Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã sơn an, huyện hương sơn, ...

Tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã sơn an, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

.PDF
88
413
73

Mô tả:

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................................i DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.......................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................................vi ĐƠN VỊ QUY ĐỔI.......................................................................................................................vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU....................................................................................................... viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................................2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................2 3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu ...............................................................2 3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân ...................................................................3 3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo................................................................................3 3.4. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm hiệu quả và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế....................................4 1.1.3. Vai trò, đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp.............................................................7 1.1.3.1. Vai trò của đất đai trong nông nghiệp............................................................................7 1.1.3.2. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp.......................................................................8 1.1.4. Những nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp hiện nay...........................................9 1.1.4.1. Bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương lương thực quốc gia9 1.1.4.2. Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững..........................9 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất .................................................10 1.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất...................................................................10 SVTH: Nguyễn Thị Thơm i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn 1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất..................................................................11 1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất .......................................11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................................13 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.............................................................13 1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh....................16 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ SƠN AN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH ......................................................................18 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ SƠN AN ......................................................................18 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................................18 2.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................18 2.1.1.2. Đặc điểm địa chất địa hình............................................................................................19 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu............................................................................................................19 2.1.1.4. Đặc điểm thủy văn nguồn nước ...................................................................................20 2.1.1.5. Thổ nhưỡng .....................................................................................................................20 2.1.1.6. Các nguồn tài nguyên.....................................................................................................20 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................................21 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.........................................................................................21 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập.......................................................22 2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng .................................................................................................25 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường xã Sơn An ........27 2.1.3.1. Thuận lợi..........................................................................................................................27 2.1.3.2. Khó khăn..........................................................................................................................27 2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã sơn an ............................................28 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã..................................................................28 2.2.2. Cơ cấu đất canh tác của xã năm 2014. ...........................................................................31 2.2.3. Các loại hình sử dụng đất chủ yếu ở xã Sơn An.............................................................31 2.2.4. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của xã Sơn An năm 2013, 2014.33 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA35 2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra...................................................35 2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vốn vay của các hộ điều tra..............................37 2.3.3. Tình hình đất đai của các hộ điều tra..............................................................................38 2.3.6. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác theo các công thức luân canh.........................44 2.3.6.1. Mức đầu tư chi phí của các hộ điều tra theo các CTLC.............................................44 SVTH: Nguyễn Thị Thơm ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn 2.3.6.2. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra........................47 2.3.6.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội .............................................................50 2.3.6.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường.....................................................50 2.3.6.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác của xã Sơn An ............51 2.3.6.6. Phân tích SWOT .............................................................................................................53 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Ở XÃ SƠN AN ............................................................55 3.1. Tiềm năng, phương hướng sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Sơn An ......................55 3.1.1. Tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác.................................55 3.1.2. Phương hướng, định hướng sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã..............................55 3.1.2.1. Căn cứ để lựa chọn.........................................................................................................55 3.1.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã.....................55 3.1.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác tại xã Sơn An........................................................................................................................... 57 3.1.3.1. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và chuyển dịch cơ cấu đất canh tác...................57 3.1.3.2. Đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp,áp dụng công nghệ, nâng cao kĩ thuật canh tác. ............................................................................................................................... 58 3.1.3.3. Áp dụng các giải pháp về giống và kĩ thuật thâm canh............................................59 3.1.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức về sản xuất, trình độ kỹ thuật cho hộ nông dân trên địa bàn xã........................................................................................................61 3.1.3.5. Giải pháp phát triển hệ thống CTLC, bố trí công thức luân canh hợp lí, đẩy mạnh thâm canh mở rộng diện tích.......................................................................................................62 3.1.3.6. Đầu tư phát triển công trình thủy lợi, công trình thoát lũ. Đồng thời làm tốt công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão ..............................................................................64 3.1.3.7. Giải pháp về nguồn lực, khoa học và công nghệ ........................................................65 3.1.3.8. Giải pháp về vốn, thị trường và chế biến nông sản.....................................................65 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................67 1. Kết luận .....................................................................................................................................67 2. Kiến nghị...................................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... SVTH: Nguyễn Thị Thơm iii GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CTLC Công thức luân canh DT Diện tích DTGT Diện tích gieo trồng DTCT Diện tích canh tác GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng IC Chi phí trung gian TC Tổng chi phí LĐ Lao động LĐNN Lao động nông nghiệp STT Số thứ tự ĐVT Đơn vị tính BVTV Bảo vệ thực vật SL Sản lượng UBND Uỷ ban nhân dân ĐX Đông Xuân HT Hè Thu SVTH: Nguyễn Thị Thơm iv GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ mối liên hệ vùng ...................................................................................18 Biểu đồ 1: Lịch thời vụ các loại cây trồng ....................................................................43 SVTH: Nguyễn Thị Thơm v GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ........................................................15 Bảng 2: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh...17 Bảng 3: Dân số và lao động xã Sơn An qua 3 năm 2012 - 2014.............................................24 Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã qua 3 năm 2012 - 2014.......................30 Bảng 5: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm của xã Sơn An năm 2013,2014.......33 Bảng 6: Năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của xã Sơn An ..........................35 Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra ................................................36 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vốn vay của các hộ điều tra...........................38 Bảng 9: Tình hình đất đai của các hộ điều tra ...........................................................................39 Bảng 10: Năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính của hộ điều tra năm 2014........40 Bảng 11: Một số công thức luân canh cây trồng chủ yếu của hộ điều tra ..............................42 Bảng 12: Mức đầu tư chi phí của hộ điều tra trên một đơn vị diện tích.................................46 Bảng 13: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các CTLC của hộ điều tra...................49 Bảng 14: Phân tích SWOT về tình hình sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Sơn An ........53 Bảng 15: Định hướng sản xuất nông nghiệp đến năm 2015....................................................56 SVTH: Nguyễn Thị Thơm vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 20 sào = 10.000 m2 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1000 kg SVTH: Nguyễn Thị Thơm vii GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của sự sống trên Trái Đất. Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai lại có vai trò rất quan trọng. Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đồng thời dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu con người lấy các sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, các hoạt động dịch vụ nhà ở làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra cần được quan tâm, chú trọng là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả trong việc sử dụng đất đai. Qua thời gian nghiên cứu về tình hình sử dụng đất đai nông nghiệp ở xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tôi nhận thấy rằng tiềm năng vốn có, các nguồn lực của vùng rất phong phú. Tuy nhiên, các nông hộ lại chưa khai thác hết, hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác còn chưa cao. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Sơn An Huyện Hương Sơn Tỉnh Hà Tĩnh” để thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng sử dụng đất canh tác của xã, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại đây.  Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất. + Phân tích thực trạng sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. + Đưa ra một số kết luận, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong thời gian tới.  Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Phương pháp phân tích số liệu  Các kết quả đạt được + Đề tài nêu được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác của xã trong thời gian tới. SVTH: Nguyễn Thị Thơm viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn + Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. SVTH: Nguyễn Thị Thơm ix GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Việt Nam coi nông nghiệp là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả là một trong những vấn đề cần được quan tâm hơn cả. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Riêng đối với nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thu hút khoảng 70% dân số và 60% lao động của cả nước. Do đó để có thể tiến hành nhanh công cuộc CNH- HĐH đất nước thì mục tiêu trước mắt là phải công nghiệp hóa nông thôn. Muốn làm được điều này thì phải ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân mà trước hết là phải nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất nông nghiệp trong đó nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác đóng vai trò quan trọng. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay cần được giải quyết. Sơn An là một xã thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Là xã có tiềm năng đất đai tương đối tốt, phù hợp cho trồng lúa nước và các cây trồng hàng năm. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương nền kinh tế - xã hội của xã đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa cao so với tiềm năng đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương thức giải quyết sao cho vẫn đảm bảo đất sản xuất nông nghiệp đồng thời phải phát triển số lượng, chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều giá trị trên từng diện tích đất. Hay nói cách khác, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nóichung SVTH: Nguyễn Thị Thơm 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn và hiệu quả sử dụng đất canh tác nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi người dân có đất. Xuất phát từ lý do đó, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”. Nhằm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác thông qua việc lựa chọn từng loại cây trồng mang lại theo CTLC trên mỗi đơn vị diện tích. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Dựa vào những nghiên cứu phân tích số liệu thô và số liệu điều tra để có cái nhìn cụ thể và khách quan về thực trạng sử dụng đất sản xuất canh tác của người dân xã Sơn An. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất. + Phân tích thực trạng sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân ở xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. + Đưa ra một số kết luận, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu:  Niên giám thống kê của xã: Số liệu về hiện trạng sử dụng đất; thu thập thông tin về các loại cây trồng, năng suất, sản lượng hàng năm của địa phương.  Thu thập thông tin từ phòng địa chính xã.  Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của xã: Số liệu về tình hình dân số, lao động của xã Sơn An.  Số liệu từ sách, báo, mạng truyền thông… + Thu thập số liệu sơ cấp Thông qua bảng hỏi đã được thiết kế, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ dân được lựa chọn ngẫu nhiên về các thông tin:  Thông tin chung của hộ điều tra (tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn …)  Các thông tin về tình hình sử dụng đất, các CTLC, chi phí sản xuất, khó khăn của hộ…. SVTH: Nguyễn Thị Thơm 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Toàn bộ các số liệu điều tra được từ các hộ sẽ được xử lý bằng excel được trình bày trong các bảng biểu. 3.2.Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân Căn cứ vào tình hình đất đai của xã chọn 60 hộ đại diện thuộc 3 thôn của xã Sơn An để tiến hành điều tra, phỏng vấn. 3.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Đây là phương pháp được sử dụng tham khảo ý kiến của cán bộ nông ngiệp, cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, cán bộ sản xuất giỏi và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng. 3.4. Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả, phân tổ, số bình quân, các chỉ số so sánh, phân tích các bảng biểu từ đó rút ra kết luận và xu hướng của hiện tượng.  Phương pháp hoạch toán, kế toán: Tổng hợp chi phí cho quá trình sản xuất nông nghiệp, nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng việc tính toán, phân tích, giám sát mọi khoản chi phí để sản xuất có lãi tạo điều kiện mở rộng. Sử dụng các chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC, GO/TC để đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng đất của hộ. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ gia đình có đất canh tác hàng năm trên địa bàn xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn xã Sơn An. - Phạm vi không gian:Tiến hành điều tra nghiên cứu 3 thôn đại diện trên địa bàn xã Sơn An, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian: + Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trong những năm qua và tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng đất canh tác xã Sơn An từ năm 2012 – 2014. + Số liệu sơ cấp: Điều tra tình hình sản xuất của các hộ nông dân năm 2014. SVTH: Nguyễn Thị Thơm 3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm hiệu quả và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế  Khái niệm Hiệu quả kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí của các ngành sản xuất.Về mặt hình thức, hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra. Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian, thời gian, số lượng và chất lượng. Về mặt không gian: Khi xét hiệu quả kinh tế không nên xét một mặt, một lĩnh vực mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lý trong tổng thể chung. Về mặt thời gian: Sự toàn diện của hiệu quả kinh tế đạt được không chỉ xét ở từng giai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kỳ sản xuất. Về mặt số lượng: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện mối tương quan thu, chi theo hướng giảm đi hoặc tăng thêm. Về mặt chất lượng: Hiệu quả kinh tế phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.  Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, các nguồn dự trữ vật chất trong nông nghiệp tức là phải sử dụng các tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các tiềm năng này bao gồm: Vốn sản xuất, lao động và đất đai. SVTH: Nguyễn Thị Thơm 4 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định hiệu quả kinh tế phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất là chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu... Tùy theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố. Sau khi xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính hiệu quả kinh tế theo các cách sau: + H=Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả đạt được C: Chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực giúp ta hiểu được một đơn vị nguồn lực đã được sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả do đó so sánh được hiệu quả ở các quy mô khác nhau. + H=Q - C Phương pháp này cho ta biết tổng lợi nhuận đạt được nhưng không thấy được cái giá phải trả để có được kết quả đó. + H=∆Q/∆C Trong đó: ∆Q: phần tăng thêm của kết quả ∆C: phần tăng thêm của chi phí Phương pháp này xác định được lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm tạo ra bao nhiêu kết quả thu thêm. SVTH: Nguyễn Thị Thơm 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Như vậy, mọi cách tính đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế do đó tùy vào từng điều kiện cụ thể để chọn cách tính phù hợp. 1.1.2. Một số khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 1.1.2.1. Một số khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. Đất canh tác là một bộ phận của đất sản xuất nông nghiệp, là đất trồng các loại cây ngắn ngày có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm và còn được gọi là đất trồng cây hàng năm. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp nước ta vì đại bộ phận lương thực, thực phẩm được sản xuất ra trên loại đất này, hơn nữa đất canh tác có tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Vì đóng vai trò quan trọng nên đất canh tác được quy định về tiêu chuẩn khá chặt chẽ đảm bảo cho các cây trồng có chu kỳ sản xuất trong khoảng một năm được sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy nhiên phải quy hoạch và sử dụng hợp lý kết hợp những biện pháp cải tạo bảo vệ thì đất canh tác mới phát huy được tiềm năng của mình, góp phần tạo ra lương thực thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Một đặc trưng cơ bản chỉ có đất mới có, nhờ nó mà đất mới tạo ra khối lượng nông sản phẩm rất lớn phục vụ nhu cầu con người đó là độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên khách quan, là đặc tính tự nhiên không thể tách rời về khái niệm đất. Đó là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. 1.1.2.2. Phân loại đất đai  Phân loại đất nông nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thơm 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Theo luật đất đai năm 2003, căn cứ vào mục đích sử dụng đất người ta chia đất nông nghiệp thành: + Đất trồng cây hàng năm( đất canh tác) là đất trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian một năm như các loại cây ngắn ngày. + Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất lớn hơn một năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm. + Đất nuôi trồng thủy sản + Đất lâm nghiệp là đất được dùng vào sản xuất lâm nghiệp.Bao gồm đất rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất có thể sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.  Phân loại đất canh tác - Dựa vào khả năng gieo trồng người ta phân đất canh tác thành: + Đất 1 vụ là đất mà trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu trong năm. + Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa – lúa, lúa – màu… + Đất 3 vụ là đất gieo trồng được 3 vụ trong năm với các công thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,… + Đất 4 vụ là loại đất có khả năng gieo trồng 4 vụ trong năm, loại đất này chủ yếu là đất chuyên màu + Đất trồng lúa: là ruộng trồng lúa từ 1 vụ trở lên với mục đích trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. + Đất trồng cây hàng năm khác: Bao gồm đất chủ yếu để trồng hoa màu, cây thuốc, hoa, đay, cói, dâu tằm… 1.1.3. Vai trò, đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp 1.1.3.1. Vai trò của đất đai trong nông nghiệp - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Đặc điểm đất đai ảnh SVTH: Nguyễn Thị Thơm 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mô, đặc điểm đất đai để bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. - Đất đai tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tư cách vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. 1.1.3.2. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm của con người. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên hay nói cách khác con người không thể tạo ra đất đai. Từ khi con người tiến hành khai phá để đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người thì ruộng đất đã là kết tinh lao động của con người và trở thành sản phẩm của lao động.Vì vậy trong quá trình sử dụng cần phải bảo vệ, cải tạo, sử dụng một cách hợp lý. - Số lượng có hạn nhưng khả năng tái tạo của đất đai không có giới hạn. Đất đai có vị trí có định và có hạn về số lượng, vì nó là lớp bề mặt của Trái Đất. Đất đai có giới hạn về mặt số lượng với mỗi cơ sở kinh doanh, mỗi địa phương, mỗi quốc gia và biểu hiện ở phạm vi ranh giới. Trong nông nghiệp, sự giới hạn đó còn thể hiện ở khả năng khai hoang, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên xét về mặt chất lượng, đất đai có sức sản xuất không bị giới hạn thông qua các quá trình sử dụng hợp lý, tăng cường vốn đầu tư, sức lao động, đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đem lại sản phẩm ngày càng nhiều. - Chất lượng không đồng nhất và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Chất lượng của đất đai phụ thuộc vào độ phì của đất. Độ phì của đất lại phụ thuộc vào nguồn gốc của đá mẹ và khả năng tái tạo đất đai của con người khi sử dụng. Những nhân tố trên không đồng nhất với nhau nếu xét trên toàn Trái Đất, trong mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi cơ sở kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Thơm 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Ngoài ra, sự biến động và sự khai thác của độ phì phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng. Vì vậy, sự biến đổi của chất lượng đất đai và khả năng khai thác chất lượng đất đai cũng tùy theo từng vùng. 1.1.4. Những nguyên tắc trong sử dụng đất nông nghiệp hiện nay 1.1.4.1. Bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương lương thực quốc gia Luật đất đai năm 2003 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa với vai trò an ninh lương thực quốc gia. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, Nhà nước nghiêm cấm việc mở rộng tuỳ tiện khu dân cư không theo quy hoạch và không cần thiết đối với nhu cầu của xã hội trong tình hình hiện nay. 1.1.4.2. Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững Sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt nghĩa là có thể chuyển đổi việc sử dụng đất vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng. Việc sử dụng đất linh hoạt cho phép nông dân có thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nông dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất linh hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và do đó tăng thu nhập của họ. Đất đai đối với mỗi quốc gia là có hạn, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất SVTH: Nguyễn Thị Thơm 9 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp nước, đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Cùng với đó, việc sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả có là mối quan tâm đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của nước ta. 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất 1.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất - Năng suất ruộng đất: Đây là chỉ tiêu biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản suất nông nghiệp. Nó được biểu hiện bằng tổng giá trị sản lượng hay tổng giá trị sản lượng hàng hoá tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác. N=  QiPi/ C Trong đó: N là năng suất đất đai Qi: Đơn giá mỗi sản phẩm Pi: Khối lượng từng loại sản phẩm C: Diện tích canh tác trong năm - Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). GO = QiPi Trong đó: Qi: Là khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm i - Chi phí trung gian (IC): Là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. IC=  Cj Trong đó: Cj: Là khoản chi phí thứ j trong năm sản xuất - Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra tăng thêm trong thời kỳ sản xuất đó. SVTH: Nguyễn Thị Thơm 10 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn Khóa luận tốt nghiệp VA=GO – IC - Tổng chi phí (TC): Bao gồm tất cả các chi phí mà chủ thể đầu tư trong quá trình sản xuất (gồm cả chi phí thuê mua và chi phí tự có) 1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất - Hệ số sử dụng đất HS SDRD = D d Trong đó: D: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm d: Tổng diện tích canh tác - Hiệu quả kinh tế tính trên một đơn vị chi phí trung gian + Giá trị sản xuất trên CPTG (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí vật chất và dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất + Giá trị gia tăng trên CPTG (VA/IC): Cho biết một đồng chi phí vật chất và dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. - Hiệu quả trên 1 đơn vị lao động + Giá trị sản xuất trên lao động (GO/LĐ) + Giá trị gia tăng trên lao động (VA/LĐ): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị ngày công lao động, biểu hiện một ngày một người lao động nhận được một khoản tiền công là bao nhiêu. - Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất và chi phí trung gian + Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng giá trị sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. + Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng đất canh tác. 1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất  Nhân tố tự nhiên Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất trong các nhân tố, bao gồm: Đất đai, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, môi trường sinh thái… SVTH: Nguyễn Thị Thơm 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan