Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta. Trồng lúa là một nghề truyền
thống của dân tộc Việt Nam có từ xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu việc trồng trọt thì cây
lúa đã được đặt biệt quan tâm. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã được hình thành, tích lũy
và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc ta. Những tiến bộ của khoa học - kỹ
thuật trong nước và thế giới ở lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh
mẽ ngành trồng lúa nước ta trên thương trường quốc tế. Chính vì vậy mà hiện nay,
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới trên thị trường xuất khẩu lúa gạo.
Quảng Ngạn là một địa phương nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai,
hiện nay dân cư sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.Vì vậy muốn phát triển kinh tế
nâng cao đời sống người dân trên địa bàn thì phát triển nông nghiệp là con đường chủ
yếu. Hoạt động kinh tế mũi nhọn trên địa bàn bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng và khai thác thủy sản. Bất kỳ một trong ba lĩnh vực trên chậm phát triển đều kìm
hãm sự phát triển của địa bàn. Riêng ngành trồng trọt không chỉ góp phần trong sự
phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Ngành trồng
trọt trên địa bàn chủ yếu là trồng lúa, nhưng trong những năm gần đây hiệu quả của
sản xuất mang lại chưa cao, làm cho vai trò của trồng trọt chăn nuôi giảm xuống. Với
1423 hộ dân có khoảng trên 7000 nhân khẩu, trong đó trên 30% hộ dân tham gia vào
quá trình sản xuất lúa và cung cấp lương thực cho toàn xã. Điều đó có nghĩa là khi sản
xuất không mang lại hiệu quả thì trên 30% hộ dân đối mặt với khó khăn kinh tế một
cách trực tiếp, còn dân cư trên toàn xã có nguy cơ thiếu lương thực. Giải quyết khó
khăn cho người dân địa phương, tìm cách nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa
tại địa bàn đang là mối quan tâm của chính quyền địa phương, cũng như người dân
trên địa bàn. Nguyên nhân của những hạn chế gì?
Xuất phát từ lý do đó, trong thời gian thực tập tại địa bàn xã Quảng Ngạn và tôi
đã lựa chọn đề tài:“ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Để làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa cho mình. Nghiên cứu đề tài của mình
tôi hướng mục đích:
- Làm rõ các khái niệm, bản chất: cây lúa, vai trò và vị trí của cây lúa, hiệu quả
kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất lúa từ đó xác định kết quả và hiệu quả
sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn.
- Thông qua sự phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa, từ đó đưa ra những
giải pháp trên cơ sở phương hướng phát triển sản xuất lúa trong thời gian tới.
Trong giới hạn của đề tài phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê kinh tế.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp so sánh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Phân tích thực trạng sản xuất lúa năm 2010 của các nông hộ điều
tra và của địa bàn qua giai đoạn 2008 – 2010
+ Không gian: Địa bàn xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
2
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Một số đặc điểm của cây lúa
1.1.1.1. Nguồn gốc của cây lúa
Cây lúa là loại thảo mộc lương thực quan trọng của Việt Nam và thế giới, với hơn
3 tỉ người tiêu dùng, hay hơn phân nửa dân tộc thế giới, và 115 nước trồng lúa (2008).
Cây lúa không những đóng góp vào an ninh lương thực quốc gia của nhiều nước, mà
còn cung cấp nguồn lợi tức cho hàng triệu người nông thôn và bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, nguồn gốc của cây lúa vẫn còn nhiều tranh cải, vì nó xuất hiện lâu đời trong
thời tiền sử. Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước, các cư dân ở Việt Nam có
thể biết đến cây lúa cách nay ít nhất hàng nghìn năm trong nền văn hóa Hòa Bình, và
Miền Bắc Việt Nam có thể là một trong những trung tâm nguồn gốc cây lúa trồng độc
lập của Châu Á, theo thuyết “Đa trung tâm” của Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế - IRRI
(Chang, 1985).
Cho đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam chỉ tìm được vết tích hạt lúa cổ xưa
nhất với niên đại phóng xạ khoảng 3.400 năm (Nguyễn Phan Quang & Vũ Xuân Đàn,
2000). Theo Bellwood (2005), nền nông nghiệp lúa của Việt Nam có thể xuất hiện
cách nay chỉ 4.500- 3.500 năm mà thôi. Trong tháng 5-2010, các nhà khảo cổ học đã
tìm thấy nhiều hạt lúa cổ tại Thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) thuộc văn hóa Đồng Đậu
cách nay khoảng 3.000 năm, nhưng cần phải xác định lại hàm lượng carbon phóng xạ
C14. Hy vọng rằng với những kỹ thuật mới như phân tích phythollis ngoài bào tử phấn
hoa, các cuộc khai quật sâu rộng hơn và sự quan tâm nhiều hơn của ngành khảo cổ học
trong nước đối với lịch sử nông nghiệp sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy các vết
tích hạt lúa gạo xa xưa hơn kết quả hiện có.
Cây lúa trồng hiện nay là do quá trình thuần dưỡng từ cây lúa dại qua hàng trăm
năm. Theo nhà khảo cổ học Phillip Edwards của trường Đại Học Trobe, Úc, thời gian
tiến hóa từ loài cây dại đến có hệ thống sản xuất cây trồng trải qua khoảng 1.000 năm
(Nguyễn Sinh-BBC News, 2007).
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
3
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.1.2. Đặc điểm sinh học
Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều kiện tự
nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và thời gian sinh
trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm hai thời
kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và
phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan sinh sản
bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông,
hình thành hạt. Quá trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành
song song với quá trình phân hoá đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh thực.
Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc và
trọng lượng hạt lúa.
+ Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men hô
hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được cung cấp
glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phôi phình to, đẩy mầm khi nẩy
mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, không có diệp lục. Đồng thời trong quá trình
nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành các lông tơ
giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.
+ Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ
mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành lông
rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế bằng các
lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ ra được
trên dưới năm rễ, nhưng mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ tạo thành rễ
chùm.
+ Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi hạt
nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi đến lá thật
1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự nuôi dưỡng hoàn toàn
sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa có khoảng
5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
4
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng. Nhánh
lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh qua bốn
giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và nhánh xuất
hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao hình ống dẹt, rồi
xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống
tự lập.
+ Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình thành, số
lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá trình làm đòng là
quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình hình thành năng suất lúa.
+ Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làm đòng thì
cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây lúa thoát ra
khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình trổ bao phấn trên một bông các hoa
ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng.
Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị
làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá
trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt
phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt
đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi nhũ.
+ Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thời kỳ:
chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.
Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng
như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ
này.
Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và màu
xanh dần chuyển sang màu vàng.
Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng hạt
đạt tối đa.
Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là quá trình
quyết định năng suất lúa.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
5
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.1.3. Đặc điểm sinh thái
Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất
của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh
trưỡng và phát triển của cây lúa.
+ Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều
về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trung bình cao cây lúa
đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn tức là rút ngắn thời gian sinh
trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các
thời kỳ sinh trưởng.
Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 30-350C. Nhiệt
độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và quá cao là trên 400C không có lợi cho quá trình
nẩy mầm của lúa.
Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh. Nhiệt
độ thích hợp là 25-320C. Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm đòng
không thuận lợi.
Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thay đổi
của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt độ phải ổn định.
Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có lợi.
+ Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện quá
trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây lúa.
Theo Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, để tạo
ra một đơn vị hạt, cây lúa cần 300-350 đơn vị nước. Nhu cầu nước của cây lúa qua các
thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.
Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâm hạt,
hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩm của hạt đạt 2528%.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây con không
cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ từ khi cây được 2-4
lá.
Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để tạo điều
kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòng trổ bông ta cần
cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của
cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.
1.1.2. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Có
khoảng 40% dân số sử dụng lúa gạo là lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2
khẩu phần lương thực hàng năm. Như vậy, lúa gạo có ảnh tới đời sống ít nhất 65% dân
số toàn cầu. Sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á, một số nước ở
Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc chiếm một phần nhỏ. Trong đó, mức tiêu thụ về lúa
gạo của các nước Châu Á là rất cao từ 180-200 Kg/người, còn Châu Mỹ và Châu Âu
chỉ 10 Kg/người.
Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân
có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền
thống.
Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài
ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.
- Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594
Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Hàm
lượng amyloza ở lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt có giống lên tới 54%.
- Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống lúa có
hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các giống Việt
nam nằm vào khoảng 7 -8%.
- Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.
- Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6…Vitamin B1
là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa gạo được coi
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
7
Chuyên đề tốt nghiệp
là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là
"Hạt gạo là hạt của sự sống".
Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các
sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau:
+ Gạo: Có thể dùng làm nguyên vật liệu chế biến các sản phẩm như: kẹo, bánh, sản
xuất bia, rượu…
+ Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
+ Cám: Ngoài việc làm thức ăn cho gia súc, trong công nghệ dược còn sản xuất
Vitamin B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có thể dùng chữa bệnh, chế tạo xăng, làm xà
phòng…
+ Trấu: Sản xuất nấm mem làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt, đóng lót hàng dùng,
để độn chuồng làm phân bón có SiO2 cao.
+ Rơm rạ: Với thành phần xenluloza có thể sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm thức ăn
cho gia súc như trâu, bò, trộn với họ đậu làm thức ăn ủ chua, sản xuất nấm rơm, độn
chuồng, làm chất đốt.
1.1.3. Một số vấn đề về hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là
thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị
trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản
phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý.
Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết
quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên phương diện KTXH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
kinh tế xã hội.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu
nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà xã
hội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo ...
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển
xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm kinh tế xã hội.
Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù
hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá
trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động,
nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng
ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau:
- Thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra. Công thức được xác định như sau:
H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được
một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh
hiệu quả ở các qui mô khác nhau.
- Thứ hai: Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả
thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:
H = Q/ C
Trong đó:
H: hiệu quả kinh tế.
Q: phần tăng thêm của kết quả thu được.
C: phần chi phí tăng thêm.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp này dùng để nghiên cứu mức đầu tư trong thâm canh. Nó xác định
kết quả thu thêm trên một đơn vị tăng thêm của chi phí. Tuy nhiên, khi sử dụng hai
phương pháp trên đều không cho biết qui mô của hiệu quả kinh tế là bao nhiêu. Vì thế
mà hiệu quả kinh tế còn xác định bằng chênh lệch giữa kết quả thu được với phần chi
phí bỏ ra. Để biết được kết quả, với cách tính này cho ta biết được tổng thu nhập và
tổng lợi nhuận là bao nhiêu. Mặc dù vậy cách tính này không cho ta biết cái giá phải
trả cho qui mô hiệu quả kinh tế là bao nhiêu và không thể dùng để so sánh hiệu quả đạt
được giữa các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất không cùng quy mô.
Qua trình bày ở trên ta thấy có nhiều cách để tính hiệu quả kinh tế, mỗi cách tính
đều phản ánh một khía cạnh khác nhau. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu tùy vào
mục đích khác nhau mà chúng ta lựa chọn cách tính sao cho phù hợp và con số cuối
cùng phải có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì hiệu quả là tiêu chí đánh giá quá
trình sản xuất của một doanh nghiệp hay một hộ gia đình nào đó. Sản phẩm có chổ
đứng vững trên thị trường hay không điều này không chỉ thể hiện ở nội dung chất
lượng sản phẩm mà nó còn thể hiện sản phẩm đang ở mức giá nào. Từ thực tế này mà
khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất ta phải dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại
thời điểm người bán quyết định bán. Tuy nhiên khi nghiên cứu động thái của hiệu quả
cần phải sử dụng giá cả cố định hoặc giá gốc để so sánh.
Trên cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia SNA, chúng ta có các chỉ tiêu đánh giá
kết quả và hiệu quả kinh tế như sau:
+ Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản
ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành phần kinh tế và
toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Đó là nguồn gốc của mọi
khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của
sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ
tiêu kinh tế khác. Được xác đinh bởi công thức sau:
VA = GO - IC
+ Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết trong một năm hoặc một vụ thì đơn vị sản
xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu, chỉ tiêu này phản ánh
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
10
Chuyên đề tốt nghiệp
qui mô về giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp tạo ra cho xã hội. Có công thức xác
định như sau:
GO = Q * P
Trong đó : Q: khối lượng sản phẩm
P: giá cả của sản phẩm
+ Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình
- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm những chi phí
vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao), như phân bón, thuốc các loại,
thuê thu hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi, làm đất, vận chuyển, tuốt lúa.
Chi phí vật chất trong sản xuất lúa là các yếu tố đầu vào: giống, phân bón, thuốc các
loại…
Chi phí dịch vụ trong sản xuất lúa:
Công lao động thuê ngoài
Các chi phí dịch vụ khác
+ Năng suất lúa (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một đơn vị diện
tích, được xác định bằng công thức sau:
N=Q/S
Trong đó: Q: sản lượng lúa
S: diện tích gieo lúa
* Các chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi nhuận của đơn vị sản xuất có được trong sản xuất.
VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi
phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ.
GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
VA/lao động gia đình (LĐGĐ): Chỉ tiêu này phản ánh một công lao động gia đình tạo
ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
11
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên Thế giới và ở Việt nam
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á. Ở Châu
Á, lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc
lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Thống kế của tổ chức lương thực thế giới
(FAO,2008) cho thấy, có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa
trên trên 1triệu ha tập trung ở Châu Á,....., 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng
100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha đứng đầu là
Ai Cập (9.7 tấn/ha), Úc (9.5 tấn/ha) El Salvador (7.9 tấn/ha).
Thống kế của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2008) còn cho thấy, diện tích
trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1961 đến 1980. Trong vòng 19 năm đó,
diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện
tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng chậm
với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng
lúa thế giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ở mức
155,1 triệu ha.Từ năm 2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệụ ha
cao nhất kể từ năm 1995 tới nay.
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng
khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách
mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời của các giống lúa
thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến những
năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật
Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng
suất lúa thế giới liên tục được cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy nhiên chỉ bằng
phân nửa năng suất của Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới.
Việt Nam, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chính và
lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam, là một
trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa. Hơn 70
% dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
12
Chuyên đề tốt nghiệp
kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông
và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng.
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 3 năm
2008/2007
Chỉ
ĐVT
tiêu
2007
2008
2009
SL
Tỷ lệ
2009/2008
SL
(%)
Diện
Nghìn
tích
ha
Năng
tạ/ha
suất
Sản
Nghìn
lượng
tấn
Tỷ lệ
(%)
7207,40
7400,2
7440,1
+ 192,80
+2,68
+ 39,90
+ 0,54
49,87
52,34
52,28
+2,47
+4,95
- 0,06
- 0,11
35942,70 38729,80 38895,50 +2787,10 +7,75 +165,70
+ 0,43
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009)
Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 3 năm tăng lên . Từ
7207,40 nghìn ha (năm 2007), tăng lên 7440,1 nghìn ha (năm 2009), tức tăng 232,70
nghìn ha so với năm 2007, tăng 39,90 nghìn ha so với năm 2008 tương ứng tăng
0,54%.
Tuy vậy năng suất chỉ tăng từ 49,87 tạ/ha (năm 2007) lên 52,34 tạ/ha (năm
2008). Đến năm 2009, năng suất lúa lại giảm. Từ 52,34 tạ/ha (năm 2008) xuống còn
52,28 tạ/ha (năm 2009), tức giảm 0,06 tạ/ha, tương ứng 0,11%. Sản lượng lúa vẫn tăng
được ổn định khi diện tích tăng qua 3 năm. Sản lượng năm 2008 đạt 38729,80 nghìn
tấn, tăng 2787,10 tấn so với năm 2007, tương ứng tăng 7,75%. Năm 2009 đạt
38895,50 nghìn tấn, tăng 165,70 nghìn tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 0,43 %.
Đạt được những thành tựu đó, chính là nhờ sự quan tâm lãnh đạo của nhà nước ta
trong lĩnh vực sản xuất lúa. Sản lượng và năng suất lúa không ngừng tăng qua qua các
năm, nguyên nhân là do áp dụng khoa học kỷ thuật, cơ giới hóa vào trong sản xuất.
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Quảng Điền nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ có điều kiện tự nhiên không thuận
lợi cho trồng lúa nên năng suất không cao. Huyện đã rất cố gắng khắc phục khó khăn
trong phát triển sản xuất lúa, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010 năng suất liên tục
tăng nhưng vẫn chưa vượt qua mức 60 tạ/ha. Trong khi ấy, diện tích lại liên tục giảm.
Nhưng đến nay huyện Quảng Điền đã cố gắng khắc phục khó khăn phát triển sản xuất
lúa là một trong những địa phương có sản lượng lúa lớn của tỉnh. Diễn biến về diện
tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2: Kết quả sản xuất lúa ở huyện Quảng Điền qua giai đoạn 2008 - 2010
2009/2008
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
SL
Diện tích
Ha
Năng suất Tạ/ha
Sản lượng
Tấn
6.779,03
7.688,92
7.864,41
58,00
58,50
58,72
39.318,00
44.980,2
0
Tỷ lệ
(%)
+909,90 +13,42
+0,50
46.179,12 +5662,2
+0,86
+14,4
2010/2009
SL
Tỷ lệ
(%)
+175,49
+2,28
+0,22
+0,37
+1198,92 +2,66
(Nguồn: UBND huyện Quảng Điền)
Xem xét các chỉ tiêu trong bảng số liệu ở bàng 2 cho thấy: Diện tích đất canh tác
lúa tăng qua 3 năm. Năm 2008, sản lượng lúa cả năm của huyện là 39318 tấn, năm
2009 là 44980,20 tấn tăng so với năm 2008 là 5662,2 tấn, tương ứng tăng 14,4%. Năm
2010 la 46179,12 tấn tăng so với năm 2009 là 1198,92 tấn, tương ứng tăng 2,66%. Và
song song với chỉ tiêu sản lượng tăng là năng suất cũng tăng, từ 58 tạ/ha (năm 2008)
lên 58,72 tạ/ha (năm 2010). Năm 2008, năng suất toàn huyện đạt 58 tạ/ha, năm 2009
đạt 58,5 tạ/ha và đến năm 2010 thì năng suất đạt 58,72 tạ/ha.
Đây có thể nói là thành tích khả quan của toàn huyện, thể hiện sự cố gắng nỗ lực
của tất cả người dân sản xuất và cán bộ huyện trong trong việc phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập, đưa kinh tế huyện nói riêng ngày một đi lên. Tuy nhiên, mặc dù
năng suất tăng nhưng sản lượng tăng không cao. Cán bộ huyện và nhưng người nông
dân có sản xuất lúa cần chú trọng hơn nữa đến công tác quy hoạch sản xuất, phát triển
nâng cấp hệ thống đê đập, bảo đảm chống úng, chống hạn.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
14
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ngạn là một trong những xã nằm ven bờ đầm phá Tam Giang, phía Đông
Bắc giáp với biển, phía Tây Bắc giáp với huyện Phong Điền, Phía Đông Nam giáp với
xã Quảng Công, phía Tây Nam giáp với đầm phá. Một mặt giáp với biển, một mặt giáp
với phá tạo cho địa bàn có ưu thế trong khai thác và NTTS. Nhưng vì cách xa trung
tâm huyện lỵ, cộng thêm sự ngăn trở của phá Tam Giang nên vấn đề giao lưu kinh tế
địa bàn hết sức khó khăn. Ưu thế trong nuôi trồng và khai thác thủy sản nhưng bất lợi
cho địa bàn trồng trọt chăn nuôi. Đất cát trắng, thiếu nước và nhiểm mặn là một trong
những khó khăn của địa bàn đối với ngành trồng trọt nói chung và đối với trồng lúa
nói riêng.
1.3.1.2. Địa hình
Vị trí địa lý tạo cho địa phương một địa hình có sự phân chia rõ rệt. Địa hình địa
phương chia làm 3 vùng: Vùng biển bao gồm những gò cát cao khoảng 10 đến 13m so
với mực nước biển. Vùng này hiện nay chỉ trồng phi lao chắn cát bảo vệ khu dân cư và
vùng sản xuất. Vùng sản xuất bao gồm: Vùng đồng bằng ven theo bờ phá để trồng trọt,
vùng nước mặt ven đầm dùng để nuôi trồng thủy sản.
1.3.1.3. Thời tiết khí hậu
Xã Quảng Ngạn thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nên nói chung
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa
miền bắc và miền nam nước ta.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 22,20C, thường giao động trong khoảng
17,40C đến 34,60C. Biên độ giữa các tháng trong năm chênh lệch nhau từ 7 đến 90C Số
ngày mưa trung bình trong năm là 180 ngày với lượng mưa bình quân 2.560 mm/năm,
giao động trong khoảng 2600,3mm đến 3005,5mm. Độ ẩm bình quân là 84%, giao
động trong khoảng 60,3% đến 96,7%. Nhìn chung thởi tiết khí hậu khá phù hợp với sự
sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày,
cây thực phẩm.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
15
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chế độ mưa: Do mùa mưa trùng với mùa gió bão từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng
mưa trung bình từ 2500mm-2700mm nên gây ra lũ lụt ngập úng ở nhiều nơi. Mùa khô
kéo dài từ thang 5 đến tháng 8, lượng bốc hơi nước lớn gây ra khô hạn kéo dài, ở hạ
lưu của các con sông nước mặn xâm nhập vào trong đất liền gây tổn thất lớn cho người
dân nuôi cá nước ngọt. Bởi vậy, việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa quan
trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của toàn xã.
-Chế độ gió: Nằm trong khu vực bắc trung bộ nên địa phương cũng chịu ảnh hưởng
của hai chế độ gió chính sau:
Gió mùa Đông bắc: thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió này làm nhiệt độ
thấp vào giai đoạn gieo mạ, gây hao hụt thóc giống vì khó nảy mầm.
Gió đông nam: Tập trung vào mùa hè, thổi từ biển nên mát và ẩm .
Gió Phơn tây nam: Bản chất khô và nóng, thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8.
Hoạt động mạng nhất vào tháng 6. Đây là thời điểm cuối của giai đoạn gieo cấy nên có
ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lúa vì lúa còn non chưa chống chịu tốt với ngoại cảnh.
Đồng thời còn gây hạn hán cho vụ hè thu.
1.3.1.4. Điều kiện thủy văn
Nằm ven phá nên diễn biến thủy văn của phá ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản
xuất của vùng. Diễn biến thủy văn của phá Tam Giang lại phụ thuộc vào chế độ và lưu
lượng nước của các con sông chảy vào phá. Tuy rằng mùa mưa và mùa khô phân biệt
tương đói rõ ràng như đã nêu ở phần trên. Nhưng trong khoảng tháng 2 đến tháng 5
vẫn có mưa, đây là nguồn nước chính để sản xuất lúa của địa bàn trong vụ đông xuân.
Ngoài ra, nó còn cung cấp nước ngọt cho phá Tam Giang và tạo ra thủy vực nước lợ
rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 tới tháng 11 làm
lưu lượng nước đổ về phá rất lớn gây ngập lụt. Do đó địa phương phải thu hoạch trước
mùa lũ. Đây là một trong những nhân tố tạo nên tính mùa vụ tại địa phương.
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội
1.32.1. Tình hình cơ cấu kinh tế của xã Quảng Ngạn
Trong những năm vừa qua, xã Quảng Ngạn đã tập trung huy động mọi thành
phần kinh tế, đầu tư mạnh vào trong lĩnh vực sản xuất, tăng cường chỉ đạo ứng dụng
các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ,từng
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
16
Chuyên đề tốt nghiệp
bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi,đẩy mạnh công tác nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn để phát triển sản xuất, khuyến khích các
thành phần kinh tế phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nang
cao đời sống của nhân dân. Đưa nền kinh tế của xã phát triển theo hướng bên vững.
Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
Trồng trọt
Lúa đạt 79,89 ha đạt 48 tạ/ha, khoai lang đạt 75 tạ/ha sản lượng 75 tấn, dưa hấu
đạt năng suất 13 tấn/ha sản lượng 19,5 tấn, rau các loại 2ha đạt 100 tạ/ha.
Giá trị sản lượng bình quân trên 1ha đất canh tác cả năm, ngành trồng trọt đạt
46,2 triệu đồng/ha
Chăn nuôi
Tổng đàn lợn 1700 con, trong đó lợn thịt là 123 con và lợn thịt là 1577 con. Tổng
đàn gia cầm 8500 con với tổng lượng thịt là 8,5 tấn.
Thực hiện công tác phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại và gia trại. UBND xã
đã và đang tạo điều kiện cho một số hộ nông dân lập trang trại và gia trại trên vùng
cát. Hiện nay vẫn duy trì 02 trang trại và 04 gia trại chăn nuôi lợn thịt kết hợp lợn nái.
Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
Tổng diện tích đưa vào nuôi thả vùng đầm phá là 91ha, với số lượng tôm giống
khoảng 830 vạn con. Ngoài việc thả tôm, bà con ngư dân đã thả xen thêm cua, cá trong
toàn xã co 80 ha thả xen, số lượng cua thả khoảng 51 nghìn con, cá kình 50 vạn con,
thả chuyên các khoảng 4 nghìn con gồm cá ro phi, cá chẽm, cá dìa…
Công tác đánh bắt thủy sản ở vùng biển và vùng đầm phá tiếp tục duy trì và được
đại đa số bà con ngư dân quan tâm phát triển đặc biệt ở vùng biển đã trang bị thêm ngư
cụ đánh bắt các loại có giá trị như lưới đánh bắt cá mó và các loại thủy sản khác với số
lượng lớn.
Lâm nghiệp
Diện tích trồng rừng tính đến thời điểm hiệ nay là 174,57 ha, chủ yếu là cây
dương liễu, tràm hoa vàng. Công tác chăm sóc và bảo vệ rừng cây lâm nghiệp tại đồi
cát, UBND xã đã chỉ đạo các thôn phối hợp với nhau để quản lý, bảo vệ. Mặc dù vậy,
do công tác quản lý và bảo vệ còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên, mặt khác ý
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
17
Chuyên đề tốt nghiệp
thức của người dân vẫn chua cao nên tình trạng chặt phá cây lâm nghiệp vẫn xảy ra rãi
rát.
Các ngành nghề khác
Song song với sự phát triển của xã, các loại hình dịch vụ khác cũng được quan
tâm chú trọng, do đó mà không ngừng phát triển, mạng lưới mua bán hang ngày càng
được mở rộng, các dịch vụ ăn uống, giải khát ngày càng có xu hướng phát triển tích
cực. Công tác dịch vụ cung cấp nước sạch và điện sinh hoạt tiếp tục hoạt động ổn định.
Cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng hơn,hệ thống kênh mươn nội đồng được
nâng cấp một cách toàn diện. Bên cạnh đó các chế đọ ưu đãi cho gia đình chính sách
cũng được quan tâm, UBND xã cũng kết hợp với ngân hàng chính sách huyện cho cho
bà con vay vốn để làm ăn.
1.3.2.2.Tình hình nhân khẩu lao động
Hình thức phân bố dân cư vào hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với
nhau tùy vào thực tế sản xuất cũng như điều kiện mỗi địa phương ấy dân cư địa
phương có sự phân bố phù hợp.
Đặc trưng dân cư xã Quảng Ngạn được tổ chức thành 3 vùng rõ rệt.
-Vùng 1: bao gồm thôn 1, 2, 3; dân cư ở đây hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt chăn
nuôi là chủ yếu.
-Vùng 2: Bao gồm thôn Thủy An và thôn Vĩnh Tân, dân cư hoạt đọng trong lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản là chính. Khai thác thủy sản vùng này là khai
thác trên hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
-Vùng 3: Bao gồm các hộ ven biển. Hoạt động của vùng này là chủ yếu khai thác thủy
sản trên biển, một bộ phận rất nhỏ dân trong vùng có nuôi trồng thủy sản với diện tích
khoảng 3,5 ha.
Ngoài các hoạt động trồng trọt chăn nuôi, khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy
sản; các hộ trong 3 vùng trên còn hoạt động trong lĩnh vực khác như buôn bán nhỏ,
làm nghề, làm thuê…hơn nữa dân cư trong xã cũng phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở vùng trồng trọt. Các thôn thuộc vùng ven biển như thôn BC, Tây Hải,Trung Hải
và Đông Hải tuy có số khẩu bình quân trên hộ cao nhưng số dân ít. Theo số liệu thu
thập được tính đến năm 2010 toàn xã có khoảng 6500 người, mật độ dân số bình quân
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
18
Chuyên đề tốt nghiệp
khoảng 560 người/km2. Với tốc độ gia tăng dân số bình quân năm là 1%. Dân số tăng,
diện tích không đổi lam cho mật độ dân số tăng lên 659 người/km
2
, nếu dân số tiếp
tục gia tăng tất nhiên diện tích canh tác sẽ lớn dần. Con đường duy nhất để tăng sản
lượng lương thực là tăng năng suất lúa.
1.3.2.3. Tình hình đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của cả quốc gia và địa phương. Đất
đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Việc sử dụng các nguồn lực khác
có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực này. Hơn nữa dựa vào tình
hình đất đai của địa phương cũng cho ta thấy được cơ bản tình hình sản xuất của địa
phương đó.
Đặc điểm vị trí địa lý của xã Quảng Ngạn làm cho đất đai của xã được chia làm 3
loại chủ yếu. Thứ nhất, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, nằm trên phá Tam Giang.
Thứ hai, đất trồng lúa nằm dọc bờ phá. Thứ 3, cát trắng nằm dọc bờ biển. Tình hình
biến động đất đai của xã Quảng Ngạn qua 3 năm 2008-2010 thể hiện qua bảng 3.
Trong hạng mục đất đai, đất chưa sử dụng biến động mạnh nhất, năm 2008 loại
đât này có 122,13 ha chiếm 11% diện tích đất tự nhiên. Sang năm 2009 đã giảm
xuống gần 24 ha, tức là chỉ còn 98,15 ha chiếm 8,81% diện tích đất tự nhiên. Thực tế
này đã phản ánh sự nổ lực của địa phương trong việc nâng cao hiệu qua sử dụng đất
đai.
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra ở xã Quảng Ngạn
2008
DT
Cơ cấu
(ha)
(%)
2009
DT
Cơ cấu
(ha)
( %)
2010
DT
Cơ cấu
(ha)
( %)
2009/2008
DT Tỷ lệ
(ha)
(%)
2010/2009
DT Tỷ lệ
(ha) (%)
1110
100
1110
100
1110
100
0,00
0,00
0,00
I. Đất nông nghiệp
193,21
17,41
194,01
17,48
191,29
17,23
0,8
0,07
-2,72 -0,14
1. Đất trồng cây hằng năm
99,76
51,63
99,42
51,33
96,08
50,23
- 0,34
-0,3
-3,34
-1,1
2 .Đât có mặt nước NTTS
93,45
48,37
94,42
48,64
95,21
49,77
1,97
0,27
0,79
1,13
II. Đất lâm nghiệp
186,65
16,82
182,30
16,42
174,57
15,73
-4,35
-0,06 -7,73 -0,69
III.Đất chuyên dùng
555,35
50,03
582,62
52,49
596,18
53,71
27,27
2,46
13,56
1,22
IV. Đất thổ cư và vườn tạp
52,66
4,74
52,92
4,8
60,72
5,8
0,26
0,06
7.80
1,00
V. Đất chưa sử dụng
122,13
11,00
98,15
8,81
87,24
7,53
-23,98 -2,19 10,91
1,28
1. Đất bằng chưa sử dụng
122,13
100
98,15
100
87,24
100
-23,98
-
10,91
-
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Chỉ tiêu
Tổng DT đất tự nhiên
2. Đất mặt nước chưa sử dụng
0,00
(Nguồn: UBND xã Quảng Ngạn)
SVTH: Đặng Văn Lợi
Lớp: K41A KTNN
20