GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY DƯA HẤU TẠI ĐỊA
BÀN XÃ BÌNH TÂN, HUYỆN TÂY SƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
PHAN THỊ KIỀU
Niên khóa 2009 - 2013
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
i
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
---
---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY DƯA HẤU TẠI
ĐỊA BÀN XÃ BÌNH TÂN, HUYỆN TÂY SƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
Phan Thị Kiều
TS. Trần Văn Giải Phóng
Lớp: K43AKTNN
Niên khóa: 2009 – 2013
Huế, tháng 05 năm 2013
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
ii
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô giáo trường
Đại học kinh tế Huế, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển đã tận
tình dạy dỗ, truyền đạt cho em kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Đặc biệt, cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS.Trần Văn Giải Phóng,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, các chú, các anh chị Phòng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Tây Sơn đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi, cung cấp số liệu tài liệu cần thiết cho em trong suốt quá trình thực tập trên địa
bàn.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên
tinh thần cho em trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân có hạn,
kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được
những đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và bạn bè để khoá luận được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Kiều
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
iii
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................ix
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................xi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Các câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .....................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................5
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. ........................................5
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.................................................................................5
1.1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường..........................................................................................7
1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm chung của cây dưa hấu...................................................8
1.1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố dưa hấu ....................................................................8
1.1.2.2. Giá trị của cây dưa hấu .......................................................................................9
1.1.2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây dưa hấu ................................................................9
1.1.2.2.2. Giá trị kinh tế của cây dưa hấu ......................................................................10
1.1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu..........................................10
1.1.2.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên .............................................................10
1.1.2.4.2. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................13
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
iv
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới. ............................................................13
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam..............................................................13
1.2.3. Tình hình sản xuất dưa hấu của tỉnh Bình Định và huyện Tây Sơn....................14
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY DƯA HẤU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
BÌNH TÂN – HUYỆN TÂY SƠN – TỈNH BÌNH ĐỊNH. ........................................16
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu...........................................................................16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................16
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................16
2.1.1.2. Địa hình ............................................................................................................18
2.1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................18
2.1.1.4. Thủy văn ...........................................................................................................18
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................18
2.1.1.5.1. Tài nguyên rừng.............................................................................................18
2.1.1.5.2. Khoáng sản ...................................................................................................18
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội. ..............................................................................19
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất.......................................................................................19
2.1.2.2. Dân số và lao động. ..........................................................................................21
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................24
2.1.3. Nhận xét chung....................................................................................................25
2.2. Khái quát tình hình sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Bình Tân. ...........................25
2.2.1. Cơ cấu các loại giống cây trồng hàng năm trên địa bàn xã Bình Tân. ...............25
2.2.2. Diện tích, năng suất dưa hấu trên địa bàn xã Bình Tân.......................................27
2.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra......................................................................30
2.3.1. Nhân khẩu và lao động ........................................................................................30
2.3.2. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ..........................................................32
2.4. Kết quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra.........................................................35
2.4.1. Chi phí sản xuất. ..................................................................................................35
2.4.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu.............................................38
2.5. Hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra.......................................................40
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu................................................40
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu ở địa bàn xã
Bình Tân. .......................................................................................................................42
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
v
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất. .......................................................................42
2.6.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian. ......................................................................43
2.6.3. Ảnh hưởng của thời tiết. ......................................................................................45
2.6.4. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hàm sản xuất .................................................46
2.6.4.1. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất........................................................47
2.6.4.2. Ảnh hưởng của phân NPK đến năng suất.........................................................47
2.6.4.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất...........................................................47
2.6.4.4. Ảnh hưởng của công lao động đến năng suất dưa hấu.....................................47
2.6.4.5. Ảnh hưởng của lượng giống đến năng suất dưa hấu ........................................48
2.6.4.6. Ảnh hưởng của vôi đến năng suất dưa hấu. .....................................................48
2.7. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ được điều tra. ............................................49
CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ BÌNH TÂN, HUYỆN TÂY SƠN, TỈNHBÌNHĐỊNH.53
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương..............................................53
3.2. Những khó khăn và thách thức của các hộ trồng dưa. ...........................................53
Bảng 14: Thống kê những khó khăn chính của các hộ sản xuất dưa hấu......................54
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu trên địa bàn xã Bình Tân, huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định................................................................................................56
3.3.1. Giải pháp đối với địa phương và hộ nông dân. ...................................................56
3.3.1.1.Địa phương ........................................................................................................56
3.3.1.2. Hộ nông dân .....................................................................................................56
3.3.2. Các giải pháp thuộc về chính sách nhà nước.......................................................57
3.3.2.1. Giải pháp về vốn...............................................................................................57
3.3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...............................................................................57
3.3.2.3. Giải pháp về thị trường.....................................................................................58
3.3.2.5. Giải pháp khuyến nông và khoa học công nghệ...............................................59
3.3.2.6. Giải pháp bảo hiểm, bảo trợ cho người sản xuất..............................................60
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................61
3.1. Kết luận...................................................................................................................61
3.2. Kiến nghị ................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
PHỤ LỤC .....................................................................................................................65
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
vi
Khóa luận tốt nghiệp
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
vii
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV
Bảo vệ thực vật
GO
Tổng giá trị sản xuất
VA
Giá trị gia tăng
IC
Chi phí trung gian
TC
Tổng chi phí
LN
Lợi nhuận
UBND
Ủy ban nhân dân
SL
Số lượng
ĐVT
Đơn vị tính
LĐ
Lao động
BQC
Bình quân chung
DT
Diện tích
NN
Nông nghiệp
STT
Số thứ tự
IPM
Phương pháp dịch hại tổng hợp
NS
Năng suất
DT
Diện tích
DTCT
Diện tích canh tác
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
viii
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu toàn huyện qua 3 năm. ....................15
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của xã Bình Tân ..........................................................20
Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Bình Tân qua 3 năm 2010 – 2012 ........23
Bảng 4: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm của xã Bình Tân.........................26
Bảng 5: Tình hình sản xuất dưa hấu của xã Bình Tân từ năm 2010-2012 ...................29
Bảng 6: Tình hình đất đai, lao động của các hộ điều tra. .............................................31
Bảng 7: Tình hình trang bị vật chất – kỹ thuật của các nông hộ ..................................33
Bảng 8: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của các hộ điều tra ....................36
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ..............39
Bảng 10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu ....................................40
Bảng 11: Ảnh hưởng của diện tích đất đai đến hiệu quả sản xuất dưa hấu. .................42
Bảng 12: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa
hấu.................................................................................................................................44
Bảng 13: Kết quả hàm hồi qui ......................................................................................46
Bảng 14: Thống kê những khó khăn chính của các hộ sản xuất dưa hấu…………….54
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
ix
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ : Các kênh tiêu thụ dưa hấu trên địa bàn xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. ...51
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
x
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào = 500 m2
1 ha = 20 sào
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
xi
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu đề tài
- Đánh giá hiệu quả sản xuất dưa hấu của địa phương trong thời gần đây, cụ thể
là 3 năm 2010, 2011 và 2012.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu của địa phương.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu trên
địa bàn xã Bình Tân.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng nhiều nguồn
tài liệu từ các nguồn sau:
+ Số liệu từ UBND xã Bình Tân và các phòng ban chức năng của huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định.
+ Thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn các hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn
xã Bình Tân.
+ Các kiến thức đã học ở trường và tham khảo các tài liệu sách báo, khóa luận
của các năm trước, các tạp chí liên quan.
+ Một số website.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu.
- Phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
- Phương pháp ước lượng hồi qui.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
* Kết quả đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả sau:
Đánh giá được thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu ở xã
Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
xii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Đánh giá được những thuận lợi cũng như khó khăn và hạn chế của người dân
trong việc đẩy mạnh phát triển cây dưa hấu tại xã Bình Tân.
Sản xuất dưa hấu mang lại hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp ở xã
Bình Tân, tăng thu nhập, giải quyết lượng lao động nông thôn, nâng cao mức sống cho
người dân.
Thống kê được những khó khăn mà các hộ trồng dưa trên địa bàn hay gặp phải
để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu.
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
xiii
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp lương thực, thực phẩm, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tham gia xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nền
kinh tế. Nông nghiệp không chỉ là nơi cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế khác
là thị trường tiêu thụ rộng lớn mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Sự ổn
định về xã hội và an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của nông thôn. Nông nghiệp nông thôn còn là nơi tập trung sinh sống của đại bộ
phận dân cư trong cả nước. Chính vì những lí do đó mà thúc đẩy phát triển nông
nghiệp nông thôn luôn là ưu tiên cao nhất trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
Đảng và Nhà nước ta.
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nông nghiệp đã gặt hái được nhiều
thành tựu. Giữ vững được tốc độ tăng trưởng đồng đều qua các năm, nông nghiệp đã
vững bước đi lên sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu quy mô lớn. Sản xuất lương
thực đảm bảo nhu cầu cho toàn xã hội. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển
biến tích cực theo hướng đa dạng tuy nhiên chuyển biến còn chậm, cơ cấu vẫn chưa
đạt mức độ hợp lý. Vì vậy cần nhận thức rõ những tồn tại trong nông nghiệp để đưa ra
phương hướng và giải pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng ngày càng
hợp lý và hoàn thiện.
Thời gian qua ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định chuyển đổi cơ cấu
cây trồng đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nhiều loại
cây trồng được thay thế cho diện tích sản xuất lúa trước đây không hiệu quả hoặc hiệu
quả thấp, một số vùng đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, trong đó có sản
xuất cây dưa hấu là một ví dụ. Dưa hấu là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, phù
hợp với nhiều loại đất, dễ luân canh với cây lúa nước, giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất
khẩu lớn nên diện tích ngày càng được mở rộng.
Xã Bình Tân thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định có địa hình, địa thế rất phức
tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối lớn nhỏ
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
trong vùng, có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, do đó diện tích đất sản
xuất nông nghiệp nhỏ lẻ và manh mún gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản
xuất nông nghiệp. Do điều kiện nên đa số đất ruộng lúa ở đây chỉ sản xuất hai vụ, một
số ít chỉ làm được 1 vụ, còn lại bỏ hoang. Hơn nữa đất đai nơi đây khô cằn kém màu
mỡ nên nếu chỉ trồng một loại cây trồng trên một vùng đất sẽ đem lại hiệu quả không
cao, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nguời dân nơi đây đã mạnh dạn đưa cây dưa
hấu vào trồng thử, qua thời gian cây dưa hấu cho thấy là một loại cây thích nghi tốt và
cho hiệu quả cao. Kể từ đó nhiều hộ nông dân tham gia vào trồng dưa hấu, diện tích
tăng lên đáng kể. Việc trồng cây dưa hấu góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân
trong xã, sử dụng hiệu quả vùng đất làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, tạo điều
kiện thúc đẩy phát triển KT - XH của xã. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc
trồng dưa hấu cũng gặp nhiều vấn đề: Chi phí đầu tư cao khiến cho người nông dân
khó mở rộng thêm qui mô, vấn đề thời tiết, hạn hán và mưa lớn khi thu hoạch dưa
thành phẩm, vấn đề tiêu thụ dưa hấu. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất
dưa hấu như phân bón hóa học, thuốc BVTV không đúng cách đã gây ra những ảnh
hưởng xấu đến môi trường. Chính vì lẽ đó, việc phát triển sản xuất dưa hấu của địa
phương rất cần sự quan tâm nghiên cứu của các ngành các cấp để từ đó có thể đưa ra
các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sản xuất dưa hấu đạt hiệu quả kinh
tế cao hơn đồng thời bảo vệ được môi trường sống cho thế hệ tương lai.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế cây dưa hấu
tại địa bàn xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài chỉ ra các định hướng và giải pháp để sản
xuất dưa hấu có hiệu quả nhất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hóa vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc
trồng cây dưa hấu tại xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Đánh giá thực trạng sản xuất dưa hấu tại địa bàn nghiên cứu.
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu sử dụng đất sản xuất dưa hấu cho
người dân ở địa bàn nghiên cứu.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
- Doanh thu của sản xuất dưa hấu trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu?
- Lợi nhuận ròng của sản xuất cây dưa hấu trên một đơn vị diện tích là bao
nhiêu?
- Chi phí cho việc sản xuất dưa hấu trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu?
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của việc trồng cây dưa hấu?
- Có những giải pháp nào để nâng cao lợi nhuận ròng của việc trồng cây dưa hấu
cho hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân trồng dưa trên địa bàn xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu các hộ trồng dưa trên địa bàn xã
Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp từ năm 2009 – 2011 và số liệu sơ cấp được
điều tra năm 2012.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình cũng như
hiệu quả trồng cây dưa hấu trên địa bàn xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung: Mô tả khách quan tình hình sản xuất dưa hấu tại địa bàn
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
+ Số mẫu điều tra 60 hộ.
+ Phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, chọn các hộ
tiêu biểu có diện tích sản xuất dưa hấu lớn nhất của ba thôn Mỹ Thạch, An Hội và
Thuận Ninh.
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu của Phòng niên giám thống kê huyện Tây Sơn, số liệu
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Phòng ban và các đoàn thể.
+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn 60 hộ nông dân trồng dưa trên
địa bàn nghiên cứu bằng bảng câu hỏi để thu thập số liệu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số người có am hiểu sâu
sắc về hoạt động trồng dưa hấu trên địa bàn nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp để củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu, cụ thể:
+ Ông Trần Văn Đào ở Xóm 4, Mỹ Thạch, Bình Tân, Tây Sơn, Bình Định: Là
một trong những người trồng dưa lâu năm nhất nhì trong xã, có nhiều kinh nghiệm và
chưa khi nào bị lỗ vốn cho dù giá dưa có giảm.
+ Ông Điệp, Xóm 1, An Hội, Bình Tân, Tây Sơn, Bình Định: Chuyên bán vật tư
đầu vào cho các hộ trồng dưa.
- Phương pháp phân tích kinh tế:
Nhằm tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá các nhân tố để tìm ra các nguyên
nhân và phương hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
- Phương pháp ước lượng hồi quy: Dùng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas
để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất.
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái niệm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp đến
nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì vậy
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề.
+ Mọi hoạt động của con nguời đều tuân theo quy luật: “Tiết kiệm thời gian”.
+ Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống.
+ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất luợng của các hoạt động kinh
tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con nguời.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tuơng quan so sánh giữa luợng kết quả đạt
được và luợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là
phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, luợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các
nguồn lực đầu vào. mối tuơng quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tuơng đối
cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại luợng đó. Chúng ta cần phân biệt
rõ ba khái niệm về hiệu quả.
- Hiệu quả kỹ thuật: Là số luợng sản phẩm có thể đạt đuợc trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng để sản xuất trong những điều kiện cụ thể về
kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp, hiệu quả này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một dơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được
thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và
giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc
nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào nông nghiệp, kỹ năng của nguời
sản xuất cũng như môi truờng kinh tế xã hội.
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
- Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí tăng thêm
về đầu vào hoặc nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có
liên quan đến giá yếu tố đầu vào và giá các yếu tố đầu ra. Việc xác định hiệu quả này
giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên về tối đa hóa lợi nhuận. Điều
đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực
được sử dụng vào trong sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn
hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến
khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt một trong hai
yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa
phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt
cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và chỉ tiêu hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt
hiệu quả kinh tế.
Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo
những mục tiêu nhất định dưới dạng hiện vật. Đó là số luợng, chất lượng của dịch vụ
đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếp với nhau nên
những chi phí và lợi ích cần được tính ra giá trị tuơng xứng. Muốn vậy phải thông qua
giá cả, trong phạm vi đề tài và sự hạn chế về khả năng tôi xin phép dừng lại ở việc chỉ
sử dụng giá cả thị truờng để đánh giá hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng,
phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Tăng hiệu quả kinh tế trong
nền sản xuất xã hội là một trong những yêu cầu khách quan của tất cả các hình thái
kinh tế xã hội. Nó càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: Khi khả
năng phát triển kinh tế theo chiều rộng như tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên
nhiên, vốn bị hạn chế…Khi chuyển sang nền kinh tế thị truờng, việc tăng hiệu quả
kinh tế trong nền sản xuất xã hội là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh,
cho phép dành ưu thế trong quan hệ kinh tế.
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
6
GVHD: Trần Văn Giải Phóng
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường.
Hiện nay nguời ta dùng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế, mỗi chỉ
tiêu phản ánh một góc độ, một cách nhìn nhận riêng về hiệu quả kinh tế. Ở đề tài này
đã sử dụng một số chỉ tiêu cụ thể sau:
Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất dưa hấu:
- Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân/hộ.
- Mức đầu tư vốn cố định, vốn lưu động cho sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả trồng cây dưa hấu.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động
sản xuất xã hội tạo ra trong một kỳ nhất định.
GO = P * Q
Trong đó:
GO: là giá trị sản xuất/sào
Q: là sản lượng dưa hấu
P: là giá bán/kg dưa hấu
+ Chi phí ttrung gian (IC): Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm:
chi phí vật chất và chi phí thuê ngoài (thuê lao động).
+ Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian
của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
+ Lợi nhuận: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
+ Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Thể hiện cứ một đồng chi phí
trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Thể hiện cứ một đồng chi phí
trung gian bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ Giá trị gia tăng trên tổng chi phí sản xuất (LN/TC): Thể hiện cứ một đồng chi
phí đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Ngoài ra tôi còn sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích
ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất dưa hấu của các nông hộ được điều tra trên
Phan Thị Kiều – K43AKTNN
7