Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả chăn nuôi hươu sao ở xã sơn giang, hương sơn, hà tĩnh...

Tài liệu đánh giá hiệu quả chăn nuôi hươu sao ở xã sơn giang, hương sơn, hà tĩnh

.PDF
72
365
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HƯƠU SAO Ở XÃ SƠN GIANG, HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ LOAN Niên khóa: 2012 - 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HƯƠU SAO Ở XÃ SƠN GIANG, HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Loan PGS. TS Trần Văn Hòa Lớp: K46B – KTNN Niên khóa: 2012 - 2016 Huế, 05/2016 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa   Ñeå hoaøn thaønh luaän vaên naøy, cuõng nhö hoaøn thaønh caû quaù trình hoïc taäp taïi tröôøng Ñaïi hoïc kinh teá Hueá, ngoaøi söï phaán ñaáu, noã löïc cuûa baûn thaân, toâi coøn nhaän ñöôïc söï quan taâm giuùp ñôõ taän tình cuûa nhieàu taäp theå, caù nhaân trong vaø ngoaøi tröôøng. Tröôùc heát, toâi xin baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc tôùi thaày PGS. TS.Traàn Vaên Hoøa, ngöôøi ñaõ taän tình giuùp ñôõ, chæ baûo cho toâi trong suoát thôøi gian hoaøn thaønh ñeà taøi: “Ñaùnh giaù hieäu quaû chaên nuoâi höôu sao ôû xaõ Sôn Giang, Höông Sôn, Haø Tónh”. Toâi xin caûm ôn caùc thaày giaùo, coâ giaùo trong Khoa Kinh teá & Phaùt trieån Tröôøng Ñaïi hoïc kinh teá Hueá ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình hoïc taäp. Cho pheùp toâi göûi lôøi caûm ôn ñeán caùc baùc, caùc coâ, caùc chuù trong phoøng Noâng nghieäp vaø phaùt trieån noâng thoân huyeän Höông Sôn, caùc hoä chaên nuoâi höôu sao ôû xaõ Sôn Giang, huyeän Höông Sôn – Haø Tónh ñaõ taän tình chæ baûo, giuùp ñôõ, taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi trong suoát quaù trình thöïc taäp toát nghieäp. SVTH: Nguyễn Thị Loan i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa Cuoái cuøng, toâi xin toû loøng bieát ôn tôùi gia ñình, ngöôøi thaân vaø baïn beø ñaõ ñoäng vieân, giuùp ñôõ toâi trong quaù trình nghieân cöùu ñeà taøi naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, ngaøy 15 thaùng 5 naêm 2016 SVTH: Nguyễn Thị Loan ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ VI DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................VII TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................2 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................2 1.2.Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3 1.2.1.Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................3 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3 1.4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................4 1.4.2.Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................4 a. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................4 b. Phương pháp phân tổ thống kê ..........................................................................4 1.4.3.Phương pháp so sánh .......................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................5 CHƯƠNGI: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ.................................5 CHĂN NUÔI HƯƠU SAO ...........................................................................................5 1.1.Cơ sở lí luận ...........................................................................................................5 1.1.1.Các khái niệm cơ bản.......................................................................................5 a. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...........................................................................5 b. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ............................................................6 c. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả .............................................8 1.1.2.Vai trò, đặc điểm của chăn nuôi hươu sao .......................................................9 SVTH: Nguyễn Thị Loan iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa a.Vai trò của chăn nuôi hươu sao ..........................................................................9 b.Đặc điểm về chăn nuôi hươu sao ở Việt Nam..................................................10 1.1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi hươu sao ...................................15 1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................................17 1.2.1.Tình hình chăn nuôi hươu sao ở Việt Nam....................................................17 1.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển ngành chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn..17 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HƯƠU SAO Ở XÃ SƠN GIANG.........19 2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............................................................................19 2.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Sơn Giang ............................................................19 a. Vị trí địa lý .......................................................................................................19 b. Khí hậu thời tiết ...............................................................................................19 c. Địa hình và đất đai ...........................................................................................19 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Sơn Giang ...................................................20 a. Đặc điểm chung ...............................................................................................20 b. Tình hình cơ sở vật chất của xã. ......................................................................20 2.1.3. Tình hình đất đai của xã Sơn Giang .............................................................22 2.1.4 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ .......................................................24 2.1.5 Kết quả sản xuất của xã qua 3 năm (2013 - 2015) ........................................25 2.2.Khái quát tình hình sản xuất tại địa bàn xã Sơn Giang ........................................26 2.2.1.Kết quả sản xuất chung của hộ ......................................................................26 2.2.2.Tình hình chăn nuôi hươu sao ở xã Sơn Giang .............................................27 2.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao ở nông hộ .........................................28 2.3.1.Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................................28 2.3.2.Tình hình đầu tư chăn nuôi hươu sao của các hộ điều tra .............................33 2.4.Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu sao .................................................36 2.4.1.Kết quả chăn nuôi hươu sao của các hộ điều tra ...........................................36 2.5.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HƯƠU SAO TRONG NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SƠN GIANG .................................................................... 40 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HƯƠU SAO ......................................................................................................45 SVTH: Nguyễn Thị Loan iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 3.1.Định hướng ..........................................................................................................45 3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi hươu sao .........................................46 3.2.1 Đáp ứng đủ nhu cầu con giống có chất lượng tốt cho người chăn nuôi ........46 3.2.2 Đa dạng hóa các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho người chăn nuôi và đại lý tiêu thụ sản phẩm ................................................................................................46 3.2.3 Tổ chức phối kết hợp giữa các hộ trong chăn nuôi hươu ..............................47 3.2.4 Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, chuồng trại và thức ăn cho người chăn nuôi hươu .............................................................................................48 3.2.5.Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng .............................................................................49 3.2.6. Cần có các chính sách đồng bộ đối với phát triển chăn nuôi hươu ..............49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................51 3. 1. Kết luận ..............................................................................................................51 3.2.Kiến nghị ..............................................................................................................51 3.2.1.Đối với hộ nông dân ......................................................................................51 3.2.2.Đối với tổ chức khuyến nông ........................................................................52 3.2.3.Đối với các cơ quan chức năng......................................................................52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................54 SVTH: Nguyễn Thị Loan v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung CC Cơ cấu DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HQ Hiệu quả HQKT Hiệu quả kinh tế LĐ Lao động NN Nông nghiệp NK Nhân khẩu GT Giá trị XDCB Xây dựng cơ bản VACR Vườn ao chuồng rừng SVTH: Nguyễn Thị Loan vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2. Khẩu phần thức ăn trung bình cho hươu trong một ngày đêm .....................13 Bảng 2.1. Tình hình đất đai của xã qua 3 năm (2013 – 2015) ......................................23 Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu & lao động của xã qua 3 năm (2013 – 2015)..............24 Bảng 2.3. Kết quả sản xuất của xã qua 3 năm (2013 - 2015) ........................................25 Bảng 2.4. Kết quả sản xuất chung của các hộ điều tra ..................................................26 Bảng 2.5. Tình hình phát triển đàn hươu của xã Sơn Giang (2013 – 2015) .................27 Bảng 2.6. Thông tin về hộ điều tra ................................................................................28 Bảng 2.7. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ..................................................29 Bảng 2.8. Tình hình đất đai các hộ điều tra ...................................................................30 Bảng 2.9. Vốn và cơ cấu nguồn vốn bình quân của các hộ điều tra..............................31 Bảng 2.10. Số lượng đàn hươu các hộ điều tra năm 2015.............................................32 Bảng 2.11. Chi phí nuôi hươu đực lấy nhung (bình quân hộ/năm) ...............................34 Bảng 2.12. Chi phí nuôi hươu cái sinh sản (tính bình quân 1 hộ/năm) .........................35 Bảng 2.13. Kết quả chăn nuôi hươu đực lấy nhung năm 2015 (bình quân 1 hộ/năm) ......... 36 Bảng 2.14. Kết quả chăn nuôi hươu cái sinh sản năm 2015 (tính bình quân 1 hộ/năm) ....................................................................................................37 Bảng 2.15. Hiệu quả chăn nuôi hươu sao của các hộ điều tra năm 2015 (bình quân một hộ/năm) .............................................................................................39 Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá của hộ chăn nuôi về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi hươu sao trên địa bàn xã Sơn Giang ................................41 SVTH: Nguyễn Thị Loan vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Sơn giang là một xã miền núi thuộc Huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông. Xã là một trong những địa điểm có truyền thống chăn nuôi hươu sao từ lâu đời và luôn tiên phong trong các chương trình đầu tư và phát triển hươu sao trên địa bàn huyện.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm nghề chăn nuôi hươu ở đây đã và đang phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân nơi đây, đã thể hiện được vai trò trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của xã. Tuy nhiên do nhiều yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, thị trường ….mà ngành chăn nuôi hươu sao đang gặp phải những khó khăn nhất định. Xuất phát từ vấn đề đó tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả chăn nuôi hươu sao ở xã Sơn Giang, Hương Sơn,Hà Tĩnh” để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Mục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng chăn nuôi hươu sao trên địa bàn xã, đánh giá kết quả và hiệu quả mang lại. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn trong chăn nuôi để đề ra các giải pháp, định hướng để hoạt động chăn nuôi hươu có hiệu quả hơn. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu bao gồm số liệu thứ cấp ở UBND xã Sơn Giang giai đoạn 2013 – 2015, số liệu sơ cấp được tổng hợp từ 60 hộ điều tra với 3 nhóm quy mô nhỏ, vừa, lớn. Ngoài ra còn một số thông tin thu thập từ các luận văn, khóa luận, internet và sách báo. Đề tài sử dụng các phương pháp như: thu thập số liệu, phân tích số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ…..để đánh giá hiệu quả của hoạt động chăn nuôi hươu sao. Qua việc nghiên cứu đề tài, hiểu rõ hiệu quả mà chăn nuôi hươu sao đem lại cho hộ nông dân, đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Qua đó đưa ra các giải pháp, định hướng để phát triển hươu sao một cách bền vững, nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân. SVTH: Nguyễn Thị Loan 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi là một ngành Kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp. Thành tựu của những năm đổi mới vừa qua đã đưa nông nghiệp Việt Nam lên một vị thế mới, trở thành nền tảng vững chắc cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Do đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được nên trong điều kiện tổng diện tích đất canh tác hạn hẹp, diện tích canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng giảm thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp ngày càng phải quan tâm phát triển ngành chăn nuôi để tăng thu nhập cho người nông dân và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Ngày nay việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm găn liền với khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên động vật là một trong những hướng khai thác bền vững, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong các loài động vật thì hươu, nai đang được chú trọng và phát triển. Hươu là động vất hoang dã có giá trị về nhiều mặt và mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi sản phẩm nhung hươu có giá trị dinh dưỡng, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm và là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho quốc gia.Trên thế giới hiện nay có trên 21 nước nuôi hươu với quy mô lớn để lấy nhung, thịt và các sản phẩm phụ cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đã từ lâu nhung hươu được ưa chuộng trên thị trường Châu Á, nhất là những nước có truyền thống chăn nuôi và sử dụng sản phẩm này như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… Hươu sao đã bắt đầu được thuần hóa và nuôi dưỡng ở Việt Nam từ năm 1927 tại các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh. Một trong những nơi chăn nuôi đầu tiên của Hà Tĩnh là huyện Hương Sơn. Đây là một huyện miền núi nằm về Phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, với địa hình của núi Trường Sơn có nhiều dãy dài chạy xuống Đông Bắc, với thời tiết, thổ nhưỡng hết sức phù hợp cho hươu nai phát triển. Qua nhiều biến động thăng trầm nhưng hươu sao vẫn tồn tại và phát triển không chỉ ở Hương Sơn mà còn ở các địa phương khác như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Đồng SVTH: Nguyễn Thị Loan 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa Nai, Phú Yên, Hà Giang…Đến nay, trên địa bàn huyện hươu sao là loại vật nuôi cho thu nhập ổn định và cao hơn so với các loài gia súc khác, là đối tượng được chú trọng đầu tư phát triển. Xã Sơn Giang là một trong những xã đi đầu về chăn nuôi hươu sao của huyện, hằng năm đưa về nguồn thu nhập cao cho bà con, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, do hươu được xem là đối tượng bán thuần dưỡng nên việc nuôi còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật chăn nuôi cũng như các yếu tố về tổ chức sản xuất. Vấn đề đặt ra hiện nay ở xã Sơn Giang nói riêng và toàn huyện Hương Sơn nói chung là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả cao, đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó trong cơ cấu kinh tế của huyện. Xuất phát từ vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả chăn nuôi hươu sao ở xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh” để nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng chăn nuôi hươu sao trên địa bàn xã, đánh giá hiệu quả, xác định những thuận lợi cũng như khó khăn trong chăn nuôi hươu sao. Đề ra những giải pháp, định hướng phát triển để hoạt động chăn nuôi có hiệu quả hơn. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả chăn nuôi hươu trên địa bàn xã Sơn Giang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi hươu sao. - Đề xuất giải pháp và định hướng phát triển trong tương lai. 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - xã hội liên quan đến chăn nuôi và phát triển hươu sao ở các nông hộ tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu Về không gian: xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Về nội dung: - Thực trạng sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã - Phân tích tình hình đầu tư, đánh giá kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu sao - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi hươu sao Về thời gian: Giai đoạn 2013 - 2015 SVTH: Nguyễn Thị Loan 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 1.4.Phương pháp nghiên cứu 1.4.1.Phương pháp thu thập số liệu • Số liệu thứ cấp Được thu thập từ các báo cáo, số liệu của UBND huyện Hương Sơn, UBND xã Sơn Giang. Ngoài ra còn thu thập các thông tin ở các đề tài đã được công bố, các tư liệu báo chí và các trang điện tử. • Số liệu sơ cấp Lựa chọn 60 hộ trong các thôn của xã, chia các đối tượng thành các nhóm hộ theo quy mô chăn nuôi: + Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 1-5 con + Hộ chăn nuôi quy mô vừa 6-10 con + Hộ chăn nuôi quy mô lớn >10 con 1.4.2.Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê mô tả Dựa vào số liệu đã được xử lí bằng các bảng biểu để phân tích những thông số qua đó thấy được sự thay đổi số lượng hươu qua các năm và thu nhập của hộ từ chăn nuôi. Từ đó rút ra nhận xét về vấn đề nghiên cứu. b. Phương pháp phân tổ thống kê Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ thống kê được chia theo các tiêu thức gọi là tiêu thức thống kê, được lựa chọn làm căn cứ phân tổ, tiêu thức phân tổ được chia làm hai loại là thiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính. Ở đề tài này tôi tiến hành phân tổ theo tiêu thức số lượng đó là quy mô chăn nuôi: - Quy mô nhỏ: 1-5 con (với 22 hộ nuôi, phân đều ở các thôn trên địa bàn xã) - Quy mô vừa 6-10 con (với 16 hộ nuôi, phân đều ở các thôn trên địa bàn xã) - Quy mô lớn >10 con (với 22 hộ phân đều ở các thôn trên địa bàn xã) 1.4.3.Phương pháp so sánh Là phương pháp dùng để đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, sự tăng giảm, hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó tìm ra các định hướng và giả pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể SVTH: Nguyễn Thị Loan 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNGI: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HƯƠU SAO 1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1.Các khái niệm cơ bản a. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối…Ngày nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải xem xét hiệu quả kinh tế trên nhiều phương diện. Hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay là sinh lời của đồng vốn. Với các yếu tố đầu vào hay lượng tài nguyên nhất định, để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể có là mục tiêu chung của các nhà sản xuất. Hay nói cách khác ở mức sản lượng nhất định phải làm thế nào để đạt được mức sản lượng ấy sao cho chi phí tài nguyên và lao động là thấp nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, là biểu hiên tất cả các mối quan hệ cho thấy tính hiệu quả của sản xuất. Tìm hiểu về khái niệm hiệu quả kinh tế ta lại hiểu được vì sao hiệu quả kinh tế lại mang một tầm quan trong đến thế. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác”.một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ SVTH: Nguyễn Thị Loan 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có hiệu quả. Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”. HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỉ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá. Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “HQKT là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiêt bị, nguyên vật liệu, vốn…) Như vậy, mặc dù còn có rất nhiều những quan điểm khác nhau về HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. b. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng nghịch). SVTH: Nguyễn Thị Loan 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa • Dạng thuận: Hiệu quả kinh tế được xác đinh bằng tỉ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế (lần) Q là kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C là chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Công thức này cho biết, nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. • Dạng nghịch: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được H = C/Q Trong đó: H là hiệu quả (lần) C là chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Q là kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng..) Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kêt quả cần bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại được bao nhiêu đơn vi kết quả hoặc để đạt một đơn vị kết quả cần bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: Hb=∆Q/∆C Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: Hb=∆C/∆Q Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó Hb: hiệu quả cận biên (lần) ∆Q: Lượng tăng giảm của kết quả (nghìn đồng, triệu đồng…) ∆C: Lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…) Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm thì được bao nhiêu đơn SVTH: Nguyễn Thị Loan 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa vị kết quả tăng thêm. Hay nói cách khác để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định Hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp. c. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả * Chỉ tiêu đánh giá kết quả - Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định (thường là 1 năm). GO= Σ(Qi*Pi) Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là giá loại sản phẩm i - Chi phí trung gian (IC): Bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong trong quá trình sản xuất kinh doanh. IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài) - Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO- IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động gia đình tham gia vào sản xuất. MI = VA – A * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả + Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian ( GO/IC):chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất + Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Phản ánh 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. + Thu nhập hỗn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập hỗn hợp. SVTH: Nguyễn Thị Loan 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa 1.1.2.Vai trò, đặc điểm của chăn nuôi hươu sao a.Vai trò của chăn nuôi hươu sao  Giới thiệu về hươu sao Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon Temminck, lớp thú, bộ ngón chẵn, họ hươu nai. Là loài thú quý hiếm, trong tự nhiên hầu như không còn nhưng đã được thuần dưỡng phục hồi số lượng. Ở Việt Nam, hươu đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000.  Đặc điểm sinh học của hươu + Hình thái: Hươu sao nhỏ hơn nai và lớn hơn hoẵng. Thể chất nhẹ nhàng, cân đối, dài và mảnh. Đầu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi, lông có màu vàng đậm, màu con cái thường nhạt hơn con đực. Trên nền vàng có rải rác những đốn trắng gọi là “sao”, độ lớn của những chấm này nhỏ dần về phía sau lưng và lớn hơn về phía bụng. Tứ chi màu vàng thẫm hơn ở mặt trước và nhạt hơn ở mặt sau. Chân, đầu, bụng không có sao, ở hươu đực thì có sừng, hươu cái thì không. + Sinh sản: Hươu cái sinh sản 1 lứa mỗi năm, mỗi lứa một con. Thời gian mang thai từ 215-217 ngày. Mùa động dục của hươu chỉ xảy ra một lần trong năm và thời gian có thể thay đổi theo từng vùng. Hươu trưởng thành động dục lúc 2 năm tuổi và lúc này có khả năng giao phối hiệu quả. Hươu có khả năng đẻ lứa đầu tiên từ 20 tháng tuổi, thậm chí 15-17 tháng tuổi vẫn có khả năng sinh sản. + Sinh trưởng và phát triển tạo nhung gạc Hươu con đẻ ra tương đối khỏe, khoảng nửa giờ sau khi đẻ ra đã có thể đứng dậy và bú mẹ. Trong những ngày đầu hươu con thường nằm nhiều, tách mẹ đến bữa mới bú. Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh: hươu cái khoảng 3,4kg; hươu đực khoảng 3,6kg. Sau 10 đến 20 ngày hươu con đã bắt đầu ăn lá, cỏ. Từ 40 ngày trở đi đã hoạt động khá mạnh, vận động nhanh không kém hươu trưởng thành. Ở hươu sao, chỉ có hươu đực có sừng và đổ nhung hằng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện khi hươu được 1 năm tuổi, cặp này không phân nhánh, dài khoảng 16-23cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay là “chóc”. Hươu thường đổ nhung vào trung tuần tháng giêng đến cuối SVTH: Nguyễn Thị Loan 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa tháng 3, hai sừng không rụng đồng thời mà cách nhau từ 1 đến 2 ngày. Sau khi cặp cũ rụng sẽ có cặp mới mọc lên, đó là nhung. Nhung có màu hồng nhạt, mềm, có lông tơ màu trắng, xám rất mịn phủ ở ngoài. Nhung mọc được 2- 3cm thì bắt đầu phân nhánh lần thứ nhất, khi được 18- 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2. Đầu tiên 2 nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình trái mơ, hình yên ngựa và mọc dài hơn là gác sào. Nếu nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hóa xương dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó gọi là “gác”.  Giá trị của hươu sao + Cung cấp dược liệu quý để làm thuốc: Hầu như tất cả các bộ phận của hươu đều dược sử dụng để làm thuốc mà quý nhất thì phải kể đến nhung hươu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học của nhung, đã xếp nhung hươu là một vị thuốc quý. Nhung đã được chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thống bán rộng rãi trên toàn quốc. Nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, giúp ăn ngủ tốt hơn,bớt mệt mỏi, những vết thương nhanh chóng lành hơn, lợi tiểu…Thầy thuốc Việt Nam còn dùng nhung hươu kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh liệt dương, miệng khô, đau lưng Các sản phẩm khác như gạc hươu, xương hươu và các bộ phận khác đều có thể sử dụng để làm thuốc rất hữu hiệu. + Cung cấp thịt cho tiêu dùng: Dinh dưỡng của hươu khá cao tương ứng với giá trị dinh dưỡng của nhiều loài vật nuôi khác. Thịt của nó ngon, bổ dưỡng, ăn vào có tác dụng bổ trung ít khí, mạnh gân cốt. + Cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Da có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp thuộc da, là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành dân dụng như cặp da, móng gạc hươu làm các đồ mỹ nghệ, hươu nuôi ở các vườn bách thú phục vụ du lịch tham quan, sinh thái. + Mang lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. b.Đặc điểm về chăn nuôi hươu sao ở Việt Nam • Hình thức chăn nuôi SVTH: Nguyễn Thị Loan 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Trần Văn Hòa + Hình thức nuôi nhốt hoàn toàn Hình thức chăn nuôi này thường được các hộ chăn nuôi áp dụng phổ biến, phù hợp với quy mô chăn thả nhỏ. Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là hươu sao được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng và hằng ngày chúng ta đem thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng trại. Việc thiết kế chuồng trại cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản, phải phù hợp với đặc điểm sinh lí của hươu. Chuồng cần phải có độ bền vững chắc để hươu không thể thoát ra ngoài, lựa chọn các vật liệu không ảnh hưởng đến sức khỏe của hươu. Địa điểm xây chuồng phải cách nhà ở một khoảng hợp lí để tránh ô nhiễm và tiếng động, vị trí đặt chuồng phải ở nơi cao ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Hướng chuồng tốt nhất là Nam hoặc Đông Nam để diều hòa khí hậu chuồng nuôi. Nền chuồng phải có độ dốc từ 1-20 và phải cao hơn vùng đất xung quanh từ 10-15cm, nền chuồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc để nền đất được nện chặt. Đối với nuôi hươu đực lấy nhung thì cần nhốt riêng trong một không gian có diện tích từ 6m2 trở lên, còn hươu cái có thể lớn hơn một chút để phối giống và sinh đẻ. Nhưng hiện nay, người ta thường làm chuồng hai ngăn để tiện cho việc vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn thường rộng 12m2 trở lên và thường được xây ở cạnh nhà để tiện chăm sóc và kiểm tra. Tuy nuôi nhốt có ưu điểm là dễ chăm sóc nhưng không thỏa mãn được tập tính chạy nhảy của con nuôi. Vì thế khi làm chuồng cần có sân chơi cho hươu, diện tích sân to nhỏ tùy thuộc vào số lượng con nuôi , trung bình khoảng từ 20 – 50m2. Xung quanh sân chơi được rào bằng thép hoặc hàng rào gỗ. Hàng ngày người nuôi cho hươu thức ăn và nước uống. Thức ăn chủ yếu là các loại thức ăn thô xanh, tinh bột, nước uống thường là nước giếng và phải có máng uống ở cạnh chuồng để hươu thò cổ ra uống. + Hình thức nuôi bán chăn thả Hình thức chăn nuôi này thường được áp dụng ở các trang trại chăn nuôi lớn. Phương thức chăn nuôi đòi hỏi phải có khu chăn thả được thiết kế có diện tích phù hợp với số lượng con nuôi. Thông thường, diện tích của mỗi khu chăn nuôi khoảng 1.500 – 2.000 m2 thả từ 10 – 12 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng với cọc xi măng chắc chắn. Hươu được thả tự do trong mỗi ô, được tự do đi lại, trong mỗi ô như vậy có hệ thống máng ăn, nước uống, chổ nghỉ ngơi cho hươu. Hàng ngày, theo giờ SVTH: Nguyễn Thị Loan 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan