Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã thanh...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã thanh chi, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

.PDF
93
407
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH CHI HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tuyết PGS- TS. Bùi Dũng Thể Lớp: K45KTNN-PTNT Niên khóa: 2011-2015 Huế, tháng 5 năm 2015 Khóa luận tốt nghiệp Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt từ nhiều phía. Với tình cảm chân thành cho phép tôi xin nói lời cảm ơn sâu sắc đến: Lãnh đạo nhà trường ĐHKT Huế, Khoa KT & PT cùng quý thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS-TS. Bùi Dũng Thể, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Lãnh đạo và tập thể cán bộ ở UBND xã Thanh Chi và các hộ gia đình đã cung cấp cho tôi số liệu thực tế và những thông tin cần thiết. Tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên nội dung đề tài không thể tránh những thiếu sót, kính mong sự đóng góp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết i Khóa luận tốt nghiệp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết SVTH: Nguyễn Thị Tuyết ii Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................................vi ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................ viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6 5. Nội dung đề tài ........................................................................................................................... 7 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................8 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................ 8 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế........................................................................8 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế .............................................................8 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...........................................................................10 1.1.1.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ............................................................................11 1.1.1.4. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...........................................................12 1.1.2. Nguồn gốc xuất xứ, giá trị của cây lạc ...............................................................13 1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ ..........................................................................................13 1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc .........................................................................14 1.1.2.3. Giá trị kinh tế cây lạc .......................................................................................14 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc..............................................17 1.1.3.1. Các nhân tố tự nhiên.........................................................................................17 1.1.3.2. Các yếu tố sinh học ..........................................................................................19 1.1.3.3. Nhân tố kinh tế- xã hội .....................................................................................20 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết iii Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá..................................................................................21 1.1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư của các yếu tố sản xuất. ...............................21 1.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lạc. .............................................................21 1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lạc .............................................22 1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................22 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.....................................................................22 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc của tỉnh Nghệ An. ..........................................................24 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC CỦA XÃ THANH CHI, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN .....................................................................25 2.1. Tình hình cơ bản của xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.................25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................25 2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................25 2.1.1.2. Địa hình ............................................................................................................25 2.1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................26 2.1.1.4. Thủy văn...........................................................................................................27 2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .....................................................................................27 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã Thanh Chi..............................................27 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Thanh Chi ...................................................28 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật xã Thanh Chi.................................30 2.1.3. Tình hình sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp.........................................................31 2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .......................................33 2.2. Tình hình sản xuất lạc của xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An............. 34 2.3. Tình hình chung về nguồn lực của các hộ điều tra..............................................................35 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động các hộ điều tra năm 2014..............................35 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ....................................................36 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất (TLSX) phục vụ cho sản xuất lạc của các hộ điều tra. ..........................................................................................................................37 2.3.4. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra...............................................................39 2.4. Tình hình đầu tư sản xuất lạc của các hộ điều tra................................................................40 2.4.1. Giống ..................................................................................................................40 2.4.2. Phân bón .............................................................................................................42 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết iv Khóa luận tốt nghiệp 2.4.3. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ..........................................................................44 2.4.4. Chi phí dịch vụ, lao động thuê ngoài..................................................................45 2.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra ..........................................................47 2.5.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất.......................................................47 2.5.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra năm 2014. .........................51 2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra...............................................53 2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ nông dân. ...................................................................................................................................... 55 2.6.1. Phân tích ảnh hưởng của chi phí trung gian đến VA của các hộ điều tra ..........55 2.6.2. Phân tích ảnh hưởng của quy mô đất đến VA của các hộ điều tra.....................58 2.6.3. Những khó khăn trong quá trình sản xuất mà hộ gặp phải.................................59 2.7. Tình hình tiêu thụ lạc tại địa bàn ..........................................................................................60 CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ THANH CHI, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN......................................................62 3.1. Định hướng và mục tiêu sản xuất lạc ở xã Thanh Chi........................................................62 3.1.1. Những căn cứ để đề ra định hướng phát triển ....................................................62 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lạc trên địa bàn .............................62 3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất ..................................................................62 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lạc........................................................................63 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn xã ...........................64 3.2.1. Giải pháp kỹ thuật...............................................................................................64 3.2.2. Giải pháp về đất đai ............................................................................................67 3.2.3. Giải pháp về khuyến nông ..................................................................................67 3.2.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng ......................................................................67 3.2.5. Giải pháp về thị trường.......................................................................................68 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................69 1. Kết luận..................................................................................................................................... 69 2 Kiến nghị .................................................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết v Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BQ: Bình quân BQC: Bình quân chung BVTV: Bảo vệ thực vật CNH: Công nghiệp hóa DT: Diện tích ĐVT: Đơn vị tính ĐX: Đông Xuân GĐ: Gia đình GO : Giá trị sản xuất HĐH: Hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân HT: Hè Thu HTX: Hợp tác xã IC :Chi phí trung gian KHKT :Khoa học kỹ thuật LĐ :Lao động NB : Lợi nhuận ròng NK: Nhân khẩu NN &PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản SL: Số lượng TL: Tỷ lệ TLSX: Tư liệu sản xuất UBND: Ủy ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng SVTH: Nguyễn Thị Tuyết vi Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 Ha = 20 sào 1 Sào = 500 m2 1 Tạ = 100 kg 1 Tấn = 1000 kg SVTH: Nguyễn Thị Tuyết vii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Diện tích, sản lượng lạc, năng suất ở nước ta năm 2011 đến 2013 .............23 Bảng 1.2: Diện tích,sản lượng lạc, năng suất ở tỉnh Nghệ An năm 2011 đến 2013 .....24 Bảng 2.1: Tình hình dân số - lao động của xã Thanh Chi giai đoạn 2012- 2014..........28 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất xã Thanh Chi giai đoạn năm 2012-2014 ..................30 Bảng 2.3: Tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng lạc của xã Thanh Chi giai đoạn 2012- 2014 ............................................................................................................34 Bảng 2.4: Tình hình nhân khẩu và lao động các hộ điều tra .........................................35 Bảng 2.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ..............................................37 Bảng 2.6: Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra ...............................................38 Bảng 2.7: Tình hình thu nhập của các hộ điều tra .........................................................39 Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng giống của các hộ đình năm 2014 .......................................41 Bảng 2.9: Tình hình đầu tư giống của các hộ điều tra...................................................41 Bảng 2.10: Tình hình đầu tư phân bón của các hộ điều tra ...........................................43 Bảng 2.11 : Tình hình đầu tư thuốc BVTV của các hộ điều tra ....................................44 Bảng 2.12: Tình hình chi phí dịch vụ thuê ngoài của các hộ điều tra ...........................46 Bảng 2.13: Chi phí sản xuất của các hộ điều tra ...........................................................49 Bảng 2.14: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra....................................52 Bảng 2.15: Kết quả và hiệu quả kinh tế các hộ điều tra ................................................53 Bảng 2.16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ......................................................................................................................55 Bảng 2.17: Ảnh hưởng của quy mô đất đến VA của các hộ điều tra ............................58 Bảng 2.18: Tình hình tiêu thụ lạc sau khi thu hoạch .....................................................60 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết viii Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong thời kì bao cấp người ta thường truyền tai nhau câu hát: “Lạc là vàng là bạc, lạc sang nước bạn lạc đem mì về” đã cho thấy vai trò to lớn của lạc trong việc góp phần giải quyết tình trạng thiếu lương thực và là nguồn thu chính cho đất nước ở thời kỳ đó. Ngày nay khi nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cơ cấu nền kinh tế đã có sự thay đổi, năng suất lúa đã tăng lên nhanh chóng thì cây lạc không còn được xem là cây chủ lực nữa, tuy nhiên không vì thế mà cây trồng này mất đi vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và động vật và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Xã Thanh Chi là một xã phần lớn sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, trong tổng nguồn thu đó thì trồng trọt có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và địa phương nói chung. Cây trồng chủ yếu của địa phương ngoài cây lúa là chính thì bên cạnh đó, cây lạc đóng vai trò quan trọng thứ hai góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp do sự nóng dần lên của trái đất, làm cho hạn hán, mưa lũ xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, vôi, thuốc BVTV còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo nhiều hộ gia đình còn sử dụng giống địa phương, quy trình kỹ thuật còn thụ động bảo thủ theo kiểu truyền thống, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn lúng túng. Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất lạc của người dân địa phương xã Thanh Chi chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn, với đồng vốn bỏ ra. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Từ việc hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất và hiệu quả sản xuất lạc kết hợp với việc tìm hiểu tình hình và tính toán phân tích kết quả SVTH: Nguyễn Thị Tuyết ix Khóa luận tốt nghiệp và hiệu quả sản xuất cây lạc từ đó tìm ra đề xuất các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lạc cho địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu sau. - Số liệu thứ cấp: Được thu thập số liệu từ các báo cáo của UBND xã Thanh Chi. Sử dụng tài liệu tham khảo các của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, các tài liệu và website. - Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp từ 60 hộ nông dân trồng lạc trên địa bàn xã Thanh Chi, Thanh Chương, Nghệ An.  Phương pháp nghiên cứu. Để có được các kết quả nghiên cứu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp chọn mẫu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia.  Kết quả đạt được Sau một thời gian nghiên cứu, tôi thu được kết quả sau: Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí quan trọng, được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành lĩnh vực để đánh giá hiệu quả của một hoặc nhiều hoạt động sản xuất. Trong sản xuất lạc với quy mô nhỏ lẻ của các hộ nông dân người ta sử dụng chỉ tiêu GO, IC, VA và các hệ số GO/IC, VA/IC, NB/TC để xác định kết quả và hiệu quả sản xuất. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có yêu cầu kỹ thuật không cao bởi vậy được trồng khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong những năm qua dưới tác động của quá trình CNH- HĐH thì diện tích trồng lạc đang ngày càng bị thu hẹp, tuy nhiên nhờ sự tăng lên năng suất nên sản lượng lạc tương đối ổn định và xu hướng tăng nhẹ. Qua điều tra nghiên cứu 60 hộ nông dân trên địa bàn xã, tôi thấy ở vụ Đông Xuân người ta tiến hành gieo trỉa lạc trên 172 sào đất, năng suất trung bình đạt 1,05 tạ/sào thu về 2.709,90 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất, chi phí trung gian là 1.169,47 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng thu về là 1.540,44 nghìn đồng/sào, sau khi trừ mọi chi phí còn lại 399,53 nghìn đồng/sào lợi nhuận ròng và các chỉ số VA/GO, VA/IC, NB/TC lần lượt là 2,32; 1,32 và 0,17. Đối với vụ Hè Thu là 160 sào với năng suất trung bình là 0,85 tạ/sào thu về 2.210,99 nghìn đồng giá trị sản xuất, chi phí trung gian là 996,65 nghìn đồng/sào, giá trị gia tăng là 1.214,33 nghìn đồng/sào và 207,88 nghìn đồng/sào SVTH: Nguyễn Thị Tuyết x Khóa luận tốt nghiệp lợi nhuận ròng, các chỉ tiêu VA/GO, VA/IC và NB/TC lần lượt là 2,22; 1,22 và 0,10. Bởi vậy có thể nói mặc dù trong sản xuất trồng trọt thì việc phần lớn là “ lấy công làm lãi” nhưng đối với sản xuất lạc ở địa phương thì lợi nhuận ròng thu về là khá cao, đã góp phần nâng cao thu nhập từ nghề nông cho người nông dân. Hiện nay việc sản xuất trên địa bàn xã Thanh Chi còn gặp một số khó khăn như chi phí đầu vào cao, cơ cấu giống chưa đa dạng và một số yếu tố bất lợi của điều kiện tự nhiên làm cho chi phí sản xuất lạc tăng cao mà kết quả thu về chưa tương xứng. Việc tiêu thụ lạc quả sau thu hoạch phụ thuộc phần lớn vào tiểu thương nên thường xuyên bị ép giá. Người dân sản xuất xuất phát từ các điều kiện sẵn có và nhu cầu gia đình mà không căn cứ vào nhu cầu thị trường nên không chủ động được đầu ra làm giảm hiệu qủa sản xuất. Vì vậy, đề tài có mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho cả chính quyền và người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết xi Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết xii Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang không ngừng phát triển, mỗi quốc gia đều có những chiến lược phát triển riêng cho mình. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hiện nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực của mọi quốc gia. Việt Nam là một nước đang phát triển với hơn 70% dân số sống ở nông thôn mà nghề nghiệp chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc phát triển sản xuất nông nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn lại lịch sử, ta thấy có thể thấy rằng nền nông nghiệp của nước ta đã có những thay đổi ngoạn mục, từ việc là một quốc gia thiếu đói, phải mua ngoại tệ để nhập khẩu lương thực, thực phẩm thì giờ đây Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, và đây là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của quốc gia. Trong kim ngạch xuất khẩu nông sản hằng năm thì không thể không nhắc đến vai trò của cây lạc. Đây là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của nhiều tỉnh thành nên lạc được trồng phổ biến trên cả nước. Cây lạc là loại cây có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị đưa lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế- xã hội của đất nước. Hiện nay, Nghệ An đang là tỉnh đi đầu trong sản xuất lạc, hằng năm tỉnh đã xuất khẩu khoảng 40.000- 45.000 tấn lạc (24- 26 triệu USD) chiếm 33%- 40% sản lượng lạc xuất khẩu của cả nước. Thanh Chi là một xã miền núi thuộc địa phận huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Mặc dù không phải là xã chuyên lạc nhưng ở đây hầu như gia đình nào cũng tiến hành trồng lạc, bởi vậy hiệu quả sản xuất lạc cao sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao thu nhập cho người dân. Trong điều kiện thời tiết này càng phức tạp, giá cả các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc BVTV khá cao mà thị trường đầu ra chưa đảm bảo, giá cả không ổn định, việc áp dụng các tiến bộ KHKT còn gặp nhiều khó SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 1 Khóa luận tốt nghiệp khăn đã có những ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất và hiệu quả sản xuất lạc của địa phương. Bởi vậy việc đánh giá đúng thực trạng, chính xác hiệu quả sản xuất lạc có ý nghĩa rất quan trọng để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp cuối khóa của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng.  Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc cho các hộ nông dân trên địa bàn xã. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp: - Các loại thông tin cần thu thập: + Thông tin về diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Việt Nam và tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2013. + Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tình hình sản xuất nông- lâm - ngư nghiệp của xã Thanh Chi giai đoạn 2012- 2014. - Nguồn thu thập: + Niên giám thống kê, sách, báo, internet… SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 2 Khóa luận tốt nghiệp + Thu thập từ các báo cáo kinh tế-xã hội, các tài liệu thống kê hằng năm của UBND xã Thanh Chi. - Cách thu thập: + Từ trang web của Tổng cục thống kê, thư viện. + Từ các dữ liệu, thông tin mà xã Thanh Chi cung cấp.  Số liệu sơ cấp: - Thông tin cần thu thập: + Các đặc điểm của hộ nông dân trồng lạc (họ tên, giới tính, độ tuổi, số nhân khẩu, số LĐNN của gia đình, trình độ văn hóa, diện tích đất trồng lạc, tình hình trang bị TLSX...). + Chi phí sản xuất và kết quả sản xuất của hộ điều tra ở hai vụ lạc Đông Xuân và Hè Thu năm 2014. + Tình hình tiêu thụ và đánh giá của hộ về một số nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ lạc ở địa phương. + Các đề xuất, mong muốn của hộ gia đình tới chính quyền xã nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. - Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân có tiến hành trồng lạc trong năm 2014 trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. - Phương pháp điều tra: Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn: + Quá trình nghiên cứu sơ bộ: Xem xét tình hình sản xuất lạc của địa phương, kết hợp phỏng vấn, tham khảo ý kiến của cán bộ Nông nghiệp xã để có cái nhìn tổng thể về tình hình và kết quả sản xuất lạc của địa bàn. + Quá trình nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đây là phương pháp khá phù hợp với tình hình địa phương và đề tài bởi các lẽ sau: Thứ nhất, các hộ gia đình được phỏng vấn là các hộ nông dân, khoảng thời gian tiến hành phỏng vấn trùng với thời gian nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp, hầu hết các gia đình đều có mặt ở nhà nên có khá nhiều thời gian tiếp cận họ. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 3 Khóa luận tốt nghiệp Thứ hai, phương pháp này giúp tôi có thể nắm rõ hơn tình hình thực tế của hộ, đặc điểm của người được phỏng vấn, từ đó tùy vào hoàn cảnh để có thể đưa ra các phương pháp ra câu hỏi phù hợp và dễ hiểu nhằm thu được thông tin chính xác nhất. Thứ ba, đây là phương pháp phù hợp hơn so với các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn qua điện thoại, mạng… bởi tình hình trang bị các thiết bị điện tử viễn thông ở xã Thanh Chi còn nhiều hạn chế. Các hộ gia đình thường sống tập trung thành một vùng và có mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ nên việc tìm địa chỉ nhà ở đây là khá dễ dàng và thuận tiện. Khung thời gian tiến hành phỏng vấn sẽ là: + Buổi trưa: từ 10h đến 12h. + Buổi tối: từ 19h đến 21h. Tiến hành điều tra phỏng vấn tất cả các ngày trong tuần, mỗi hộ được phỏng vấn trong vòng 20- 30 phút. Và trong vòng 2 tuần thì hoàn thành phỏng vấn xong 60 hộ. Trường hợp các hộ vắng nhà thì sẽ được đánh dấu ghi chú và ghé lại phỏng vấn sau. 3.2. Phương pháp chọn mẫu  Cỡ mẫu: Với bảng hỏi được sử dụng và mục tiêu của nghiên cứu, tôi tiến hành điều tra 60 mẫu tương ứng với 60 hộ nông dân trồng lạc năm 2014 trên địa bàn xã Thanh Chi.  Cách chọn mẫu: Phương pháp được sử dụng để chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Trước hết tôi lấy danh các hộ gia đình có tiến hành trồng lạc trên địa bàn từ UBND xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Danh sách được thu thập ở năm 2014. Sau đó nhập vào phần mềm Excel, rồi xếp lại theo ABC Alphabet. Đánh số thứ tự của các hộ dân trong danh sách này trong phần mềm Excel từ 1 đến N (N= 960 hộ có trồng lạc; N= 140 hộ không trồng lạc). Xác định kích thước mẫu muốn chọn là n = 60 hộ có trồng lạc năm 2014. Xác định khoảng bước nhảy chọn mẫu là k với k = N/n. Suy ra: k = 960/60 = 16. Tiến hành tổng hợp tổng hợp danh sách vừa mới lập ra và tiến hành cho nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 4 Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, theo cách này thì xác suất để hộ dân có mặt trong mẫu nghiên cứu khi tiến hành chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống là như nhau, tức là cách sắp xếp danh sách hộ dân như vậy đảm bảo được nguyên tắc ngẫu nhiên trong việc chọn mẫu của tôi.  Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm hai phần lớn: Phần A bao gồm những thông tin của hộ dân được điều tra như họ và tên, địa chỉ, giới tính, tuổi. Phần B bao gồm 6 mục lớn: mục I là những câu hỏi về nguồn lực, tình hình trang bị TLSX của hộ điều tra, mục II là cơ cấu thu nhập của hộ năm 2014, mục III là chi phí sản xuất lạc của hộ ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, mục IV là kết quả sản xuất lạc của hộ ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, mục IV là tình hình tiêu thụ lạc và các ý kiến của hộ nông dân về một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc của gia đình và mục VI là những đề xuất, đóng góp của hộ đối với chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. 3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Việc xử lý, tính toán số liệu được thực hiện trên phần mềm Excel. 3.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực hiện qua các cách thức khác nhau. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của phương pháp mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: - Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. - Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. - Thống kê tóm tắt dưới dạng thống kê đơn giản nhất mô tả dữ liệu. Trong bài này tôi sử dụng kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Đối với thông tin thứ cấp: Phân tích số liệu cụ thể sau khi thu thập được SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 5 Khóa luận tốt nghiệp các thông tin về diện tích, năng suất, sản lượng lạc của Việt Nam, Nghệ An giai đoạn 2011- 2013 và các thông tin về đất đai, kinh tế, dân số của xã giai đoạn 2012- 2014 tiến hành xử lý số liệu nhằm xem xét những biến động của các tiêu chí đó qua các năm để có cái nhìn tổng quát về vấn đề và địa bàn nghiên cứu. Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi được hoàn thành và kiểm tra về độ chính xác sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành tổng hợp, xử lý, lấy tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình,…của các giá trị quan sát để làm rõ chi phí, kết quả, hiệu quả sản xuất lạc của người dân. 3.4.2. Phương pháp so sánh So sánh chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất lạc theo hai vụ mùa sản xuất là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu; theo chi phí trung gian và quy mô sản xuất, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra nhận xét cho các vấn đề được so sánh. 3.5. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các cán bộ am hiểu về sản xuất lạc và các bậc bề trên có kinh nghiệm trong làng xã, các thầy cô giáo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lạc và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lạc của một số hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 4.2. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ tập trung phản ánh thực trạng, phân tích, so sánh kết quả, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm 2014. 4.3. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Điều tra, nghiên cứu 60 hộ sản xuất lạc trên địa bàn xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm 2014.  Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Chi năm 2014, sử dụng các số liệu thứ cấp giai đoạn 2011- 2014. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 6 Khóa luận tốt nghiệp 5. Nội dung đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có ba chương: Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương II: Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc của xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. SVTH: Nguyễn Thị Tuyết 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan