Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã quảng văn, huyện quảng xương, tỉnh t...

Tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã quảng văn, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

.PDF
77
345
52

Mô tả:

Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ VAØ PHAÙT TRIEÅN -----  ----- KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ KINH TEÁ SAÛN XUAÁT LUÙA ÔÛ XAÕ QUAÛNG VAÊN, HUYEÄN QUAÛNG XÖÔNG, TÆNH THANH HOÙA Sinh viên thực hiện: Trần Thị Trang Lớp: K45 KTNN Niên khóa: 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trương Quang Dũng Huế 05/2015 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, Đại Học Huế, ngoài sự nỗ lực của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và người thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới: Th.S Trương Quang Dũng – người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế. Đảng ủy, UBND, các đoàn thể và bà con nhân dân xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót của bản thân. Kính mong sự góp ý của quý thầy cô và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng như giúp tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác sau này. Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trang SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN i Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Lời cảm ơn....................................................................................................................... i Mục lục ........................................................................................................................... ii Danh mục các thuật ngữ viết tắt ......................................................................................v Danh mục các bảng biểu................................................................................................ vi Đơn vị quy đổi .............................................................................................................. vii Tóm tắt nội dung nghiên cứu....................................................................................... viii PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................................... viii 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................2 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................2 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ.........................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4 1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế......................................................................4 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ............................................................6 1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa...............................................................7 1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ........................................................13 1.1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa ..................17 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................18 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...........................................................18 1.1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Viêt Nam .................................................................20 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUẢNG VĂN – HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA....................................22 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ QUẢNG VĂN ..............22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22 2.1.1.1. Vị trí địa lí địa hình.........................................................................................22 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết..............................................................................22 2.1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................24 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................26 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ...............................................................................26 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động..........................................................................27 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ..................................................................................29 2.1.3. Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã Quảng Văn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ...................................................................................................................30 2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.......31 2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................................................32 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .........................................32 2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ ........................................................35 2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra .............................36 2.4. CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA...................................37 2.4.1. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất........................................................37 2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG VĂN ............................................................................................................................49 2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra: .....................................49 2.5.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2014 .........................50 2.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ............................................................................................................................52 2.6.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai............................................................................52 2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa .........55 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN – HUYỆN QUẢNG XƯƠNG – TỈNH THANH HÓA ................................................58 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ QUẢNG VĂN ...............................................................................................................58 3.1.1. Những căn cứ đề ra định hướng phát triển ..........................................................58 3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn..............................58 3.1.2.1. Các định hướng phát triển sản xuất ................................................................58 3.1.2.2.Mục tiêu phát triển sản xuất lúa ........................................................................59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................60 3.2.1 Giải pháp về mặt kĩ thuật.....................................................................................60 3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng...................................................................................62 3.2.3 Giải pháp về đất đai .............................................................................................62 3.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông ....................................................................62 3.2.5 Giải pháp về thị trường........................................................................................63 3.2.6 Giải pháp về vốn..................................................................................................63 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................64 1. KẾT LUẬN.............................................................................................................64 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................65 2.1. Đối với hộ nông dân ...............................................................................................65 2.2. Đối với chính quyền xã Quảng Văn .......................................................................65 2.3. Đối với nhà nước ....................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN iv Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1. BQC : Bình quân chung 2. BVTV : Bảo vệ thực vật 3. UBND : Uỷ ban nhân dân 4. HTX : Hợp tác xã 5. KT - XH : Kinh tế - xã hội 6. ĐVT : Đơn vị tính 7. NN : Nông nghiệp 8. LĐ : Lao động 9. LĐNN : Lao động nông nghiệp 10. WTO : Tổ chức thương mại thế giới 11. DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoach hóa gia đình 12. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 13. TBKH : Thiết bị khoa học SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN v Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thế giới (2009-2011)................................19 Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 ............21 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 .............26 Bảng 4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014..28 Bảng 5: tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Văn qua 3 năm 2012-2014 ....................31 Bảng 6: Tình hình chung các hộ điều tra năm 2014......................................................33 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai tính bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 .........35 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2014 .........36 Bảng 9: Cơ cấu chi phí sản xuất bình quân BQ/sào vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2014 ..........................................................................................................39 Bảng 10: Cơ cấu chi phí sản xuất tính BQ/sào vụ Hè Thu của các nhóm hộ điều tra năm 2014 .......................................................................................................................41 Bảng 11: Tình hình sử dụng giống lúa của các nhóm hộ điều tra (bình quân/sào).......43 Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/sào - vụ của các hộ điều tra năm 2014 .......................................................................................................................45 Bảng 13: Chi phí các loại thuốc BVTV BQ/sào của các nhóm hộ điều tra năm 2014...........47 Bảng 14: Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/sào của các nhóm hộ điều tra năm 2014 .......................................................................................................................48 Bảng 15: quả sản xuấtcủa nhóm hộ điều tra năm 2014.................................................49 Bảng 16: Kết quả tính BQ/sào của các hộ điều tra năm 2014......................................50 Bảng 17: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất (bình quân/sào) .........................54 Bảng 18 : phân tổ các hộ theo chi phí trung gian (bình quân/sào) ................................56 SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN vi Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào : 500 m2 1 tạ : 100 kg SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó nghiên cứu đưa ra những vấn đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sản xuất lúa. Bằng các số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình trực tiếp điều tra nông hộ và số liệu thứ cấp thu được từ UBND xã Quảng Văn, Quảng Xương và một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp xử lý, phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh và kết hợp với nghiên cứu vấn đề trong sự vận động biện chứng với nhau, tôi đã nhận ra rằng: hoạt động sản xuất lúa của người dân địa phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các nông hộ, đồng thời góp phần sử dụng lao động sẵn có trong nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất các hộ còn gặp nhiều khó khăn khác nhau, đặc biệt là khó khăn về sâu bệnh, rủi ro do thiên tai. Vì vậy vấn đề này cần sớm được khắc phục giải quyết để hoạt động sản xuất lúa mang lại hiệu quả cao hơn cho người nông dân. Ngoài ra, cần đầu tư các yếu tố đầu vào một cách hợp lí, có kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi trên địa bàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN viii Th.S Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển chung của xu thế thế giới, Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đưa đất nước đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp. Trong đó phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và tăng thu nhập cho người ở nông thôn, góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực cho quốc gia. Điều này được đưa ra trong nhiều nghị quyết, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organizations) đã và đang tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội phát triển KT – XH, đồng thời nó cũng đem lại nhiều lợi thế cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của nước ta. Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, bảo đảm nguyên liệu cho các ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà con sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 70% dân số cả nước, do đó trong tương lai ngành nông nghiệp vẩn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% lao động thế giới tham gia vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chinh trị, phát triển nền kinh tế. Cây lúa là loại cây lương thực chủ yếu của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là cây lương thực chủ yếu của xã Quảng Văn và là cây trồng chủ yếu của toàn xã. Là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, sản phẩm của cây lúa được phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến…. Quảng Văn là một xã thuần nông của huyện Quảng Xương – Thanh Hóa, bà con nông dân nơi đây chủ yếu là độc canh cây lúa. Người dân địa phương là những người cần cù chịu khó, có kinh nghiệm lâu đời trong việc sản xuất cây Lúa. Việc phát triển cây Lúa đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người nông dân, tăng hiệu quả sử SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng dụng đất vườn của hộ gia đình, đem lại thu nhập, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của xã Quảng Văn. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc trồng và phát triển cây Lúa còn nhiều vấn đề khó khăn. Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa nghiêm trọng, để lại những hậu quả nặng nề, người nông dân phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để khôi phục và cải tạo ruộng đất. Hơn nữa, người dân địa phương đa số còn thiếu vốn, thiếu kiến thức về kỹ thuật...nên chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế của cây Lúa. Nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn có mang lại hiệu quả cho người nông dân hay không? Do đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa ở Xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất Lúa. - Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất Lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quảng Văn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây Lúa trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp Được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của các ban ngành và UBNN xã Quảng Văn. + Số liệu sơ cấp Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng cây Lúa ở xã Quảng Xương, với 2 thôn đại diện gồm thôn Quang Minh và thôn Văn Môn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng Lúa theo mẩu bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. 1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu a.Phương pháp thống kê kinh tế Tập hợp và hệ thống các số liệu thu thập được, tính toán các chỉ tiêu cần thiết trên cơ sở phân tổ thống kê. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất Lúa của hộ nông dân. b.Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng kinh tế để so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó. c. Phương pháp chuyên gia, thu thập số liệu Đây là phương pháp tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nông dân, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý…để có các căn cứ chính xác, trung thực khách quan, có ý nghĩa thực tiển, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất Lúa trong 2 năm 2014 - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Quảng Văn, huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế a. Khái niệm hiệu quả kinh tế Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với cách thức tổ chức quản lý và các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau, nhưng đều có thể nói rằng mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất, các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, nó được thể hiện ngay tại hiệu số giữa doanh thu và chi phí, nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì chúng ta có thể kết luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Ngược lại doanh thu nhỏ hơn chi phí có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do đó, trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chúng. Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay môi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh: hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Còn hai tác giả Whohe và Doring lại cho rằng: “hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị “. Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí. Qua các định nghĩa cơ bản về hiêu quả kinh tế đã trình bày trên. Chúng ta có thể khái quát lại: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ và vốn) nhằm đạt được mục tiêu mong đợi mà donah nghiệp đã đặt ra. b. Bản chất của hiệu quả kinh tế Từ khái niệm về hiệu quả kinh tế đã cho chúng ta thấy được bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Nói cách khác, hiệu quả chính là sự tiết kiệm tối đa các nguồn lực cần có. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó mà tính chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ...Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với các chi phí mà nhà sản xuất bỏ ra, từ đó tính được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận đạt được và chi phí bỏ ra của nhà sản xuất càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra trong hiệu quả kinh tế còn sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Chi phí đầu vào càng nhỏ, đầu ra càng lớn, chất lượng thì chứng tỏ hiêu quả kinh tế cao. Cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể đo được thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp hay trang trại,trên cơ sở sản xuất có thuê mướn công nhân thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI) và để xác định hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia chi kết quả thu được (dạng nghich). Dạng thuận: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả. Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực: Dạng nghich: H = C/Q Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết qủa thu được (nghìn lần, triệu đồng…) SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vơi nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: Hb = ΔQ/ ΔC Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch :Hb = ΔC/ ΔQ Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: Hb: Hiệu quả cận biên (lần) ΔQ: Lượng tăng giả của kết quả (nghìn đồng, triệu đồng…) ΔC: Lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…) Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp. 1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa a. Nguồn gốc, xuất xứ Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngủ cốc có lịch sử trồng trọt có từ rất lâu đời và là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao hết sức quan trọng cho đời sống của con người. Trải qua qua một lịc sử tiến hóa rất lâu SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không gian và hời gian. Sự tiến hóa này bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai tiến trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Về nguồn gốc cây lúa đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có nhưng dư liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á. Makkey E. cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ đảo được ở vùng Penjab Ân Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây khoảng 2000 năm. Vavilov (1926), trong nghiên cứu của ông về sự phân bố đa dạng di truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ. Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata, Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của cây lúa là một trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ Oryza sativa f.spontanea, ở Ấn Độ, Đông Dương hoặc Trung Quốc. Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm 1000 – 750 trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm. Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó dần lên phía Bắc. Gutchtchin, Ghóe, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dương là cái nôi của trồng lúa. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Dĩnh (Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát triển lúa hoang ở trong nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền Nam nước ta và Campuchia. Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Namm Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của lúa trồng S.Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở Ấn Độ, Việt Nam và Miến Điện. tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đắc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của lúa trồng T.T Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa ở Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế (IRRI),đã tồng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa lúa trồng có thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông của dãy núi Hy-Mã-Lạp-Sơn (Himalayas - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc. b. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa Lúa gạo là nguồn năng lượng lớn của nhân loại, riêng hơn 2 tỉ người châu Á, gạo cung cấp từ 60 đến 70% calories (Juliano, 2003). Hiện nay lúa gạo ngày càng trở nên phổ biến sâu rộng ở các lục địa khác, như châu Mỹ, Trung Đông và nhất là châu Phi, vì loại thực phẩm này được xem như thức ăn bổ dưỡng lành mạnh cho sức khoẻ và thích hợp cho đa dạng hóa thức ăn hàng ngày. Khẩu phần gạo hàng năm cho mỗi đầu người châu Á thay đổi từ 50 đến hơn 180 kg, bình quân 78 kg. Những nước trồng lúa nghèo càng dùng nhiều cơm gạo để có đủ năng lượng chủ yếu cho sinh hoạt con người. Năm 2007, Việt Nam là xứ có khẩu phần gạo lớn nhất thế giới, kế đến Lào và Bangladesh. Tại Việt Nam, lúa gạo đã trở thành thức ăn cơ bản dân tộc ít nhất từ thời vua Hùng Vương thứ VI khi Ông chọn Hoàng Tử Lang Liêu làm người kế vị mình trong môt cuộc thi nấu thức ăn giữa 22 Hoàng Tử. Hoàng Tử Lang Liêu chọn nấu bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho Trời và Đất, và gạo nếp là loại lương thực chính của dân tộc. Tuy nhiên, các loại lương thực khác như khoai, đậu, tôm cá, sò hến, thú rừng vẫn còn giữ vai trò quan trọng lúc bấy giờ. Do đó, khẩu phần gạo cho mỗi đầu người còn thấp. Số khẩu phần này tăng lên theo thời gian và ngành sản xuất lúa gạo trong nước lớn mạnh theo từng thời đại. Trong thời Bắc thuộc với chính sách cai trị bóc lột hà khắc, người dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm trong khi phải làm việc nặng nhọc, không kể những thành phần thống trị bản xứ. Đến thời kỳ Độc Lập về sau, dù trong chế độ phong kiến thực dân, người dân cũng hưởng được hai hoặc ba bữa cơm mỗi ngày, tùy theo tình trạng khí hậu mỗi năm và được mùa hay thất mùa. Dĩ nhiên, cũng có thành phần nghèo khó chỉ một bữa cơm cháo mỗi ngày với rau cải và SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng cá mấm. Khẩu phần thật sự có thống kê của người Việt Nam đã thay đổi từ 142,2 kg gạo/người/năm trong 1961 tăng lên 146,7 kg năm 1970, xuống 132,2 kg năm 1980, tăng lên 150,3 năm 1990, 168,4 kg năm 2000 và 165,6 kg năm 2007, chứng minh đa số người dân vẫn còn nghèo khó. Ngoài ra, gạo và phó sản còn dùng để chế biến thức ăn, thời cổ sơ có bánh chưng, bánh dày, rượu, xôi... và ngày nay có thêm bánh ếch, bánh tét, bánh phồng, bánh tráng, bún, cơm rượu, cớm dẹp, gạo thính, bột gạo, bánh phòng tôm, thức ăn nhanh, dầu, hoặc các thức uống... Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%), một thành phần chủ lực cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể. Tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo do carb cung cấp (Juliano, 2003). Trong tinh bột có hai thành phần - amylose và amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu, nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin làm nhiều amylopectin làm cơm dẽo hơn. Protein: Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63, so với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứ Lúa gạo giữ vai trò thiết yếu trong tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của những người ăn cơm hàng ngày. Trong những xứ tiêu thụ gạo, các thức ăn hàng ngày có rất ít chất mỡ, vôi, sắt, riboflavin và ascorbic acid. Vì thế các nước dùng lúa gạo hàng ngày mà không bổ túc thêm các loại thức ăn khác thường thiếu chất protein (cho trẻ con) làm cho số tử vong cao; thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ con gây ra bệnh mù mắt; thiếu chất sắt gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ con từ 5-12 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén; thiếu chất iod gây bệnh bướu cổ; thiếu một số chất khác như thiamin, riboflavin thường xảy ra ở những vùng ăn gạo trắng hơn là vùng ăn gạo hấp, gây ra bệnh phù thũng. SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Trương Quang Dũng c. Gía trị kinh tế của cây lúa Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại cây lương thực được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch và kê...Trong đó lúa gạo và lúa mì là hai loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất. Nếu như người phương Tây lương thực chính của họ là lúa mỳ thì đối với người phương Đông lúa gạo là thứ không thể thiếu. Ở Việt Nam hiện nay với dân số dự kiến trên 93 triệu người (theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGD) và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chủ yếu. Từ đó cho thấy rằng lúa gạo đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, những sản phẩm phụ của cây lúa cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau: -Rơm rạ: được sử dụng làm chất đốt, hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm…. -Cám : dùng để chế tạo sơn cao cấp, làm nguyên liệu xà phòng, hoặc dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp. -Tấm: sản xuất tinh bột, phấn mịn và thuốc chữa bênh. -Trấu : làm vật liệu độn cho phân chuồng, làm chất đốt, vật liệu đóng lót hàng hóa, sản xuất nấm mem làm thức ăn gia súc. Ngoài ra cây lúa còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đa và đang đóng góp phần vào thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cả nước. Từ đó Việt Namm đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng một triệu tấn thành nước xuất khẩu 3 – 4 triệu tấn gạo hàng năm. d. Kỹ thuật thâm canh cây lúa Lúa là cây lương thực được canh tác lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên,, trong thời gian gần đây do quá trình lạm dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy, vấn đề đặt ra đó là cần nắm được kỹ thuật thâm canh cây lúa để nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất. Hiện nay ở nước ta cây lúa được canh tác theo hai phương thức chủ yếu là : lúa cấy và lúa gieo thẳng. Kỹ thuật thâm canh được tiến hành bao gồm các bước cụ thể sau: SVTH: Trần Thị Trang – Lớp K45 KTNN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan