Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở thôn 4 bồng thượng –đức bồng huyện vũ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở thôn 4 bồng thượng –đức bồng huyện vũ quang – tỉnh hà tĩnh

.PDF
41
311
51

Mô tả:

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Muốn phát triển trước hết cần phải tồn tại và ổn định. Vũ Quang là địa phương có dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong ba lĩnh vực hoạt động kinh tế của địa bàn (TTCN,LV và LN) thì trồng trọt có vai trò cung cấp lương thực nuôi sống dân cư trên địa bàn. Khi các hình thức sản xuất ngày càng khó khăn do ô nhiễm môi trường,nạn cháy rừng như hiện nay thì trồng trọt vẫn là trụ cột kinh tế của địa bàn. Trồng trọt trên địa bàn chủ yếu là trồng lúa và hoa màu, nếu việc sản xuất lúa bị ngừng trệ sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Thực tế này khiến tôi quan tâm và đã tiến hành điều tra thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở thôn 4 Bồng Thượng –Đức Bồng - huyện Vũ Quang – tỉnh Hà Tĩnh”. Tôi tiến hành đề tài này nhằm thực hiện mục tiêu: Tìm hiểu tình hình thực tế và đánh giá một cách khách quan hiệu quả sản xuất lúa tại địa bàn. Tìm hiểu những hạn chế, khó khăn trong sản xuất từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các dữ liệu sau: - Số liệu sơ cấp thu thập từ thôn 4 Bồng Thượng – Đức Bồng – Vũ Quang - Số liệu thứ cấp từ bản báo cáo kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2011 của huyện Vũ Quang,niên giám thống kê 2009 của huyện ,cục thống kê và các nguồn tài liệu khác. Phương pháp được sử dụng trong đề tài bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp thống kê so sánh - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên 1. Tình hình sản xuất lúa của các nước Châu Á năm 2009 Trang 12 2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 13 3. Kết quả sản xuất lúa ở huyện Vũ Quang qua 2 năm 2009 - 2010 15 4. Quy mô cơ cấu sử dụng đất huyện Vũ Quang 19 5. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 21 6. Cơ cấu, chi phí sản xuất lúa bq/sào của nông hộ qua hai vụ 22 7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân/hộ/vụ 23 8. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra 24 9. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến VA của các hộ sx lúa 25 10. Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của các hộ sx lúa ii 26 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CN-TT Chăn nuôi – trồng trọt LN Lâm Nghiệp DT Diện tích FAO Tổ chức lương thực thế giới GO Giá trị sản xuất HA Hecta IC Chi phí trung gian NS LV Năng suất Làm vườn Pr Lợi nhuận SL TC Sản lượng Tổng chi phí VA Giá trị gia tăng NTTS Nuôi trồng thuỷ sản iii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500m2 iv MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................................ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT......................................................................iii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..................................................................................................................iv PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2 3.1 Đối tượng nghiên cứu:..........................................................................................................2 3.2 Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................2 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................3 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...................................................................................3 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ...........................................................................3 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...........................................................................4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới vùng sản xuất lúa...................................................................6 1.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ..................................................................................................6 1.1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội .........................................................................................8 1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa................................9 1.1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất .....................................9 1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa ............................................................9 1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa ........................................................10 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................10 1.1.5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử...................................................10 1.1.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ........................................................................11 1.1.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích ............................................................................11 1.1.5.4. Phương pháp thống kê so sánh ....................................................................................12 1.1.5.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo .......................................................................12 1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu...............................................................................12 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Châu Á ....................................................................................12 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ..................................................................................13 1.2.3. Tình hình sản xuất ở huyện Vũ quang ............................................................................14 2.1 Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu .................................................................................16 2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................................16 2.1.1.1 Vị trí địa lý....................................................................................................................16 2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng....................................................................................................16 2.1.1.3 Điều kiện khí hậu..........................................................................................................17 2.1.1.4 Điều kiện thủy văn........................................................................................................17 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................................18 2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động .......................................................................................18 2.1.2.2 Tình hình đất đai...........................................................................................................19 2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn ....................................................................20 2.2.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ............................................................................20 2.2.2 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ....................................................................22 2.2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các nông hộ .....................................................23 2.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ .................24 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. ...............25 2.3.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai.......................................................................................27 v 2.3.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian..................................................................................27 CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.................................................................29 3.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất lúa trên địa bàn.......................................................29 3.2 Định hướng mục tiêu sản xuất lúa trong thời gian tới ........................................................29 3.3 Một số giải pháp phát triển sản xuất lúa.............................................................................30 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................33 1. Kết luận ................................................................................................................................33 2 Kiến nghị ...............................................................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................35 vi PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Lương thực là một trong những nhu yếu tối cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con ngươi trong đó lúa gạo là nguồn lương thực cho khoảng 3 tỷ người trên toàn cầu. Trong khi đó dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất trồng lúa lại không tăng, nếu không muốn nói là giảm theo thời gian. Do đó vấn đề lương thực đang đặt ra như là mối đe dọa đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng được nhu cầu sống còn của cư dân mới. Đây là điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Sự đổi mới kinh tế của Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi khả quan trước hết phải kể đến thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp thắng lợi mang tính bước ngoặt lớn nhất là sản xuất lương thực. Sản lượng lúa tăng gấp 3.5 lần từ 11.6 triệu tấn năm 1975 lên 35.6 triệu tấn năm 2004. Từ một quốc gia thiếu ăn Việt Nam đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo với số lượng 4 triệu tấn/ năm. Những thành công trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng của nước ta trong thời gian qua là hệ quả của chính sách đổi mới và tăng cường đầu tư thâm canh của nhà nước và hàng triệu hộ nông dân. Đức Bồng là một trong những xã trồng lúa của huyện Vũ Quang, nông dân ở đây có nguồn gốc trồng lúa từ lâu. Trong thời gian vừa qua, nhờ đẩy mạnh đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng lúa tăng lên đáng kể, sản lượng lúa tăng bình quân trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2009-2010 là 17,63 tạ/ha. Năng suất tăng từ 38,37 tạ/ha năm 2009 lên 56 tạ/ha năm 2010. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện. Việc mở rộng diện tích và nguồn vốn để đầu tư cho cây lúa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa giúp nông dân hiểu biết hơn trong việc hạch toán đầu tư sản xuất. Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề, trong thời gian thực tập tốt nnghiệp tại địa phương tôi đã chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở Thôn 4 Bồng Thượng – Đức Bồng - huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh, làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:  Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất lúa của địa phương trong những năm qua  Nhận thức đúng những khó khăn, hạn chế đối với sản xuất 1  Khẳng định lại vai trò của cây lúa trong kinh tế hộ  Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa các nông hộ trên địa bàn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Đức Bồng trong đó tập trung điển hình là thôn 4 Bồng Thượng – Đức Bồng – Vũ Quang – Hà Tĩnh. Để làm rõ điều này tôi đã tiến hành điều tra chọn mẫu,bằng phiếu phỏng vấn 30 hộ trong tổng số 76 hộ ở thôn 4 bồng thượng – Đức Bồng – Vũ Quang – Hà Tĩnh 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu những thôn sản xuất lúa của xã Đức Bồng - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa của các nông hộ ở vụ Đông Xuân 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp thống kê so sánh - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. 2 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý Và tổ chức của các doanh nghiệp. Vì Vậy trong điều kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Với lượng tài nguyên nhất định, tạo ra một lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu lớn nhất của nhà sản xuất. Nói cách khác là ở mức sản lượng nhất định làm thể nào để đạt được mức sản lượng ấy với mức chi phí các yếu tố đầu vào là nhỏ nhất. Như vậy hiệu quả là chỉ tiêu thể hiện mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Và cho tới nay có nhiều quan niệm nhưng nhiều tác giả đã thống nhất rằng, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả đó là: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ. Nó chi ra rằng: Một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bố là chi tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sàn phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên tế để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được xem xét khi sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào sử dụng nguồn lực đạt cả về 3 hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau trong hiệu quả của các doanh nghiệp có thể là sự khác nhau về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Xét trên quan điểm so sánh thì hiệu quả kinh tế thực chất là sự so sánh giữa một bên là kết quả đạt được với một bên là chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật và quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được sự tương quan so sánh tối đa giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Qua phân tích ta thấy, bản chất của hiệu quả là kết quả mà người sản xuất muốn có được thì phải bỏ ra một chi phí nhất định về các yếu tố đầu vào như: Lao động, vốn, đất đai. So sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó sẽ cho biết được hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Chênh lệnh này mang số dương càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Khi xem xét hiệu quả kinh tế người ta còn xem xét chúng trên quan điểm xã hội. Đó là xem xét chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được trên cả góc độ kinh tế lẫn xã hội, phát triển kinh tế và phát triển xã hội có tương quan mật thiết với nhau, mục tiêu của phát triển kinh tế là phát triển xã hội và ngược lại. Chúng là tiền đề và là phạm trù thống nhất. Do vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế, chúng ta phải hiểu trên quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợp các yếu tố đầu vào và sự tác động của môi trường. Có nhiều cách khác nhau để đạt được cùng một khối lượng sản phẩm. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu vô hạn của con người nên ta cần đánh giá kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, cần đánh giá kết quả đó bằng cách nào, chi phí bao nhiêu? Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả hoạt hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá về mặt số lượng mà còn đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả thu được và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện hữu hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế xã hội là một phạm trù kinh tế xã hội, nó vừa thể hiện tính lý luận khoa học, vừa thể hiện tính yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất. Có thể nói bản chất của hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra 4 theo cách tuyệt đối hay tương đối tuy nhiên so sánh tuyệt đối chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định. Vậy để tính được hiệu quả kinh tế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Trong hệ thống cân đối quốc dân(MPS)kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C+v+M), hoặc có thể là thu nhập (V+M), hoặc có thể là thu nhập thuần (MI) trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA) có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc có thể là lãi (Pr).v.v... Tùy theo mục đích tính toán mà người ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp. Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội thì dùng chi tiêu giá trị sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công thì người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận, Còn đối với nông hộ thì lại dùng chi tiêu giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp. Thông thường thì dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng. Trong phân tích hiệu quả kinh tế ta có những phương pháp khác nhau như: Hiệu quả là so sánh về mặt lượng giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Dạng thuận. H = Q/C Hoặc dạng nghịch. H = C/Q H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được C: Chi phí đã bỏ ra Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả hoặc một đơn vị kết quả đạt được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Vì vậy giúp ta so sánh được hiệu quả ở quy mô khác nhau. Phương pháp xác định hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: hb =∆q\∆c Dạng nghịch: hy =∆c\∆q ∆q: Kết quả thu thêm ∆c: Chi phí bỏ ra thêm Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm, hay nói theo cách khác nó cho ta biết được một đơn vị đầu tư thêm 5 cho bao nhiêu đơn vị kết quả thu thêm. Hoặc để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Hai phương pháp trên vừa phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tiết kiệm nguồn lực và chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên các chỉ tiêu này không phản ánh được cái giá phái trà cho quy mô của hiệu quả là bao nhiêu Và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Như vậy có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế để lựa chọn cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn và sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả thì dùng phương pháp thứ nhất. Nếu xác định hiệu quả của đầu tư thâm canh thì dùng phương pháp thứ hai. Thông thường thì cần kết hợp cả hai phương pháp thì việc đánh giá, xem xét mới đầy đủ và toàn diện hiệu quả kinh tế. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới vùng sản xuất lúa 1.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên  Nhiệt độ Lúa có nguồn gốc nhiệt đới, nhưng nhờ sự tác động của khoa học kỹ thuật, ngày nay lúa có mặt từ 53 vĩ độ Bắc tới Nam. Nhiệt độ liên quan chặt chẽ tới bức xạ mặt trời, trong khi đó bức xạ mặt trời là nhân tố khí hậu cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Từ khi gieo tới khi chín hoàn toàn, cây lúa cẩn tổng tích ôn khoảng 2000 – 4000oC, tùy theo giống. Nhiệt độ cao thì cây lúa sinh trưởng trong thời gian ngắn, nhiệt độ thấp thì thời gian sinh trưởng dài hơn. Cây lúa phát triển tốt nhất ở nhiệt độ tối thích hợp hơn nữa, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì cây lúa cũng có nhu cầu nhiệt khác nhau.  Ánh sáng Bức xạ mặt trời là nhân tố khí hậu quan trọng nhất quyết định năng suất lúa, đặc biệt là giai đoạn hình thành sản lượng và kế đến là giai đoạn chín. Hầu hết năng lượng bức xạ mặt trời có bước sóng khoảng 0.3 - 3 micromets nhưng quá trình quang hợp chỉ sử dụng được năng lượng mặt trời có bước sóng khoảng 0,4-0,7 micromots. Hiệu suất quang hợp lại phụ thuộc vào giống, diện tích bề mặt lá và tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa.  Nước Nước có vai trò rất quan trọng đối với động vật, thực vật nói chung và lúa nói riêng. Khi có nước, tế bào cây lúa mới trương lên, lá lúa mới cứng hơn. Khi thiếu nước, tế bào bị xẹp lại. Trong đất có các chất dinh dưỡng được nước hòa tan dễ dàng hơn và cung cấp cho cây lúa. Hơn nữa, đối với cây lúa nhất là giai đoạn trổ bông thì 6 nước có vai trò quyết định tới năng suất lúa sau này. Trường hợp bị ngập nước cũng ảnh hưởng tới năng suất lúa, trong các giai đoạn khác nhau thì có ảnh hưởng không giống nhau. Theo Pande (1976) đối với giống lúa Jaya khi bị ngập 25% chiều cao cây trong giai đoạn đẻ nhánh thì năng suất giảm 18 - 25%, nếu ngập ở các mức độ: 25%, 50%, 75% trong giai đoạn trổ bông thì năng suất giảm lần lượt trong khoảng: 21 29%, 24 - 34%, 30 - 50%.  Đất đai Lúa có thể trồng được trên rất nhiều loại đất như: Đất phù sa, đất xám đọng mùn, đất xám cao, đất nhiễm phèn nhẹ, đất nhiễm phèn nặng được cải tạo, đất nhiễm mặn nhẹ. Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa ngọt trên các lưu vực sông lớn, nhỏ như Sông Mê Kông, sông Hồng, sông Mã... Cây lúa có thể sống được trên đất có độ pH từ 3.5 10 nhưng thích hợp nhất là pH từ 5.5 - 7. Ngoài độ pH này mọi loại đất khi trồng lúa đều phải cải tạo. Ví dụ như đất nhiễm phèn ở Đồng Tháp Mười khi trồng lúa cần phải thau chua bằng cách dùng nước ngọt để rửa phèn, dùng lân có chứa Ca, Mg để đưa độ pH lên trên 4 mới có thể trồng được lúa.  Thời vụ Đối với mỗi vùng sinh thái, thời vụ có thể khác nhau. Đối với vùng Bắc Trung Bộ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng thì thời vụ có nét riêng: lúa chiêm còn tồn tại rất ít do cải tạo hệ thống thủy lợi. Lúa xuân đã thay thế lúa chiêm. Thời vụ có chênh lệch nhau nhưng cũng gieo cấy sau mùa mưa bão chấm dứt, (khoảng tháng 12-1 dương lịch. Lúa Hè Thu: gieo cấy tháng 4-5, gặt tháng 7-8 lúa mùa: sạ khô đón mưa vào tháng 6-7 dương lịch. Lúa thường bị hạn vào đầu vụ năng suất bấp bênh.  Vùng sinh thái Cũng giống như các loại cây trồng khác trong nông nghiệp, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa cũng phụ thuộc rất lớn tới điều kiện sinh thái của từng địa phương. Điều kiện sinh thái là sự phốc hợp các mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai và nhiều nhân tố khác. Như ở Việt Nam, người ta chia ra làm 7 vùng sinh thái, tuy lúa có thể trồng trên hầu hết các vùng sinh thái. Nhưng năng suất và phẩm chất lúa ở các vùng lại khác nhau. Ví dụ như giống lúa nàng thơm Chợ Đào chỉ cho năng suất và phẩm chất tốt nhất tại xã Mỹ Lệ, huyện Cầu Đước, tỉnh Long An. Một số tỉnh lân cận cũng có thể trồng được nhưng phẩm chất bị giảm so với vùng xuất xứ của giống này. Như vậy vùng sinh thái cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất lúa. Ngoài các nhân tố trên còn có lất nhiểu các nhân tố khác nhưng chúng tôi chỉ nêu những nhân tố cơ bản trên. 7 1.1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội Các điều kiện kinh tế, xã hội - Điều kiện thị trường và giá cả tiêu thụ sản phẩm Trong sản xuất hàng hóa thì thị trường là cầu nối giữa người mua và người bán, là nơi thực hiện. Việc xác định thị trường cho ngành sản xuất lúa có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng phương pháp. Mục tiêu sản xuất của ngành, từ đó xây dựng các vùng sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vấn đề đặt ra cho các nhà chức trách đó là: Cần phát triển quy mô với diện tích là bao nhiêu? Sử dụng giống nào cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và nhu cầu của thị trường. Cần phải có sự tính toán chi tiết các khoản đầu tư vào và các khoản thu vào từ việc bán nông sản phẩm này. Sẽ có hàng loạt các vấn đề đặt ra cho thị trường mà lợi nhuận trong ngành được phân phối hợp lý cho những người sản xuất và những người mua bán. - Tập quán canh tác của dân cư Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng của cây trồng. Nếu tập quán canh tác lạc hậu sẽ hạn chế việc tái sản xuất mở rộng, hạn chế mức đầu tư thâm canh và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho năng suất cây trồng, sản xuất kém hiệu quả. Tập quán canh tác tiến bộ thể hiện ở trình độ thâm canh cao hơn, nó là cơ sở để đưa khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Vì vậy, đổi mới tập quán canh tác, tăng cường công tác khuyến nông, giúp người dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là điều cần thiết. - Điều kiện về chủ trương, chính sách của nhà nước Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Đảng và nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo, ban hành nhiều văn bàn pháp lý nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung Và trong sản xuất lúa nói riêng. Những chính sách này đã có những tác động tích cực, kịp thời đối với việc sản xuất lúa của các vùng có quy hoạch trên toàn quốc: Chính sách đất đai, chính sách đầu tư tín dụng và chính sách khuyến nông... + Chính sách đất đai Ban bí thư TW Đảng đã đề ra chỉ thị 100-CT/TW về công tác khoán sản phẩm đến người lao động, nghị quyết 10 của bộ chính trị (ban hành 5/4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, luật đất đai sửa đổi 1993 cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, thế chấp. Những nhân tố pháp lý này đã có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa. Người nông dân đã gắn bó với phần ruộng đất của mình bằng kết quả sản xuất do chính họ làm ra. Họ đã yên tâm đầu tư lâu dài để thâm canh, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm cho quá trình sản xuất nông nghiệp phát triển ổn 8 định và bền vững. Bên cạnh đó, luật đất đai ra đời còn tạo điều kiện cho người nông dân được phép chuyển nhượng, chuyển đổi ruộng đất sao cho phù hợp để thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất. + Chính sách khuyến nông Trong thực tế nếu người nông dân thiếu vốn thì sẽ sản xuất với quy mô nhỏ, mà đầu tư cho sản xuất thấp là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm giảm và cuối cùng là thất thu. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của sản xuất lúa. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã dành một khoản ngân sách thích đáng để hỗ trợ ngành sản xuất lúa và được cụ thể hóa bằng các hoạt động như:  Nhập giống mới  Trợ giá giống lúa mới cho địa phương  Tập huấn kỹ thuật cho bà con  Hỗ trợ mộ phần chi phí cho các cán bộ khuyến nông  Thực hiện chương trình truyền thông rộng rãi như: Báo, đài, vô tuyến truyền hình, giới thiệu các mô hình của các nông dân sản xuất giỏi, các chương trình chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về giá cả thị trường để nông dân nắm bắt và áp dụng vào sản xuất. Để các chương trình hỗ trợ sản xuất, các chính sách khuyến nông nông dân ngày càng được tốt hơn thì cần phải có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các ban ngành liên quan từ TW đến địa phương. Có như vậy, người nông dân mới yên tâm hơn trong sản xuất, củng cố và mở rộng diện tích canh tác có thể có, tạo ra nguồn nông phẩm dồi dào, chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng nội địa và hướng ra xuất khẩu. 1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã dùng một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA như sau: 1.1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất  Chi phí đầu tư phân bón/sào  Chi phí giống/sào  Chi phí thuốc BVTV/sào  Chi phí khác/sào (Bao gồm các khoản thuê lao động, thuê tuốt lúa, thuê làm đất, thủy lợi phí…) 1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất lúa 9 - Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là toàn bộ của cải, vật chất và dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Trong nông nghiệp, GO thường tính theo công thức sau: GO = Qi * Pi Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm i được sản xuất ra Pi: Giá sản phẩm loại i - Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): Bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ thuê hoặc mua ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp. - Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như tổng chi phí bình quân trên sào (TC/sào) và lợi nhuận bình quân trên sào (Pr/sào). Trong đó: TC: IC + Lao động gia đình quy ra tiền + Khấu hao Pr = GO – TC 1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa - Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư ta thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Hiệu quả chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC): Được tính bằng phần giá trị gia tăng bình quân trên một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Nó cho biết sẽ có bao nhiêu thu nhập được đem lại từ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế. - Hiệu suất lợi nhuận/chi phí (Pr/IC): Đối với chỉ tiêu này việc xác định lợi nhuận là khó khăn do hầu hết các hộ sản xuất đều sử dụng lao động gia đình, chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.1.5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đây là phương pháp cơ bản xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Bản chất của phương pháp là xem xét mọi sự vật hiện tượng trong trạng thái động và có mối liên hệ với nhau. Từ cách nhìn nhận, xem xét vấn đề để tìm ra bản chất của vấn đề. Đây là phương pháp chung để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội 10 1.1.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu – Chọn mẫu điều tra Tổng số mẫu điều tra phục vụ cho để tài là 30 mẫu, các mẫu này được điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Bằng cách chọn ngẫu nhiên 30 hộ rồi điều tra theo cách phỏng vấn trực tiếp từng hộ. - Thu thập số liệu: Số liệu thô sau khi thu thập được từ phiếu điều tra được xử lý bằng excel rồi đưa vào phân tích. Ngoài ra để đánh giá tổng quan về tình hình trồng lúa tôi tham khảo số liệu từ các nguồn: + Các báo cáo, tài liệu của các ban ngành tại xã Đức Bồng . + Nguồn số liệu thông qua điều tra thực tế các hộ nông dân. + Thông tin từ Internet. Để phản ánh đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả kinh tế, ngoài các thông tin có trong mẫu điều tra của trường tôi có điều tra thêm một số thông tin sau: + Tình hình sản xuất của các hộ gồm: Thông tin của tất cả các yếu tố đầu vào bao gồm: Số lượng và giá trị các loại phân bón; thông tin về kết quả sản xuất của hộ gồm cả hiện vật lẫn giá trị mà hộ thu được trong năm 2009 và năm 2010. + Thông tin về tình hình cung ứng vật tư và dịch vụ nông nghiệp tại địa bàn. + Thông tin từ các nguồn khác bao gồm: Sách, báo, tạp chí... 1.1.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích Tôi dùng phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu đã điều tra được, từ đó tiến hành phân tích để tìm ra các mối liên hệ chung. Tôi sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa các tài liệu điều tra, từ đó tìm ra những đặc trưng cơ bản và quy luật kinh tế của quá trình sản xuất. Bằng phương pháp này tôi tìm ra mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng biệt như: Năng suất lúa, giá trị gia tăng, chi phí trung gian..v..v. Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản tới kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố do đó việc phân tồ thống kê nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả và hiệu quả sản xuất. Cụ thể trong ở đây,tôi đã tiến hành điều tra 30 hộ ở thôn 4 bồng thượng của xã Đức Bồng bằng cách phỏng vấn thu thập số liệu thô,qua đó tổng hợp bằng phương pháp excel rồi đưa vào phân tích để làm rõ thu nhập của các hộ điều tra và lợi nhuận họ đạt được từ đó đánh giá xem hình thức sản xuất có hiệu quả hay không. 11 1.1.5.4. Phương pháp thống kê so sánh Kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa thông qua các chỉ tiêu khác nhau như: Năng suất, tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian và các yếu tố cấu thành chi phí trung gian. Hệ thống chi tiêu đó phản ánh mức độ đạt được của từng lĩnh vực. Cho nên khi đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế, cần so sánh mức độ được các chi tiêu theo thời gian hay không gian, từ đó đưa ra kết luận. 1.1.5.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có trao đổi, tham khảo ý kiến của cán bộ trong các cơ quan chức năng của địa phương, ý kiến của hộ nông dân. Từ đó để có cách nhìn khách quan bổ sung và hoàn thiện đề tài. 1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Châu Á Châu Á vốn là vùng đông dân cư, cũng là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của thế giới, trong những thập kỷ qua cũng có những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao năng suất Và sản lượng lúa gạo. Có đến 85% sản lượng trên thế giới phụ thuộc 8 nước, mà những nước này tập trung ở Châu Á, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, lndonesia, Bangladeash, Việt Nam, Thái Lan và Nhật. Những tiến bộ trong sản xuất lúa trên thế giới trong vài ba thập kỷ qua rất đáng khích lệ. Việc đầu tư thâm canh, áp dụng giống mới, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các biện pháp kỹ thuật. Là những lý do để đạt kết quả sau: Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa của các nước Châu Á năm 2009 Diện tích Năng suất Sản lượng Nước (1000 ha) (Tạ/ha) (1000 tấn) Trung Quốc 29,932 65,901 197,257 Ấn Độ 44,100 29,767 131,274 Indonesia 12,884 49,985 64,399 Bangladesh 11,500 39,195 45,075 Viet Nam 7,440 52,278 38,896 Thailand 10,963 28,698 31,463 Philippines 4,532 35,889 16,266 Japan 1,624 65,224 10,593 Pakistan 2,883 35,811 10,325 Malaysia 672 37,334 2510 (Nguồn: FAO, 2009) 12 Trong bảng số liệu ta thấy, Trung Quốc và Philippines là một trong những nước có năng suất lúa cao nhất khu vực (trên 65 tạ/ha). Trong khi đó năng suất lúa của Việt Nam chỉ đạt khoảng 52.3 tạ/ha. Điều này phản ánh trình độ thâm canh lúa của Trung Quốc và Philippines là rất cao bởi trình độ khoa học kỹ thuật của họ phát triển hơn chúng ta. Như vậy cơ hội cho Việt Nam nâng cao năng suất lúa thông qua con đường tăng cường thâm canh Và áp dụng khoa học kỹ thuật là rất lớn. 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Với điều kiện khí hậu Nhiệt Đới, Việt Nam cũng có thế là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế - xã hội của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu cho cả nước cũng như xuất khẩu Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 Năm Diện tích (1000 ha) Năng (Tạ/ha) suất Sản lượng (1000 tấn) 2000 7666 42,431 32530 2001 7493 42,852 32108 2002 7504 45,903 34447 2003 7452 46,387 34569 2004 7445 48,552 36149 2005 7329 48,89 35833 2006 7325 48,942 35850 2007 7207 49,869 35943 2008 7414 52,23 38725 2009 7440 52,278 38896 (Nguồn: FAO, 2009) Trước năm 1995, diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu Và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất bình quân là 13 tạ/ha. Khoảng hai thập kỷ sau, Vào những năm 60 thế kỷ XIX, miền Bắc có phong trào phấn đấu giành 5 tấn/ha/năm. Cho đến năm 1975 đã đạt được mục tiêu này, năng suất đạt 51,4 tạ/ha.) Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta có những thuận lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể. Với mức tăng trường trên, từ chỗ hàng năm phải nhập khoảng 0,8 triệu tấn lương thực quy đổi gạo đến chỗ đã tự túc được lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra cũng có một 13 phần dành Cho xuất khẩu. Năng suất và sản lượng lúa gạo tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên là những thay đổi về cơ chế chính sách trên phạm vi vĩ mô từ thời kỳ đổi mới mở cửa, sau đó là những thay đổi trong kỹ thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa vụ, giải quyết thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt từ năm 1966 với cuộc cách mạng xanh, việc đưa các giống mới vào sản xuất cùng với việc đầu tư thâm canh ở các vùng trồng lúa trên địa bàn cả nước. Hiện nay, các giống lúa mới chiếm khoảng 65% diện tích gieo trồng lúa cá nước. Vài ba năm trở lại đây, chúng ta đã nhập nội, tiến hành nghiên cứu sản xuất lúa lai từ các nguồn Trung Quốc và việc lúa quốc tế IRRI. Vụ Đông Xuân 1993 - 1994 ở miền bắc diện tích là lúa lai đã lên tới 50.000 ha với năng suất bình quân là 6 – 8 tấn/ha, có những điển hình cho năng suất 14 – 15 tấn/ha. Đến năm 2002, diện tích lúa lai đã tăng lên đến 500.000 ha. Số liệu ở bảng 2 cho thấy, đến năm 2009, diện tích lúa lai đã tăng lên đến 7.440.000 ha, năng suất gần 52,3 tạ/ha, sản lượng đạt 38.896.000 tấn. Đạt được thành tựu nói trên có thể nói rằng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chính sách hợp lý trong việc phát triển nông nghiệp, áp dụng nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, vì vậy trong vòng mấy năm qua nước ta không chỉ đảm bảo an toàn lương thực cho hơn 86 triệu dân mà còn hàng năm xuất khẩu trên 43 triệu tấn gạo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng lúa cả nước tăng ít, do một số diện tích trồng lúa chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và một số cây trồng khác như: Rau, hoa có giá trị kinh tế cao. Mặc dù vậy, năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng đáng kể. Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, trong vòng – mấy năm qua, Việt Nam đã sử dụng bộ giống mới, đặc biệt là lúa lai và lúa chất lượng cao. Từ kết quả gieo cấy lúa lai vụ mùa năm 1991, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương mở rộng gieo cấy lúa lai ờ Miều Bắc, Miều Trung và Tây Nguyên đã góp phần tăng năng suất lúa, bảo đàm an ninh lương thực quốc gia, trên cơ sở đó xây dựng vùng lúa chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và giảm bớt diện tích lúa bấp bênh sang trồng cây khác 1.2.3. Tình hình sản xuất ở huyện Vũ Quang Vũ Quang nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng lúa nên năng suất không cao. Huyện đã rất cố gắng khắc phụ khó khăn trong phát triển sản xuất lúa, trong giai đoạn từ năm 2002 – 2004 năng suất liên tục tăng nhưng vẫn chưa vượt qua mức 45 tạ/ha. Trong khi ấy, diện tích lại liên tục giảm. Nhưng đến nay huyện Vũ Quang đã cố gắng khắc phục khó khăn phát triển sản xuất lúa là một trong những địa phương có sản lượng lúa lớn của tỉnh. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện được thể hiện trong bảng 3. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan