Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lóc trên đất cát tại xã ngư thủy nam...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá lóc trên đất cát tại xã ngư thủy nam huyện lệ thủy tỉnh quảng bình

.PDF
80
382
118

Mô tả:

Lời Cảm Ơn Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình làm đề tài, em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn nhà trường, cán bộ UBND huyện Lệ Thủy, UBND xã Ngư Thủy Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Tôn Nữ Hải Âu – Người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Cô đã tận tình động viên hướng dẫn em từ định hướng đến cụ thể, chi tiết để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, từ việc tìm tài liệu, lựa chọn đề tài, cách viết, cách trình bày, cách thu thập, phân tích và xử lý số liệu. i Mặc dù đã cố gắng, song với kiến thức và năng lực còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận của em được hoàn hiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 09 tháng 05 năm 2012 Sinh viên Lê Thị Diệu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................v DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................x PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1 1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................4 ii CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................4 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế.............................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế..................................................................4 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...................................................................5 1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...................................................6 1.1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế. ..................................7 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá lóc ........................................................................9 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học ....................................................................................9 1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá lóc. ..............................................9 1.1.2.3. Các hình thức nuôi cá lóc. ......................................................................11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................12 1.2.1. Tình hình NTTS ở Việt Nam hiện nay. ........................................................12 1.2.2. Tình hình NTTS ở Quảng Bình hiện nay. ....................................................14 1.2.3. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Lệ Thủy hiện nay .............................16 1.2.4. Tình hình NTTS nước ngọt ở xã Ngư Thủy Nam qua 3 năm.......................17 CHƯƠNG II. HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ LÓC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGƯ THỦY .................................................................................................19 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ NGƯ THỦY..................................................19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................19 2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................19 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................19 2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu .....................................................................19 2.1.1.4. Thủy văn nguồn nước.............................................................................20 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ............................................................................20 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của xã Ngư Thủy Nam. ...........................20 2.1.2.2. Tình hình đất đai của xã Ngư Thủy Nam...............................................22 2.1.2.3. Tình hình dân số và lao động .................................................................23 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................24 2.1.3.1. Thuận lợi ................................................................................................24 iii 2.1.2.3. Khó khăn ................................................................................................25 2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ LÓC.....................................25 2.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra tại địa bàn xã....................................25 2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu lao động và vốn vay. ............................................25 2.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................28 2.2.1.3. Tình hình đầu tư của các hộ điều tra. .....................................................29 2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra......................................30 2.2.3. Chi phí đầu tư nuôi cá lóc của các hộ điều tra..............................................32 2.2.3.1. Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra năm 2012........................32 2.2.3.2. So sánh chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hai kiểu ao nuôi cơ bản tại địa bàn xã............................................................................................37 2.2.4. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lóc của các hộ điều tra.....................................38 2.2.5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả và kết quả của các hộ nuôi cá lóc ...............................................................................................................41 2.2.5.1. Phân tích mối quan hệ giữa một số nhân tố và năng suất cá Lóc của các hộ điều tra. ...........................................................................................................42 2.2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cá Lóc của các hộ điều tra.........................................................................................................................46 2.2.6. Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng thủy sản giá trị thấp làm thức ăn cho cá lóc ................................................................................................................49 2.2.7. Những khó khăn và thuận lợi của người dân trong nuôi cá lóc....................52 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGƯ THỦY.........................................................................................53 3.1. Định hướng phát triển chung của xã Ngư Thủy Nam.........................................53 3.2. Định hướng cụ thể để phát triển NTTS nói chung và nuôi cá Lóc nói riêng tại địa phương..................................................................................................................54 3.3. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................54 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KẾT NGHỊ ...................................................................59 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................59 iv 2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................62 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NTTS : Nuôi trồng thủy sản TS : Thủy sản ĐVT : Đơn vị tính Trđ/hộ; trđ/1000m2 : Triệu đồng /hộ; triệu đồng/1000m2 BQ/hộ; BQ/ha : Bình quân/hộ; bình quân/ha BQC : Bình quân chung KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định DT : Diện tích GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian TC : Tổng chi phí VA : Giá trị gia tăng MI : Thu nhập hỗn hợp v Pr : Lợi nhuận vi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Mối quan hệ giữa mật độ thả cá và năng suất cá Lóc ....................................42 Đồ thị 2. Mối quan hệ giữa số lượng thức ăn và năng suất cá Lóc ...............................43 Đồ thị 3. Mối quan hệ giữa số công lao động và năng suất cá Lóc...............................44 Đồ thị 4. Mối quan hệ giữa chi phí phòng bệnh cho cá và năng suất cá Lóc................45 Đồ thị 5. Mối quan hệ giữa hình thức ao nuôi và năng suất cá Lóc..............................46 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tình hình ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2012..............................14 Bảng 2. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình qua 3 năm .......15 Bảng 3. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở huyện Lệ Thủy qua 3 năm..............................16 Bảng 4. Tình hình nuôi cá nước ngọt ở Ngư Thủy Nam qua 3 năm .............................17 Bảng 5. Cơ cấu kinh tế của xã Ngư Thủy Nam năm 2012............................................21 Bảng 6. Tình hình cơ cấu đất đai của xã Ngư Thủy Nam năm 2012 ............................22 Bảng 7. Tình hình dân số, lao động xã Ngư Thủy Nam năm 2012...............................24 Bảng 8. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra năm 2012 ...........................26 Bảng 9. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2012 ................................28 Bảng 10. Tình hình đầu tư của các hộ điều tra tại xã Ngư Thủy Nam..........................29 Bảng 11. Tổng diện tích, năng suất sản lượng của các hộ điều tra năm 2012 .............31 Bảng 12. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất ..................................................36 Bảng 13. Kết quả sản xuất của các hộ điều tra tại địa bàn xã .......................................39 Bảng 14. Hiệu quả nuôi cá Lóc của các hộ điều tra năm 2012 .....................................41 Bảng 15. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá Lóc .......................................47 Bảng 16. Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng thủy sản giá trị thấp làm thức ăn cho nuôi cá Lóc..............................................................................................................51 viii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha = 10000m2 1 sào = 500m2 1 tấn = 1000 kg 1 tạ = 100 kg ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Từ bao đời nay xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình được biết đến là một xã ven biển hoạt động chủ yếu là nghề đánh bắt hải sản, nhưng trong những năm gần đây với chính sách giúp người dân biển làm giàu trên cạn của huyện ta nên các mô hình nuôi cá Lóc đã diễn ra hầu hết ở tất cả các hộ trên địa bàn xã. Hoạt động nuôi cá Lóc đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân nơi đây, không chỉ giải quyết công ăn việc làm trên cạn cho người dân biển mà còn đưa lại khoản thu nhập lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của xã. Trong những năm qua, hoạt động đã có những khởi sắc rõ rệt, đặc biệt có sự chỉ đạo của xã, huyện về hình thức nuôi và phương pháp nuôi. Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích nuôi còn mang tính tự phát, mức độ đầu tư chưa cao và là địa phương đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá Lóc trên cát nên còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã đề xuất đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc trên đất cát tại xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình” Mục đích của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá Lóc trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình nói chung và xã Ngư Thủy Nam nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc tại địa phương; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại xã. - Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt của xã Ngư Thủy Nam nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp toán kinh tế - Phương pháp thống kê mô tả Nguồn dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: - Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc điều tra phỏng vấn 60 hộ nuôi cá Lóc trên địa bàn ba thôn Liêm Bắc, Nam Tiến và thôn Liêm Tiến. x - Số liệu thứ cấp được cung cấp từ ủy ban xã Ngư Thủy Nam, phòng nông nhiệp huyện Lệ Thủy như: Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy năm 2010, 2011, 2012. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy... - Ngoài ra đề tài còn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo liên quan, từ nguồn internet... Kết quả đạt được của đề tài: - Đề tài đã hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong mô hình nuôi cá Lóc tại địa bàn xã Ngư Thủy Nam. - Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả nuôi cá Lóc trên địa bàn xã Ngư Thủy Nam qua 3 năm 2010, 2011, 2012. Trong đó chú trọng nghiên cứu 2012. Kết quả cho thấy các mô hình nuôi cá Lóc của nông hộ trên địa bàn xã đã thu được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt đối với những hộ nuôi theo hai kiểu ao khác nhau thì kết quả, hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể đối với những hộ nuôi bằng ao xây đã mang lại kết quả cao hơn. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng với mô hình nuôi đang được áp dụng thì việc đầu tư các yếu tố đầu vào sẽ mang lại kết quả và hiệu quả cao hơn. Trong đó quan trọng nhất là giống, thức ăn, công lao động và các chi phí phòng trị bệnh, xử lý ao hồ, xây dựng công trình ao hồ cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới năng suất cá. Tuy nhiên người nuôi còn gặp một số vấn đề khó khăn về vốn, trình độ, cơ sở hạ tầng nên mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào chưa hợp lý. Vì vậy luận văn đã đưa ra một số giải pháp giúp bà con khắc phục khó khăn, đồng thời khắc phục hơn nữa những tiềm năng, lợi thế sẵn có trong hoạt động nuôi cá Lóc nói riêng và NTTS nói chung trên địa bàn. xi PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU Ở Việt Nam ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn là nguồn hàng xuất khẩu sang nhiều nước và ngày càng chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Hằng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cả nước, ngành thủy sản đã đạt dược những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% năm giai đoạn 1998-2008. Bước sang năm 2012, tình hình thế giới có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản giảm, trong 11 tháng đầu xuất khẩu thủy sản đạt gần 532 triệu USD giảm 8,7% so với 2011 nhưng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước tăng 2,1% so với 2011. Theo dự kiến năm 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ có những khởi sắc mới. Theo đó chúng ta càng có cơ sở để nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho việc mở rộng và phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản trong cả nước. NTTS đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và địa bàn các huyện xã nói riêng cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nó đã thực sự bùng nổ và mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2012 diện tích nuôi trồng của toàn tỉnh trên 5.000 ha, Trong đó diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha (tôm sú 283 ha và tôm thẻ chân trắng 899 ha) và còn diện tích nuôi nước ngọt 3.468 ha . Tuy nhiên, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng chỉ mới phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước còn hướng tới xuất khẩu vẫn đang là một vấn đề khó khăn. Xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là địa phương nằm dọc bờ biển nên ngành nghề chủ yếu của người dân ở đây là nghề ngư. Đánh bắt thủy, hải sản là hoạt động chủ yếu và đưa lại nguồn thu nhập chính cho người dân . Tuy nhiên, nghề ngư phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu nên thu nhập thường không ổn định, thất thường làm cho đời sống của người dân bấp bênh. Mặt khác, khi điều kiện thời tiết thuận lợi người dân được mùa biển thì lượng cá nhỏ, giá trị thấp không thể tiêu thụ hết và bị ép giá. 1 Từ những khó khăn mà người dân biển đang phải đối mặt và để cải thiện thu nhập, tận dụng lượng cá nhỏ dư thừa lúc được mùa đi biển để làm thức ăn cho việc nuôi cá nước ngọt từ đó họ đã phát triển các mô hình nuôi cá Lóc. Tuy nhiên, Ngư Thủy Nam là địa phương đầu tiên ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thực hiện hình thức nuôi cá lóc trên địa hình đất cát nên gặp không ít khó khăn. Để hiểu rõ hơn những khó khăn cũng như những kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi cá lóc mang lại cho người dân nơi đây, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc trên đất cát tại xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình” 1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình nuôi cá Lóc trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình nói chung và xã Ngư Thủy Nam nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc tại địa phương; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tại xã. - Đưa ra giải pháp và định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt của xã Ngư Thủy Nam nói riêng và toàn tỉnh nói chung. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Hoạt động nuôi cá Lóc trên địa bàn xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình  Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động của hoạt động nuôi cá Lóc ở địa phương giai đoạn 2010 – 2012, trong đó tập trung chủ yếu vào năm 2012. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở địa bàn xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp: Thông qua các mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp được thiết kế sẵn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo mẫu được thiết kế sẵn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên không lặp lại theo ba thôn ở xã Ngư ThủyNam. 2 Số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu của phòng thống kê huyện Lệ Thủy, phòng nông nghiệp Huyện Lệ Thủy, ủy ban xã Ngư Thủy Nam, số liệu từ niên giám thống kê, sách, báo, internet.... - Phương pháp toán kinh tế: Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất nuôi cá lóc tôi sử dụng hàm Cobb-Douglas để đo lường mức độ ảnh hưởng đó. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Y=AX11X22X23X34X44X55eD Các biến sử dụng đưa vào mô hình bao gồm: Y: Năng suất cá Lóc (tạ/1000m2) X1: Mật độ (1000con/1000m2) X2: Số lượng thức ăn (tạ/1000m2) X3: Công lao động (công/1000m2) X4: Chi phí phòng bệnh (trđ/1000m2) D: Kiểu ao nuôi. ( D=1 ao xi măng lót bạt, D = 0; ao đất) , i (i = 1 – 5): hệ số của các biến độc lập từ Xi – Yi : hệ số của biến giả. - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thu được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ nuôi cá Lóc. - Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp điều tra học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, các chuyên gia với tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển thì kéo theo xã hội phát triển, môi trường được đảm bảo.Vậy hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.  Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau.  Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả và làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.  Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa dơn vị kết quả đạt dược với chi phí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra.  Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là chỉ tiêu tuyệt đối). Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụng khác nhau trong đánh giá và phân tích kinh tế.  Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổ chức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo ra kết quả lớn nhất.  Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 4 + Hiệu quả kỹ thuật : Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ : Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả về giá. Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên tối đa hóa lợi nhuận, điều này có ý nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.  Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.Tức cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực đạt được.  Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất về bản chất của nó. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Có nghĩa là người sản xuất muốn đạt được kết quả thì phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định như chi phí lao động, vốn, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý… và kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ cho biết hiệu quả của quá trình sản xuất.  Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phải bao gồm hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh hiệu quả khi các hoạt động sản xuất của nó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng, nâng cao đời sống vật chất và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, quá trình phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau, mục tiêu để phát triển kinh tế là xã hội và ngược lại. Vì thế, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải đặt trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm chi phí xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sản xuất ở 5 mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là đạt được một kết quả nhất định với chi phí là tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả chi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư sử dụng nguồn lực. Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi nhuận. Cho tới nay các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh. Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền thống để đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. 1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giửa kết quả thu được với chi phí bỏ ra: H= Q/C Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế. Q: là kết quả thu được. C: là chi phí bỏ ra. Theo phương pháp này hiệu quả kinh tế được đánh giá cho các đơn vị sản xuất khác nhau, các ngành sản xuất khác nhau qua các thời kỳ khác nhau. Nó phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, giúp ta so sánh được hiệu quả ở các quy mô khác nhau. - Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được tính bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm và chi phí để đạt được kết quả tăng thêm đó: H=∆Q/∆C Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế. 6 ∆Q: Là kết quả tăng thêm. ∆C: Là phần chi phí bỏ ra để có kết quả tăng thêm. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu chiều sâu, nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả thu thêm. Như vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó, tùy theo từng điều kiện của dơn vị sản xuất kinh doanh mà lựa chọn cách tính phù hợp. 1.1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế.  Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất.  Vốn xây dựng ao cơ bản là vốn hộ bỏ ra để xây dựng ao nuôi, cơ sở đầu tiên để bắt đầu nghề nuôi trồng thủy sản.  Vốn máy móc thiết bị là chi phí bỏ ra để trang bị các loại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi. Chi phí này được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều mỗi vụ nuôi.  Chi phí tu bổ ao hằng năm. Mỗi năm khi bắt đầu một vụ nuôi mới hộ nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí để tu bổ lại ao nuôi của mình.  Chi phí xử lý ao là khoản chi phí dùng để diệt tạp, làm sạch ao để chuẩn bị cho một vụ nuôi mới.  Chi phí giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư về con giống trong sản xuất. Đây là một nhân tố hàng đầu quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng.  Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tư lao động sống phục vụ cho NTTS.  Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tư trên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên  Hệ thống chỉ tiêu kết quả.  Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi cá được tạo ra trong một kỳ nhất định. (thường là một vụ hay một năm). GO = Qi * Pi (i = 1,2,...,n) 7 Qi: số lượng sản phẩm loại i Pi: giá bán sản phẩm loại i  Chi phí trung gian (IC): Là biểu hiện bằng tiền mà hộ nông dân bỏ ra trả cho dịch vụ. Chi phí trung gian bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí tài chính, chi phí xử lý ao trước vụ nuôi, chi phí phòng trừ dịch bệnh, chi phí nhiên liệu.  Tổng chi phí (TC) bao gồm: Chi phí trung gian, công lao động gia đình và chi phí khấu hao tài sản cố định.  Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm). Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi VA = GO – IC  Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập (gồm cả công lao động và lãi) nằm trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định, thuế (nếu có) MI = GO – IC – A – T = VA – A – T Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định T: Thuế  Lợi nhuận (Pr): Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí Pr = GO – TC  Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế  Năng suất nuôi (N): N = Q/S Trong đó: N là năng suất, Q là sản lượng, S là diện tích Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích.  Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳ nhất định.  Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng cho các hộ nuôi.  Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI/IC): cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi. 8 1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật nuôi cá lóc 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học Hiện nay, có 3 loài cá lóc được nuôi phổ biến: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), các lóc bông (Ophiocephalus striatus), cá lóc môi trề (Ophiocephalus sp). Về môi trường sống: Ngoài tự nhiên cá phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ, chúng có mặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa...Cá thích sống nơi có thực vực thủy sinh (rong, cỏ, bèo...) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi. Về khả năng thích nghi: cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 – 12 %), độ pH thích hợp 6,3 – 7,5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25 – 30 độ C. Đặc biệt nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí. Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong bè, trong ao. Về đặc tính dinh dưỡng: Cá lóc mới nở tự dưởng bằng noãn hoàn trong 3 ngày, có thể ăn các động vật rất nhỏ trong nước (luân trùng) hay lòng đỏ trứng, sau 5 – 7 ngày có thể ăn trùn chỉ, thức ăn tổng hợp dạng bột. Khi trưởng thành cá ăn động vật là chủ yếu, khả năng rình bắt mồi rất tốt, trong thủy vực chúng ăn nhiều nhất là các loại cá có kích thước nhỏ tôm, tép. Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến thủy hải sản, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm, cám viên tổng hợp. Về tăng trưởng: nếu nuôi cá lóc từ cở 5 – 7 cm sau 12 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 500 – 700g/con. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt được 100g/con) lúc này các ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào mùa Xuân – Hè. Và đây cũng lag giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh sản vào đầu màu mưa. 1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi cá lóc.  Chuẩn bị Ao nuôi cá lóc có diện tích 50 – 500m vuông là phù hợp. Độ sâu nước ao từ 1,5 – 2m. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan