Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của ngư...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận hải an

.PDF
98
141
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TrƯêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn **************************** Nguyễn Thị Thuận An ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TỚI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CAO HỌC Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN **************************** NguyÔn ThÞ ThuËn An Đánh giá ảnh hƣởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của ngƣời dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng Chuyªn ngµnh: §Þa chÝnh M· sè: 604480 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH Hà Nội - 2012 2 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuận An 3 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện công trình luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, nhiều ý kiến đóng góp quý báu và sự tạo điều kiện thuận lợi của nhiều cá nhân và tập thể. Để hoàn thành luận văn tôi đã tốn không ít thời gian và tâm huyến của bản thân. Qua quá trình thực hiện luận văn đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu nhiều bài học thực tiễn cần thiết cho quá trình công tác của cá nhân tôi sau này. Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hà Thành, giảng viên khoa địa lý trƣờng Khoa học tự nhiên đại học Quốc gia Hà Nội ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS.TS Trần Văn Tuấn cùng các thầy cô giáo trong khoa địa lý đã có những góp ý quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ Phòng Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và môi trƣờng, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hải An và lãnh đạo UBN phƣờng Đằng Hải đã giúp đỡ tôi thu thập những số liệu cần thiết, cũng nhƣ góp ý cho tôi nhiều ý kiến quan trọng để làm định hƣớng cho đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các đồng chí tổ trƣởng tổ dân phố số 8, 9, 10 phƣờng Đằng Hải đã bỏ thời gian công sức để cùng tôi đi điều tra phỏng vấn từng hộ có đất thu hồi tại dự án. Tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những ngƣời luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuận An 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu 4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT, GPMB VÀ TÁC ĐỘNG TỚI 6 SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG CÔNG CUỘC ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM 1.1 Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay 6 1.1.1 Định nghĩa đô thị hóa 6 1.1.2 Ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội 8 1.1.3 Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây 9 1.2 Cơ sở pháp lý của công tác thu hồi đất, GPMB ở Việt Nam 12 1.2.1 Một số khái niệm có liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng khi thu hồi đất 12 1.2.2 Các chính sách thu hồi đất, GPMB từ trƣớc khi có Luật Đất đai năm 2003 12 1.2.3 Các chính sách thu hồi đất, GPMB từ khi có Luật Đất đai năm 2003 14 1.2.4 Thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB ở Việt Nam 16 1.3 Vấn đề sinh kế và những tác động của việc thu hồi đất tới sinh kế của ngƣời dân 20 1.3.1 Khái niệm về sinh kế 20 1.3.2 Các nguồn lực để đảm bảo sinh kế 20 1.3.3 Thực trạng sinh kế của ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất do công nghiệp 21 hóa và đô thị hóa ở Việt Nam CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - Xà HỘI, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI QUẬN HẢI AN 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hải An 25 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng đô thị hóa giai đoạn 29 2005-2010 2.2 Tình hình sử dụng và biến động đất đai của quận Hải An giai đoạn 2005-2010 5 35 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 35 2.2.2 Biến động sử dụng đất phục vụ quá trình đô thị hóa 37 2.2.3 Tình hình chung về công tác bồi thƣờng, GPMB trên địa bàn quận trong những 41 năm qua 2.3 Khái quát về dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An 43 2.3.1 Giới thiệu về dự án xây dựng khu đô thị mới 43 2.3.2 Diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng 44 2.3.3 Các văn bản và căn cứ pháp luật nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu việc thực 44 hiện dự án 2.3.4 Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, GPMB của dự án khi thu hồi đất CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 46 51 CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI QUẬN HẢI AN ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIAỈ PHÁP 3.1 Thực trạng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, số tiền bồi thƣờng và hỗ trợ cho 51 ngƣời dân bị thu hồi đất 3.2 Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới chuyển đổi nghề nghiệp của 55 ngƣời dân 3.2.1 Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới chuyển đổi nghề nghiệp của 55 ngƣời dân 3.2.2 Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến thu nhập của ngƣời dân 61 3.2.3 Biến đổi tài sản của các hộ dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp 64 3.2.4 Đánh giá nguồn lực đảm bảo sinh kế của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất 68 3.2.5 Ý kiến của ngƣời dân về quá trình triển khai, GPMB dự án và giá bồi thƣờng 71 3.3 Một số giải pháp trong công tác bồi thƣờng, GPMB khi thu hồi đất nông nghiệp 72 của ngƣời dân 3.3.1 Tổ chức và quản lý 72 3.3.2 Công tác chỉ đạo và thực hiện 73 3.3.3 Đối với việc hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời bị thu hồi đất 73 KẾT LUẬN 74 1 Kết luận 74 2 Kiến nghị 75 6 DANH MỤC BẢNG Tên bảng STT Trang 1.1 Số dân đô thị từ năm 1975 đến năm 2010 10 1.2 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ở một số địa phƣơng trên cả nƣớc 17 1.3 Các nguồn vốn đảm bảo sinh kế 21 1.4 Tỷ lệ lao động nông nghiệp bị mất việc làm tại một số vùng 22 2.1 Tình hình lao động có việc làm của quận Hải An theo ngành kinh tế 28 2.2 Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế quận Hải An qua các năm 2005, 31 2008, 2010 2.3 Hiện trạng sử dụng đất của quận Hải An giai đoạn 2005-2010 36 2.4 Các khoản bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất 49 3.1 Số hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ở các mức quy mô diện tích khác 51 nhau 3.2 Bình quân số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ việc làm của mỗi hộ dân 3.3 Mức tiền bồi thƣờng đất của các hộ dân 3.4 Đặc điểm ngƣời lao động ở các hộ bị thu hồi đất 55 3.5 Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trƣớc và sau khi thu hồi đất 58 52 53 tại dự án 3.6 Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất 61 3.7 Bình quân thu nhập/tháng/lao động của các hộ có đất thu hồi 62 3.8 Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời/năm phân theo nguồn thu 63 3.9 Phƣơng thức sử dụng tiền bồi thƣờng của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 65 3.10 Tài sản sở hữu của các hộ trƣớc và sau khi thu hồi đất 67 3.11 Nguồn lực đảm bảo sinh kế của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đẩt 68 7 DANH MỤC HÌNH Tên hình STT 1.1 Trang Biểu đồ so sánh quy mô dân cƣ đô thị của Việt Nam giai đoạn 11 1975-2010 2.1 Sơ đồ địa chính quận Hải An 25 2.2 Biểu đồ so sánh cơ cấu kinh tế quận Hải An quan các năm 2005, 31 2008, 2010 3.1 Biểu đồ so sánh số hộ dân bị thu hồi ở các mức quy mô diện tích 52 đất nông nghiệp khác nhau 3.2 Biểu đồ thể hiện bình quan số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho mỗi hộ 53 dân theo các mục 3.3 Biểu đồ thể hiện số hộ dân đƣợc bồi thƣờng đất với các mức tiền 54 khác nhau 3.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ lao động 56 3.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo việc làm của các hộ dân 59 trƣớc và sau khi thu hồi đất tại dự an 3.6 Biểu đồ thể hiện số hộ điều tra đạt các mức thu nhập bình quân 62 lao động khác nhau 3.7 Biểu đồ thể hiện số hộ sử dụng tiền đền bù vào các mực đích khác nhau 8 65 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ký hiệu 1 Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH-HĐH 2 Giải phóng mặt bằng GPMB 3 GCN Giấy chứng nhận 4 Khu Công Nghiệp KCN 5 Khu đô thị KĐT 6 Ủy ban nhân dân UBND 7 UNDP Unite Nations Development Programme 8 UNISDR United Nations Office for Disaster Risk STT Reduction 9 IRP International Recovery Platform 10 VND Việt Nam đồng 9 MỞ ĐẦU Cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH), đô thị hoá (ĐTH) là con đƣờng phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tiễn cho thấy ĐTH là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH-HĐH, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phƣơng thức sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Trong quá trình ĐTH, tiến trình phát triển xã hội có sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển ĐT kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn, là sự hình thành các khu đô thị khu công nghiệp (KCN) thay thế cho đất canh tác nông nghiệp. Để tạo quỹ đất phục vụ quá trình đô thị hóa, việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho xây dựng các KCN, KĐT, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia là việc làm tất yếu. Chính sách thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2003 có nhiều đổi mới về cơ chế, giá bồi thƣờng, chính sách tái định cƣ,…đƣợc cụ thể hóa ở một số văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành: Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ khu nhà nƣớc thu hồi đất; nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Quyết định số 51/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Chính phủ về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trong đó có đối tƣợng ƣu tiên là lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tƣớng chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-Cp; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất… Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách và đã đƣợc các địa phƣơng nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thƣờng, tái định cƣ, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, 10 không chuyển đổi đƣợc nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra tại nhiều địa phƣơng. Nguyên nhân này một phần do nhiều nơi thực hiện đền bù, tái định cƣ, đào tạo, giải quyết việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi còn chƣa hợp lý dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự an ninh, xã hội. Bên cạnh đó, bản thân ngƣời dân bị thu hồi đất còn thụ động trông chờ vào nhà nƣớc, chƣa tích cực tự đào tạo để đáp ứng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Sự thay đổi điều kiện sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi là một vấn đề lớn, mang tính thời sự cấp bách và trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nƣớc. Thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng với sự di chuyển tự do của lao động nông thôn lên thành phố tìm việc làm là bài toán khó đang đặt ra cho các nhà quy hoạch, quản lý kinh tế-xã hội Không nằm ngoài những vấn đề chung đó, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng cũng gặp những vấn đề khó khăn trong công tác giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất. Quận Hải An là một quận mới đƣợc thành lập năm 2003, trên cơ sở tách một phần địa giới hành chính của huyện Hải An cũ (nay là huyện An Dƣơng) và phƣờng Cát Bi của quận Ngô Quyền, gồm 8 đơn vị hành chính cấp phƣờng; Đằng Lâm, Đằng Hải, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Tràng Cát, Nam Hải, Thành Tô và Cát Bi. Do là một quận mới thành lập nên Hải An có quỹ đất nông nghiệp còn tƣơng đối lớn, nhiều dự án xây dựng KĐT, KCN đƣợc tập trung triển khai trên địa bàn để phục vụ cho nhu cầu phát triển thành phố Hải Phòng nói chung và quận Hải An nói riêng. Dự án xây dựng KĐT mới tại quận Hải An do Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng và Phát triển nhà làm chủ đầu tƣ là một dự án quan trọng của thành phố Hải Phòng năm 2007, là một trong những dự án trọng điểm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của quận Hải An. Theo qui hoạch chi tiết, dự án có diện tích 119.187,46m2 trên địa bàn 2 phƣờng: Đằng Hải và Đông Hải 2 quận Hải An. Trong tổng số 119.187,46m2 đất thu hồi có 80.476,1m2 đất nông nghiệp đƣợc giao theo Nghị định 03/CP, diện tích đất nông nghiệp tƣ nhân tự quản lý là 15.290,5m2, đất ở đã đƣợc cấp GCN là 4.242,4m2. Đây là một trong những dự án trọng điểm phát triển cơ sở hạ tầng của quận Hải An. KĐT mới bao gồm các khu đất xây dựng nhà biệt thự kiểu dáng hiện đại cùng với 4 toà nhà cao tầng để phục vụ cho nhu cầu về nhà ở 11 cho ngƣời dân có thu nhập thấp, hệ thống giao thông tĩnh là các bãi đỗ xe đƣợc bố trí trên diện tích mƣơng An Kim Hải nằm trong dự án sau khi đã đƣợc xây dựng cống hộp kiên cố đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trƣờng trong khu đô thị. Nhƣ vậy, sau khi dự án đƣợc thực hiện và hoàn thành, các hạng mục sẽ tạo ra quỹ nhà ở để phục vụ công tác an sinh xã hội cho những hộ gia đình có thu nhập thấp và tạo ra một KĐT hoàn chỉnh, đồng bộ với kiểu dáng hiện đại và khép kín với đầy đủ các dịch vụ công cộng. Việc thực hiện dự án sẽ là một trong những điểm nhấn về cảnh quan đô thị hiện đại trên địa bàn quận Hải An. Tuy nhiên, do diện tích đất nông nghiệp thu hồi cho dự án tƣơng đối lớn nên vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân sau khi mất đất đã và đang gây ảnh hƣởng không nhỏ đối với sinh kế của ngƣời nông dân, và là một bài toán khó mà chính quyền địa phƣơng chƣa có hƣớng giải quyết thỏa đáng. Nhằm kịp thời có những đánh giá đúng đắn về ảnh hƣởng của dự án, và đƣa ra một số giải pháp hiệu quả cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đối với dự án này, tôi đã chọn thực hiện đề tài nghiên cứu:“Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ ảnh hƣởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng khu đô thị mới tới việc làm và thu nhập của ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại quận Hải An. - Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm góp phần cải thiện đời sống, việc làm cho ngƣời có đất bị thu hồi trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý về bồi thƣờng, hỗ trợ,tái định cƣ của Nhà nƣớc ta từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay - Thu thập tài liệu, số liệu về công tác bồi thƣờng, GPMB dự án xây dựng khu đô thị mới tại quận Hải An. - Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB, và những ảnh hƣởng của nó đến ngƣời dân bị thu hồi đất. - Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp cho công tác thu hồi đất, GPMB ở thành phố Hải Phòng hiện nay. 12 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khu vực nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu thực trạng và ảnh hƣởng của dự án xây dựng KĐT mới tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích công nghiệp, để ở và xây dựng kết cấu hạ tầng đến sinh kế của ngƣời dân tại dự án xây dựng KĐT mới tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống Vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng quan, đƣợc tiếp cận từ nhiều phía; cụ thể là tiếp cận từ tổng thể tới chi tiết; từ lý luận, phƣơng pháp luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, điều tra nhanh Đề tài thực hiện điều tra thực tế đối với 106 hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho dự án xây dựng đô thị quận Hải An bằng phƣơng pháp sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân, từ đó tổng hợp nguồn dữ liệu về trình độ của lao động, việc thay đổi nghề nghiệp, thu nhập, cũng nhƣ khả năng thích ứng với việc chuyển đổi sử dụng đất của ngƣời dân. Đề tài còn thu thập thêm thông tin và ý kiến từ các cán bộ và chuyên gia trong Ban giải phóng mặt bằng để có những số liệu và thông tin chi tiết về chuyển đổi sử dụng đất, số tiền đền bù, hỗ trợ cụ thể, cũng nhƣ quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án - Phương pháp so sánh, phân tích Đƣợc thực hiện trên cơ sở nguồn số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra, phỏng vấn, sử dụng các thuật toánvà sự hỗ trợ của phần mềm excel để thống kê, tính toán số lƣợng lao động phân theo độ tuổi, phân theo nghề nghiệp, và trình độ văn hóa trƣớc và sau khi bị thu hồi đất; bình quân mức thu nhập của từng hộ, của các lao động trong hộ đối với các loại hình sinh kế khác nhau; số tiền đền bù trung bình mà từng hộ gia đình đƣợc nhận; số tiền mà các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù và hỗ trợ để chi cho các mục tiêu khác nhau,… Những số liệu thống kê, tính toán đƣợc sau đó sử dụng để phân tích, minh chứng vấn đề, hoặc để so sánh giữa thời điểm trƣớc khi thực hiện thu hồi đất và sau khi thực hiện thu hồi đất cho dự án. 13 - Phương pháp kế thừa Thu thập tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan; khảo cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chƣơng trình, công trình, đề tài khoa học có liên quan tới vấn đề nghiên cứu; 14 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT, GPMB VÀ TÁC ĐỘNG TỚI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TRONG CÔNG CUỘC ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM 1.1 Vài nét về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Định nghĩa đô thị hóa Đô thị hóa là con đƣờng phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời đại khoa học – công nghệ phát triển nhanh thì đô thị hóa là con đƣờng giúp cho các nƣớc chậm phát triển rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc. Brian Berry (1976) cho rằng “ Đô thị hóa đƣợc coi nhƣ sự tập trung có tính chất không gian của con ngƣời và các hoạt động kinh tế. Quá trình đô thị hóa nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau”[36]. Quá trình đô thị hóa có thể khác nhau về thời gian và tốc độ ở các quốc gia, các vùng miền khác nhau, nhƣng ở đâu thì quá trình này cũng có thể xảy ra, nó thể hiện sự tăng trƣởng và phát triển của loài ngƣời. Thậm chí, với nhiều học giả, đô thị hóa là quá trình diễn ra từ rất sớm: “Quá trình này bắt đầu diễn ra ngay từ thời kỳ sơ khai, khi con ngƣời bắt đầu chuyển từ giai đoạn săn bắt – hái lƣợm sang hoạt động trồng trọt, chăn nuôi” (Brian Robert, 2006) [38]. Tác giả Brian Berry có cho rằng “sẽ chẳng thật là khôn ngoan cho lắm khi cố gắng tóm lƣợc một cách chung nhất quá trình đô thị hóa bằng cách này hay cách khác” [36]. Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều khái niệm về đô thị hóa đƣợc các nhà nghiên cứu diễn giải ra trên quan điểm riêng của mình. Với Brian Berry, “Đô thị hóa có 2 mặt ý nghĩa, ý nghĩa thứ nhất liên quan đến quá trình tập trung dân cƣ - khi dân số chuyển cƣ từ vùng thƣa dân đến vùng đông dân hơn; ý nghĩa thứ 2 liên quan đến văn hóa và lối sống của ngƣời dân – lối sống thành thị, văn hóa hiện đại và dấu hiệu của sự văn minh, bắt nguồn từ các thành phố lớn rồi lan tỏa ra các đô thị nhỏ hơn hay thậm chí là vùng nông thôn” [37]. Theo Berd Hamm, khái niệm đô thị hóa đƣợc dùng theo ba nghĩa khác nhau: “1. Sự tăng trƣởng vƣợt quá mức trung bình số những ngƣời dân ở đô thị so với toàn bộ dân cƣ ở một nƣớc hay một lục địa; 2. Sự tăng trƣởng về dân cƣ và/ hoặc diện tích của từng thành phố riêng; và 3. Sự mở rộng văn hóa và lối sống thành thị. Đô 15 thị hóa theo Bernd Hamm gắn liền với sự thay đổi văn hóa, lối sống, và phát triển mật độ dân cƣ hơn là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong khi đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại là “hai quá trình diễn ra song song, không tách biệt nhau”[20]. “Đô thị hóa là một quá trình diễn thế kinh tế - xã hội – văn hóa – không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển các nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức bộ máy hành chính và quân sự”. Theo quan điểm trên của Đàm Trung Phƣờng, thì quá trình ĐTH cũng bao gồm sự thay đổi toàn diện về các mặt: khoa học công nghệ, lối sống, mở rộng không gian đô thị, cơ cấu lao động…Tuy nhiên Đàm Trung Phƣờng đã không nói rõ sự chuyển đổi ấy diễn ra theo chiều hƣớng nhƣ thế nào một cách cụ thể, có thể gây ra những nhầm lẫn cho ngƣời đọc. Tác giả Trần Cao Sơn có đƣa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về đô thị hóa nhƣ sau: "Đô thị hóa thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội, với các đặc trƣng sau: Một là, hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hai là, tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân cƣ, dẫn đến thay đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội. Ba là, chuyển từ lối sống phân tán (mật độ dân cƣ thƣa) sang sống tập trung (mật độ dân cƣ rất cao) Bốn là, chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hóa làng xã sang văn hóa đô thị, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp"[24] Trong các định nghĩa đã đề cập đến thì có thể nói định nghĩa trên đƣa ra một cái nhìn tổng quát nhất và khá đầy đủ về các mặt của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, bao gồm phát triển dân số, mở rộng không gian đô thị, nâng cao lối sống văn minh, hiện đại. "Đô thị hóa đã làm thay đổi mọi mặt đời sống của con ngƣời, từ lối sống, thu nhập, nghề nghiệp cấu trúc xã hội, đến mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa các hộ gia đình, các tổ chức, và các cơ quan chính quyền"[38]. 16 1.1.2. Ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trong những năm gần đây cho thấy, đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phƣơng thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, tiểu nông sang phƣơng thức sản xuất mới, hiện đại, do đó cũng làm thay đổi nội dung kinh tế - xã hội nông thôn. Trong nền kinh tế hiện đại, CNH-HĐH và đô thị hóacó sự gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một tiến trình thống nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.[28] Trong quá trình CNH-HĐH, tiến trình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là: Phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn, làm thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hƣớng công nghiệp. Hiện tƣợng đô thị hóa đƣợc xem nhƣ là một trong những nét đặc trƣng nhất của sự biến đổi xã hội trong thời đại hiện nay. Cùng với quá trình đô thị hóa , CNH đƣợc xem nhƣ một khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội. Đô thị hóa là một quá trình lịch sử trong đó nổi lên một vấn đề kinh tế - xã hội là nâng vao vai trò của trong sự phát triển mọi mặt của xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lƣợng sản xuất, trƣớc hết là trong sự phân bố dân cƣ, trong kết cấu nghề nghiệp – xã hội, kết cấu dân số, trong lối sống, văn hóa. Cụ thể hơn, quá trình đô thị hóa tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn; tạo tiền đề và trở thành thị trƣờng lớn cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ. Nó kích thích cầu và mở đƣờng cho cung ứng; - Sự giao lƣu kinh tế - văn hóa giữa các vùng, miền, ngành kinh tế đƣợc thể hiện nhờ quá trình đô thị hóa cũng là quá trình thị trƣờng hóa; - Đô thị hóacũng kích thích và tạo cơ hội để con ngƣời năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phƣơng thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vƣơn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời lao động đƣợc cải thiện – đó là xu hƣớng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hóa; - Về mặt văn hóa, làn sóng đô thị hóa cùng với sự phát triển hạ tầng văn hóa xã hội, mở rộng mạng lƣới thông tin đại chúng, tăng cƣờng quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền…đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cƣ dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở nông thôn đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị, sự du nhập lối sống, phong cách giao 17 tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ…làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới. Mức sống văn hóa, trình độ hƣởng thụ và tham gia sáng tạo văn hóa của nông dân các vùng đô thị hóa, nhìn trên tổng thể, đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đối với sản xuất và đời sống con ngƣời, sự phát triển nhanh chóng của các đô thị cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hƣởng đến sự gia tăng nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên, trong đó có nguồn tài nguyên nƣớc sạch; gia tăng mức độ ô nhiễm các chất thải công nghiệp và sinh hoạt ngày càng một lớn; sự gia tăng dòng ngƣời di dân từ nông thôn ra đô thị cũng gây nên những áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trƣờng... Đặc biệt, tiến trình ĐTH đƣợc đẩy mạnh đồng nghĩa với việc này sinh mâu thuẫn gay gắt giữa vấn đề bảo vệ diện tích đất phục vụ cho công tác xây dựng đô thịvà vấn đề bảo vệ diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp hóa, đô thị phát triển mạnh cũng đồng nghĩa với quá trình mất đất nông nghiệp gia tăng và một bộ phận ngƣời dân bị thu hồi đất bị rơi vào tình trạng dễ bị tổn thƣơng. 1.1.3. Thực trạng quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây Quá trình đô thị hóa nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trên cả nƣớc. ĐTH ở Việt Nam phát triển từ năm 1990, lúc đó cả nƣớc có khoảng 520 đô thị (tỷ lệ đô thị hóa vào khoảng 17-18%); đến ngày 01/1/1999 (theo cuộc tổng điều tra dân số cả nƣớc) đã có 624 đô thị với số dân 17,92 triệu ngƣời, chiếm 23,5% tổng số dân. Đến năm 2000 số đô thị là 649, và năm 2003 đã tăng lên 656 đô thị. Kết quả tổng điều tra dân số lao động của Tổng cục thống kê ngày 01/4/2009 cho thấy, cả nƣớc đã có trên 800 đô thị với dân số 25.374,262 ngƣời, chiếm 29,5% tổng số dân. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tƣơng đƣơng với số dân cƣ sinh sống tại đô thị khoảng trên 45 triệu dân.[2] Hiện nay, cả nƣớc có 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục đƣợc mở mang, nâng cấp, còn xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng tỏa rộng, tác động mạnh mẽ tới khu vực nông thôn. 18 Dƣới đây là số liệu phản ánh tình hình đô thị hóa của nƣớc ta trong giai đoạn vừa qua: Bảng 1.1. Số dân đô thị của Việt Nam qua các từ năm 1975 đến năm 2010 Năm Tổng dân số Số dân đô thị Tỷ lệ dân số đô thị (ngƣời) (ngƣời) (%) 1975 4.7638 10.242 21,5 1980 53.722 10.301 19,2 1985 60.032 11.526 19,2 1990 66.017 12.880 19,5 1995 71.995,5 14.938,1 20,7 2000 77.635,4 18.771,9 24,2 2003 80.902,4 20.869,5 25,8 2004 82.032,3 21.591,2 26,3 2005 83.106,3 22.336,8 26,9 2006 84.136,8 22.792,6 27,1 2007 85.171,7 23.398,9 27,5 2008 85.122,3 24.673,7 29 2009 86.025 25.584,7 29,7 2010 86.932,5 26.515,9 30,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2011) Tỷ lệ % 35 30 24.2 25 21.5 20 19.2 19.2 19.5 26.9 27.1 27.5 25.8 26.3 29 29.7 30.5 20.7 15 10 5 0 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Hình 1.1 Biểu đồ so sánh quy mô dân cư đô thị của Việt Nam giai đoạn 1975 2010 19 Có thể thấy rằng, từ năm 1974 cho đến nay, tỷ lệ dân cƣ đô thị của Việt Nam đang có xu hƣớng gia tăng đều đặn qua các thời kỳ, và tăng nhanh nhất từ năm 2000 đến nay. Nếu nhƣ từ năm 1975 đến năm 1985, quy mô dân số đô thị không những tăng mà thậm chí còn giảm từ 21,5% xuống còn 19,2%. Từ năm 1985 đến năm 2000, tỷ lệ này tăng nhẹ từ 19,2% lên 24,2%. Nhƣng chỉ trong vòng 10 năm từ năm 2000 đến 2010, quy mô dân số đô thị đã tăng mạnh từ 24,2% lên 30,5%. Vào năm 2011, theo báo cáo của UN thì tỷ lệ dân số đô thị của Việt Nam mới chỉ đạt 31%. Mặc dù số lƣợng các khu vực đô thị tăng nhanh trong thời gian vừa qua, nhƣng mức độ đô thị hóa của Việt Nam vẫn còn ở mức tƣơng đối thấp so với nhiều đô thị khác trong khu vực (Cho đến năm 2011, mức độ đô thị hóa của Philippines đã là 48,8%, của Indonesia là 50,7%, của Malaysia là 72,8%, của Brunei là 76% và của Singapore là 100% - UN, 2012). Sự tăng trƣởng mức độ đô thị hóa ở Việt Nam chủ yếu diễn ra ở các khu vực đô thị lớn, với 200.000 dân trở lên.Các điểm đô thị có mặt trên khắp lãnh thổ đất nƣớc. Tuy nhiên quá trình ĐTH diễn ra không đồng đều. Các vùng phía Bắc có tỷ lệ dân số đô thịthấp hơn hẳn so với vùng phía Nam. Mức độ ĐTH tăng lên ở Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ 21 không hẳn là kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành công, mà còn do sự hình thành các trung tâm hành chính, sự mở rộng địa giới hành chính của các đô thị trong thời kỳ này. Chính vì thế,sự phát triển của các thành phố ở Việt Nam đang gặp khó khăn do sự quá tải về lao động, dân cƣ, còn thiếu thốn về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội - nhà ở, điện, nƣớc sạch, giao thông, bệnh viện và trƣờng học chƣa đƣợc xây dựng tƣơng xứng để đáp ứng đƣợc nhu cầu của cƣ dân. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa nhanh đã gây ra làn sóng di chuyển vào các đô thị để tìm việc làm của số lao động nông thôn bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, làm cho các đô thị,bản thân đã chƣa đủ đáp ứng nhu cầu việc làm, cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, lại ngày càng trở nên chật chội, đông đúc. Bên cạnh đó số nông dân còn lại ở các vùng thôn quê không còn đất sản xuất, chuyển đổi nghề không đƣợc, đời sống của họ lâm vào cảnh khó khăn, thất nghiệp. 1.2. Cơ sở pháp lý của công tác thu hồi đất, GPMB ở Việt Nam 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan