Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

.PDF
87
407
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN THỊ LƯƠNG Khóa học: 2010– 2014 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lương Lớp: K44 KTNN Niên khóa: 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Mai Văn Xuân Huế, tháng 05 năm 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành bài khóa luận này trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Kinh Tế & Phát Triển - Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã trang bị cho em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trường. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên PGS.Ts Mai Văn Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận này. Cảm ơn thầy đã dìu dắt, giúp đỡ em rất nhiều không những về chuyên môn, mà còn động viên em rất lớn về mặt tinh thần. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Nông nghiệp & PTNT đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại UBND huyện Tuyên Hóa để em có thể hoàn thành tốt đề tài một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên và giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do bước đầu làm quen với đề tài nghiên cứu, kinh nghiệm và thời gian có nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4 5. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................5 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu...........................................................................................5 7. Hạn chế của đề tài........................................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................6 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................6 1.1.1. Đặc điểm và kỹ thuật chăn nuôi lợn .....................................................................6 1.1.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi ...........................................................................6 1.1.1.2. Yêu cầu của chăn nuôi lợn thịt ...........................................................................7 1.1.1.3. Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt.............................................................7 1.1.1.4. Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta ............................................9 1.1.2. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế (HQKT)..........................................................9 1.1.2.1. Khái niệm, nội dung và bản chất của HQKT .....................................................9 1.1.2.2. Phương pháp xác định HQKT ..........................................................................11 1.1.2.3. Phương pháp và những chỉ tiêu xác định kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ .............................................................................................................12 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................14 1.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới ..................................................................14 1.2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam...................................................................16 1.2.3. Tình hình chăn nuôi lợn tỉnh Quảng Bình...........................................................18 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH .20 SVTH: Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 2.1. Khái quát tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tuyên Hóa ........................20 2.2. Tình hình chung về địa bàn huyện Tuyên Hóa ......................................................21 2.2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tuyên Hóa ...........................................................21 2.2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................21 2.2.1.2. Thời tiết khí hậu...............................................................................................23 2.2.1.3. Địa hình địa mạo .............................................................................................23 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................24 2.2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................24 2.2.2.2. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................27 2.2.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ....................................................................................29 2.3. Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tuyên Hóa điều tra năm 2013 ..........................................................................................................31 2.3.1. Nguồn lực sản xuất của các hộ ............................................................................31 2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ......................................31 2.3.1.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra................................................................33 2.3.1.3. Tình hình về vốn và trang bị tư liệu sản xuất phục vụ chăn nuôi lợn của các nông hộ ..........................................................................................................................35 2.3.1.4. Thu nhập của các nông hộ ................................................................................36 2.3.1.5. Tình hình sử dụng chuồng trại của các nông hộ...............................................38 2.3.2. Quy mô đàn lợn thịt và tổng giá trị sản xuất lợn thịt của các nông hộ................40 2.3.3. Chi phí trong chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ................................................41 2.3.4. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ.....................................44 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt........47 2.4.1. Bằng phương pháp thống kê................................................................................47 2.4.2. Bằng phương pháp hàm sản xuất Cobb_Douglas ...............................................52 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊTCỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ..........................................................................56 3.1. Định hướng .............................................................................................................56 3.2. Một số giải pháp .....................................................................................................57 SVTH: Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân 3.2.1. Giải pháp về giống...............................................................................................57 3.2.2. Giải pháp về thị trường.......................................................................................57 3.2.3. Giải pháp về vốn..................................................................................................60 3.2.4. Giải pháp về thức ăn............................................................................................61 3.2.5. Giải pháp về thú y phòng bệnh............................................................................62 3.2.7. Giải pháp về thông tin .........................................................................................64 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................66 1. Kết luận......................................................................................................................66 2. Kiến nghị ...................................................................................................................67 2.1. Đối với Nhà nước ...................................................................................................67 2.2. Đối với huyện Tuyên Hóa ......................................................................................68 2.3. Đối với hộ nông dân ...............................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69 PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU HQKT : Hiệu quả kinh tế GTSX : Giá trị sản xuất CPSX : Chi phí sản xuất XC : Xuất chuồng QM : Quy mô QML : Quy mô lớn QMV : Quy mô vừa QMN : Quy mô nhỏ SL : Số lượng MI : Thu nhập hỗn hợp TN : Thu nhập GO : Tổng giá trị sản xuất L/N : Quy mô lớn/quy mô nhỏ L/V : Quy mô lớn/quy mô vừa V/N : Quy mô vừa/quy mô nhỏ TC : Tổng chi phí TSCĐ : Tài sản cố định TLSX : Tư liệu sản xuất ATTP : An toàn thực phẩm BQ : Bình quân SVTH: Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Sản xuất thịt trên thế giới qua 3 năm (2010 – 2012)........................................15 Bảng 2. Số lượng lớn của cả nước và các vùng chính qua 3 năm (2010 – 2012) .........17 Bảng 3. Số lượng và sản lượng thịt lợn của tỉnh Quảng qua 3 năm (2010 – 2012) ......18 Bảng 4. Tổng đàn lợn và trọng lượng thịt hơi xuất chuồng (XC) của huyện qua 3 năm (2011 – 2013) ............................................................21 Bảng 5. Biến động diện tích đất đai qua 3 năm (2011 – 2013) .....................................26 Bảng 6. Tình hình dân số, lao động ở huyện Tuyên Hóa qua 3 năm (2011 – 2013) ....28 Bảng 7. Nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi lợn thịt .....................................32 Bảng 8. Quy mô và cơ cấu đất đai của các nông hộ (Tính BQ/hộ)...............................34 Bảng 9. Tình hình về vốn và trang bị kỹ thuật phục vụ chăn nuôi lợn của các nông hộ (Tính BQ/hộ)................................................................................................36 Bảng 10. Thu nhập của các nông hộ (Tính BQ/hộ).......................................................38 Bảng 11. Tình hình sử dụng chuồng trại của các nông hộ ............................................39 Bảng 12. Quy mô đàn lợn thịt của các nông hộ (Tính BQ/hộ) .....................................40 Bảng 13. Tổng giá trị sản xuất lợn thịt của các nông hộ ..............................................41 Bảng 14. Chi phí chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ điều tra ......................................44 Bảng 15. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ ..............................45 Bảng 16. Ý kiến của các hộ chăn nuôi lợn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả của chăn nuôi lợn thịt.........................................................48 Bảng 17. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb_Douglas đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt QML năm 2013 ......................................................................................53 SVTH: Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Sơ đồ 1. Kênh tiêu thụ thịt lợn tại huyện.......................................................................58 Sơ đồ 2. Kênh tiêu thụ thịt lợn ngoài huyện..................................................................59 Sơ đồ 3. Sơ đồ liên kết 4 nhà.........................................................................................63 SVTH: Nguyễn Thị Lương Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi tiến hành lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình”. - Mục đích nghiên cứu: Khảo sát tình hình thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa. Từ những cơ sở, căn cứ đó đề xuất một số biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Đồng thời đề tài này cũng là cơ sở để bảo vệ tốt nghiệp và hoàn thành khóa học của bản thân. - Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các dữ liệu sau: + Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp 90 hộ chăn nuôi lợn thịt thuộc 3 xã: xã Kim Hóa, Phong Hóa và Đức Hóa trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình về tình hình chăn nuôi, kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn năm 2013. + Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo tổng kết, đề án chăn nuôi, thống kê của huyện Tuyên Hóa, các tạp chí, internet và các nguồn tài liệu khác. - Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: Với mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra tôi sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp duy vật biện chứng + Phương pháp thu thập và xử lý số liệu + Phương pháp phân tích so sánh + Phương pháp thống kê + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Kết quả nghiên cứu đạt được: Nghiên cứu kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ ở các SVTH: Nguyễn Thị Lương i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân thôn thuộc 3 xã Kim Hóa, Phong Hóa và xã Đức Hóa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi của các nông hộ. Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thu được 1,18 ngàn đồng khi bỏ ra 1 ngàn đồng chi phí, các hộ quy mô vừa là 1,22 ngàn đồng và các hộ quy mô lớn là 1,24 ngàn đồng. Chăn nuôi quy mô nhỏ chủ yếu là “lấy công làm lãi”. Chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn cho hiệu quả cao hơn nên đây là mô hình chăn nuôi đang được khuyến khích phát triển. SVTH: Nguyễn Thị Lương ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và đã đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi của nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần đáp ứng được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đóng vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội. Nó cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho con người như: trứng, thịt, sữa,…cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu,… Là một nước nông nghiệp, cùng với nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nước ta đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Phát triển chăn nuôi có một ý nghĩa quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển. Trong chăn nuôi, lợn là loài gia súc được nuôi phổ biến ở nước ta, trong đó thịt lợn chiếm trên 70% tổng lượng thịt sản xuất và cung ứng trên thị trường, đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi. Vì vậy có thể nói chăn nuôi lợn là một ngành chiếm vị trí quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Mặt khác, với truyền thống nuôi lợn đã có từ lâu đời nên người dân đã rất quen thuộc với con lợn đồng thời cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Hơn nữa lợn là con vật dễ nuôi, có thể tận dụng nguồn thức ăn phụ phẩm dồi dào và dư thừa hàng ngày của trồng trọt làm thức ăn cho lợn tăng trọng nhanh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi bà con nông dân đã biết sử dụng thức ăn công nghiệp vào trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì những lý do trên mà nghề chăn nuôi lợn đã và đang ngày càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt. Quy mô đàn lợn trong các hộ gia đình đã lớn dần lên, nhiều hộ chăn nuôi đã mở rộng SVTH: Nguyễn Thị Lương 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân thành các trang trại xuất chuồng vài trăm, vài nghìn con một năm. Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn về giống, vốn, kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi, thị trường tiêu thụ,... nên phần lớn quy mô chăn nuôi còn nhỏ hẹp từ vài con đến vài chục con, với mục đích tận dụng phụ phẩm thức ăn dư thừa, tự cung tự cấp nhằm giải quyết thời gian nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó giá thành chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở nước ta hiện nay được đánh giá là cao hơn nhiều so với các nước khác trong khi đó chất lượng sản phẩm lại thấp hơn nhiều. Vậy nên, để phát triển sản xuất, tăng được giá trị và hiệu quả chăn nuôi lợn đòi hỏi cần có sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương và nỗ lực của hộ gia đình trong việc quyết định đầu tư vào chăn nuôi lợn. Tuyên Hóa là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh,…Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi của huyện, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt. Trong những năm qua chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, khai thác được lợi thế so sánh của huyện trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn của huyện đã gặp phải những khó khăn bất cập cần giải quyết như là: chăn nuôi lợn vẫn mang tính tận dụng thức ăn và lao động của gia đình, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp, sản phẩm chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, hiệu quả chăn nuôi thấp so với các ngành khác,… Bởi vậy cần có những biện pháp và giải pháp hữu hiệu đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giải quyết những vấn đề khó khăn có ý nghĩa quan trọng thiết thực. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Khảo sát tình hình thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Từ những cơ sở, căn cứ đó đề xuất một số biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt cho SVTH: Nguyễn Thị Lương 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân các hộ nông dân trên địa bàn huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. - Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. - Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt, góp phần phát triển ngành chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp duy vật biện chứng Mọi sự vật hiện tượng phát triển, biến động trong mối quan hệ qua lại với các sự vật hiện tượng khác. Chính vì vậy khi nghiên cứu một đề tài nào đó cần đặt chúng với các yếu tố xung quanh. Trong quá trình chăn nuôi lợn thịt cũng chịu sự tác động của các yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, khí hậu, các chính sách kinh tế - xã hội,… Vì vậy khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt cần phải sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu  Số liệu thứ cấp + Thu thập số liệu từ các cơ quan liên quan: Phòng thống kê huyện Tuyên Hóa, phòng NN & PTNT huyện Tuyên Hóa, UBND ở 3 xã tập trung chăn nuôi lợn thịt: xã Kim Hóa, Phong Hóa, Đức Hóa và các cơ quan quản lý khác… + Thu thập số liệu từ internet, sách báo,…  Số liệu sơ cấp + Tiến hành thu thập số liệu bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi lợn thông qua bảng câu hỏi điều tra lập sẵn. + Chọn mẫu điều tra: căn cứ vào số lượng, quy mô, cơ cấu của các hộ chăn nuôi lợn theo các loại hình khác nhau ở huyện. Các hộ này phải đặc trưng cho từng loại SVTH: Nguyễn Thị Lương 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân hình chăn nuôi lợn thịt trong huyện. Việc điều tra mẫu được tiến hành theo phương pháp điển hình theo tỉ lệ. Mẫu điều tra vừa đại diện cho tổng thể, vừa đáp ứng yêu cầu của đề tài. Với quan điểm chọn mẫu trên, tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ chăn nuôi lợn thịt thuộc 3 quy mô. Trong đó, 30 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, 30 hộ quy mô vừa và 30 hộ quy mô lớn thuộc 3 xã: Kim Hóa, Phong Hóa và Đức Hóa trên địa bàn huyện Tuyên Hóa. Cụ thể ở bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Số con/lứa Số con XC/năm Quy mô lớn Con > 30 > 100 Quy mô vừa Con 10 - 30 30 – 100 Quy mô nhỏ Con < 10 < 30 Sau khi thu thập được số liệu tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung. Sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định. 3.3. Phương pháp phân tích so sánh Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập được để phân tích, so sánh sự khác biệt giữa 3 quy mô về số hộ nuôi cũng như năng lực sản xuất của các hộ dẫn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi khác nhau. 3.4. Phương pháp thống kê Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố, do đó việc thống kê nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các yếu tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả, hiệu quả sản xuất. 3.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có trao đổi tham khảo ý kiến của các cán bộ trong các cơ quan chức năng ở các xã, các thôn trưởng và ý kiến của của các hộ nông dân nhằm có cách nhìn khách quan hơn để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tuyên Hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài tập trung vào đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt SVTH: Nguyễn Thị Lương 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân giữa các hộ, các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau. + Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu, thông tin trên cơ sở điều tra kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trong thời kỳ 2010- 2013. Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/02/2014- 17/05/2014. 5. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt. 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Đề tài gồm 3 phần với nội dung: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần này gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Phần III: Kết luận và kiến nghị 7. Hạn chế của đề tài Do hầu hết các chủ hộ không tiến hành ghi chép sổ sách về đầu tư chi phí cũng như kết quả thu được trong năm nên việc điều tra phỏng vấn gặp rất nhiều khó khăn. Kiến thức còn hạn chế của các chủ hộ một phần gây trở ngại cho quá trình điều tra phỏng vấn. Vì những hạn chế trên, đồng thời do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế mà đề tài nghiên cứu không thể thiếu những sai sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. SVTH: Nguyễn Thị Lương 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đặc điểm và kỹ thuật chăn nuôi lợn 1.1.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Với nhiệm vụ tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau: + Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. GS. Harris (1956) cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22g protein. + Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon), thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn... + Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 - 4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốt pho cao. Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên. + Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người. SVTH: Nguyễn Thị Lương 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân + Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám. + Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như "cầm tinh tuổi hợi" hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới. Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Phải chăng, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học. 1.1.1.2. Yêu cầu của chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bình thường, có tốc độ tăng trọng nhanh, có khả năng sinh sản tốt và sản xuất con giống có chất lượng cao, có sức đề kháng tốt. Muốn vậy, người chăn nuôi lợn phải nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn, phòng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường. 1.1.1.3. Đặc tính kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả, đòi hỏi các nhà chăn nuôi cần có sự lựa chọn giống thích hợp, những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng thấp là những giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay. SVTH: Nguyễn Thị Lương 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân Hiện nay cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã tạo ra các giống lợn mới như: lợn lai kinh tế F1 (kết quả giữa lợn đực Landras, Yookshire ngoại lai với nái Móng Cái của Việt Nam), lợn lai F2 có tỷ lệ máu ngoại cao (kết quả lai giữa F1 với đực ngoại), lợn ngoại thuần. Đây là những giống lợn có tỷ lệ nạc tương đối cao từ 50 – 60% thịt thân xẻ. Ngoài giống lợn là yếu tố quyết định đến chất lượng thịt, khâu kỹ thuật chăm sóc cũng đóng vai trò không kém quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tỷ lệ nạc và hiệu quả kinh tế sau này. Vì vậy để chăn nuôi lợn thành công trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, người chăn nuôi cần nắm bắt được những hiểu biết cơ bản về: giống, sinh lý, đặc điểm sinh trưởng phát dục và kỹ thuật chăn nuôi lợn trong gia đình. Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao. Lợn có bộ máy tiêu hóa tốt, có khả năng tiêu hóa thức ăn cao, do đó lợn có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như tinh bột, thô xanh, rau bèo, củ quả. Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn rất phong phú, có thể tận dụng các phụ phế phẩm của ngành trồng trọt, của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn cao nên tiêu tốn ít thức ăn cho 1kg tăng trọng. Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi hộ gia đình. Lợn có khả năng sinh sản cao, tái sản xuất đàn nhanh nên lợn hơn hẳn các gia súc khác về mặt sản xuất. Lợn là động vật đa thai, bình quân lợn đẻ 1,5 – 2,5 lứa/năm, 8 – 12 con/lứa. Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bão lũ, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. Mặt khác giá cả đầu vào, đầu ra luôn biến động do cạnh tranh và cung cầu thị trường. Sản xuất hàng hóa theo lối công nghiệp đòi hỏi lượng thức ăn cao, nguồn vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Vốn ở mỗi chu kỳ sản xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh, chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốn nhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các gia súc khác. Nhiều loại giống nhập ngoại giá thành cao, khó chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độ nuôi thích hợp, lợn phải được tiêm phòng đầy đủ trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu không phải tiêm bổ sung để bảo vệ SVTH: Nguyễn Thị Lương 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân đàn lợn an toàn dịch bệnh. Lợn thịt có sự thay đổi khá nhanh về trọng lượng cho nên nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp, cân đối từng giai đoạn. Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác lợn thịt còn khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Muốn phát triển ngành nuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảo quản, chế biến xuất khẩu,… 1.1.1.4. Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cả các vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình thức tiết kiệm, tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càng xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn được quan tâm hơn. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng ấm, sản xuất cây lương thực, có nhiều loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lợn. Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, kết hợp với giống lợn cao sản đã mở ra hướng phát triển thuận lợi cho nghề nuôi lợn. Tuy nhiên, do sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi lượng xuất khẩu còn hạn chế và mức tiêu dùng trong nước còn yếu, nên giá bán trên thị trường trong nước cũng bấp bênh, không ổn định. Thông thường khoảng 2 – 3 năm người nuôi lợn phải chịu cảnh rớt giá và thời gian rớt giá dài hay ngắn cũng biến đổi thất thường, giá thành sản xuất thịt lợn còn rất cao, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ. Vì vậy, muốn nghề chăn nuôi phát triển bền vững và ổn định đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải có những cải tiến các khâu trong quá trình chăn nuôi, nhằm hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm thịt để tồn tại trong quá trình hội nhập thương mại trong khu vực cũng như kích thích thị trường tiêu thụ nôi địa và xuất khẩu. 1.1.2. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế (HQKT) 1.1.2.1. Khái niệm, nội dung và bản chất của HQKT  Khái niệm Trong quá trình hoạt động sản xuất nói chung khi bàn về HQKT chủ yếu là đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. Tìm cách làm tăng lợi ích kinh tế cũng có nghĩa là nâng cao HQKT. Đây chính là đòi hỏi khách quan của nhà sản xuất, là yêu cầu của công tác quản lý kinh tế. Vậy HQKT phản ánh mặt chất lượng của SVTH: Nguyễn Thị Lương 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan