Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi đối với gói dịch vụ internet adsl của côn...

Tài liệu đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi đối với gói dịch vụ internet adsl của công ty cổ phần viễn thông fpt cn huế

.PDF
69
308
134

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đi cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm qua là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp hay là đối thủ tiềm ẩn thì đều có tác động đến khả năng phát triển và sinh tồn của các doanh ngiệp khác. Để tăng khả năng cạnh tranh của mình các doanh nghiệp có nhiều chiến lược khác nhau để áp dụng nhưng các doanh nghiệp vẫn thường lựa chọn chiến lược Marketing để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Chiến lược Marketing thường áp dụng đó là sử dụng các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng của khách hàng. Khuyến mãi làm tăng cầu, tác động rất lớn đến hoạt dộng kinh doanh của bất kỳ một công ty nào. Khuyến mãi ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn, bởi vì nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động bán hàng. Mặc dù vậy vấn đề đo lường hiệu quả của các chương trình khuyến mãi thì vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Nếu đo lường được hiệu quả của chương trình khuyến mãi thì các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chân thực hơn về mức độ thành công trong các hoạt động khuyến mãi của mình. Khuyến mãi đang được sử dụng nhiều đặc biệt là dành cho các sản phẩm là hàng hóa hữu hình, bên cạnh đó đối với hàng hóa vô hình là dịch vụ thì chưa được chú trọng nhiều, đặc biệt là để đo lường được hiệu quả chương trình khuyến mãi đối với dịch vụ. Dịch vụ internet ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, nó đóng một vai trò không thể thiếu trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội. Đầu năm 2012 công ty cổ phần viễn thông FPT CN Huế đã triển khai một số chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng, khi khách hàng tiến hành lắp đặt dịch vụ mạng internet đặc biệt là đối với dịch vụ internet ADSL. Là một công ty đi sau trong ngành dịch vụ internet tại thị trường Huế vì vậy các chương trình khuyến mãi của công ty được tiến hành một cách rầm rộ, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như đạt được doanh số bán hàng nhất định. Mặc dù kết quả của chương trình khuyến mãi quý I năm 2012 đã có nhưng hiệu quả đạt được như thế nào thì vẫn chưa được giải đáp cụ thể. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 1 Khóa luận tốt nghiệp Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi đối với gói dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT- CN Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi như thế nào? - Hiệu quả của các chương trình khuyến mãi của FPT đạt được ra sao? - Hoạt động khuyến mãi có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hay không? - Đâu là giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến mãi của FPT? 2.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi của công ty, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến mãi của công ty.  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi; - Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chương trình khuyến mãi và đo lường hiệu quả các chương trình khuyến mãi của công ty FPT; - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến mãi của công ty đối với gói sản phẩm dịch vụ Internet ADSL. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu a. Phạm vi nội dung: Lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình khuyến mãi của công ty cổ phần viễn thông FPT – CN Huế. b. Đối tượng khảo sát: Các chương trình khuyến mãi của công ty, các khách hàng đang sử dụng các chương trình khuyến mãi dành cho gói dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT – CN Huế đầu năm 2012. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 2 Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế. b. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong thời gian 3 năm 2009 – 2011 và đầu năm 2012. Số liệu sơ cấp: Được thực hiện trong thời gian thực tập tại công ty FPT, đầu năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng + Nghiên cứu định tính: Tiến hành phỏng vấn một số nhân viên kinh doanh trong công ty, từ đó tìm ra mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến mãi. Soạn thảo bảng hỏi và tiến hành điều tra thử 30 khách hàng để từ đó hiệu chỉnh thang đo nhằm đảm bảo tính tin cậy của để tài. + Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu và điều tra bảng hỏi được xác lập theo bước nghiên cứu định tính. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập bằng bảng hỏi. Nghiên cứu nhằm kiểm định mô hình đánh giá hiệu quả. Dữ liệu thứ cấp của đề tài được lấy từ nhiều nguồn khác nhau + Thu thập từ phòng kế toán : Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh. + Thu thập từ phòng kinh doanh: Kế hoạch, mục tiêu, chi phí, kết quả đạt được của chương trình khuyến mãi. + Thu thập thông tin từ giáo trình Marketing căn bản của Philipkoler của nhà xuất bản thống kê và nghiên cứu Marketing để lấy cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu qua quả hoạt động khuyến mãi của công ty TNHH công nghệ tin học Duy Long Quảng Trị đối với các sản phẩm máy vi tính”, của Hồ Thị Kiên – K41 QTKDTM. Tuy hai đề tài có đối tượng nghiên cứu hoàn toàn khác nhau, một bên là sản phẩm hữu hình một bên là sản phẩm dịch vụ nhưng tôi đã có được nhiều thông tin tham khảo có giá trị để xây dựng mô hình nghiên cứu và SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 3 Khóa luận tốt nghiệp hướng nghiên cứu. Dựa trên khóa luận tốt nghiệp “Phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ internet ADSL của tổng công ty Viễn Thông quân đội chi nhánh Thừa Thiên Huế” của Trương Trần Huyền Trang – K39 Marketing để thu thập một số cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. + Phương pháp chọn mẫu.: Do giới hạn về nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí, đề tài được tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Đề tài sử dụng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để phù hợp với đặc điểm của khách hàng. Công thức chọn mẫu, để tính kích cỡ mẫu, đề tài nghiên cứu đã sử dụng công thức sau: Z2p(1-q) n= e2 Do tính chất p + q =1, vì vậy p*q sẽ lớn nhất khi p = q =0,5 nên p*q =0,25. Ta tính kích cỡ mẫu với độ tin cậy là 95 % và sai số cho phép là e = 9%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất 1,962 x 0,5x0,5 2 Z p(1-q) n = = e 2 = 118,5 0,092 Với toàn bộ khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ internet trong thời gian 3 tháng đầu năm 2012. Số lượng là 636 khách hàng. Chọn 119 khách hàng bằng bước nhảy K = 6 sao cho tỷ lệ khách hàng sử dụng các gói cước trong mẫu phù hợp với tỷ lệ của tổng thể. Nghiên cứu tiến hành phát ra 130 bảng hỏi, thu về 130 bảng hỏi hợp lệ. + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bảng hỏi trực tiếp với khách hàng. Sau khi tiến hành phỏng vấn thử 30 khách hàng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo cũng như để đánh giá sự phù hợp của mô hình mà đề tài nghiên cứu sử dụng, đảm bảo độ chính xác cho việc nghiên cứu chính thức. Với 30 mẫu bảng hỏi đầu tiên , kết quả kiểm định Cronbach’s anpha của 2 biến lớn hơn Cronbach apha của biến tổng, SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 4 Khóa luận tốt nghiệp đồng thời có hệ số tương quan của biến tổng < 0,3 nên đã bị loại bỏ. Các biến còn lại đều có hệ số cronbach apha lớn hơn 0,7 và đều phù hợp. Gói cước Save volume cũng bị loại khỏi bảng hỏi do số lượng khách hàng sử dụng loại gói cước này trong thời gian khuyến mãi không có. 30 bảng hỏi đầu tiên vẫn được giữ lại trong số lượng bảng hỏi phỏng vấn, Chỉ việc điều chỉnh lại việc mã hóa số liệu để phù hợp với việc điều chỉnh bảng hỏi. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu + Trên cơ sở tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, tổng hợp, phân loại, tiến hành phân tích, so sánh đánh giá. + Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS 16.0 + Thống kê mô tả + Đánh giá thang đo nhiều chỉ báo thông qua hệ số Crombach’s Alpha sau khi điều tra thử 30 bảng hỏi để hiệu chỉnh thang đo. Sau đó đánh giá độ tin cậy của thang đo khi điều tra chính thức. + Kiểm định giả thiết về trị trung bình tổng thể: (One sample T Test). + Phân tích phương sai: - Kiểm định sự bằng nhau về phương sai Kiểm định Levene test để kiểm tra xem sử dụng loại kiểm định nào trong khi kiểm định sự khác biệt giữ trung bình 2 nhóm phân theo biến định tính. Kiểm định Homogeneity of Variences về sự bằng nhau của các phương sai để kiểm tra xem sử dụng loại kiểm định nào trong khi kiểm định sự khác biệt giữ trung bình của các nhóm (3 nhóm trở lên) phân theo biến định tính. - Kiểm định Independent samples T Test kiểm định sự khác biệt giữa các trung bình của 2 nhóm phân theo biến định tính. - Kiểm định One-way ANOVA dùng để kiểm định sự khác biệt giữ các trung bình của các nhóm (từ 3 nhóm trở lên) được phân loại theo biến định tính. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 5 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận cơ bản về hoạt động khuyến mãi của doanh nghiệp 1.1.1 Các khái niệm cơ bản về dịch vụ 1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là những kết quả tạo nên để đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng các hoạt động giao dịch giữa người cung cấp và khách hàng và bằng các hoạt động nội bộ của bên cung cấp. Dịch vụ là một hoạt động, bao gồm các nhân tố không hiện hữu giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng và/hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu. Theo Philip Kotler (1999): Dịch vụ là một hoạt động hoặc một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho phía bên kia mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sỡ hữu cái gì cả. Dịch vụ là những hoạt động kinh tế mà đầu ra của chúng không phải là một sản phẩm hay công trình vật chất, thường được tiêu dùng ngay khi được sản xuất ra và đem lại giá trị gia tăng dưới những hình thức vô hình. 1.1.1.2 Khái niệm dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền đưa, thu phát các ký hiệu, tín hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hay bất cứ loại tin tức nào khác giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông bao gồm: + Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc internet mà không làm thay đổi ngoại hình hoặc nội dung thông tin. + Dịch vụ giá trị gia tăng: Là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc internet. + Dịch vụ cộng thêm: Là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời với dịch vụ cơ bản, làm phong phú thêm và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông quy định hoặc công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 6 Khóa luận tốt nghiệp + Dịch vụ kết nối internet: Là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet khả năng kết nối với nhau và với internet quốc tế. + Dịch vụ truy cập internet: Là dịch vụ cung cấp cho người dùng khả năng truy cập internet. + Dịch vụ ứng dụng internet trong bưu chính viễn thông: Là dịch vụ sử dụng internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng internet trong các lính vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.1.1.3 Những vấn đề cơ bản về băng thông rộng a. Internet là gì? Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu(packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạn tầng viễn thông. Ngày nay “Internet” thường được hiểu là World Wide Web do sự phổ biến và tính tiện dụng của dịch vụ này. b. Sự ra đời của công nghệ băng thông rộng ADSL + Kênh thuê bao số (DSL) DSL, hay Digital Subcriber Line (Kênh thuê bao số), là một họ những kỹ thuật mà nó cung cấp kết nối kỹ thuật số thông qua cáp đồng của mạng điện thoại nội hạt. Được bắt đầu từ năm 1988, các kỹ sư tại Bell Labs đã nghĩ ra cách thức truyền tải các tín hiệu số thông qua phổ tần số không được dùng trong dịch vụ thoại lúc bấy giờ. Vì vậy, trên đường dây điện thoại thông thường, người ta có thể đồng thời cung cấp dịch vụ truyền tín hiệu số khác mà không làm gián đoạn dịch vụ thoại hiện tại. Tuy nhiên giới lãnh đạo công ty không lấy làm nhiệt tình với khám phá mới mẽ này lắm, và rõ ràng, với tầm nhìn thiễn cận thì việc cho khách hàng phải thuê thêm một kênh điện thoại khi một kênh không đủ dùng mang lại lợi nhuận hơn việc phải tập trung cho việc phát triễn kỹ thuật mới. Cho tận đến cuối thập niên 1990, khi các công ty viễn thông nhắm đến thị trường internet băng thông rộng thì thay đổi mới thực sự xảy ra. Lúc đó SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 7 Khóa luận tốt nghiệp để truy cập internet băng thông rộng, người dùng thích một kết nối băng thông rộng trên đường dây sẵn có hơn là sử dụng thêm một kết nối quay số thứ hai. Và Bell Labs mới nhớ đến đề án trước đây hòng dành lấy thị phần của mình. Đến năm 2005 DSL cùng với cable modems là hai kỹ thuật chính cạnh tranh nhau cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao đến tận nhà khách hàng tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Mặc dù xét bình quân thì kỹ thuật cable modems nhanh hơn DSL: ADSL – một dòng DSL – chuẩn cũ có thể cung cấp tốc độ là 8 Mbit/s trên một đường truyền 2 km cáp đồng, chuẩn mới là 20 Mbit/s trên cùng quảng đường cho mỗi người dùng. Tuy nhiên các cáp điện thoại đồng phần nhiều dài hơn 2 km và luôn có tình trạng suy giảm tín hiệu trên nó qua khoảng cách, chính vì thế băng thông cũng suy giảm qua khoảng cách. Còn cable modems thì ngược lại, nó có thể cung cấp băng thông đến 30 Mbit/s nhưng vì thường có nhiều người dùng (thường là 100 -200 đầu cuối) trên cùng một đường dẫn nên băng thông cũng phải chia sẻ. + Đường dây thuê bao bất đối xứng (ADSL) ADSL là từ viết tắt của tiếng anh: Asymmetric Digital Subscriber Line có nghĩa là: Đường dây thuê bao số bất đối xứng, là một dạng của DSL. Asymmetric: Tốc độ truyền không giống nhau ở 2 chiều. Tốc độ của chiều xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể nhanh gấp hơn 10 lần so với tốc độ của chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Điều này phù hợp một cách tuyệt vời cho việc khai thác dịch vụ Internet khi mà chỉ cần nhấn chuột (tương ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao gởi đi) là có thể nhận được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ internet. Digital: Các modem ADSL hoạt động ở mức bit (0&1) và dùng để chuyển thông tin số hóa giữa các thiết bị số như các máy tính PC. Chính ở khía cạnh này thì ADSL không có gì khác với các modem thông thường. Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê bao bình thường nối với tổng đài nội hạt. Đường dây thuê bao này vẫn có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi đi hoặc nghe điện thoại cùng một thời điểm thông qua thiết bị gọi là “splitters” có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây. ADSL cung cấp một phương thức truyền dữ liệu với băng thông rộng tốc độ cao hơn nhiều so với phương thức truy cập qua đường dây điện thoại truyền thống theo SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 8 Khóa luận tốt nghiệp phương thức quay số (Dial up). Khi truyền băng thông trên đường dây điện thoại được tách ra làm 2 phần, 1 phần nhỏ dành cho các tín hiệu như Phone, Fax. Phần lớn còn lại dùng cho truyền tải tín hiệu ADSL. Ý nghĩa của cụm từ “bất đối xứng” trong ADSL là do lượng dữ liệu tải xuống và tải lên không bằng nhau, với dữ liệu chủ yếu là tải xuống. + Những tiện ích của dịch vụ Internet ADSL ADSL là giải pháp ít tốn kém nhất để cung cấp tất cả các ứng dụng mới này đến một thị trường rộng lớn vì nó sử dụng hạ tầng mạng cáp đồng điện thoại hiện hữu , có thể dùng chung một đôi cáp điện thoại cho dịch vụ điện thoại và truy cập Internet , LAN hay WAN. Tốc độ truy nhập cao: Tốc độ dowload 1,5 – 8 Mbps (nhanh hơn Modem dial up 56Kbps 140 lần) và tốc độ upload: 64 – 640 Kbps. Tối ưu cho truy nhập mạng WAN và Internet: Tốc độ chiều xuống cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ chiều lên. Vừa truy nhập Internet, vừa sử dụng điện thoại. Tín hiệu truyền độc lập so với tín hiệu thoại /Fax do đó cho phép vừa truy cập Internet, vừa sử dụng điện thoại. Kết nối liên tục: Liên tục giữ kết nối (Always on), không tín hiệu bận không thời gian chờ. Không phải quay số truy nhập Cước phí tùy vào chính sách của ISP Thiết bị đầu cuối rẻ. 1.1.2 Lý luận về hoạt động khuyến mãi trong doanh nghiệp dịch vụ 1.1.2.1 Khái niệm về khuyến mãi Khuyến mãi là một thành phần quan trọng trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp của một doanh nghiệp, cùng với quảng cáo, quan hệ công chúng và bán hàng cá nhân. Có nhiều quan niệm về khuyến mãi như sau: Theo hiệp hội tiếp thị Mỹ định nghĩa: Khuyến mãi là những hoạt động tiếp thị khác với hoạt động bán hàng trực tiếp, quảng cáo và tuyên truyền nhằm kích thích người tiêu dùng mua hàng và tăng hiệu quả các đại lý. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 9 Khóa luận tốt nghiệp Hiệp hội các công ty quảng cáo của Mỹ định nghĩa: Khuyến mãi là bất kỳ hoạt động nào tạo ra động cơ để mua sản phẩm ngoài các lợi ích vốn có của sản phẩm. Theo Philip Kotler: Khuyến mãi hay là kích thích tiêu thụ bao gồm rất nhiều các công cụ khuyến khích khác nhau thường là ngắn hạn nhằm kích thích người tiêu dùng hay nghành thương mại mua sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn và nhiều hơn. Theo luật thương mại 2005 của Việt Nam thì “ Khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Khuyến mãi đóng một vai trò như một vũ khí cạnh tranh bằng cung cấp sự khuyến khích thêm cho các đối tượng mục tiêu để mua hàng hóa hoặc hỗ trợ thêm một thương hiệu khác. Nó đặc biệt hiệu quả trong thúc đẩy thử nghiệm sản phẩm và mua ngoài kế hoạch. Hầu hết các nhà tiếp thị cho rằng một sản phẩm hay dịch vụ đã được thiết lập giá trị tại mỗi mức giá xác định và họ sử dụng khuyến mãi để thay thế mối quan hệ này bằng cách gia tăng giá trị tại mức giá đó hay giảm giá. So với các hoạt động khác như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, khuyến mãi thường hoạt động trên thời gian ngắn hơn, sử dụng sự hấp dẫn hợp lý hơn, mang lại một giá trị hữu hình và thực tế đưa lại doanh số và đóng góp lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. 1.1.2.2. Đặc điểm của khuyến mãi Cùng với những đặc điểm chung của các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, khuyến mãi còn có những đặc điểm riêng khác biệt với các hoạt động xúc tiến hỗn hợp khác. Khuyến mãi là hoạt động dành cho khách hàng những lợi ich trực tiếp bằng cách gia tăng các giá trị ngoài các giá trị vốn có của bản thân hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng mua tại một mức giá thông thường của hàng hóa, dịch vụ đó. Các khuyến khích có được từ hoạt động khuyến mãi thường diễn ra đồng thời tại thời điểm và nơi quyết định mua của khách hàng. Theo Philip Kotler khuyến mãi có 3 đặc điểm phân biệt: Truyền thông: Khuyến mãi tạo ra sự chú ý và cung cấp thông tin có để dẫn khách hàng đến với sản phẩm. Khuyến khích: Là sự kết hợp các hình thức nhượng bộ, khích lệ, đóng góp nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 10 Khóa luận tốt nghiệp Lời mời: Khuyến mãi bao gồm một lời mời tham gia vào các giao dịch ngay lập tức. 1.1.2.3 Lợi ích và hạn chế của hoạt động khuyến mãi Khuyến mãi đưa lại những lợi ích như sau: - Thu hút được những người sử dụng mới và khuyến khích sử dụng lại sản phẩm. - Khuyến khích dùng nhiều và dùng thường xuyên hơn. - Giới thiệu dịch vụ mới hoặc dịch vụ được cải tiến. - Chống lại các hoạt động cạnh tranh - Định giá, trưng bày hoặc các hoạt động hỗ trợ thương mại khác - Tranh thủ các lợi thế theo mùa, theo khu vực địa lý hay lợi thế sáng tạo - Dẫn dụ để có được các hợp đồng có quy mô lớn, dài hạn hơn - Giảm hoặc tăng tồn kho của hệ thống phân phối hàng - Mở rộng hoặc tăng cường hệ thống phân phối. - Động viên lực lượng bán hàng, người trung gian Hạn chế của hoạt động khuyến mãi - Gia tăng sự nhạy cảm về giá của khách hàng - Có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, và chất lượng về hình ảnh sản phẩm - Giảm lợi nhuận cận biên - Di chuyển sự cạnh tranh tập trung vào dịch vụ sang cạnh tranh bằng hoạt động khuyến mãi do vậy làm mất lợi thế khác biệt về dịch vụ. 1.1.2.4 Những quyết định chủ yếu về chương trình khuyến mãi Xác định các mục tiêu khuyến mãi Đối với người tiêu thụ các mục tiêu khuyến mãi bao gồm: - Khuyến mãi có thể được sử dụng để gia tăng doanh số và lượng khách hàng - Thu hút những người hay thay đổi nhãn hiệu từ bỏ các nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh - Tăng mức độ nhân biết thương hiệu công ty. - Thu hút khách hàng mới - Bán nhanh hàng tồn kho SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 11 Khóa luận tốt nghiệp - Gia tăng nguồn vốn kinh doanh - Cạnh tranh Đánh giá kết quả của chương trình khuyến mãi Để đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi ta có thể dựa vào một số phương pháp như sau: - Xem xét số liệu về bán hàng Được xem là phương pháp phổ biến nhất, được tiến hành bằng cách xem xét kỷ những số liệu về mức độ tiêu thụ trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp khuyến mãi. Nói chung các biện pháp kích thích tiêu thụ tác động tốt nhất khi chúng lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang dùng sản phẩm dịch vụ tốt hơn từ doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của công ty không tốt hơn, chắc hẳn thị phấn của nhãn hiệu đó sẽ trở lại mức trước khi đợt khuyến mãi, khuyến mãi chỉ làm thay đổi tạm thời dạng nhu cầu chứ không thay đổi tổng mức cầu. - Số liệu về nhóm đại diện người tiêu thụ Số liệu về nhóm người này sẽ cho thấy các bộ phận khách hàng đáp ứng cho đợt khuyến mãi. Xem xét những phản hồi của họ về hoạt động khuyến mãi. - Thăm dò người tiêu thụ Có thể tiến hành tìm hiểu người sử dụng các sản phẩm dịch vụ của công ty trong thời gian chương trình khuyến mãi được tiến hành đề xem xét xem họ có hài lòng với chương trình khuyến mãi hay không, họ kỳ vọng nhận được hình thức khuyến mãi nào và họ đang được nhận hình thức khuyến mãi nào. Khuyến mãi ảnh hưởng như thế nào đến hành vi lựa chọn gói cước của khách hàng. - Các cuộc thực nghiệm Công ty cũng có thể đánh giá các chương trình khuyến mãi thông qua các cuộc thử nghiệm thay đổi theo tính chất như giá trị khích lệ, hay giá trị phần thưởng, thời gian kéo dài và phương tiện phân phát khác nhau. 1.2 Lý luận về hiệu quả của chương trình khuyến mãi 1.2.1 Sự cần thiết phải đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi Hiệu quả là mức độ đạt được khi so sánh kết quả đầu vào so với kết quả đầu ra. Hiệu quả cũng là mức độ mà một hoạt động đáp ứng đúng mục đích hoặc chức năng. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 12 Khóa luận tốt nghiệp Với ý nghĩa này hiệu quả có được bằng việc so sánh giữa mục tiêu đề ra và kết quả đạt được. Hiệu quả: Mức độ đạt được kết quả tốt nhất dựa trên mức chi phí thấp nhất được bỏ ra để có được kết quả đó. Như vậy hiệu quả của chương trình khuyến mãi là việc đạt được các mục tiêu của công ty đề ra với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Lý do đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi Các chương trình khuyến mãi doanh nghiệp đưa ra cần phải được đo lường những kết quả đạt được và xem xét nó có hiệu quả về mặt chi phí hay tác động về phía khách hàng hay không. Bởi các nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, việc doanh nghiệp đưa ra các chương trình khuyến mãi chính là việc sử dụng thời gian, tiền bạc và nhân lực của doanh nghiệp. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến quyết định có tiếp tục đầu tư hay không. Và cách thức tổ chức sau sẽ thay đổi như thế nào so với các chương trình trước để đạt hiệu quả cao hơn. Đo lường được kết quả thực hiện các chương trình khuyến mãi trong quá khứ, hiện tại, tương lai của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khắc phục tức thời và điều chỉnh từng bước đi thích hợp để thực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp về các hoạt động khuyến mãi. Việc đo lường hiệu quả các chương trình sẽ là công cụ dẫn đường và tạo sức hút lôi kéo các nhân viên cải tiến liên tục nhằm mang lại kết quả cao hơn cho doanh nghiệp. 1.2.2 Mô hình đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi Dựa vào phương pháp đo lường kết quả chương trình khuyến mãi được giới thiệu ở trên ta có thể nhóm các phương pháp thành 2 nhóm đó là đo lường kết quả chương trình khuyến mãi trên khía cạnh doanh nghiệp và khía cạnh khách hàng. Về khía cạnh khách hàng hiệu quả khuyến mãi thể hiện ở yếu tố sự hài lòng của khách hàng về chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp. Sự lựa chọn gói cước sử dụng của khách hàng. Sự đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 13 Khóa luận tốt nghiệp Về khía cạnh doanh nghiệp, việc đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi dựa trên tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) hoặc tỷ lệ chi phí trên doanh thu, doanh số bán hàng và sự nhận thức thương hiệu của khách hàng. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CTKM SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CTKM SỰ LỰA CHỌN GÓI CƯỚC CỦA KHÁCH HÀNG TRONG CTKM ROI HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU DOANH SỐ BÁN HÀNG Mô hình 1: Mô hình đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi Đo lường hiệu quả chương trình khuyến mãi trên khía cạnh khách hàng: Sự lựa chọn gói cước Chương trình khuyến mãi tác động trực tiếp lên việc lựa chọn gói cước của khách hàng. Tác động của chương trình khuyến mãi là việc kích thích khách hàng lựa chọn gói cước dịch vụ, điều này là rất quan trọng. Khi mà chương trình khuyến mãi đưa ra nhằm tới việc kích cầu tiêu dùng của khách hàng thì việc lựa chọn gói cước nào là điều công ty cần phải quan tâm để xem liệu chương trình khuyến mãi đó có đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng hay không. Như vậy cần phải xem chương trình khuyến mãi tác động như thế nào đến quyết định lựa chọn gói cước của người tiêu dùng. Xem xét số lượng các loại gói cước được khách hàng lựa chọn ra sao? Nhận định sau sẽ giúp kiểm tra mối quan hệ giữa lựa chọn gói cước và hiệu quả của chương trình khuyến mãi: Có mối quan SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 14 Khóa luận tốt nghiệp hệ cùng chiều giữa hiệu quả của chương trình khuyến mãi và sự lựa chọn gói cước của khách hàng. Đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi Đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi thể hiện ở các yếu tố như mức độ hấp dẫn của chương trình khuyến mãi, sự tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi ích, chất lượng dịch vụ khuyến mãi, và chương trình khuyến mãi có đem lại sự tiện lợi, có phù hợp với mong muốn của khách hàng. Để kiểm tra mối quan hệ giữa đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi chúng ta có thể dựa vào nhận định sau: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả của chương trình khuyến mãi và đánh giá của khách hàng về chương trình khuyến mãi. Sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Mức độ của sự thõa mãn là hàm của sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng. Khách hàng có thể cảm nhận được một trong ba mức độ thõa mãn sau. Nếu kết quả thực tế kém hơn so với mức độ kỳ vọng thì khách hàng sẽ không hài lòng. Nếu kết quả tương xứng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu kết quả thực tế vượt qua sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng, vui sướng và thích thú. Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự hài lòng khách hàng về chương trình khuyến mãi và hiệu quả của chương trình khuyến mãi. Thang đo lường hiệu quả của chương trình khuyến mãi trên khía cạnh khách hàng SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 15 Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1.1: Các biến đo lường hiệu quả hoạt động khuyến mãi của công ty dựa trên khía cạnh khách hàng STT Tên biến Mã hóa 1 Khuyến mãi của FPT rất hấp dẫn với tôi. Q1 2 Khuyến mãi của FPT giúp tôi tiết kiệm chi phí hòa mạng ban đầu. Q2 3 Khuyến mãi của FPT giúp tôi tiết kiệm cước phí hàng tháng. Q3 4 Khuyến mãi của FPT mang lạị cho tôi nhiều sự lựa chọn. Q4 5 Sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi đem lại cho tôi sự tiện lợi Q5 6 Chương trình khuyến mãi phù hợp với mong muốn của tôi. Q6 7 Tôi chọn FPT là nhà cung cấp dịch vụ internet ADSL vì CTKM Q7 8 Tôi rất hài lòng về chương trình khuyến mãi của FPT. Q8 Đo lường hiệu quả chương trình khuyến mãi trên khía cạnh doanh nghiệp Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Invenstment: ROI) Hoặc tỷ lệ chi phí trên doanh thu Sự hoàn vốn đầu tư là một biện pháp dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư hoặc để so sánh hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau. Về cơ bản, ROI là một phương tiện so sánh khoản thu về từ đồng tiền công ty đã bỏ ra với lợi nhuận có được từ hoạt dộng đầu tư đó. Nói chung, ROI nên cao một cách hợp lý hơn mức mà công ty kỳ vọng có được khi đầu tư vào thứ khác. ROI = (DTĐT – CPĐT)/ CPĐT Trong đó: ROI là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư DTĐT: Doanh thu có được từ hoạt động đầu tư CPĐT: Chi phí đầu tư ROI là một biện pháp rất phổ biến vì tính linh hoạt và đơn giản của nó. Nếu một đầu tư không có tỷ lệ hoàn vốn tích cực, hoặc nếu có cơ hội khác với một tỷ lệ hoàn vốn cao hơn, thì không nên thực hiện việc đầu tư. SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 16 Khóa luận tốt nghiệp ROI được xem là một công cụ để đo lường hiệu quả từ việc đầu tư vào các chương trình khuyến mãi trong việc đạt được một kết qủa mong muốn. Các chương trình khuyến mãi khi được áp dụng thì phải kiểm tra hàng năm. Doanh nghiệp phải chắc chắn rằng các hoạt động khuyến mãi của doanh nghiệp đạt được lợi nhuận trên việc đầu tư cho các chương trình khuyến mãi. Khi doanh nghiệp nhận được lợi nhuận mong muốn từ sự đầu tư của mình chúng ta có thể nói chương trình khuyến mãi thành công. Phụ thuộc vào mục tiêu của chương trình khuyến mãi sẽ quyết định sử dụng tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hay tỷ lệ vốn trên doanh thu. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí thì sử dụng tỷ lệ chi phí trên doanh thu sẽ cho ta thấy được rằng để đạt được một đồng doanh thu thì chi phí bỏ ra là bao nhiêu, qua đó so sánh các tỷ lệ này nhằm xem xét chi phí của chương trình khuyến mãi có tăng lên hay giảm đi so với mục tiêu đề ra của công ty. Nếu mục tiêu là sự gia tăng lợi nhuận thì sử dụng chỉ tiêu sự hoàn vốn đầu tư. Để kiểm tra hiệu quả của các chương trình khuyến mãi thông qua việc xem xét tỷ số hoàn vốn của hoạt động khuyến mãi chúng ta có thể dựa theo nhận định sau: Hệ số hoàn vốn đầu tư của các chương trình khuyến mãi và hiệu quả của chương trình khuyến mãi có mối quan hệ cùng chiều Hoặc: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của chương trình khuyến mãi có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả của chương trình khuyến mãi. Doanh số bán hàng Chương trình khuyến mãi thành công là khi nó gia tăng doanh số trong ngắn hạn. Nhưng nó cũng có thể mang lại doanh số đáng kể trong dài hạn nếu như nó hiệu quả. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là gia tăng doanh số, gia tăng số lượng khách hàng thì cần phải kiểm tra sự hiệu quả của chương trình dựa vào sự gia tăng doanh số và số lượng khách hàng. Điều này được thể hiện bằng số lượng khách hàng tăng lên, tăng doanh số bán, tăng thị phần và doanh nghiệp sẵn lòng xúc tiến các chương trình hàng năm. Cả 3 khía cạnh trên cần phải được kiểm tra bởi vì những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khuyến mãi. Đánh giá hiệu quả của chương trình khuyến mãi có thể dựa SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 17 Khóa luận tốt nghiệp theo nhận định sau: Chương trình khuyến mãi làm tăng doanh số bán của doanh nghiện. Nhận thức thương hiệu Một chương trình khuyến mãi hiệu quả sẽ làm tăng nhận thức thương hiệu. Điều này có thể bao gồm mức độ nhận biết thương hiệu trong khu vực diễn ra chương trình khuyến mãi và tỷ kệ dịch chuyển khách hàng mục tiêu từ nhà cung cấp khách chuyển sang. Đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi có thể dựa vào nhận định sau để đánh giá: Tồn tại mối qua hệ cùng chiều giữa hiệu quả của chương trình khuyến mãi và nhận thức về hình ảnh doanh nghiệp. 1.3 Tình hình phát triển dịch vụ internet ADSL ở Việt Nam Năm 2010 là năm đầu tiên thuê bao ADSL chững lại. Trong khi đó thị trường băng thông rộng có thêm đối thủ mới là 3G và cáp quang (FTTH) cạnh tranh với ADSL. Liên tiếp trong những năm trước, thị trường ADSL Việt Nam tăng trưởng bùng nổ năm sau gấp đôi năm trước. Trong đó, thị phần vẫn chủ yếu nằm trong tay VNPT, Viettel và FPT Telecom. Theo con số thống kê năm 2008, VNPT có khoảng 1,7 triệu thuê bao ADSL, FPT Telecom có khoảng hơn 330.000 thuê bao còn Viettel có khoảng 400.000 thuê bao. Năm 2009, VNPT đã bứt phá mạnh mẽ và tuyên bố đang nắm trong tay hơn 2,5 triệu thuê bao ADSL, Viettel nắm trong tay 530.000 thuê bao và FPT Telecom khẳng định đang có 440.000 thuê bao. Với con số này, thị phần dịch vụ ADSL đứng đầu vẫn là VNPT, sau đó đến Viettel và thứ 3 là FPT Telecom. Năm 2010 cũng là năm FPT Telecom vươn ra các thị trường mới mạnh mẽ ở cả hai miền Bắc-Nam chứ không dừng lại ở những thị trường lớn như trước đây. Với cách làm của doanh nghiệp mang dáng dấp kinh tế tư nhân hướng tới lợi nhuận là tối thượng. Xét về mặt hiệu quả, những cuộc chiến du kích đã đem lại cho FPT Telecom con số đẹp về phát triển thuê bao. Theo công bố của FPT Telecom đến hết năm 2010, FPT đã phát triển được khoảng 500.000 thuê bao ADSL. Trong khi FPT có được con số đẹp về phát triển thuê bao ADSL thì năm 2010 lại là năm Viettel tụt hậu về dịch vụ này. Theo con số của Viettel, hết năm 2010 nhà mạng này chỉ còn khoảng hơn 300.000 thuê bao ADSL. Lý SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 18 Khóa luận tốt nghiệp giải sự tụt giảm này, Viettel cho biết họ đã chuyển hướng chiến lược sang phát triển mạng Internet băng rộng không dây trên mạng 3G. Hiện dịch vụ này đang phát triển rất khả quan và đã có số thuê bao vượt số thuê bao ADSL của doanh nghiệp này. Như vậy, sự chuyển hướng chiến lược của Viettel đã vô tình đẩy FPT Telecom lên vị trí thứ 2 trên thị trường ADSL. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh thì FPT đang là doanh nghiệp đứng vị trí số một trên thị trường hiện nay, vượt qua cả hai doanh nghiệp lớn VNPT và Viettel. Năm 2009 được đánh giá là năm bứt phá mạnh mẽ về số thuê bao ADSL của VNPT với con số thị phần cao nhất từ trước đến nay – Khoảng 75%. Năm 2009, VNPT cũng đã có trong tay hơn 2,5 triệu thuê bao ADSL. Thế nhưng, đến năm 2010 có vẻ như VNPT đã chững lại trong việc phát triển thuê bao ADSL. Năm 2010, VNPT đặt mục tiêu cán đích 2,8 Triệu thuê bao ADSL nhưng đến hết năm VNPT mới đạt gần 2,6 tiệu thuê bao. Như vậy, VNPT mới chỉ đạt con số phát triển thuê bao ADSL tương đương với FPT Telecom. Trong khi đó, VNPT có quá nhiều ưu thế hơn đối thủ như ưu thế về mạng lưới rộng khắp đã và đang được đầu tư mạnh đến 1 tỷ USD, chất lượng dịch vụ được đánh giá tốt nhất hiện nay. Với con số này, VNPT vẫn là nhà cung cấp dịch vụ ADSL có thị phần lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu số thuê bao ADSL của Viettel và FPT Telecom chính xác như đã công bố, chắc chắn VNPT sẽ bị tụt thị phần xuống dưới 70%. Như vậy có thể tạm chia thứ hạng trên thị trường này đứng đầu là VNPT, kế đến là FPT Telecom và Viettel lùi về vị trí thứ ba. Đặc điểm khá nổi bật của thị trường ADSL trong năm 2010 là các thuê bao ADSL thay nhà mạng “như thay áo”. Liên tục trong năm, các nhà cung cấp dịch vụ ADSL chèo khéo khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi nặng ký như tặng modem, miễn cước vài tháng. Nếu nhìn vào con số luỹ kế thuê bao ADSL của VNPT cho thấy, năm 2010, VNPT chỉ tăng thêm được gần 200.000 thuê bao và FPT Telecom mới tăng khoảng 100.000 thuê bao. Trên thực tế VNPT đã phát triển mới được khoảng 500.000 thuê bao. Như vậy, số thuê bao ADSL rời mạng của VNPT không hề nhỏ. Viettel Telecom đang cố gắng duy trì ở mức độ hơn 1 thuê bao ADSL vào vào thì một thuê bao ra. FPT SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 19 Khóa luận tốt nghiệp Telecom cũng cho biết, hiện tỷ lệ thuê bao ADSL rời mạng đã ở con số rất lớn - tới hơn 40%. Trước đó, FPT Telecom đã thống kê, có khoảng 20% khách hàng thuộc diện “thay nhà cung cấp dịch vụ như thay áo”. “FPT Teleocom thấy rất khó khăn với tình trạng thuê bao ADSL rời mạng khi cứ 2 khách hàng vào thì có 1 khách hàng ra. Đối với mạng di động, khách hàng rời mạng thì nhà mạng không mất nhiều chi phí cho mạng lưới, nhưng đối với dịch vụ ADSL - phải kéo cáp đến nhà thuê bao thì việc thuê bao rời mạng làm cho nhà mạng vô cùng tốn kém”, bà Chu Thanh Hà, Tổng giám đốc FPT Telecom nói. Trước sự khốc liệt của thị trường ADSL, nhiều ý kiến cho rằng “cánh cửa” gần như đã khép lại đối với những “người chơi mới”. Cuối tháng 3/2010, CMC đã công bố trở thành cổ đông chiến lược của Công ty NetNam với việc nắm giữ 43,8% cổ phần. NetNam cũng đang kỳ vọng đến năm 2012, qua sự hợp tác chiến lược này sẽ đứng trong top 5 các nhà cung cấp dịch vụ Internet, đứng đầu trong một số mảng thị trường chuyên biệt và là một ISP đặc sắc về sản phẩm và dịch vụ. Thế nhưng, đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu mạnh mẽ về các nhân tố mới gây đột phá cho thị trường Internet băng thông rộng. Một số chuyên gia nhận định , ADSL bắt đầu giai đoạn thoái trào. Dịch vụ cáp quang và băng thông rộng không dây sẽ lên ngôi. Nắm bắt được xu thế đó, VNPT, FPT Telecom, Viettel đang đẩy mạnh hoàn chỉnh gói cước, đua nhau đưa ra các chính sách tăng tốc độ và siêu khuyến mãi nhằm hút khách hàng sư dụng dịch vụ cáp quang. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định cáp quang chưa thể bùng nổ tại Việt Nam khi mà giá thành đầu tư và giá cung cấp dịch vụ vẫn còn cao. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 3/2012, số thuê bao Internet trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 17,5%; số người sử dụng Internet đạt 32,1 triệu người, tăng 15,3% so với cùng thời điểm năm trước. Tuy nhiên, cũng theo số liệu trước đó của Tổng cục Thống kê thì so với thời điểm cuối tháng 2/2012, số người sử dụng Internet tháng 3 đã giảm đi nửa triệu người (từ 32,6 triệu người dùng của tháng 2) và số lượng thuê bao Internet cũng giảm khoảng 0,1 triệu SVTH: Lê Phương Nam – K42 TM 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan