Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã hưng trung, huyện hưng nguyên, tỉnh ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã hưng trung, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

.PDF
86
291
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HƯNG TRUNG- HUYỆN HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN ĐẶNG HOÀI LINH Khóa học 2012-2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HƯNG TRUNG- HUYỆN HƯNG NGUYÊNTỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: ĐẶNG HOÀI LINH PGS-TS TRẦN VĂN HÒA Lớp: K46B- KTNN Niên khóa: 2012 – 2016 Huế, tháng 5 năm 2016 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Huế- Đại học Huế, ngoài sự nổ lực phấn đấu của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân, tôi đã hoàn thành kì thực tập tốt nghiệp của mình. Qua đây tôi xin phép bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến: Trước hết tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo- PGS- TS. Trần Văn Hòa là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy cho tôi, trang bị cho tôi những kiến thưc cần thiết để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ủy ban nhân dân xã Hưng Trung, Đảng ủy, các đoàn thể và bà con nông dân xã Hưng Trung, đặc biệt là các chú, các bác trong Ban Nông nghiệp xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh nghiệm thực tế và các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tiến hành thu thập số liệu điều tra nghiên cứu đề tài. Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã chia sẽ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian thời tập, kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế nên nội dung đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý của quý thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Đặng Hoài Linh SVTH: Đặng Hoài Linh i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa MỤC LỤC Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................2 4.2. Phương pháp xử lí sổ liệu ......................................................................................3 5. BỐ CỤC KHÓA LUẬN ...........................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA ............................................................................................................5 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ...........................................................................5 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .............................................................7 1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của cây lúa ...............................................................9 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa .................16 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa .............................................17 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................................................19 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ..........................................................19 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam ........................................................20 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA XÃ HƯNG TRUNG- HUYỆN HƯNG NGUYÊN- TỈNH NGHỆ AN ...........................................23 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ HƯNG TRUNG .............23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................23 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .....................................................................................25 SVTH: Đặng Hoài Linh ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa 2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Hưng Trung đối với hoạt động sản xuất trồng lúa .........................................................................................................................30 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG TRUNG ..............31 2.3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỦA CÁC NÔNG HỘ ...........................33 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .........................................33 2.3.2. Tình hình sử dụng đất của các nông hộ ...............................................................35 2.3.3. Trang thiết bị tư hiệu sản xuất của các nông hộ ..................................................36 2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HƯNG TRUNG ...............38 2.4.1. Quy mô diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra .........................38 2.4.2. Tình hình đầu tư sản xuất của các nông hộ .........................................................39 2.4.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ......................................51 2.5. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ .........53 2.5.1. Quy mô đất đai của xã .........................................................................................53 2.5.2. Chi phí trung gian ................................................................................................56 2.5.3. Phân tích sự phụ thuộc của năng suất lúa và một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu bằng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas ........................................................................58 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HƯNG TRUNG ..........................................................63 3.1. Định hướng phát triển.............................................................................................63 3.2. Một sổ giải pháp cụ thể ..........................................................................................64 3.2.1. Giải pháp về kĩ thuật............................................................................................64 3.2.2. Giải pháp về mặt cơ sở hạ tầng ...........................................................................66 3.2.3. Giải pháp về mặt đất đai ......................................................................................66 3.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................................66 3.2.5. Giải pháp về vốn ..................................................................................................66 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................67 1. KẾT LUẬN.............................................................................................................67 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................68 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 SVTH: Đặng Hoài Linh iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 2. UBND : Ủy Ban Nhân Dân 3. KHKT : Khoa học kỹ thuật 4. BVTV : Bảo vệ thực vật 5. TBKT : Tiến bộ kỹ thuật 6. ĐVT : Đơn vị tính 7. BQC : Bình quân chung 8. ĐX : Đông Xuân 9. HT : Hè Thu 10. HTX : Hợp tác Xã 11. GO : Tổng giá trị sản xuất 12. IC : Chi phí trung gian 13. VA : Giá trị gia tăng 14. LĐ : Lao động 15. LĐNN : Lao động nông nghiệp SVTH: Đặng Hoài Linh iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của thế giới giai đoạn 2010- 2015 ..........20 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2012-2014 ........22 Bảng 3: Tình hình nhân khẩu, lao động của xã Hưng Trung qua 3 năm 2013-2015 ....26 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hưng Trung năm 2013- 2015 .....................28 Bảng 5 :Tình hình sản xuất lúa của xã Hưng Trung giai đoạn 2013- 2015 ..................32 Bảng 6: Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................................33 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai tính bình quân/hộ của các hộ điều tra ........................35 Bảng 8: Tình hình sử dụng trang thiết bị sản xuất BQ/hộ của nhóm hộ điều tra ..........37 Bảng 9: Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra......................................................39 Bảng 10: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân BQ/sào vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra ...........................................................................................................................41 Bảng 11: Cơ cấu chi phí sản xuất BQ/sào vụ Hè Thu của các nhóm nông hộ điều tra.43 Bảng 12: Tình hình sử dụng giống lúa của các nhóm nông hộ điều tra (BQ/sào) ........45 Bảng 13: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/sào-vụ của các hộ điều tra ......47 Bảng 14: Chi phí các loại thuốc BVTV BQ/sào của các nhóm hộ điều tra ......................49 Bảng 15 : Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/sào- vụ của các nhóm hộ điều tra ...................................................................................................................................50 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả tính BQ/sào của các nhóm hộ điều tra ..........................51 Bảng 17: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất(BQ/sào) ....................................54 Bảng 18: Phân tổ các hộ qua chi phí trung gian(bình quân/sào) ...................................57 Bảng 19: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas ..........................................59 SVTH: Đặng Hoài Linh v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m² 1 ha = 10000 m² 1 ha = 20 sào 1 tạ = 100 kg SVTH: Đặng Hoài Linh vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm mục tiêu là phân tích, đánh giá được thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Hưng Trung – huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An. Đồng thời, nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sản xuất lúa. Bằng số liệu sơ cấp thu thập đươc từ quá trình điều tra nông hộ và số liệu thứ cấp thu được từ UBND xã Hưng Trung và một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp xử lý và phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh kết hợp nghiên cứu vấn đề trong sự vận động biện chứng, tôi nhận thấy rằng: hoạt động sản xuất lúa tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông hộ, đồng thời góp phần tận dụng lao động nông nghiệp ở trong địa bàn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì các hộ nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về sâu bệnh, thiên tai... Vì vậy vấn đề này cần phải được sớm khắc phục giải quyết để hoạt động sản xuất lúa có thể ổn định hơn và mang lại hiệu quả cao hơn cho các hộ nông dân. Ngoài ra, việc đầu tư các yếu tố đầu cần phải hợp lý, có kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ sản xuất giỏi trên địa bàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ. SVTH: Đặng Hoài Linh vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố được chú trọng hàng đầu. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm và lo lắng đến vấn đề lương thực. Nhiều sách báo, nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế thường xuyên đề cập đến chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu. Lương thực luôn là mối quan tâm lớn của cả nhân loại, do nguy cơ nạn đói nghiêm trọng đang đe dọa nhiều dân tộc. Vì vậy, phát triển nông nghiệp luôn là quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, ngay chính cả ở Việt Nam- một nước nông nghiệp nghèo cũng đã không ngừng nâng cao và phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, và đây đã trở thành bước ngoặt quan trọng trong việc đưa ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam về mọi lĩnh vực, cũng như là những thử thách mới mà Việt Nam cần phải đương đầu và vượt qua. Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước từ thời xa xưa. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, ưu thế lớn nhất của nghề trồng lúa còn thể hiện ở diện tích canh tác trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực. Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn, gần 85% diện tích cây lương thực. SVTH: Đặng Hoài Linh 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng, đặc biệt ở xã Hưng Trung- Hưng Nguyên- Nghệ An, lúa là cây chủ đạo của xã từ bao đời nay, việc phát triển cây lúa góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng hiệu quả sử dụng đất, đem lại thu nhập và tạo điều kiện phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc canh tác cây lúa còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Thiên tai, lũ lụt xảy ra thường xuyên gây mất mùa nghiêm trọng và để lại nhiều hậu quả nặng nề, người dân mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để khôi phục và cải tạo lại ruộng đất. Mặt khác, người dân trong xã chủ yếu là lấy kinh nghiệm để trồng lúa nên kiến thức về kĩ thuật còn rất hạn chế, thiếu vốn trầm trọng… chưa phát huy hết tiềm năng của cây lúa. Vì vậy, để đánh giá cây lúa ở xã Hưng Trung có hiệu quả hay không, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU − Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về sản xuất lúa; − Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Hưng Trung; − Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của xã Hưng Trung từ năm 2013-2015. Không gian: Phạm vi xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu • Số liệu thứ cấp SVTH: Đặng Hoài Linh 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa Được thu thập từ niên giám thống kê, báo cáo, tài liệu của các ban ngành UBND xã Hưng Trung. Ngoài ra còn thu thập những thông tin ở các đề tài đã được công bố, các tư liệu báo chí và các trang điện tử. • Số liệu sơ cấp Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng lúa ở xã Hưng Trung, với 5 vùng trồng lúa chính, chọn 2 vùng Làng Bùi và vùng Bùi Chu. Sử dụng phương pháp phóng vấn trực tiếp các hộ trồng lúa theo mẫu bảng câu hỏi có sẵn đã chuẩn bị. 4.2. Phương pháp xử lí sổ liệu a. Phương pháp thống kê kinh tế Tập hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết trên cở sở phân tổ thống kê. Phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân. b. Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung, cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng kinh tế để so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế đó. c. Phương pháp chuyên gia, thu thập số liệu Đây là phương pháp tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nông dân, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các cán bộ kĩ thuật, các cán bộ khuyên nông, các cán bộ quản lí…để có các căn cứ chính xác, trung thực khách quan, có ý nghĩa thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển. d. Phương pháp phân tổ thống kê Hiệu quả kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố, do vật việc phân tổ nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế, vì vậy cần phải nghiên cứu các nhân tố trong mối quan hệ với nhau và với kết quả, hiệu quả sản xuất. SVTH: Đặng Hoài Linh 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa e. Phương pháp phân tích hồi quy Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ. Công cụ để phân tích mối quan hệ này là hàm sản xuất CobbDouglas. Đây là mô hình biểu hiện sự phụ thuộc giữa kết quả với các yếu tố đưa vào sản xuất. Mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas tôi sử dụng có dạng: Y = A. . . ..... . Logarit hóa hai vế ta có phương trình: LnY = LnA + + + + .....+ + D2 Trong đó: Y: Năng suất lúa (kg/sào) A: Hằng số X1: Lượng giống được sử dụng (kg/sào). X2: Lượng NPK/Lân được sử dụng (kg/sào). X3: Lượng Ure được sử dụng (kg/sào). X4: Lượng Kali được sử dụng (kg/sào). X5: Chi phí thuốc BVTV (1000đ/sào). X6: Hệ số biến giả hỗ trợ vốn vay (D1). D1 = 1 : Có vay vốn. D1 = 0: Không vay vốn. X7: Hệ số biến giả với tham gia tập huấn kĩ thuật (D2). D2 = 1: Có tham gia. D2 =0: Chưa tham gia. 5. BỐ CỤC KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Chương II: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa xã Hưng Trung- huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An Chương III: Một số định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất của lúa ở xã Hưng Trung. SVTH: Đặng Hoài Linh 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế a. Khái niệm Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với cách thức tổ chức quản lý và các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau, nhưng đều có thể nói rằng mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu quả nhất. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, nó được thể hiện ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì chúng ta có thể kết luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì có nghĩa doanh nghiệp hoạt đông thua lỗ. Do đó, trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra và đánh giá hiệu quả của chúng. Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì :“ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội, việc phân bổ và sử dụng xác nguồn lực sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là hoạt động phải có hiệu quả. Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hại đại lượng doanh thu và chi phí. Các quan SVTH: Đặng Hoài Linh 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của quá trình kinh tế. Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (kg, chiếc…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kĩ thuật hiện vật”, “mối quan hện tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả về mặt giá trị” và “để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỉ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền”. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí. Một số nhà kinh tế trong nước và ngoài nước cũng quan tâm và sử dụng phổ biến: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các nhà hoạt động sản xuất kinh doanh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trì kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, vốn,…) nhằm đạt được mục tiêu mong đợi mà doanh nghiệp đặt ra. b. Bản chất của hiệu quả kinh tế Từ khái niệm của hiệu quả kinh tế đã cho chúng ta thấy được bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh về mặt chất lượng SVTH: Đặng Hoài Linh 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng của các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra; nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp, do đó mà tính chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ… chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với các chi phí mà nhà sản xuất bỏ ra, từ đó tính được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra của nhà sản xuất càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng với nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, trong hiệu quả kinh tế còn sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, chất lượng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao. Cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể đo được bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu kinh tế được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có thuê mướn công nhân thì để đánh giá hiệu quả người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI) và để xác định hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. SVTH: Đặng Hoài Linh 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: • Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là: H=Q–C Trong đó H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) • Về mặt so sánh tương đối: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả đạt được chia cho chi phí bỏ ra(dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng nghịch). - Dạng thuận: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần ) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Ý nghĩa của công thức cho biết nếu một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả. - Dạng nghịch: H = C/Q Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Ý nghĩa của công thức này là để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng laị có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, cùng được sử dụng để phản ảnh hiệu quả kinh tế. SVTH: Đặng Hoài Linh 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi ra bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. - Dạng thuận: Hb = Q/ C Ý nghĩa: Cứ tăng thêm một đơn vị phí thì sẽ tăng thêm được bao nhiêu đơn vị kết quả. - Dạng nghịch: Hb = C/ Q Ý nghĩa: Cứ tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: Hb: Hiệu quả cận biên (lần) Q: Lượng tăng (giảm) của kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) : Lượng tăng (giảm) của chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết một đơn vị đầu tư tăng thêm thì tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp với mục tiêu của mình. 1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của cây lúa a. Nguồn gốc, xuất xứ Trên thế giới có hai loại lúa trồng được xác định từ thời cổ đại đến nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza Sativa) và loài lúa trồng Châu Phi (Oryza Glaberrima). Loại lúa trồng châu Phi đã được xác định có nguồn gốc ở vùng thung lũng thượng nguồn sông Niger (nay thuộc Mali). SVTH: Đặng Hoài Linh 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa Loại lúa trồng Châu Á có nguồn gốc đầu tiên ở đâu vẫn còn là đề tài tranh cãi của các nhà khoa học thế giới và ngày càng sáng tỏ với những khai quật khảo cổ học có tính đột phá và những phương pháp phân tích hiện đại dựa trên cơ sở phân tích phóng xạ và AND. Trước đây có 4 giả thiết nơi xuất hiện đầu tiên của cây lúa châu Á, đó là : nguồn gốc Trung Quốc, nguồn gốc Ấn Độ, nguồn gốc Đông Nam Á và giả thuyết Đa trung tâm phát sinh. Ở Trung Quốc, theo giả thuyết này thì nước này có bằng chứng liên quan đến cây lúa trồng sớm nhất trên thế giới được công nhận. Để khẳng định điều này, trong năm 2011, một nỗ lực kết hợp của đại học New York (Mỹ), đại học Washington (Mỹ) và đại học Stanford (Mỹ) và đại học Purdue (Mỹ) đã cung cấp bằng chứng để kết luận rằng lúa thuần ở châu Á có nguồn gốc duy nhất ở thung lũng sông Dương Tử của Trung Quốc. Nhưng tùy thuộc vào đồng hồ phân tử được sử dụng bởi các nhà khoa học, thời gian xuất hiện cây lúa đầu tiên ở Trung Quốc cách nay từ 8.200 đến 13.500 năm. Điều này phù hợp với các dữ liệu khảo cổ học nổi tiếng về đề tài này. Ở Ấn Độ, giả thuyết này được chứng minh dựa trên di vật cổ nhất là hạt lúa và vỏ trấu được tìm thấy trên đồ gốm và trầm tích phân bò ở Koldihwa- Uttal Pradnesh, có niên đại phóng xạ 6.570 và 4.530 B.C (Vishnu-Mittre 1976; Sharma et al. 1980). Với niên đại đó vẫn muộn hơn nhiều so với các di vật ở Trung Quốc. Do đó giả thuyết này không được nhiều người chấp nhận. Ở vùng núi Đông Nam Á, có rất ít công cuộc khai quật trên diện tích rộng lớn để nghiên cứu so với các hoạt động khảo cổ quy mô lớn tại hai quốc gia lớn : Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy các giả thuyết về cây lúa có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á và các cuộc khảo cổ học quy mô của vùng này chưa có tiếng vang để tạo sức thuyết phục đối với các nhà khảo cổ học khác trên thế giới. Giả thuyết cây lúa trồng có nguồn gốc ở Châu Á được chứng minh thuyết phục nhất bởi Higham (1989) báo cáo vỏ trấu và liềm gặt lúa bằng vỏ sò được tìm thấy ở Khok Phanom Di gần vùng vịnh Thái Lan, có niên đại phóng xạ 6.000 -4.000 năm TCN. Di chỉ này có tương quan đến di chỉ văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam, nhưng niên đại vẫn thấp hơn các di vật cây lúa trồng ở Trung Quốc. SVTH: Đặng Hoài Linh 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Văn Hòa Còn ở Trung tâm phát sinh cây lúa châu Á, giả thuyết này được chứng minh thuyết phục bởi Chang (1985), chuyên gia di truyền cây lúa của IRRI, ông xem xét lại tất cả các tín hiệu và các dữ liệu khoa học, khảo cổ, sinh học tiến hóa, hệ thống sinh học và lịch sử nông nghiệp để đưa ra kết luận rằng lúa trồng ở châu Á có thể bắt nguồn từ nhiều địa điềm một cách độc lập và đồng bộ, vì những nơi này hiện có nhiều loại lúa hoang và lúa trồng cùng sinh sống trong một môi trường. Những địa điểm này khởi đầu từ đồng bằng Ganges đến miền Bắc Myanmar, miền Đông Bắc Thái Lan, Bắc Lào, Bắc Việt Nam, miền Nam và Tây Nam Trung Quốc và những vùng lân cận khác. Điều này có thể suy diễn cho nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện độc lập, vì sự di chuyển xuyên quốc gia hoặc lục địa còn rất giới hạn trong thời kì cách này 10- 8 thập kỉ. Giả thuyết này còn hợp lí hơn cả vì trước khi trồng lúa con người đã thu hoạch lúa hoang làm lương thực. Khi lúa trồng phát triển vẫn đan xen với lúa hoang và lúa hoang mất dần và nhiều loài đã tuyệt chủng. Giả thuyết của Chang được rất nhiều nhà khoa học ủng hộ. Tại Việt Nam, thời Hùng Vương thứ IV, khi hoàng tử Lang Liêu chọn lúa gạo làm nguyên liệu trong cuộc thi nấu ăn giữa 22 vị hoàng tử, hoàng tử Lang Liêu chọn nấu bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho Trời và Đất, và gạo nếp là loại lương thực chính của dân tộc. Cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước sông Hồng. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Cây lúa giữ vai trò lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử. Cùng với sự phát triển, cây lúa đã đang có những biến đổi để thích ứng với nhu cầu thực tế, ngoài cung cấp lương thực cho con người thì nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và đất nước. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển, làm phong phú thêm nguồn gen thực vật quý giá này. b. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn phân nửa dân tộc thế giới và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân loại. Riêng hơn 2 tỉ người châu Á, lúa gạo cung cấp từ 60 đến 70% calories( Juliano, 2003). Hiện nay lúa gạo ngày càng trở nên phổ biến sâu rộng ở châu Mỹ, Trung Đông và nhất là châu Phi vì lúa gạo được SVTH: Đặng Hoài Linh 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan