Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải phá...

Tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở thành phố cần thơ

.PDF
124
266
61

Mô tả:

Luận Văn Tốt Nghiệp MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU -------------------------------------------------- 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------- 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ----------------------------------------------------- 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ---------------------------------------------- 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------- 3 1.2.1. Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------- 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể--------------------------------------------------------------- 3 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ---------------------------------------------------- 3 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ---------------------------------------------- 3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 4 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------- 4 1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 4 1.4.2. Thời gian nghiên cứu ------------------------------------------------------- 4 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------- 4 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------------4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU---------------------------------------- 6 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN--------------------------------------------------------- 6 2.1.1. Các khái niệm cơ bản trong du lịch --------------------------------------- 6 2.1.3. Du lịch sinh thái bền vững ------------------------------------------------ 11 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------------------- 12 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ------------------------------------- 12 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu --------------------------------------------- 12 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu -------------------------------------------- 13 2.2.4. Khung nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 20 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 2 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TRANG CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ--------------------------------------------21 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - Xà HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DLST TP.CT -------------- 21 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ---------------------------------------- 21 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn-------------- 24 3.1.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội ------------------ 26 3.1.4. Đánh giá chung các điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch sinh thái Thành Phố Cần Thơ ------------------------------------------- 28 3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CHỦ YẾU TẠI TP.CẦN THƠ ---------- 29 3.2.1. Du lịch sinh thái ------------------------------------------------------------ 29 3.2.2. Du lịch văn hóa ------------------------------------------------------------- 33 3.2.3. Du lịch MICE --------------------------------------------------------------- 33 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP.CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 -------------------------------------- 34 3.3.1. Số liệu thống kê về du khách---------------------------------------------- 34 3.3.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch -------------------------------------------- 37 3.3.3. Cơ sở vật chất du lịch ------------------------------------------------------ 38 3.3.4. Lao động ngành ------------------------------------------------------------- 39 3.3.5. Đầu tư phát triển ------------------------------------------------------------ 40 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SẢN PHẨM DLST Ở TP. CẦN THƠ --------------------42 4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DU KHÁCH -------------------------------------- 42 4.1.1. Giới tính---------------------------------------------------------------------- 42 4.1.2. Độ tuổi của du khách------------------------------------------------------- 42 4.1.3. Nơi ở của du khách --------------------------------------------------------- 43 4.1.4. Thu nhập --------------------------------------------------------------------- 44 4.1.5. Nghề nghiệp ----------------------------------------------------------------- 45 4.1.6. Trình độ học vấn------------------------------------------------------------ 45 4.1.7. Thói quen đi du lịch -------------------------------------------------------- 46 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 3 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TRANG 4.2. THỊ HIẾU VÀ QUAN NIỆM CỦA DU KHÁCH VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI --------------------------------------- 52 4.2.1. Lý do quan trọng nhất mà du khách chọn tham quan du lịch ở CT-- 52 4.2.2. Các hoạt động du khách thích nhất khi đến du lịch tại TP.CT ------- 54 4.2.3. Quan niệm của du khách về loại hình du lịch sinh thái --------------- 55 4.3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH --------- 56 4.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu về các hoạt động --------------------------- 56 4.3.2. Khả năng đáp ứng về sức chứa tại các điểm vườn --------------------- 57 4.4. TỔNG CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH ---------------------------- 58 4.4.1. Khoảng cách giữa các vùng du lịch so với điểm đến ------------------ 58 4.4.2. Chi phí vận chuyển trung bình/khách------------------------------------ 58 4.4.3. Chi phí lưu trú trung bình/khách ----------------------------------------- 59 4.4.4. Chi tiêu tại điểm trung bình/khách --------------------------------------- 59 4.4.5. Chi phí du hành của du khách--------------------------------------------- 60 4.4.6. Cơ cấu chi phí du hành của du khách ------------------------------------ 61 4.5. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THU HÚT DU KHÁCH ĐẾN THAM QUAN DLST TẠI TP.CẦN THƠ-------------- 63 4.5.1. Nhân tố về danh tiếng ------------------------------------------------------ 64 4.5.2. Nhân tố về sự thuận tiện --------------------------------------------------- 64 4.5.3. Nhân tố về sự hưởng thụ--------------------------------------------------- 64 4.6. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN SẢN PHẨM DLST Ở TP.CT -------- 65 4.6.1. Về thắng cảnh tự nhiên ---------------------------------------------------- 66 4.6.2. Về sự thân thiện của người dân địa phương ---------------------------- 66 4.6.3. Về hướng dẫn viên --------------------------------------------------------- 67 4.6.4. Về hệ thống thông tin liên lạc--------------------------------------------- 67 4.6.5. Về điều kiện an ninh ------------------------------------------------------- 68 4.6.6. Về phong cách phục vụ của nhân viên----------------------------------- 69 4.6.7. Về an toàn vệ sinh thực phẩm--------------------------------------------- 69 4.6.8. Về sự đa dạng của nhà hàng, khách sạn --------------------------------- 70 4.6.9. Về hệ thống giao thông ---------------------------------------------------- 71 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 4 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TRANG 4.6.10. Về hàng lưu niệm, sản vật của địa phương ---------------------------- 71 4.6.11. Về tính liên kết giữa các điểm du lịch---------------------------------- 72 4.6.12. Về sự đa dạng của các hoạt động vui chơi giải trí -------------------- 73 4.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH --------------- 74 4.7.1. Đối với khách du lịch nói chung------------------------------------------ 74 4.6.2. Đối với khách địa phương ------------------------------------------------- 76 4.6.3. Đối với khách trong nước ------------------------------------------------- 77 4.6.4. Đối với khách quốc tế------------------------------------------------------ 78 4.6.5. Mức độ thỏa mãn sau khi trừ chi phí cơ hội ---------------------------- 79 4.6.6. Chi phí cơ hội của du khách----------------------------------------------- 80 4.8. PHẢN ỨNG CỦA DU KHÁCH ----------------------------------------------------81 4.8.1 Sự quay lại của du khách đối với điểm vườn du lịch sinh thái trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ------------------------------------------------- 81 4.8.2 Mức độ tuyên truyền, quảng bá của du khách --------------------------- 81 4.9. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH --------------------------------------------------------- 82 4.9.1. Những kết quả đạt được --------------------------------------------------- 82 4.9.2. Những hạn chế -------------------------------------------------------------- 84 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ---------------85 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ---------------------------------------------- 85 5.1.1. Tồn tại ------------------------------------------------------------------------ 85 5.1.2. Nguyên nhân ---------------------------------------------------------------- 85 5.2. CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP --------------------------------------------------- 88 5.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển của ngành du lịch TP.Cần Thơ --- 88 5.2.2. Những đánh giá, quan điểm, nhận xét của du khách------------------- 91 5.3. MA TRẬN SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) -------- 93 5.2.1. Điểm mạnh ------------------------------------------------------------------ 93 5.2.2. Điểm yếu--------------------------------------------------------------------- 94 5.2.3. Cơ hội ------------------------------------------------------------------------ 95 5.2.4. Thách thức ------------------------------------------------------------------- 96 5.2.5. Ma trận phân tích SWOT -------------------------------------------------- 97 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 5 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TRANG 5.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN DLST Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ --------------------- 99 5.4.1. Giải pháp khắc phục chất lượng dịch vụ sản phẩm DLST ------------ 99 5.4.2. Giải pháp nâng cao ý thức của người dân và năng lực quản lý của cán bộ------------------------------------------------- 100 5.4.3. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng --------------------------------- 100 5.4.4. Giải pháp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý --- 102 5.4.5. Giải pháp tạo ra sản phẩm đặc trưng----------------------------------- 102 5.4.6. Giải pháp để trở thành trung tâm DLST ở ĐBSCL ------------------ 107 5.4.7. Giải pháp thu hút đầu tư ------------------------------------------------ 108 5.4.8. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai -------------------- 108 5.4.9. Giải pháp quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu---------------- 108 5.5. NHỮNG TÁC ĐỘNG TRONG KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------------------------- 110 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------- 111 6.1. KẾT LUẬN --------------------------------------------------------------------- 111 6.2. KIẾN NGHỊ--------------------------------------------------------------------- 112 6.2.1. Đối với những người làm du lịch--------------------------------------- 112 6.2.2. Đối với Sở Du Lịch Thành Phố Cần Thơ ----------------------------- 112 6.2.3. Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ --------------------- 113 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 6 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp MỤC LỤC BẢNG TRANG Bảng 1. BẢNG XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ------------------------------------ 16 Bảng 2. DANH SÁCH 21 ĐIỂM VƯỜN ĐẠT TIÊU CHUẨN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ --------------------------------- 24 Bảng 3. DANH SÁCH CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ------------------ 26 Bảng 4. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ THỂ THAO - VĂN HÓA VÀ VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TP.CT ---------------------------------- 27 Bảng 5. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LƯỢNG KHÁCH TỪ 2004 – 2006 --- 35 Bảng 6. CHI TIÊU BÌNH QUÂN CỦA DU KHÁCH TỪ 2004 – 2006------ 36 Bảng 7. CƠ CẤU THU NHẬP DU LỊCH TỪ 2004 – 2006 -------------------- 37 Bảng 8. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA TP.CT---------------------------------------------- 38 Bảng 9. NƠI Ở CỦA DU KHÁCH ------------------------------------------------- 43 Bảng 10. THU NHẬP CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA---------------------------------- 44 Bảng 11. THU NHẬP CỦA KHÁCH QUỐC TẾ -------------------------------- 44 Bảng 12. NGHỀ NGHIỆP CỦA DU KHÁCH ------------------------------------ 45 Bảng 13. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA DU KHÁCH --------------------------- 46 Bảng 14. THỜI GIAN LƯU TRÚ TRUNG BÌNH CỦA DU KHÁCH ------- 47 Bảng 15. THÔNG TIN VỀ DU LỊCH CẦN THƠ-------------------------------- 49 Bảng 16. ĐẶC TÍNH CỦA DU KHÁCH TẠI TP. CẦN THƠ ----------------- 51 Bảng 17. LÝ DO DU KHÁCH CHỌN THAM QUAN Ở CẦN THƠ--------- 52 Bảng 18. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CÁC LÝ DO QUAN TRỌNG VÀO ĐỘ TUỔI DU KHÁCH ---------------------------------------------------- 53 Bảng 19. BẢNG XẾP HẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG DU KHÁCH THÍCH NHẤT KHI ĐẾN DU LỊCH TẠI TP.CT ----------------------------- 54 Bảng 20. QUAN NIỆM CỦA DU KHÁCH VỀ LOẠI HÌNH DLST---------- 55 Bảng 21. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHÁCH DU LỊCH----------- 56 Bảng 22. THỰC TRẠNG DIỆN TÍCH KHÔNG GIAN TẠI CÁC ĐIỂM VƯỜN DU LỊCH SINH THÁI ----------------------------------- 57 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 7 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TRANG Bảng 23. KHOẢNG CÁCH VÙNG DU LỊCH ----------------------------------- 58 Bảng 24. CHI PHÍ VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH / KHÁCH ---------------- 58 Bảng 25. CHI PHÍ LƯU TRÚ TRUNG BÌNH / KHÁCH ---------------------- 59 Bảng 26.CHI TIÊU TẠI ĐIỂM TRUNG BÌNH / KHÁCH --------------------- 59 Bảng 27. CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH------------------------------- 60 Bảng 28. PHƯƠNG TIỆN TIẾP CẬN ĐIỂM VƯỜN CỦA DU KHÁCH --- 60 Bảng 29. CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH CỦA DU KHÁCH------------------- 61 Bảng 30. BẢNG TÍNH ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ LÝ DO DU KHÁCH CHỌN THAM QUAN DU LỊCH Ở CẦN THƠ ------------------------------ 63 Bảng 31. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI Ở TP.CT ------------------------------------------------------------- 65 Bảng 32. SỰ PHỤ THUỘC GIỮA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ THẮNG CẢNH TỰ NHIÊN VÀ NHÓM KHÁCH ---------------------- 66 Bảng 33. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ THÂN THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN VÀO GIỚI TÍNH ------------- 67 Bảng 34. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH ---------------------------- 67 Bảng 35. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC VỚI TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ------------------------- 68 Bảng 36. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ ĐIỀU KIỆN AN NINH VÀO ĐỘ TUỔI ---------------------------------- 68 Bảng 37. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ PHONG CÁCH PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN VÀO NHÓM KHÁCH------------- 69 Bảng 38. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀO ĐỘ TUỔI ----------------------- 70 Bảng 39. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN VỚI ĐỘ TUỔI---------------- 70 Bảng 40. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀO GIỚI TÍNH ----------------------------- 71 Bảng 41. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ HÀNG LƯU NIỆM, SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG VÀO NHÓM KHÁCH ---------- 72 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 8 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TRANG Bảng 42. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ TÍNH LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐIỂM DU LỊCH VÀO NHÓM KHÁCH----------------- 72 Bảng 43. SỰ PHỤ THUỘC CỦA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, GIẢI TRÍ VÀO NHÓM KHÁCH 73 Bảng 44. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH DU LỊCH ------------------- 74 Bảng 45. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH ĐỊA PHƯƠNG------------- 76 Bảng 46. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH TRONG NƯỚC------------ 77 Bảng 47. MỨC ĐỘ THỎA MÃN CỦA KHÁCH QUỐC TẾ ------------------ 78 Bảng 48. MỨC ĐỘ THỎA MÃN SAU KHI TRỪ CHI PHÍ CƠ HỘI -------- 79 Bảng 49. CHI PHÍ CƠ HỘI BÌNH QUÂN TRÊN KHÁCH -------------------- 80 Bảng 50. CÁC LÝ DO DU KHÁCH GIỚI THIỆU VỀ DLST TP.CT -------- 82 Bảng 51. CÁC KIẾN NGHỊ ĐÓNG GÓP CỦA DU KHÁCH ----------------- 92 Bảng 52. THỜI GIAN TRỒNG TRÁI CÂY VÀ VỤ LÚA TRONG NĂM - 103 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 9 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp MỤC LỤC HÌNH TRANG Hình 1. SƠ ĐỒ MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT -------------------------------- 19 Hình 2. KHUNG NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------- 20 Hình 3. HÌNH ẢNH VỀ LÀNG DU LỊCH MỸ KHÁNH----------------------- 30 Hình 4. HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN DU LỊCH GIÁO DƯƠNG ------------------- 31 Hình 5. HÌNH ẢNH VỀ KHU DU LỊCH PHÙ SA ------------------------------ 31 Hình 6. HÌNH ẢNH VỀ VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG ----------------------------- 32 Hình 7. LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ TỪ 2004 – 2006----- 34 Hình 8. BIỂU ĐỒ GIỚI TÍNH DU KHÁCH-------------------------------------- 42 Hình 9. BIỂU ĐỒ ĐỘ TUỔI DU KHÁCH---------------------------------------- 42 Hình 10. BIỂU ĐỒ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN CỦA DU KHÁCH ------ 48 Hình 11. BIỂU ĐỒ THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH ---------------------------------- 50 Hình 12. BIỂU ĐỒ QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU ---------------------------------- 50 Hình 13. CƠ CẤU CHI PHÍ DU HÀNH CỦA KHÁCH TỰ SẮP XẾP THAM QUAN ---------------------------------------------------- 62 Hình 14. CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH------------------------ 76 Hình 15. BIỂU ĐỒ TỶ LỆ QUAY LẠI CỦA DU KHÁCH-------------------- 81 Hình 16. CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA DU KHÁCH ĐẾN CT NĂM 2010------ 89 Hình 17. MA TRẬN PHÂN TÍCH SWOT VỀ DLST Ở TP.CT --------------- 99 GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 10 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt DLST ĐBSCL TP.CT TP.HCM Tiếng Anh CPI SWOT Du lịch sinh thái Đồng Bằng sông Cửu Long Thành Phố Cần Thơ Thành Phố Hồ Chí Minh Instantaneous carrying capacity (Sức chứa thường xuyên) Strengths Weaknesses Opportunities Threats (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 11 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI Đề tài bao gồm 6 chương với nội dung chính như sau: 1) Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có nhiều cơ hội phát triển, du lịch sinh thái miệt vườn được xác định là loại hình du lịch chiến lược cho Thành Phố Cần Thơ. Mặc dù du lịch sinh thái Cần Thơ đã phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình trong ngành du lịch. Đó là bởi vì sản phẩm du lịch chưa đặc trưng, sáng tạo, đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa chuyên nghiệp, các điểm vườn còn phát triển tự phát, công tác quảng bá du lịch chưa tốt. 2) Sử dụng những phương pháp thống kê như phân tích tần số, bảng chéo, xếp hạng, để biết được thói quen, sự ưa thích và phản ứng của du khách. Phương pháp tính điểm mức độ hài lòng của du khách cho thấy du khách đã hài lòng đối với chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành Phố Cần Thơ. Việc áp dụng phương pháp Willingness To Pay đã tìm ra kết quả là du khách hoàn toàn thỏa mãn với mức độ thỏa mãn là +81.600đ (mức độ thỏa mãn của du khách so với thực chi là 11,91%); trong đó khách địa phương là 2,61%; khách trong nước là 7,55% và khách quốc tế là 14,28%. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy hai yếu tố có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn du lịch sinh thái ở Cần Thơ của khách du lịch lần lượt là yếu tố chi phí thấp và yếu tố dễ tiếp cận điểm đến. 3) Thông qua mô hình phân tích SWOT đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn như sau: các biện pháp để khắc phục chất lượng như: (1)Khai thác sản phẩm hàng lưu niệm, làng nghề, và các hoạt động đặc trưng như dạy du khách làm nón bằng lá dừa, tấm lót bằng lục bình, hoạt động hái trái cây. (2)Tạo ra sản phẩm đặc trưng dựa trên thế mạnh sông nước, chợ nổi của vùng. (3)Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. (4)Nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân; Về phát triển lâu dài là (5)Thu hút đầu tư và đầu tư vào quà lưu niệm, hoạt động vui chơi, giải trí, cơ sở vật chất giao thông đường bộ, đường thủy. (6)Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tương lai. (7)Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu bằng cách thắt chặt mối quan hệ với các công ty du lịch ở TP.HCM, Hà Nội,… và các ấn phẩm sách, báo, đĩa VCD, DVD,… thông qua các sự kiện du lịch nổi bật như Mekong festival, sự kiện năm du lịch quốc gia 2008. GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 12 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, con người ngày càng bận rộn, căng thẳng với những công việc, với những công nghệ tinh vi. Chính vì thế, để đáp ứng được với nhu cầu công việc ngày càng cao con người phải giải tỏa căng thẳng, thư giãn bằng những chuyến đi du lịch, những chuyến đi dã ngoại cùng với người thân hay bạn bè. Du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người trên khắp thế giới. Loại hình du lịch sinh thái được chú trọng phát triển nhất bởi các đặc trưng độc đáo như: đem con người sống gần gũi với thiên nhiên, tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp cho các thành phố, khu vực, và có được sự phát triển bền vững. Ở Việt Nam, du lịch sinh thái chỉ mới phát triển vào thời gian gần đây, nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, bởi Việt Nam là một đất nước có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái như: nguồn tài nguyên núi đá vôi, nguồn tài nguyên rừng, và đặc biệt là nguồn tài nguyên về sông ngòi, kênh rạch và các vườn cây ăn trái có rất nhiều ở ĐBSCL. Các khu du lịch, các điểm, vườn du lịch sinh thái liên tục được xây dựng để phục vụ nhu cầu cho du khách không chỉ quốc tế mà còn cho cả du khách nội địa. Các dịch vụ tại đây đều mang đậm các đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, nhưng cũng mang tính hiện đại; tất cả đều mang lại cho du khách cảm giác thư giãn, thoải mái thật sự. Tuy nhiên, do việc xây dựng và phát triển các khu du lịch này chưa hợp lý nên hầu hết các khu này không tạo được sự khác biệt làm cho khách cảm thấy nhàm chán khi đến tham quan từ hai nơi trở lên. Đồng thời chất lượng dịch vụ cũng ngày càng kém đi do sự đào tạo và quản lý không tốt. Việc phát triển mô hình du lịch sinh thái tại Thành Phố Cần Thơ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn nhằm bảo tồn và phát huy tài nguyên thiên nhiên và những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp cho thế hệ trẻ cũng như du khách quốc tế hiểu được đời sống của người dân vùng đồng bằng sông nước Cửu Long mà ông cha ta đã tích lũy qua hàng ngàn năm . GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 13 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp Bên cạnh đó, năm 2008 là năm du lịch quốc gia được tổ chức tại TP Cần Thơ với chủ đề: “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Đây cũng chính là một thách thức to lớn đặt ra cho ngành du lịch của Thành phố Cần Thơ. Chính vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn và các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành phố Cần Thơ”. Em mong muốn tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng giảm sút, qua đó đề xuất một số biện pháp khắc phục và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1. Căn cứ khoa học Mô hình du lịch sinh thái ở Việt Nam ngày càng được các chuyên gia về du lịch quan tâm hơn. Bởi nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và dồi dào ở Việt Nam rất thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái này. Theo GS.TS Võ Quý, Đại học Quốc gia Hà Nội, người từng đoạt giải thưởng “Hành tinh xanh”, nhận định: “Rồi đây, du lịch sinh thái ngày càng phát triển. Xu thế mọi người là tìm đến thiên nhiên, những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ” [theo www2.vietnamnet.vn]. Còn theo Giáo sư Ross Dowling, ủy viên hội đồng Tổ chức Du lịch Ấn Độ Dương (IOTO), đã khẳng định “Du lịch sinh thái đang phát triển rầm rộ trên thế giới và đây là một cơ hội lớn cho việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam” tại hội thảo "Phát triển ngành công nghiệp du lịch VN" [theo Tuổitrẻ Online]. Chính vì vậy, loại hình du lịch sinh thái cần thiết phải được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn, để phát triển tốt hơn ở ĐBSCL mà cụ thể là ở TP. Cần Thơ. 1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn Xét về mặt thực tiễn, Cần Thơ là trung tâm du lịch sinh thái vùng Đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ, rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch này, tuy nhiên do sản phẩm còn tương đối nghèo nàn và trùng lắp với các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Tiền Giang,… nên không tạo được sự khác biệt. Do đó, nhiều du khách đã không muốn trở lại các điểm du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ mà họ đã đến. GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 14 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược của các chuyên gia trong ngành du lịch, loại hình du lịch này càng được quan tâm hơn, và biểu hiện là chương trình năm du lịch quốc gia 2008 “Miệt vườn sông nước Cửu Long” sẽ được tổ chức tại Cần Thơ với nhiều chính sách ưu đãi đã tạo ra một cơ hội lớn cho loại hình du lịch này. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ và tìm ra các giải pháp phát triển cho du lịch sinh thái TP.CT là một trong những vấn đề cấp thiết cần sớm thực hiện. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch sinh thái đã được khai thác ở Thành Phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ. Để tiện cho việc diễn giải trong bài Luận Văn, thuật ngữ “chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn” sẽ được viết ngắn gọn là “chất lượng du lịch sinh thái”. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Đánh giá chất lượng du lịch sinh thái thông qua sự hài lòng của du khách. + Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ. + Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định + Khách du lịch hài lòng nhiều về sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn ở TP.Cần Thơ. ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp tính điểm hài lòng của du khách. + Khách du lịch rất thoả mãn với mức chi phí phải chi ra khi du lịch tại TP.Cần Thơ. ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp Willingness To Pay + Yếu tố có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và chi phí thấp là hai nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lựa chọn du lịch sinh thái ở Cần Thơ của khách du lịch. ª Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố. GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 15 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: là những câu hỏi chính mà chúng ta sẽ trả lời được sau khi nghiên cứu. Gồm có 3 câu hỏi sau: 1) Các nhân tố chi phí đi lại, thu nhập, các điều kiện kinh tế xã hội của du khách có ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của du khách như thế nào? 2) Giá trị kinh tế hàng năm từ du lịch tại các điểm nghiên cứu là bao nhiêu? 3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn sàng chi trả của du khách? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là trong phạm vi Thành Phố Cần Thơ chủ yếu là nơi có các điểm và các khu du lịch sinh thái. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ ngày 02.04.2007 kể từ khi tiến hành thu thập số liệu cho đến khi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu vào ngày 20.05.2007. Số liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu từ năm 2004 – 2006. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu + Ý kiến, thói quen và sự lựa chọn của du khách . + Ý kiến và sự sẵn sàng đón tiếp của những người làm du lịch. + Chất lượng các dịch vụ của sản phẩm du lịch được khai thác ở Cần Thơ. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU œ Tác giả Huỳnh Nhựt Phương – Cần Thơ, tháng 06/2005 – Du lịch sinh thái và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thành Phố Cần Thơ Thông qua các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Willingness To Pay, phương pháp xếp hạng, tác giả đã tìm hiểu được những yếu tố bị tác động xung quanh sự thay đổi giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm và các nguyên nhân tạo nên tính thời vụ của du lịch sinh thái từ đó đề ra các biện pháp hạn chế tính thời vụ trong du lịch sinh thái. œ Tác giả Dương Quế Nhu – Cần Thơ, tháng 06/2004 - Đánh giá mức thỏa mãn nhu cầu khách quốc tế của du lịch Cần Thơ và một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Cần Thơ Tác giả đã vận dụng chủ yếu phương pháp phân tích Travelling Cost và phương pháp So Sánh Lợi Ích Chi Phí để đánh giá mức thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch quốc tế. GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 16 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp œ Tác giả Phạm Thị Ngọc – TP.HCM, năm 2004 – Góp phần định hướng quy hoạch du lịch sinh thái vùng ĐBSCL Tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và thực hiện việc đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái. Tạo cơ sở khoa học cho các đề xuất định hướng thiết kế và quy hoạch lãnh thổ du lịch sinh thái bền vững bằng cách sử dụng các phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên (chồng xếp bản đồ, nhân tố trội, xác định ranh giới) và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái vùng ĐBSCL (quy hoạch các tuyến, cụm, điểm du lịch sinh thái; xác định ranh giới giữa các đơn vị du lịch sinh thái; nghiên cứu quy hoạch du lịch sinh thái theo quan điểm hệ thống và sinh thái phát triển). ª Kết luận: Nhìn chung những nghiên cứu trên chỉ nói đến việc tìm hiểu về tính thời vụ, mức độ thỏa mãn của khách quốc tế và việc quy hoạch du lịch sinh thái cho phù hợp nhưng chưa đánh giá sâu hơn về chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho mô hình du lịch sinh thái miệt vườn ở Thành Phố Cần Thơ phát triển bền vững và đạt hiệu quả hơn nữa. GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 17 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN Nhằm mục đích lượng hóa dữ liệu và tổng hợp các thông tin phục vụ cho việc đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách với số mẫu phỏng vấn tương đối lớn, ta sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó ta cũng áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải thích các nguyên nhân làm cho du khách chưa hài lòng đối với chất lượng du lịch sinh thái ở TP.Cần Thơ. 2.1.1. Các khái niệm cơ bản trong du lịch Theo Luật Du Lịch của Việt Nam ban hành ngày 01.01.2006, ta có các định nghĩa về du lịch như sau: 1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến + Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. + Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 3. Du khách (Excursionist): Là người từ nơi khác đến nhằm thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống,… 4. Khách tham quan (Visitor): Là người đến với mục đích nâng cao nhận thức tại chỗ có kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất hay dịch vụ, song không lưu lại qua đêm tại một cơ sở lưu trú nào của ngành du lịch. 5. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 18 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 6. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. 7. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. 8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. 10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. 11. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 12. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. 13. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 14. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. 15. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. 16. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 17. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 19 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp 2.1.2. Các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau, ở đây em xin căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình du lịch sau: 2.1.2.1. Du lịch chữa bệnh Ở loại hình này, khách đi du lịch do nhu cầu điều trị bệnh tật và nghĩ dưỡng. Du lịch nghĩ dưỡng được phân thành: a) Chữa bệnh bằng khí hậu b) Chữa bệnh bằng nước khoáng b) Chữa bệnh bằng bùn b) Chữa bệnh bằng hoa quả b) Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt bằng sữa ngựa) 2.1.2.2. Du lịch nghỉ ngơi, giải trí Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày. Có thể phân thành các loại như sau: a) Công viên giải trí b) Casino c) Nhà hát và quán rượu 2.1.2.4. Du lịch thể thao a) Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao. Du lịch thể thao chủ động bao gồm: + Du lịch leo núi + Du lịch săn bắn + Du lịch câu cá + Du lịch tham gia các loại thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, trượt tuyết, … b) Du lịch thể thao thụ động: Những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội thể thao olympic GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 20 X SVTH: Trương Minh Trí Luận Văn Tốt Nghiệp 2.1.2.5. Du lịch văn hóa Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân từ mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng với các phong tục, tập quán của đất nước du lịch. Du lịch văn hoá phân làm 2 loại: a) Du lịch văn hoá với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này thường đi với mục đích đã định sẵn. Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia. b) Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người ham thích kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình 2.1.2.6. Du lịch công vụ hay du lịch MICE (Meeting Incentive Conference Event - hội họp, khen thưởng, hội nghị, triễn lãm) Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách du lịch đi tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỹ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ, các cuộc triễn lãm, hội chợ. 2.1.2.7. Du lịch thương gia Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng, … 2.1.2.8. Du lịch tôn giáo Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau 2.1.2.9. Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang, … 2.1.2.10. Du lịch quá cảnh Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong thời gian ngắn để đến nước khác 2.1.2.11. Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái còn được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như là: y Du lịch thiên nhiên (Natural Tourism) y Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-Based Tourism) GVHD: Võ Hồng Phượng W Trang 21 X SVTH: Trương Minh Trí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan