bị dị ứng bởi một bộ phận người đọc không nhỏ. Làn gió dân chủ đổi mới của đất nước đã mang lại không khí sôi động, mới mẻ cho thơ, nhất là đối với lớp trẻ với các phong cách thơ khác nhau. Thế nhưng, nhìn lại tình hình thơ hiện nay, công luận vừa mừng lại vừa lo. Vui vì đã có nhiều người đến với thơ, mong muốn thử sức và đóng góp với ước nguyện đem lại cho thơ ca nhiều cái mới, thì sự lo lắng là ở chỗ hình như chúng ta càng đổi mới thì càng đưa thơ ra khỏi địa hạt thơ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những sự cắt đứt vội vã với nguồn mạch văn hóa, những biểu hiện của chủ nghĩa hư vô, những nôn nóng biến thành cái bóng của người khác… đều sẽ chẳng đi đến đâu. Văn học là văn hóa, là nung nấu, là trí tuệ, là khổ đau trên từng dòng chữ. Chúng ta khuyến khích những thử nghiệm nghệ thuật, tác phẩm của nhà thơ là biểu tượng của văn hóa dân tộc, tâm hồn dân tộc. Qua thơ, chúng ta mở cửa ra thế giới, nhịp bước cùng thời đại nhưng không đánh mất chính mình. Thái độ bình tĩnh với cái lạ, cái mới sẽ tạo cho thơ ca có điều kiện tiếp cận cách tư duy nghệ thuật hiện đại của thế giới. Thế giới hiện đại đặt ra nhiều thách thức cho giới trẻ, thơ trẻ, buộc họ phải vượt lên một cách quyết liệt. Đó chính là lí do nội tại thôi thúc họ cầm bút cho cảm xúc thăng hoa. 15 Tuy vậy, là công việc lao động nghệ thuật, các tác giả trẻ có tiếng nói riêng nhưng vẫn chảy chung dòng chảy, tạo thành hợp âm chính, đó là quan điểm sáng tác. Mở rộng những vùng thẩm mĩ; chủ động, tự tin trong việc thể hiện cảm xúc; có những tìm tòi trong cách biểu hiện; hệ thống ngôn ngữ, thể loại có những biến đổi táo bạo phù hợp với tâm thế sáng tạo mới, tư duy mới – đó chính là chất lượng mới, khí thế mới và đặc biệt là một quan niệm mới, thi pháp mới về thơ trẻ Việt Nam nói chung và thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Báo Văn nghệ ra ngày 10/5/1986 ghi lại lời tâm sự của nhà thơ Ý Nhi người luôn đồng cảm với những tìm tòi của thơ trẻ: “…Trước đây, mọi sự hình như đơn giản, còn bây giờ phức tạp hơn. Bây giờ hình như người ta vừa sống vừa nghĩ ngợi, vừa làm vừa nặng trĩu những suy tư nữa. Người ta đòi nhà văn có cái nhìn sắc sảo hơn đối với cuộc sống, biết nhìn ra những mâu thuẫn, biết phân tích ra các đối cực, các nghịch lí…”. Các nhà thơ trẻ luôn trăn trở tìm tòi thi pháp mới, loay hoay với những xáo trộn của cuộc sống bề bộn với bao tốt - xấu , nên - hư, thật - giả, để cuối cùng nhận ra rằng: thơ ca phải xuất phát từ sự thôi thúc, từ nhu cầu tự giãi bày một cách tha thiết. Họ nhận ra chất liệu đời trong những tác phẩm của các nhà thơ chính là sự trải nghiệm bản thân. Điều đó quan niệm thơ ca luôn gắn liền với tâm trạng và cảm xúc thật của nhà thơ. Trăn trở lắm, nên mỗi bài thơ là một mảnh linh hồn, là đứa con tinh thần ma họ thai nghén, sinh hạ đớn đau: Những câu chữ của em không có mặt nạ chúng ra đi từ trái tim trần trụi nơi tình yêu chỉ có một gƣơng mặt duy nhất dẫu khoác áo hận thù dẫu phải lao đi giữa giáo cùng gƣơm những câu chữ của em cũng chẳng vì giáo gƣơm kia mà quằn lại (Một nơi chốn bình yên – Phạm Thị Ngọc Liên) 16 Không chỉ thẳng thắn, chân tình, chỉ viết về những gì thân thuộc, thơ trẻ còn có sự táo bạo trong ý tưởng, đề tài và đặc biệt là cách thể hiện. Đó là những thể nghiệm siêu thực, tân hình thức, hậu hiện đại… Và cả yếu tố sex nữa. Có thể nói điều mà lớp trẻ cần tránh là sự cực đoan. Đừng biến thơ mình thành mốt thời trang, chỉ để khoe chứ ít người dùng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng biến đổi. Đời sống nội tâm của con người cũng phát triển theo sự biến đổi đó. Quan niệm về đạo đức truyền thống và các giá trị khác luôn vận động. Thơ cũng có sự biến động thuận chiều theo nội dung cảm xúc. Kể từ thập niên 80 của thế kỉ XX, thơ trẻ đã có những bước đi tích cực, đã mở rộng biên độ. Đối với họ, thơ là vẻ đẹp, là nghệ thuật và là niềm đam mê tự nguyện. Họ là những người có tâm huyết với văn chương. Cùng với khuynh hướng dân chủ, khích lệ những sáng tạo nghệ thuật, sáng tác trẻ hiện nay thể hiện cá tính mạnh mẽ, thiên về độ mở, kể cả mở rộng chiều sâu tâm trạng, cảm nhận, cảm xúc của nhà thơ, tuy vẫn có những cá nhân theo lối rẽ riêng, với khát khao tìm một con đường mới. Có thể mượn thơ Nguyễn Thánh Ngã trong Ngậm ngải tìm trầm để chốt vấn đề này: Ngƣời ta tìm trầm Phải ngậm ngải phòng thân Mƣợn cây cao định hƣớng để “cắt” rừng Mới mong về đích! Em tìm một lối thơ Cầm chữ rải bừa trên giấy Nết thi ca giật mình bỏ ra ngoài cõi trƣợt Chữ nghĩa lạc bầy níu áo “hiện sinh”! Không có nƣớc mắt thƣơng đau Nỗi buồn làm sao cạn! Cội nguồn đâu phải sƣơng mờ mà em ngái ngủ 17 Phải chăng ngôn ngữ sau hai nghìn... Quá thừa để em vung vãi? Ngƣời xƣa thấy tƣơng lai trong câu nói cũ “Ôn cố tri tân” Ai cấm em định hƣớng một tâm hồn Bằng câu thơ truyền cảm! Biết đâu lẽ thật... Hỏi ngƣời trƣớc sau? Sự đổi mới cần có thiên chức đem Người gần với Người - trong tình thương yêu như tự nhiên vốn dĩ đã có sẵn trong tâm mỗi con người khi vừa mới chào đời. Khi ấy, sự đổi mới mới thật sự đi vào đời sống chung của nhân loại. 1.1.3. Nét riêng của thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh Thơ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi là thơ trẻ Sài Gòn) là một nhánh thơ của thơ trẻ cả nước. Nó vừa có những điểm chung với thơ trẻ của nhiều vùng miền khác, lại vừa có những nét khu biệt. Điểm khu biệt rõ nhất là tinh thần phá cách cao độ, đôi khi được đẩy tới mức “phá phách” (theo một kiểu đánh giá nào đó). Sự trau chuốt, nghiêm ngắn không phải là đích phấn đấu của các nhà thơ. Mối quan tâm hàng đầu của họ lại chính là bằng cách nào đó thể hiện được hơi thở thật sự của cuộc sống - một cuộc sống phồn tạp, luôn cựa quậy phát triển, vượt qua tất cả những xếp đặt duy ý chí, giáo điều. Kể ra, những đặc điểm này của thơ trẻ Sài Gòn không phải tự nhiên mà có. Nó vừa là kết quả nỗ lực của những người luôn nuôi khát vọng sáng tạo, nhưng còn là thành tựu của một miền khí hậu riêng của phương Nam với tâm điểm là thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố trẻ trung, năng động, luôn đi đầu cả nước trong việc tìm đường hội nhập với thế giới. 18 Trong không khí bộn bề của sự tìm tòi đổi mới của thơ ca ba miền Nam, Trung, Bắc, nhiều tác phẩm của tác giả trẻ thành phố Hồ Chí Minh tạo những nét riêng mới mẻ khó nhầm lẫn, gây được nhiều ấn tượng sâu sắc với công chúng yêu thơ. Có tác giả tạo một vẻ đẹp mới về cách xây dựng hình tượng cũng như cấu tứ, người thì gây sửng sốt vì những cảm xúc táo bạo đầy khao khát nữ tính và một ngôn ngữ cũng đầy khêu gợi. Có tác giả thu hút sự chú ý và cảm tình độc giả với các điểm nhấn hội hoạ trong các hình tượng thơ cùng với một cách thể hiện ẩn dụ kín đáo, người này tạo một lối nói “điên rồ hợp lý”, kẻ kia nhiều “ảo giác” ấn tượng… Có thể kể đến các tác giả có nhiều đóng góp tích cực như: Lê Thị Kim, Phạm Sĩ Sáu, Bùi Chí Vinh, Phạm Thị Ngọc Liên, Tôn Nữ Thu Thủy, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thái Dương, Trần Thế Tuyển, Hồ Thi Ca, Đoàn Thạch Biền, Lê Tú Lệ, Bùi Thanh Tuấn… Một phía khác của sự tìm tòi không thể không lưu ý, đó là trường hợp một số nhóm bạn thơ nam, nữ với các tập thơ “ngoài luồng” mà các tác giả hoặc “nhại” người khác hoặc tục-hoá các mô-típ thơ ca bằng một thứ ngôn ngữ đường phố kiểu “hip hop”, các tác giả muốn ném một lời phủ nhận lên sự tha hoá của mặt trái xã hội đương đại, hoặc thể hiện một sự khao khát tự do “bình đẳng giới”, tuy hơi cực đoan, nhưng “cái tục” mang âm hưởng phủ định dân dã cũng ít nhiều tạo đựợc sự tò mò đồng cảm của bạn đọc. Con đường đi mà các tác giả hướng theo đó được một vài nhà lý luận cổ suý không phải hoàn toàn bế tắc, cái chính là mức độ, là thủ pháp và hiệu ứng mỹ cảm nơi độc giả. Tuy nhiên, so với cả nước, thơ trẻ thành phố Hồ Chí Minh không phải không có những bất cập, nếu ta chỉ nhìn vào những gì được đăng tải trên các loại báo chí, ấn phẩm mang tính chất “chính thống”. Lí giải cho điều này, nhà thơ trẻ Nguyệt Phạm nói: “Sở dĩ nó kém sôi nổi có lẽ do các nhà văn nhà thơ không thể sống bằng thu nhập từ tác phẩm của họ nên cứ phải tất bật lo toan công việc khác. Thời gian cho những sáng tác ngày càng ít ỏi. Và những hoạt 19 động bên lề văn chương cũng ít được người sáng tác trẻ quan tâm, trừ khi rảnh rỗi hay thu xếp được thời gian. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là hiện nay độc giả bớt quan tâm tới văn chương hơn, họ có quá nhiều thứ khác để giải trí, hấp dẫn hơn nhiều”. Còn Ngô Thị Hạnh, nhà thơ, biên tập viên của Nhà xuất bản Thanh niên lại nghĩ đến nguyên nhân khác: "Đa phần các nhà văn trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh làm ở các báo, nhà xuất bản nên thường hay giới thiệu, PR cho tác phẩm của bạn hay sản phẩm của nhà xuất bản. Hơn nữa, cho dù quê gốc ở đâu, nhưng sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiễm tính cách người Sài Gòn, không thích nói về mình, khoe mình, nên khi tác phẩm được xuất bản cũng chỉ để tác phẩm “tự thân vận động”, "hữu xạ tự nhiên hương", nên ít được chú ý”. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, thơ ca nói chung, nếu chưa có một bộ dạng khác với các giai đoạn khác, thì ít nhất nó cũng có một “khí hậu” khác. Vấn đề là liệu đã thật sự có một thế hệ nhà thơ khác, hiện đại hơn sau thế hệ các nhà thơ thành danh có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh? Họ đã kế thừa gì ở thế hệ những người đi trước, cũng như đã từ chối điều gì? Và đâu là cái mới của họ? Chúng ta lắng nghe tiếng nói của những người mà ở các vị trí đương quyền, sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, họ đã có điều kiện tiếp cận với thế hệ thơ này. Trước hết đó là tiếng nói của Đoàn Vị Thượng (biên tập viên tạp chí Tài hoa trẻ): “Các cây bút “hậu đổi mới” ít có tham vọng trở thành nhà thơ chuyên nghiệp. Nếu dùng “thế hệ khác”, hiểu trên bình diện rộng thì tôi khẳng định “có”. Nó cũng giống thế hệ nhà thơ thời chống Mỹ khác, hiện đại hơn thế hệ chống Pháp, và thế hệ sau 1975 cũng khác, hiện đại hơn thế hệ thời chống Mỹ. Đó gần như là quy luật bình thường. Thế thôi. Còn nếu nói khác, hiện đại hơn trên bình diện hẹp, cụ thể thì... khó nói, vì đúng là thế hệ nhà thơ - mà tôi tạm gọi là “hậu đổi mới” - tuy biểu hiện rõ sự tự do hơn, trong cả nội dung đề tài lẫn thể loại, phong cách, nhưng hầu như “mỗi người một vẻ”, rời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan