Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá giống sắn và hiệu quả của phân bón trên đồng ruộng của nông dân tại huy...

Tài liệu đánh giá giống sắn và hiệu quả của phân bón trên đồng ruộng của nông dân tại huyện yên bình, tỉnh yên bái năm 2014

.PDF
86
28
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THÙY TRANG ĐÁNH GIÁ GIỐNG SẮN VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN TRÊN ĐỒNG RUỘNG CỦA NÔNG DÂN TẠI HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THÙY TRANG ĐÁNH GIÁ GIỐNG SẮN VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN TRÊN ĐỒNG RUỘNG CỦA NÔNG DÂN TẠI HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI NĂM 2014 Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Thị Thùy Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có củ (viện Cây lương thực và Cây thực phẩm), Trường Đại học nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ và nhân dân huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths: Nguyễn Trọng Hiển – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ và GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sau Đại học; Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm giúp đỡ và tạp điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày 20 tháng 10 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thùy Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. .....i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ....ii MỤC LỤC .............................................................................................................. ...iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... ...vi DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... ..vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. ..1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... ..1 2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... ..1 3. Yêu cầu đề tài ....................................................................................................... ..2 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. ..2 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. ..2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... ..3 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam ........................... ..3 1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ............................................. ..3 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam .............................................. ..5 1.2. Những thành tựu trong chọn tạo giống sắn trên thế giới và việt nam ............... 9 1.2.1. Những thành tựu trong chọn tạo và phát triển giống sắn trên thế giới .......... 9 1.2.1.1. Các phương pháp chọn tạo giống sắn đang được áp dụng hiện nay ........... 9 1.2.1.2. Thành tựu về chọn tạo và phát triển giống sắn trên thế giới. ...................... 11 1.2.1.3. Thành tựu về chọn tạo và phát triển giống sắn ở Việt Nam ....................... 13 1.2.1.4. Một số giống sắn phổ biến ở Việt Nam. ..................................................... 14 1.3. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây sắn trên thế giới và việt nam.................. 15 1.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây sắn trên thế giới ............................ 15 1.3.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây sắn ở Việt Nam ............................ 17 1.4. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng sản xuất sắn tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................................................ 21 1.4.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất sắn ..................................................................................................................... 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 1.4.2. Tình hình sản suất sắn trên địa bàn tỉnh Yên Bái và quy hoạch phát triển sắn tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................................ 22 1.4.2.1. Tình hình sản xuất cây sắn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................ 22 1.4.2.2. Tình hình chế biến, tiêu thụ sắn trên địa bàn tỉnh Yên Bái. ........................ 23 1.4.2.3. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển sắn nguyên liệu trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ............................................................................................ 24 Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26 2.1. Vật liệu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu .................................................... 26 2.1.1. Thí nghiệm so sánh và đánh giá 07 giống sắn tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái năm 2014 ........................................................................................................... 26 2.1.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống sắn SA 21-12tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái năm 2014 .......................................................................................................................... 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 28 2.3.1. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 28 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 30 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 31 3.1. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm đánh giá giống sắn tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái ..................................................................................................................... 31 3.1.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 7 giống sắn tham gia thí nghiệm ........ 31 3.1.2. Một số chỉ tiêu nông học của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................. 32 3.1.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm ...................................................................................................................... 35 3.1.4. Năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm .................. 38 3.1.5. Hiệu quả kinh tế của các giống sắn tham gia thí nghiệm............................... 40 3.1.6. Đánh giá của người nông dân về các giống sắn tham gia thí nghiệm ............ 41 3.2. Các kết quả nghiên cứu tổ hợp phân bón đối với giống sắn Sa 21-12 tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái, năm 2014......................................................................... 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn Sa 21-12 ................................................................................................... 43 3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn Sa 21-12……..44 3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn Sa 21-12 ............ 45 3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn Sa 21-12 ................................................. 47 3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của giống sắn Sa 21-12.................................................................................................................... 50 3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống sắn Sa 21-12 .................................................................................................................................. 52 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 54 1. Kết luận ................................................................................................................ 54 2. Đề nghị ................................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt II. Tài liệu tiếng Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CATAS : Học Viện Cây trồng Nhiệt đới Nam Trung Quốc CIAT : Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CTCRI : Viện Nghiên cứu Cây có củ CTTN : Công thức thí nghiệm Đ/C : Đối chứng FAO : Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc GSCRI : Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây Trung Quốc HSTH : Hệ số thu hoạch IFPRI : Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới IITA : Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới MARIF : Viện Nghiên cứu Cây Lương thực Marlang - Indonexia NLSH : Năng lượng sinh học NSCK : Năng suất củ khô NSCT : Năng suất củ tươi NSSVH : Năng suất sinh vật học NSTL : Năng suất thân lá TLCK : Tỷ lệ chất khô TLTB : Tỷ lệ tinh bột TTDI : Viện Nghiên cứu và phát triển Tinh bột Sắn Thái Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 2013............................................................................................................ 3 Bảng 1.2. Buôn bán sắn toàn cầu 2006-2009 .............................................................. 4 Bảng 1.3. Trung Quốc nhập khẩu sắn lát năm 2009 ................................................... 4 Bảng 1.4: Diện tích sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010 - 2014 .................... 6 Bảng 1.5: Năng suất sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014 ..................... 7 Bảng 1.6: Sản lượng sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014. ................... 7 Bảng 1.7: Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn .................... 9 Bảng 1.8: Nguồn gốc và đặc tính chính của 8 giống sắn phổ biến ở Việt Nam .............. 14 Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 7 giống sắn .......................... 31 Bảng 3.2: Chỉ tiêu nông học của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ...................... 32 Bảng 3.3: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................................................................................. 35 Bảng 3.4: Năng suất củ khô và tinh bột của các giống sắn tham gia thí nghiệm............. 38 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................... 40 Bảng 3.6: Đánh giá và sự lựa chọn của người dân về các giống sắn tham gia thí nghiệm ................................................................................................ 42 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng ......................... 43 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của .............................. 45 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá ...................................... 46 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn Sa 21-12 .............. 47 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chất lượng của giống sắn Sa 21-12 ................................................................................... 50 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống sắn Sa 21-12 ............................................................................................. 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của các giống tham gia thí nghiệm…………………………...………………………..35 Hình 3.2. Biểu đồ năng suất củ khô, năng suất tinh bột của giống sắn tham gia thí nghiệm.....................................................................................................................38 Hình 3.3. Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các giống sắn tham gia thí nghiệm…....…41 Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn Sa 21-12……………………..……48 Hình 3.5. Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất củ khô, năng suất tinh bột của giống sắn Sa 21-12…………………………………………………..51 Hình 3.6. Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống sắn Sa 21-12…………………………………………………………………..…...53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, được trồng trên những vùng đất nghèo, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm sóc. Hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Hiện nay ở Việt Nam, sắn không những là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột cũng như thức ăn gia súc với sản phẩm khá đa dạng và phong phú. Sắn còn là cây dùng để làm nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol. Tuy vậy năng suất sắn tại nhiều địa phương ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất của các giống sắn mới. Để phục vụ cho chiến lược phát triển sắn bền vững ở Việt Nam, Trong chương trình nghiên cứu toàn cầu về cây có củ (Roots), cây lấy rễ (Tubers) và chuối (Bananas), gọi tắt là chương trình RTB do Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (Consultative Group on International Research - CGIAR), chủ yếu gồm Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Viện Quốc tế về Nông nghiệp Nhiệt đới (IIAT) cùng với các đối tác toàn cầu của Pháp thực hiện tại 2 xã Vĩnh Kiên và Phúc An (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái), trực tiếp do CIAT quản lý với những can thiệp về kỹ thuật công nghệ sản xuất sắn cũng như sử dụng sản phẩm chế biến từ sắn củ tươi. Đã tiến hành nghiên cứu về giống và hiệu quả sử dụng phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của các dòng giống sắn. Với những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá giống sắn và hiệu quả của phân bón trên đồng ruộng của nông dân tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái năm 2014”. 2. Mục tiêu đề tài Nhằm lựa chọn được giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu. Giúp người dân địa phương lựa chọn giống sắn mà họ thấy phù hợp với nhu cầu tại địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 Xác định tổ hợp phân bón thích hợp đối với giống sắn mới có triển vọng Sa 2112 đạt năng suất và chất lượng cao. 3. Yêu cầu đề tài So sánh các đặc điểm sinh trưởng, phát triển cuối cùng trước khi thu hoạch của các giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống tham gia thí nghiệm. So sánh các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống sắn Sa 21-12 ở các mức bón phân khác nhau. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn Sa 21-12. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm nhằm đánh giá và lựa chọn được giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương và điều kiện sinh thái tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn Sa 21-12 để xác định được tổ hợp phân bón thích hợp đối với giống sắn mới có triển vọng Sa 21-12 đạt năng suất và chất lượng cao và nâng cao thu nhập cho người dân. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đây là công trình nghiên cứu đánh giá giống sắn và hiệu quả của phân bón trên đồng ruộng của nông dân nhằm chọn được giống sắn mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương và xác định được tổ hợp phân bón thích hợp đối với giống sắn mới có triển vọng Sa 21-12 đạt năng suất và chất lượng cao để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới Trong những năm gần đây cây sắn trên thế giới đã tăng nhanh cả về diện tích và năng suất do đó làm tăng sản lượng lên nhanh từ năm 1995 trở lại đây. Nhìn vào bảng 1.1, chúng ta nhận thấy tình hình sản xuất sắn của thế giới từ năm 1995 - 2013 đã tăng lên nhanh chóng, với diện tích năm 1995 đạt 16,46 triệu ha tăng lên 20,73 triệu ha năm 2013. Năng suất cũng tăng lên đáng kể, năm 1995 năng suất trung bình đạt 9,87 tấn/ha, tăng lên 13,35 tấn/ha. Do đó sản lượng sắn trên thế giới cũng tăng lên đáng kể từ 162,48 triệu tấn năm 1995 lên 276,72 triệu tấn năm 2013. Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của thế giới từ năm 1995 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lƣợng (Triệu ha) (tấn/ha) (Triệu tấn) 1995 16,46 9,87 162,48 2000 17,00 10,38 176,53 2005 18,42 11,18 205,89 2010 18,46 12,43 229,54 2011 20,46 12,79 261,76 2012 20,82 12,92 269,12 2013 20,73 13,35 276,72 Năm Nguồn: FAOSTAT, 2015[20] Về xuất nhập khẩu sắn trên thế giới cho thấy: Tổng lượng buôn bán sắn toàn cầu năm 2009 khoảng 12 triệu tấn sản phẩm. Trong đó tinh bột và bột sắn 4,65 triệu tấn, sắn lát và sắn viên 7,80 triệu tấn (Bảng 1.2). Thái Lan là nước xuất khẩu chính chiếm hơn 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu. Việt Nam là nước xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn đứng thứ hai sau Thái Lan (IITA, 2009; FAO, 2009). Trung Quốc là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 thị trường tiêu thụ lớn về nguyên liệu sắn làm cồn với mức nhập khẩu hiện tại trên 3,50 triệu tấn sắn lát và sắn viên, 1,15 triệu tấn tinh bột và bột sắn tương đương trên 12 triệu tấn sắn củ tươi. Bảng 1.2. Buôn bán sắn toàn cầu 2006-2009 Đơn vị tính: Triệu tấn Thị trƣờng sắn 2006 20081) 2007 20091) Xuất khẩu sắn toàn cầu 10,245 10,922 9,150 Tinh bột và bột sắn 4,852 4,686 4,265 Thái Lan 4,616 4,416 3,963 Việt Nam và nước khác 0,236 0,269 0,302 Sắn lát và sắn viên 5,629 6,506 5,187 Việt Nam 1,041 1,317 2,000 Thái Lan 4,348 4,824 2,848 Indonesia 0,132 0,210 0,170 Các nước khác 0,108 0,156 0,169 1) Số liệu 2008 và 2009 là ước lượng. Bảng 1.3. Trung Quốc nhập khẩu sắn lát năm 2009 12,118 4,651 4,316 0,335 7,802 4,000 3,450 0,160 0,191 Đơn vị tính: Tấn Tháng 1 259.886 145.530 89.223 25.133 0 Các nƣớc khác 0 Tháng 2 344.823 149.787 185.408 9.055 0 0 Tháng 3 581.164 196.733 382.441 Tháng 4 686.062 253.379 432.200 Tháng 5 564.353 250.451 Tháng 6 420.310 Tháng 7 Tháng Tổng số Thái Lan Việt Nam Indonesia 1.920 70 0 350 133 313.868 0 0 34 237.863 182.397 0 0 50 513.421 354.192 159.229 0 0 0 Tháng 8 471.532 369.218 102.314 0 0 0 Tháng 9 522.240 452.406 51.206 18.628 0 0 Tháng 10 533.645 472.365 48.374 12.906 0 0 Tháng 11 505.113 453.794 18.154 33.165 0 0 Tháng 12 616.875 526.944 45.746 44.185 0 0 143.072 2.270 287 Tổng cộng 6.019.424 3.862.662 2.010.560 0 Lào Nguồn: Dẫn theo tài liệu Hoàng Kim và cộng sự 2010 [23] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI) đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2 %, làm thức ăn gia súc là 4,4 %. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993 - 2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3 %, so với châu Phi là 2,44 % và châu Á là 0,84 - 0,96 %. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ (Hoàng Kim, 2011) [9]. 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam Ở Việt Nam, sắn là cây trồng quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn được trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái, năm 2014 tổng diện tích đạt 551.100 ha với sản lượng 10.195.350 triệu tấn. Trong đó chủ yếu tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên: Diện tích sắn lớn nhất cả nước, năm 2014 diện tích sắn đạt 152.200 ha (chiếm 27,60 % diện tích cả nước), năng suất 17,6 tấn/ha, sản lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 đạt 2.678.720 tấn củ tươi (chiếm 26,27 % sản lượng sắn toàn quốc). Tập trung ở các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ: đây là hai vùng có diện tích trồng sắn lớn, với diện tích năm 2014 của hai vùng này đạt 170.100 ha (chiếm 30,86 % diện tích trồng sắn cả nước), năng suất đạt 18,20 tấn/ha và sản lượng đạt 2.977.900 tấn củ tươi (chiếm 29,20 % sản lượng sắn cả nước). Diện tích trồng sắn nhiều nhất là các tỉnh: Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên. Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Năm 2014, diện tích đạt 118.500 ha (chiếm 21,50 % diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất thấp nhất trong các vùng chỉ đạt 12,82 tấn/ha, sản lượng đạt 1.519.170 tấn củ tươi (chiếm 14,90% sản lượng sắn toàn quốc). Trong đó, diện tích trồng nhiều nhất là các tỉnh: Sơn La, Yên Bái và Hòa Bình. Đông Nam Bộ là vùng có năng suất sắn bình quân cao nhất cả nước, diện tích sắn liên đạt 97.700 ha (chiếm 17,73 % diện tích trồng sắn toàn quốc), năng suất đạt 27,7 tấn/ha, sản lượngđạt 2.706.290 tấn củ tươi (chiếm 26,54 % sản lượng sắn toàn quốc). Diện tích sắn tập trung ở các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Bảng 1.4: Diện tích sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010 - 2014 Đơn vị: Nghìn ha Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 7,3 6,9 6,9 6,6 6,3 Trung du miền núi phía Bắc 104,6 112,6 117,2 117,2 118,5 Bắc Trung Bộ 58,8 65,3 63,9 61,9 63,1 Duyên hải nam trung bộ 96,2 116,7 118,5 119,2 107,0 Tây Nguyên 133,2 158,8 150,5 147,6 152,2 Đông Nam Bộ 90,1 99,5 96,0 92,5 97,7 ĐB sông Cửu Long 6,0 6,4 6,5 6,3 6,3 496,0 558,4 551,9 544,1 551,1 Vùng Đồng bằng sông Hồng Tổng cộng Cục trồng trọt-BNN&PTNT[2] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Bảng 1.5: Năng suất sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014 Đơn vị tính: Tấn/ha Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Đồng bằng sông Hồng 14,84 14,97 15,20 15,86 15,76 Trung du miền núi phía Bắc 12,04 12,66 12,73 12,80 12.82 Bắc Trung Bộ 16,82 17,64 17,33 17,62 18,03 Duyên hải nam trung bộ 16,82 17,64 17,33 17,62 18,37 Tây Nguyên 16,36 16,76 16,78 17,12 17,60 Đông Nam Bộ 25,34 25,66 25,84 26,33 27,7 ĐB sông Cửu Long 13,78 12,69 15,32 15,36 16,30 17,17 17,73 17,64 17,91 18,50 Vùng Trung bình Cục trồng trọt-BNN&PTNT[2] Bảng 1.6: Sản lƣợng sắn Việt Nam phân theo vùng từ năm 2010-2014. Đơn vị tính: Nghìn tấn Vùng Đồng bằng sông Hồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 108,333 103,293 104,88 104,676 99,288 Trung du miền núi phía Bắc 1.259,384 1.425,516 1.491,956 1.500,16 1.519,17 Bắc Trung Bộ 989,016 1.151,892 1.107,387 1.090,678 1.137,693 Duyên hải nam trung bộ 1.618,084 2.058,588 2.053,605 2.100,304 1.965,59 Tây Nguyên 2.179,152 2.661,488 2.525,39 2.526,912 2.678,72 Đông Nam Bộ 2.282,134 2.553,17 2.480,64 2.435,525 2.706,29 ĐB sông Cửu Long Tổng cộng 82,68 81,216 99,58 96,768 102,69 8.516,32 9.900,432 9.735,516 9.744,831 10.195,35 Cục trồng trọt-BNN&PTNT[2] Sắn là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio - ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Đặc biệt trong những năm gần đây sắn Việt Nam đã trở thành cây nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 liệu sinh học lợi thế cạnh tranh cao và là mặt hàng xuất khẩu có khối lượng và kim ngạch lớn. Đối với sản xuất tinh bột sắn, hiện toàn quốc đã có trên 60 nhà máy tinh bột sắn đã hoạt động với tổng công suất khoảng 3,2 - 4,8 triệu tấn củ tươi/năm, sản xuất mỗi năm 800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% cho xuất khẩu và gần 30% cho tiêu thụ trong nước. Việc tiêu thụ sắn thuận lợi tạo những cơ hội mới để phát triển sản xuất sắn, thu hút đầu tư, tăng việc làm và thu nhập cho hộ nông dân và góp phần hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (Hoàng Kim, 2008; Hoang Kim, 2009)[7] [8]. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010 Việt Nam xuất khẩu được 1.677 nghìn tấn sắn và các sản phẩm sắn, thu về 556 triệu đô la Mỹ. Trong cơ cấu các sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, sắn lát chiếm khoảng 56,8% còn tinh bột sắn chiếm khoảng 42,9%, các loại khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Diễn biến xuất khẩu sắn đang theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm tinh, giảm tỷ trọng sản phẩm thô là tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất trong nước có liên quan đến sắn như thức ăn chăn nuôi, ethanol đang cần nguyên liệu và giá tinh bột sắn đang có xu hướng tăng mạnh trên thị trường thế giới. Trung Quốc là thị trường đầu ra lớn nhất cho các sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010, chiếm 94,8 % tổng kim ngạch xuất khẩu sắn lát (tương đương 196,5 triệu đô la Mỹ) và 90 % tổng kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn (tương đương 315,4 triệu đô la Mỹ) (Hệ thống cây lương thực Việt Nam,2011a,b). Năm 2011 xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam đạt 2,68 triệu tấn và thu về 960,2 triệu USD (Fococev Foodstuffs & Invesment Co., 2012)[21]. Tính đến hết năm 2012, xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 4,23 triệu tấn, tăng 57,7% và trị giá là 1,35 tỷ USD, tăng 40,8 %. Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu sắn & sản phẩm từ sắn của Việt Nam với lượng đạt 3,76 triệu tấn, tăng 54,4 % so với năm trước và chiếm 88,9 % tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này (Thống kê Hải quan, 2015). Năm 2014, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 3,39 triệu tấn với kim ngạch 1,14 tỷ USD. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Bảng 1.7: Sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giai đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu Sản lƣợng (Triệu tấn) Kim ngạch (Triệu USD) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 QI/2015 1,70 2,68 4,22 3,14 3,39 1,37 564 960 1.316 1.102 1.140 420 Nguồn: Cục trồng trọt - BNN&PTNT [2] 1.2. Những thành tựu trong chọn tạo giống sắn trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Những thành tựu trong chọn tạo và phát triển giống sắn trên thế giới 1.2.1.1. Các phương pháp chọn tạo giống sắn đang được áp dụng hiện nay Những phương pháp cơ bản chọn tạo giống sắn là: lai hữu tính trong loài; lai hữu tính khác loài; tạo dòng đột biến; chọn lọc cải tiến quần thể; nuôi cấy mô tế bào và chuyển gen; nhập nội và tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép Lai hữu tính trong loài: phương pháp cơ bản này đã đạt nhiều thành tựu và được thực hiện chủ yếu tại CIAT, Thái Lan, Ấn Độ. Lai hữu tính khác loài là lai giữa các loài Manihot với nhau. Nhiều nhà khoa học đã dùng loài M. esculenta lai với loài khác. Kết quả (Narsar, 1980) đã thu được cây lai hữu thụ và có khả năng chống chịu với bệnh. Khi lai giữa M.esculenta với loài M. glaziovii, M.esculenta với loài M. oliganthasub đã tạo được cây lai có nhiều củ, củ to, hàm lượng protein khá và HCN thấp. Tạo dòng đột biến: Vasudevan (1967) và Moh (1976) đã xử lý tia X gây rối nhiễm sắc thể và thu được dòng đột biến có hàm lượng tinh bột cao, hàm lượng HCN giảm, chín sớm, dạng cây đứng, khoẻ, tính chống chịu bệnh cao. Xử lý conchixin tạo dạng tứ bội hoặc đa bội thể khảm, sau đó lai giữa những thể tứ bội trên với cây nhị bội đã tạo được dạng tam bội có đặc tính trung gian giữa bố mẹ(Graner 1940, Araham và cộng sự 1964, Magoon 1970). Xử lý tia Gamma nguồn Coban 60 trên hạt sắn khô và hạt sắn ủ sắp nẩy mầm cũng đã được một số tác giả nghiên cứu (Hoàng Kim, Lương Thu Trà và tập thể 2004). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Chọn lọc cải tiến quần thể gồm chọn lọc hỗn hợp, chọn lọc gia đình nửa máu và đồng máu, chọn lọc S1, chọn lọc tái hồi. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp, chọn lọc gia đình nửa máu được sử dụng rộng rãi, tạo được hiệu ứng di truyền cộng, nên rất có hiệu quả với những đặc tính tốt có khả năng di truyền lớn như: chiều cao cây, chín sớm, hàm lượng protein cao, năng suất củ tươi cao và thích ứng rộng. Bất dục hạt phấn ở sắn xảy ra khá thường xuyên và đã được đề cập (Miege, 1954,Moh và Valerio, 1965, Singh, 1968) nhưng hiện tại người ta vẫn chưa hiểu nhiều về những quy luật quyết định di truyền và khả năng tạo thể siêu bội ở sắn. Phương pháp chọn lọc tái hồi và chọn dòng đơn bội kép hiện đang được chú trọng(Hoang Kim et al, 2008)[22] Nuôi cấy mô tế bào và chuyển gen đã và đang triển khai mạnh mẽ ở CIAT (Colombia), Danforth Center (Mỹ), IPBO (Bỉ), EMBRAPA (Brazil), trường Đại học Kasetsart (Thái Lan), CTCRI (Ấn Độ) và các phòng nghiên cứu công nghệ sinh học ở Thượng Hải, Hải Nam (Trung Quốc). Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh và chồi ngọn của sắn có hiệu quả cao trong việc duy trì nguồn gen sạch bệnh và trao đổi giống quốc tế. Phối hợp sự nuôi cấy Invitro và biện pháp cắm cành sắn trên liếp ương hoặc môi trường dung dịch là kinh nghiệm quí của CIAT để nhân nhanh các giống sắn tốt chọn lọc. Việc nuôi cấy tế bào, thể nguyên sinh và túi phấn, sử dụng kỹ thuật đột biến đã có nhiều công trình nghiên cứu, đóng góp tích cực trong tạo giống. Các nhà sinh học rất lạc quan và tin tưởng là có thể đưa năng suất sắn toàn cầu lên gấp đôi đến năm 2020 và có các giống sắn chuyển gene đưa vào sản xuất rộng rãi trong thời gian tới, trước hết tại châu Phi. Thu thập, nhập nội, tuyển chọn các dòng sắn lai là cách ứng dụng tổng hợp những thành tựu trên (Zaida Letini, Hernan Ceballos 2003; Hernan Ceballos et al. 2007a), thích hợp với Việt Nam. Xây dựng vườn tạo dòng các dòng sắn lai ưu tú (elite cassava clones) gồm những giống sắn tốt nhập nội, những giống sắn địa phương tốt của các vùng sinh thái, các loại sắn dại có giá trị, những vật liệu quý hiếm trong tạo giống; những quần thể đa giao tổng hợp. Cây sắn tự giao tạo dòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan