Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở th...

Tài liệu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố cần thơ

.PDF
231
132
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -------------------------------- PHẠM ĐỨC THUẦN ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. DƯƠNG NGỌC THÀ NH 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người hướng dẫn Cần Thơ, ngày 07 tháng 7 năm 2019 Nghiên cứu sinh PGS. TS. Dương Ngọc Thành Phạm Đức Thuần iii TÓM TẮT Luận án “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cầ n Thơ” được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu bao gồm: (i) nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn, (ii) đánh giá thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ, (iii) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên điạ bàn thành phố Cầ n Thơ, (iv) đề xuấ t các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu dựa vào phỏng vấn trực tiếp 530 người trong độ tuổi lao động (gồm: 210 lao động nông nghiệp, 110 lao động làm thuê trong nông nghiệp và 210 lao động phi nông nghiệp) được chọn một cách phi ngẫu nhiên phân tầng ở 04 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh); kết hợp với các phương pháp phân tích thống kê mô tả về thực trạng của lao động nông thôn, phân tích bảng chéo, phương pháp phân tích mô hình hồi quy Tobit về thời gian làm việc của lao động nông thôn, phương pháp phân tích mô hình hồi quy Binary Logistics về nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đã được đặt ra. Những kết quả quan trọng của luận án được tổng quát như sau: Trên cơ sở, ứng dụng lý thuyết chuyển dịch lao động giữa hai khu vực của Lewis (1954) và Oshima (1987) và cách tiếp cận của luận án là vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để xây dựng khung nghiên cứu cho luận án. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về cung lao động của Byerlee (1974), Haas (2010), Lê Xuân Bá (2006), Võ Hữu Hòa (2018) cũng được kế thừa và vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu, phân tích, phát hiện khe hở về phân tích nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo thời gian làm việc. Đây là cơ sở khoa học quan trọng, góp phần đề xuấ t khung nghiên cứu giải quyết mục tiêu chính về phân tích nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn. Các nhân tố có tác động đến thực trạng về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo đối tượng: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn và chuyên môn, thời gian nhàn rỗi, đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ vay vốn, và nhu cầu chuyển đổi việc làm của lao động. Các nhân tố vừa nêu đã được đánh giá thông qua kiểm định chi bình phương và có sự khác biệt của có khuynh hướng chuyển dịch nhu cầu việc làm của lao động nông nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian việc làm của lao động nông thôn cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến số ngày làm việc/tháng gồm tình trạng việc làm, kinh nghiệm làm việc nông nghiệp (on-farm), tích lũy thu nhập năm 2017 và tích lũy thu nhập năm 2018; các biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong mô hình Tobit. Bên cạnh đó, các nhân tố có các biến có có ý iv nghĩa thống kê ở mức 10% cũng được xem xét bao gồm biến tuổi và số thành viên trong gia đình. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp: họ có nhu cầu việc làm, họ mong muốn có công việc thường xuyên (do sản xuất theo mùa vụ, có thời gian nhàn rỗi), nên họ tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực để tạo thêm thu nhập đối với lao động là người cao tuổi, nhưng phần lớn lao động nông nghiệp (là người trẻ tuổi) muốn tìm kiếm việc làm ở khu vực phi nông nghiệp để có thu nhập cao hơn, giải quyết những chi tiêu trong gia đình, hỗ trợ hoặc cung cấp cho những người phụ thuộc (trẻ em trong độ tuổi đi học, người già yếu, người khuyết tật, người thất nghiệp). Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp: kết quả quan sát cho thấy người lao động làm thuê nông nghiệp có trình độ thấp (có trường hợp không biết chữ), có lao động có tuổi nhưng còn khả năng lao động vẫn tiếp tục tham gia làm thuê trong sản xuất nông nghiệp (do họ đã có kinh nghiệm trong việc làm thuê trong sản xuất nông nghiệp). Bên cạnh đó, số người phụ thuộc có ảnh hưởng rất lớn đối với người lao động làm thuê trong nông nghiệp (lao động chính của gia đình), nên người lao động làm thuê trong nông nghiệp rất cần việc làm để tạo thêm nguồn thu nhập trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình. Trong thời gian tới các giải pháp để thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm như sau: (i) xây dựng các chương trình, kế hoạch giải quyết vấn đề lao động việc làm cho lao động nông nghiệp; (ii) tiếp tục chuyển dịch cơ cầu kinh tế, trong đó tập trung chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ thương mại; (iii) tạo việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn qua chính sách giải quyết việc làm; (iv) đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn, trong đó, chú trọng đào tạo nghề cho người xuất khẩu lao động; (v) chính sách hỗ trợ đối tượng lao động nông thôn được vay vốn để tạo việc làm. Từ khóa: lao động nông thôn, nhu cầu, nông nghiệp, việc làm. v ABSTRACT The dissertation entitled “Assessing factors affecting employment needs of rural labors in Can Tho City” is carried out with the research objectives including: (i) researching the rationale of demand employment and rural labor transfer, (ii) assess the current situation of employment needs of rural labors (onfarm labors, off-farm laborers) in Can Tho city, (iii) assessing factors affecting the employment needs of rural labors in Can Tho city, (iv) proposing solutions to meet employment needs for rural labors in the coming time in Can Tho city. The study is based on direct interviews with 530 working-age people (including: 210 on-farm laborers, 110 off-farm laborers and 210 non-farm laborers), selected randomly from stratified in 04 districts (Phong Dien, Thoi Lai, Co Do and Vinh Thanh); combined with the method of statistical analysis describing the situation of rural labors, cross-table analysis, methods of analyzing Tobit regression model on the working time of rural labors, method of distribution model of Binary Logistics regression on the employment needs of rural labors to address research objectives, research questions and hypotheses. The important results of the dissertation are generalized as follows: On the basis of applying the theory of labor shifting between the two areas of Lewis (1954) and Oshima (1987) and the approach of the dissertation is to apply theory into practice to develop a research framework for the dissertation. In addition, empirical studies on labor supply by Byerlee (1974), Haas (2010), Le Xuan Ba (2006), and Vo Huu Hoa (2018) are also inherited and applied as a basis for research. analysis and detection of gaps in the analysis of employment needs of rural labors over time. This is an important scientific basis, contributing to proposing a research framework to address the main objective of analyzing employment needs for rural labors. Factors affecting the real situation of employment demand of rural labors by subjects: age, gender, health status, education and professional level, idle time, vocational training, policy support loans, and the need to change jobs of labors. The above-mentioned factors have been evaluated through squared expenditure verification and there are differences in the tendency of shifting employment needs of on-farm laborers and off-farm laborers to non-farm laborers in Can Tho city. The results of analysis of factors affecting the employment time of rural labors show that factors affecting the number of working days/months include employment status, agricultural work experience (on-farm) in 2017 income accumulation and income accumulation in 2018; These variables are statistically significant at the 1% level in the Tobit model. In addition, factors with variables with statistical significance at 10% are also considered to include age and number of family members. Evaluate factors affecting the employment needs of agricultural laborers shifting to non-agricultural labor: they have a demand for jobs, they want to have vi regular jobs (due to seasonal production, yes idle time), so they look for jobs that match their capacity to generate more income for elderly workers, but most agricultural laborers (young people) want to find jobs in Non-agricultural sector to get higher income, solve household expenses, support or provide for dependents (school-aged children, frail elderly people, people with disabilities, unemployed people) career). Evaluate the factors affecting the employment needs of hired laborers in off-farm to shift to non-farm laborers: observation results show that laborers hire low-skilled off-farm (in some cases illiterate), having an old labor force but working ability continues to work as a laborer in agricultural production (because they have experience in working as hired labor in agricultural production). In addition, the number of dependents has a great influence on employees working in off-farm (the main labor of the family), so laborers working in agriculture needs jobs to generate more income enter to cover family expenses. In the coming time, solutions to good job creation and vocational training to contribute to help rural labors to meet employment needs are as follows: (i) develop programs and plans plan to solve the problem of employment for agricultural laborers; (ii) continued economic restructuring, with a focus on industrial and commercial services transformation; (iii) creating jobs for rural labors through job creation policies; (iv) promoting vocational training for rural labors, with a focus on vocational training for labor exporters; (v) policies to support rural labors to get loans to create jobs. Keywords: agriculture, employment, needs, rural labor. vii LỜI CẢM TẠ Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cầ n Thơ”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô và sự hỗ trợ của các cơ quan của thành phố Cầ n Thơ. Chân thành cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Dương Ngọc Thành - Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, là thầy đã hướng dẫn trong suố t quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Chân thành cám ơn quý Thầy, Cô Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Kinh tế - trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ và góp ý trong quá trình phân tich nghiên cứu, để tôi có thể hoàn thành luâ ̣n án này. Chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Kế hoa ̣ch và Đầ u tư thành phố Cầ n Thơ, Sở Lao động - Thương và Xã hội thành phố Cầ n Thơ, Cu ̣c Thố ng kê thành phố Cầ n Thơ và Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cầ n Thơ đã hỗ trợ và góp ý trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh Phạm Đức Thuần viii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................iii TÓM TẮT .............................................................................................................. iv ABSTRACT .......................................................................................................... vi LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................viii MỤC LỤC ............................................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................xiii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. xvi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................xvii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ................................................................ 2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 1.3.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.4 CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU ............................................................ 4 1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................... 4 1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 4 1.6.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 4 1.6.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 1.7 GIỚI HẠN NỘI DUNG TRONG NGHIÊN CỨU ...................................... 5 1.8 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU.............................................................. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 8 2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG ................ 8 2.1.1 Nhóm đối tượng nghiên cứu về nông nghiệp (On-Farm) ........................ 8 2.1.2 Nhóm đối tượng nghiên cứu về làm thuê trong nông nghiệp (Off-Farm)9 2.1.3 Nhóm đối tượng nghiên cứu về phi nông nghiệp (Non-Farm) .............. 10 2.2 CÁC MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM VỀ CUNG LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG .......................................................................................... 10 2.3 VỀ KHUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 14 2.4 VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ........................................................... 20 2.4.1 Mô hình sử dụng thời gian về di cư lao động ở nông thôn Trung Quốc 20 ix 2.4.2 Mô hình quyết định thời gian làm việc đối với lao động đã kết hôn ..... 21 2.4.3 Mô hình phân tích cung lao động ở Canada .......................................... 22 2.4.4 Mô hình phân tích tự tạo việc làm và khả năng có việc làm phi nông nghiệp .............................................................................................................. 23 2.4.5 Mô hình phân tích nông hộ trong các khu nông nghiệp ở Etiopia ......... 23 2.5 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 25 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 28 3.1 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU........................................... 28 3.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU ............................................. 29 3.2.1 Lý thuyết về lao động ............................................................................. 29 3.2.2 Lý thuyết về cung ứng lao động ............................................................. 29 3.2.3 Lý thuyết về cầu lao động ...................................................................... 35 3.2.4 Lý thuyết về nhu cầu việc làm lao động nông thôn ............................... 42 3.2.5 Lý thuyết về lao động thành thị và nông thôn........................................ 48 3.2.6 Lý thuyết về năng suất lao động ............................................................ 50 3.2.7 Lý thuyết về thời gian lao động ............................................................. 51 3.2.8 Lý thuyết về lao động nhàn rỗi .............................................................. 52 3.2.9 Lý thuyết về chất lượng lao động........................................................... 53 3.2.10 Lý thuyết về thất nghiệp ....................................................................... 54 3.2.11 Lý thuyết về việc làm ........................................................................... 55 3.3 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN TRONG NGHIÊN CỨU ............... 55 3.3.1 Khái niệm về cung lao động và thị trường lao động .............................. 55 3.3.2 Khái niệm về nhu cầu việc làm .............................................................. 57 3.3.3 Khái niệm về tuổi ................................................................................... 59 3.3.4 Khái niệm về giới tính ............................................................................ 59 3.3.5 Khái niệm về tình trạng sức khỏe .......................................................... 60 3.3.6 Khái niệm về trình độ học vấn và chuyên môn...................................... 60 3.3.7 Khái niệm về thu nhập ........................................................................... 61 3.3.8 Khái niệm về thất nghiệp và việc làm .................................................... 62 3.3.9 Khái quát về thời gian làm việc ............................................................. 63 3.3.10 Khái niệm về người phụ thuộc ............................................................. 64 3.3.11 Khái niệm về đất sản xuất .................................................................... 64 3.3.12 Khái niệm về đào tạo nghề ................................................................... 64 3.3.13 Khái quát về chính sách (hỗ trợ vay vốn) ............................................ 65 x 3.4 KHUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 66 3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 68 3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 68 3.5.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 68 3.5.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................. 68 3.5.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 72 3.5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả ......................................................... 72 3.5.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistics ......................... 73 3.5.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy Tobit ........................................... 77 3.5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp ........................................................... 80 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 81 4.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐIẠ BÀN NGHIÊN CỨU ............................................ 81 4.1.1 Khái quát một số đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ ..... 81 4.1.1.1 Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 81 4.1.1.2 Đặc điểm xã hội ............................................................................. 83 4.1.2 Khái quát một số đặc điểm kinh tế - xã hội của 04 huyện ..................... 85 4.1.2.1 Về dân số ....................................................................................... 85 4.1.2.2 Về kinh tế ....................................................................................... 85 4.1.2.3 Về xã hội ........................................................................................ 86 4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ................ 88 4.2.1 Thực trạng về tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe .............................. 88 4.2.2 Thực trạng về trình độ học vấn và chuyên môn ..................................... 94 4.2.3 Thực trạng về việc làm và thất nghiệp ................................................... 95 4.2.3.1 Thực trạng về việc làm .................................................................. 95 4.2.3.2 Thực trạng về thất nghiệp .............................................................. 97 4.2.3.3 Thuận lợi về việc làm .................................................................... 99 4.2.3.4 Khó khăn về việc làm .................................................................. 100 4.2.4 Thực trạng về thời gian làm việc ......................................................... 101 4.2.5 Thực trạng về thu nhập ........................................................................ 103 4.2.6 Thực trạng về đào tạo nghề .................................................................. 107 4.2.7 Thực trạng về người phụ thuộc ............................................................ 111 4.2.8 Thực trạng về hỗ trợ vay vốn ............................................................... 114 4.2.9 Thực trạng về đất sản xuất ................................................................... 116 xi 4.2.10 Thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ....................... 119 4.3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .............................. 134 4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian việc làm của lao động nông thôn ....................................................................................................... 135 4.3.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ....................................................................................................... 155 4.3.2.1 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp .............. 156 4.2.3.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp 162 4.4 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ........................................................................... 168 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 171 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 171 5.1.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn171 5.1.2 Thực trạng về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo đối tượng172 5.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn172 5.1.4 Các giải pháp góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian tới ........................................................................... 173 5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 174 DANH MỤC BÀI BÁO .................................................................................... 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 177 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 184 xii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tên biến và đo lường các biến được sử dụng trong mô hình .............. 24 Bảng 2.2: Đánh giá tổng quan tài liệu ................................................................. 27 Bảng 3.1: Tham vấn chuyên gia .......................................................................... 69 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các huyện ........................... 69 Bảng 3.3: Số quan sát theo đối tượng là người lao động nông thôn ................... 70 Bảng 3.4: Đối tượng khảo sát và số quan sát ...................................................... 71 Bảng 3.5: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy Binary Logistics ............... 76 Bảng 3.6: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy Tobit ................................. 78 Bảng 4.1: Giải quyết và tạo việc làm mới lao động nông thôn ........................... 84 Bảng 4.2: Diện tích, dân số 4 huyện của thành phố Cần Thơ ............................. 85 Bảng 4.3: Tỷ lệ tuổi của người lao động ............................................................. 88 Bảng 4.4: Kiểm định chi bình phương tuổi của người lao động nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp ........................................................................................ 90 Bảng 4.5: Kiểm định chi bình phương giới tính của người lao động nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp ................................................................................. 92 Bảng 4.6: Tình trạng sức khỏe của người lao động nông thôn ............................ 92 Bảng 4.7: Kiểm định chi bình phương tình trạng sức khỏe của người lao động nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp ........................................................... 93 Bảng 4.8: Trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động nông thôn ....... 94 Bảng 4.9: Kiểm định chi bình phương trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp ............................................ 95 Bảng 4.10: Kiểm định chi bình phương thực trạng việc làm của người lao động nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp ........................................................... 99 Bảng 4.11: Thuận lợi việc làm của người lao động nông thôn ......................... 100 Bảng 4.12: Khó khăn việc làm của người lao động nông thôn ......................... 101 Bảng 4.13: Kiểm định chi bình phương thời gian làm việc của người lao động nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp ......................................................... 102 Bảng 4.14: Kiểm định chi bình phương thu nhập của lao động nông nghiệp ... 105 Bảng 4.15: Kiểm định chi bình phương thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp ....................................................................................................... 107 Bảng 4.16: Kiểm định chi bình phương đào tạo nghề của người lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp ................................................... 109 xiii Bảng 4.17: Kiểm định chi bình phương người phụ thuộc của lao động nông nghiệp ................................................................................................................ 112 Bảng 4.18: Kiểm định chi bình phương người phụ thuộc của lao động làm thuê trong nông nghiệp .............................................................................................. 113 Bảng 4.19: Kiểm định chi bình phương chính sách hỗ trợ vay vốn của người lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp ................................. 115 Bảng 4.20: Kiểm định chi bình phương đất sản xuất của người lao động nông nghiệp ................................................................................................................ 118 Bảng 4.21: Kiểm định chi bình phương đất sản xuất của người lao động làm thuê trong nông nghiệp .............................................................................................. 119 Bảng 4.22: Việc làm của người lao động nông thôn có nhu cầu ....................... 121 Bảng 4.23: Kiểm định chi bình phương nhu cầu việc làm và tìm việc làm của người lao động nông thôn .................................................................................. 122 Bảng 4.24: Kiểm định chi bình phương nhu cầu tìm việc và tìm việc làm của người lao động nông nghiệp .............................................................................. 124 Bảng 4.25: Kiểm định chi bình phương nhu cầu việc làm và tìm việc làm của người lao động làm thuê trong nông nghiệp ...................................................... 126 Bảng 4.26: Lý do có nhu cầu chuyển dịch việc làm của người lao động nông thôn ........................................................................................................................... 127 Bảng 4.27: Lợi ích có việc làm của người lao động nông thôn ......................... 129 Bảng 4.28: Phương thức chuyển đổi việc làm của người lao động nông thôn .. 130 Bảng 4.29: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian việc làm của lao động nông thôn (lần 1) ................................................................... 136 Bảng 4.30: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian việc làm của lao động nông thôn (lần 2) ................................................................... 138 Bảng 4.31: Tương quan của một số chỉ tiêu phân loại giữa các nhóm hộ được khảo sát .............................................................................................................. 139 Bảng 4.32: Số ngày nhàn rỗi và số ngày làm thêm để kiếm thêm thu nhập của lao động nông nghiệp (On-farm) ............................................................................. 140 Bảng 4.33: Số ngày nhàn rỗi và số ngày làm thêm để kiếm thêm thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp (Off-farm) .................................................... 141 Bảng 4.34: Số ngày nhàn rỗi và số ngày làm thêm để kiếm thêm thu nhập của lao động phi nông nghiệp (Non-farm) ..................................................................... 142 Bảng 4.35: Về nhân khẩu học, đất nông nghiệp và số ngày làm việc của lao độngnông nghiệp (On-farm) .............................................................................. 144 Bảng 4.36: Về nhân khẩu học, đất nông nghiệp và số ngày làm việc của lao động làm thuê trong nông nghiệp (Off-farm) ............................................................. 145 xiv Bảng 4.37: Về nhân khẩu học, đất nông nghiệp và số ngày làm việc của lao động phi nông nghiệp (Non-farm) .............................................................................. 146 Bảng 4.38: Về số thành viên, lao động chính và số người phụ thuộc trong gia đình lao động nông nghiệp (On-farm) ............................................................... 148 Bảng 4.39: Về số thành viên, lao động chính và số người phụ thuộc trong gia đình lao động làm thuê trong nông nghiệp (Off-farm) ...................................... 148 Bảng 4.40: Về số thành viên, lao động chính và số người phụ thuộc trong gia đình phi nông nghiệp (Non-farm) ...................................................................... 149 Bảng 4.41: Đơn giá tiền công và thu nhập từ các công việc làm thêm của lao động nông nghiệp (On-farm) ............................................................................. 150 Bảng 4.42: Đơn giá tiền công và thu nhập từ các công việc làm thêm của lao động làm thuê trong nông nghiệp (Off-farm) .................................................... 151 Bảng 4.43: Đơn giá tiền công và thu nhập từ các công việc làm thêm của lao động phi nông nghiệp (Non-farm) ..................................................................... 152 Bảng 4.44: Thu nhập, chi tiêu và tích lũy hộ gia đình của các nhóm lao động . 153 Bảng 4.45: Tăng trưởng bình quân (số tuyệt đối) về tích lũy hộ gia đình của các nhóm lao động ................................................................................................... 155 Bảng 4.46: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp .......................................... 156 Bảng 4.47: Vị trí ảnh hưởng của lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp (nhân tố có ý nghĩa thống kê) ........................................ 160 Bảng 4.48: Kết quả phân tích hồi quy nhu cầu việc làm của lao động làm thuê trong nông nghiệp .............................................................................................. 163 Bảng 4.49: Vị trí ảnh hưởng của lao động làm thuê trong nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp (các nhân tố có ý nghĩa thống kê)............ 166 Bảng 4.50: Tổng hợp các nhân tố có ý nghĩa thống kê ..................................... 168 xv DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Các nguồn thu nhập chủ yếu của hộ gia đình ...................................... 14 Hình 2.3: Khung khái niệm về “Hội chứng di cư” .............................................. 15 Hình 2.3: Khung phân tích về quyết định di trú .................................................. 16 Hình 2.4: Các mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ........ 17 Hình 2.5: Khung lý thuyết các nhân tố tác động đến quá trình chuyền dịch cơ cấu nghề nghiệp của nông nông Việt Nam ................................................................ 18 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................................................. 19 Hình 3.1: Đường cung lao động của một cá nhân ............................................... 33 Hình 3.2: Cầu đối với lao động của doanh nghiệp .............................................. 40 Hình 3.3: Hình tổng hợp đường cầu lao động của ngành với thị trường sản phẩm là cạnh tranh hoàn hảo ......................................................................................... 41 Hình 3.4: Thuê lao động trong hộ gia đình nông dân .......................................... 45 Hình 3.5: Thuê lao động ngoài hộ gia đình nông dân ......................................... 45 Hình 3.6: Khung lý thuyết nghiên cứu tổng quát ................................................ 66 Hình 3.7: Tiến trình nghiên cứu của đề tài .......................................................... 67 Hình 4.1: Bản đồ hành chính của thành phố Cần Thơ ........................................ 82 Hình 4.2: Tỷ lệ giới tính lao động nông thôn ...................................................... 91 Hình 4.3: Công việc chính của người lao động nông thôn .................................. 96 Hình 4.4: Thực trạng về thất nghiệp và việc làm của người lao động nông thôn 97 Hình 4.5: Thu nhập của người lao động nông thôn ........................................... 104 Hình 4.6: Thu nhập của lao động nông nghiệp.................................................. 104 Hình 4.7: Thu nhập của lao động làm thuê trong nông nghiệp ......................... 106 Hình 4.8: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ..................................................... 108 Hình 4.9: Hiệu quả chương trình đào tạo nghề ................................................. 110 Hình 4.10: Số người phụ thuộc trung bình ........................................................ 112 Hình 4.12: Thực trạng về hỗ trợ vay vốn .......................................................... 115 Hình 4.13: Hiện trang đất của người lao động nông thôn ................................. 117 Hình 4.14: Nhu cầu chuyển dịch việc làm của người lao động nông nghiệp .... 123 Hình 4.15: Nhu cầu chuyển dịch việc làm của người lao động làm thuê trong nông nghiệp ....................................................................................................... 125 Hình 4.16: Các chính sách của địa phương tại khu vực nông thôn ................... 133 xvi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB ĐBSCL DVTM FDI FGD GAP GDP ILO KIP LĐTB&XH NGO NQ-CP NQ-TƯ NTM ODA PRA QĐ-TTg TTLT UBND UN USD WB WTO Asia Development Bank- Ngân hàng Phát triển Á châu Đồng bằng sông Cửu Long Dịch vụ Thương mại Foreign Direct Investment - đầu tư trực tiếp nước ngoài Focus Group Discussion- Thảo luận nhóm Good Agricultural Practices- thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Gross Domestic Product- tổng sản phẩm trong nước International Labor Organization- Tổ chức Lao động Thế giới Key Informants Panel- Người am hiểu Lao động - Thương binh và Xã hội Non-Governmental Organizations - các tổ chức phi Chính phủ Nghị quyết-Chính phủ Nghị quyết Trung ương Nông thôn mới Official Development Assistance- nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Participantory Rural Appraisal- Đánh giá nông thôn có sự tham gia Quyết định Thủ tướng Thông tư Liên tịch Ủy ban Nhân dân United Nation - Liện hiệp quốc United States Dollar - đôla Mỹ ($) World Bank- Ngân hàng thế giới World Trade Organization- Tổ chức Thương mại Thế giới xvii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Trong Chương 1, các nội dung được trình bày như sau: giới thiê ̣u tổ ng quan; mu ̣c tiêu nghiên cứu; câu hỏi trong nghiên cứu; giả thuyế t nghiên cứu; đối tượng - phạm vi trong nghiên cứu; giới hạn nội dung trong nghiên cứu; đóng góp của nghiên cứu. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Năm 2016, dân số nông thôn của Việt Nam là 92,70 triệu người dân số nam là 45,75 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ là 46,95 triệu người, chiếm 50,6%; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ thương mại chiếm 33,4%; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%. Dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển dẫn đến hiệu quả không cao; với số lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, trong đó khu vực nông thôn là 2,10% (Niên giám Thống kê, 2017). Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề lao động việc làm trong khu vực nông nghiệp theo hướng phát triển nguồn lao động nông thôn là có tay nghề cao và thông thạo lý thuyết, kỹ năng thực hiện công việc thành thạo, có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc, lao động nông thôn cần được rèn luyện để linh hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi các nhà khoa học, nhà quản lý, gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. Để 1 đảm bảo phát triển nền nông nghiệp vững chắc thì yếu tố nguồn lực con người là quan trọng, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp để sử dụng nguồn lực lao động nói chung và năng lực của lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, góp phần cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Lao động và việc làm luôn là một trong những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, là mối quan tâm của toàn thể nhân loại nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Do đó, làm thế nào để người lao động nông thôn có thể tìm kiếm việc làm tốt nhất hoặc chuyển đổi công việc tốt hơn? Là vấn đề cần có sự quan tâm và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và địa phương có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người lao động có việc làm và chủ động tiếp cận với việc làm, nhằm tạo ra nguồn thu nhập ổ định cho bản thân và gia đình. Thời gian qua thành phố Cần Thơ đã có sự chuyển dịch cơ cấu dân số từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (năm 2005 là 64,5% - 35,5%, năm 2010 là 30,1% - 69,9%, năm 2015 là 25,2% - 74,8%), do quá trình đô thị hóa, hình thành các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, nên xảy ra tình trạng đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, một bộ phận người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lực lượng lao động nông nhàn dư thừa, lao động thất nghiệp. Vì vậy, người lao động nông thôn phải chuyển đổi việc làm là một điều tất yếu, nhằm cải thiện thu nhập cho bản thân người lao động và hộ gia đình. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện (Hồ Thị Diệu Ánh, 2015; Dương Ngọc Thành, 2015; Trần Thị Minh Phương và Nguyễn Thị Minh Hiền, 2014; Phạm Ngọc Nhàn, 2015; Rocheleau và Field-juma, 1988; Woldehanna, 2002; Howard và Swidinsky, 2000; Stifel, 2010) nhằm đề xuất các giải pháp để giải quyết việc làm lao động, trên cơ sở phân tích và chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của người lao động nông thôn như: trình độ học vấn, đào tạo nghề, tuổi, giới tính, thu nhập, chính sách. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả vừa nêu chưa làm rõ nhu cầu của bản thân người lao động mong muốn có việc làm, đang là vấn đề thực tế cần được nghiên cứu, 2 nhằm tìm rõ thêm những nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch lao động theo nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được tốt hơn và hiệu quả trong giai đoạn phát triển của thành phố Cần Thơ. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn thành phố nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền của mỗi địa phương ở từng cấp của thành phố. Áp lực lao động và việc làm ngày càng tăng, nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề thời sự. Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề việc làm của người lao động nông thôn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), và từ thực trạng trên đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cầ n Thơ” được lựa chọn nghiên cứu. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu các cơ sở lý luận về nhu cầu, việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn để tìm ra điểm mới trong nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn, đồng thời đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn. (2) Đánh giá thực trạng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn (trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thuê trong nông nghiệp) trên địa bàn thành phố Cần Thơ. (3) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên điạ bàn thành phố Cầ n Thơ. (4) Đề xuấ t các giải pháp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 3 1.4 CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Cơ sở lý luận về nhu cầu việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn như thế nào? - Thực trạng về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn theo đối tượng (lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp) tại thành phố Cần Thơ được đánh giá như thế nào? - Nhân tố nào có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên điạ bàn thành phố Cầ n Thơ? - Giải pháp nào cần được thực hiện nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu việc làm trong thời gian tới? 1.5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Không có sự khác biệt giữa thực trạng nhu cầu việc làm giữa các nhóm đối tượng lao động trong nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ. - Không có nhân tố nào ảnh hưởng đến việc chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp theo nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên điạ bàn thành phố Cầ n Thơ. - Không có sự thay đổi lớn trong lao động nông nghiệp và lao động làm thuê trong nông nghiệp khi chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp theo nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn. 1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.6.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án này là nhu cầu việc làm của bản thân người lao động được hình thành trong khu vực nông nghiệp và theo từng đối tượng lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nhằm giải quyết tính thỏa mãn về nhu cầu việc làm của bản thân người lao động. Theo đó, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động theo nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn của từng đối tượng lao động nông 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan