Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiế...

Tài liệu đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực

.PDF
313
709
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI *********************** NGUYỄN THỊ THANH TRÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI *********************** NGUYỄN THỊ THANH TRÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục Mã số: 62. 14 .01. 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh PGS. TS Vũ Lệ Hoa HÀ NỘI - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Trà ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tôi thực hiện và hoàn thành luận án đúng thời hạn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục cùng các thầy, cô, anh, chị, em đồng nghiệp trong Bộ môn Lý luận dạy học và trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, nơi tôi công tác, đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc cũng như động viên tinh thần giúp tôi có động lực vượt qua khó khăn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Cám ơn các em sinh viên đã nhiệt tình tham gia và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh và PGS. TS Vũ Lệ Hoa, các cán bộ hướng dẫn khoa học, những người đã chỉ bảo, tư vấn, định hướng cho tôi về mặt học thuật, giúp tôi thể hiện ý tưởng nghiên cứu cũng như truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu này. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người thân trong gia đình và những người bạn đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Xin trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Trà iii MỤC LỤC Lời cam đoan.........................................................................................................................i Lời cám ơn........................................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................................... iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .............................................................................. vi Danh mục các bảng, biểu đồ và sơ đồ ............................................................................ vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU......................................................................................... 2 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................... 2 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................................ 3 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 3 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................ 3 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 4 8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ ...................................................................5 9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...............................................................5 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ......................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC....................................................................................................................... 7 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........................................................7 1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá KQHT ............................................................. 7 1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực ....................... 10 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI .........................................15 1.2.1 Kết quả học tập ........................................................................................... 15 1.2.2 Đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 16 1.2.3 Năng lực...................................................................................................... 18 1.2.4 Tiếp cận năng lực ....................................................................................... 22 1.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP .............................................................23 1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá KQHT ........................................... 23 1.3.2 Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập.......................................................... 24 1.3.3 Phương pháp, hình thức và công cụ kiểm tra - đánh giá KQHT................ 25 1.3.4 Triết lí về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 27 iv 1.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ............................................................................................29 1.4.1 Đặc trưng của môn GDH ở trường sư phạm .............................................. 29 1.4.2 Những năng lực cần hình thành và phát triển cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học......................................................................................... 31 1.4.3 Các thành tố của quá trình đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực................................................................................................................ 43 1.4.4 Những yêu cầu đối với việc thực hiện đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................ 53 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ....................................................................................................55 2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ...................55 2.1.1 Mục đích khảo sát....................................................................................... 55 2.1.2 Nội dung khảo sát ....................................................................................... 55 2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát........................................................................ 55 2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..............................................................................55 2.2.1 Thực trạng đánh giá KQHT của sinh viên ĐHSP ...................................... 56 2.2.2 Thực trạng nhận thức về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực............................................................................... 62 2.2.3 Thực trạng thực hiện đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực............................................................................... 67 2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng..................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................ 93 Chương 3: BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................................... 95 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................95 3.1.1 Định hướng đề xuất biện pháp ................................................................... 95 3.1.2 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp........................................................... 97 3.2 BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐHSP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ............................................................98 v 3.2.1 Nhóm biện pháp 1. Thiết lập các điều kiện chuẩn bị cho đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực ........................................................................ 98 3.2.2 Nhóm biện pháp 2. Xây dựng công cụ đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực ...................................................................................................108 3.2.3 Nhóm biện pháp 3. Thực hiện đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực ..........................................................................................................117 3.3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ XÂY DỰNG..........123 3.3.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm ......................................................... 123 3.3.2 Kết quả thực nghiệm................................................................................. 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................ 151 PHỤ LỤC ........................................................................................................1PL vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt DH ĐC ĐG ĐHSP GD GDH GV HTTC KQHT KN KX NL NLSP PP QTDH SP SV TN Viết đầy đủ Dạy học Đối chứng Đánh giá Đại học Sư phạm Giáo dục Giáo dục học Giảng viên Hình thức tổ chức Kết quả học tập Kĩ năng Kĩ xảo Năng lực Năng lực sư phạm Phương pháp Quá trình dạy học Sư phạm Sinh viên Thực nghiệm vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa ĐG kết quả về việc học, ĐG vì sự tiến bộ của người học và ĐG kết quả là hoạt động học tập ................................................................29 Bảng 1.2 Hình thức thể hiện của rubric phân tích...........................................48 Bảng 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của các loại rubric....................................49 Bảng 2.1 Nhận thức của giảng viên và sinh viên ĐHSP về tầm quan trọng của đánh giá KQHT trong quá trình dạy học ở đại học........................................56 Bảng 2.2 Nhận thức của giảng viên về mục đích đánh giá KQHT.................57 Bảng 2.3 Nhận thức của SV về mục đích đánh giá KQHT.............................58 Bảng 2.4 Nhận thức của giảng viên và sinh viên ĐHSP về mối quan hệ giữa đánh giá KQHT và quá trình dạy học .............................................................60 Bảng 2.5 Nhận thức của giảng viên và sinh viên ĐHSP về xu hướng đánh giá KQHT hiện nay. ..............................................................................................61 Bảng 2.6 Nhận thức của GV về khái niệm đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực ....................................................................................................................63 Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò đánh giá KQHT môn Giáo dục học trong việc phát triển các năng lực nghề của SV ...............................................................64 Bảng 2.8 Ý kiến của SV về tác dụng của đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực.....................................................................................................66 Bảng 2.9 Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá các năng lực nghề của sinh viên qua môn Giáo dục học.............................................................................68 Bảng 2.10 Ý kiến GV về những năng lực họ thường đánh giá ở sinh viên ....68 Bảng 2.11 Ý kiến GV về thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá ..................69 Bảng 2.12 Ý kiến SV về thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá...................70 Bảng 2.13 Ý kiến giảng viên về thực trạng thực hiện các PP, hình thức đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..................................................72 Bảng 2.14 Ý kiến sinh viên về thực trạng thực hiện các PP, hình thức đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực........................................................73 Bảng 2.15 Ý kiến của sinh viên về thực trạng chấm chữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của SV trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực...77 viii Bảng 2.16 Ý kiến của giảng viên về thực trạng chấm chữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của SV trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực...79 Bảng 2.17 Ý kiến giảng viên về sự cần thiết của một số yếu tố đối với đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..................................................86 Bảng 2.18 Ý kiến sinh viên về sự cần thiết của một số yếu tố đối với đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực........................................................87 Bảng 2.19 Những khó khăn của giảng viên trong quá trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực....................................................................89 Bảng 2.20 Những khó khăn của sinh viên trong quá trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực....................................................................91 Bảng 3.1 Bảng phân phối tần suất mức độ các NL của nhóm TN1 và ĐC1 trước TN... 127 Bảng 3.2 Bảng kiểm định t-test kết quả đo lường năng lực của SV .............128 nhóm TN1 và ĐC1 trước thực nghiệm lần 1.................................................128 Bảng 3.4 Bảng kiểm định t-test kết quả đo lường năng lực của SV nhóm TN1 và ĐC1 sau thực nghiệm lần 1............................................................................................ 131 Bảng 3.5 Bảng phân phối tần số điểm thi hết môn GDH của nhóm TN1 và ĐC1................................................................................................................133 Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất mức độ các NL của nhóm TN2 và ĐC2 trước TN ............................................................................................. 135 Bảng 3.7 Bảng phân phối tần suất mức độ các NL của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN..................................................................................................................135 Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số điểm thi hết môn GDH của nhóm TN2 và ĐC2137 Bảng 3.9 Tác dụng thực hiện các bài tập thực hành nhằm đánh giá năng lực .......140 Bảng 3.10 Lợi ích của việc công khai tiêu chí đánh giá trước khi sinh viên thực hiện bài tập ............................................................................................141 Bảng 3.11 Lợi ích của việc sử dụng rubric để đánh giá và phối hợp giữa đánh giá của giảng viên với đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của sinh viên.....142 Bảng 3.12 Tự đánh giá của sinh viên về các năng lực của bản thân.............143 Bảng 3.13 Các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi thực hiện đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực..................................................................144 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Biểu đồ điểm trung bình của GV và SV về mức độ thường xuyên thực hiện các mục tiêu đánh giá .......................................................................... 70 Biểu đồ 2.2 Các loại nhiệm vụ đánh giá mà GV thường giao cho SV thực hiện 72 Biểu đồ 2.3 Điểm trung bình ý kiến GV và SV về việc sử dụng công cụ chấm điểm của GV........................................................................................................ 75 Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các năng lực của sinh viên nhóm TN1 và ĐC1 .. 129 trước thực nghiệm.............................................................................................. 129 Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các năng lực của sinh viên nhóm TN1 và ĐC1 sau TN ...................................................................................................................... 131 Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình các năng lực của sinh viên nhóm TN2 và ĐC2 sau thực nghiệm ....................................................................................................... 136 Biểu đồ 3.4 Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực ................................................................. 139 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hệ thống NL dạy học cần hình thành cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học.....................................................................................41 Sơ đồ 1.2 Hệ thống NL giáo dục cần hình thành cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học.....................................................................................42 Sơ đồ 3.1 Quy trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực......101 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Để có thể hội nhập quốc tế trong thời đại nền kinh tế tri thức hiện nay, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đều được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cần có năng lực chuyên môn tốt, năng lực sáng tạo, năng lực làm chủ khoa học công nghệ, khả năng thích ứng với biến đổi của đời sống xã hội, xử lý tốt các tình huống nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này về nguồn nhân lực, giáo dục đại học thế giới đang chú trọng vào đổi mới phương thức đào tạo theo tiếp cận năng lực, nhằm hình thành và phát triển năng lực hành động cho người học, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển xã hội. 1.2 Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo là một trong những khâu trọng yếu, là bộ phận không thể tách rời của quá trình đào tạo. Đào tạo theo tiếp cận năng lực đặt ra vấn đề cũng cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận đó, bởi đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực chú trọng đánh giá năng lực của người học theo chuẩn đầu ra, đánh giá sự vận dụng tri thức của người học vào giải quyết các tình huống của cuộc sống nghề nghiệp, xem người học làm được gì, có năng lực gì chứ không phải chỉ đánh giá xem người học biết gì. 1.3 Giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng hiện nay đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo hướng chú trọng hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Ngành sư phạm trong các trường đại học có vai trò đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ môn khoa học khác nhau ở các trường phổ thông. Chất lượng của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng của hệ thống giáo dục và đào tạo. Do đó sinh viên sư phạm cần được hình thành các năng lực nghề cần thiết theo chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm để ra trường thực hành nghề tại các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những năng lực đó cần được hình thành trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá các môn học và thể hiện qua việc sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập, các bài kiểm tra được giao, nhất là trong học tập các môn nghiệp vụ của các trường sư phạm. 2 1.4 Giáo dục học là môn học quan trọng, thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp của các trường sư phạm. Môn học này trang bị cho sinh viên những lý luận cơ bản, hiện đại về giáo dục học, bước đầu hình thành cho họ những năng lực sư phạm cơ bản để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông. Tuy nhiên trong thực tế, việc đánh giá năng lực của sinh viên ở môn Giáo dục học còn ít được chú trọng. Cách đánh giá môn học này hiện nay chủ yếu vẫn mang tính truyền thống, chú trọng kiểm tra tri thức lý thuyết của sinh viên chứ ít chú ý đến yêu cầu sinh viên vận dụng tổng hợp những tri thức, kĩ năng vào giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc về nghề nghiệp. Nói cách khác việc đánh giá đó chưa thực sự gắn những điều được học với yêu cầu thực tiễn của nghề nghiệp đang chờ đợi họ nên chưa phản ánh đúng năng lực học tập và năng lực nghề nghiệp của sinh viên. Do đó mà chất lượng học tập môn Giáo dục học chưa cao. Khi ra trường sinh viên khó có thể đảm đương tốt công việc mà xã hội giao phó, do đó mà ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Để khắc phục những hạn chế của đánh giá truyền thống, việc thực hiện đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết giúp sinh viên có được năng lực nghề vững chắc trong tương lai. Tuy nhiên cho đến nay còn thiếu công trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về vấn đề này. Với những lí do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng đánh giá và chất lượng dạy học môn Giáo dục học nói riêng và chất lượng đào tạo ngành sư phạm trong các trường đại học nói chung. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực nhằm đánh giá được đầy đủ mức độ đạt được mục tiêu về năng lực cần hình thành cho sinh viên trong quá trình học tập môn Giáo dục học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của các trường đại học có đào tạo sư phạm nói chung. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm 3 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên các trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là một xu thế hiện nay đòi hỏi đánh giá được việc người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, qua đó phát triển các năng lực cần thiết. Tuy nhiên việc đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm hiện nay vẫn thiên về đánh giá tri thức lý thuyết, chưa thật chú trọng đến đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn học. Việc đánh giá các năng lực của sinh viên tuy có được thực hiện nhưng chưa toàn diện, đầy đủ, chưa chỉ rõ đánh giá năng lực cụ thể nào và mức độ năng lực cần đạt của sinh viên. Nếu đề xuất được các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên theo hướng phối hợp đa dạng các phương pháp đánh giá, tập trung vào sự vận dụng kiến thức, xây dựng và sử dụng hợp lý các công cụ đánh giá thì sẽ đánh giá được mức độ mà sinh viên đạt được các mục tiêu về năng lực, đồng thời giúp cho đánh giá tác động tích cực đến học tập môn Giáo dục học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực. 5.2 Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. 5.3 Đề xuất các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực. 5.4 Thực nghiệm biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đánh giá một số năng lực chung và năng lực dạy học, năng lực giáo dục của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học. - Khảo sát các sinh viên và giảng viên ở các trường Đại học Sư phạm và đại học có đào tạo sư phạm có tính đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội II, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Đại học Sư phạm Huế, Đại học Quy Nhơn, Đại học Cần Thơ. 4 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Phương pháp luận nghiên cứu đề tài 7.1.1 Phương pháp tiếp cận hoạt động Các năng lực nghề của sinh viên đại học sư phạm được thể hiện thông qua các hoạt động học tập và nghiệp vụ. Do đó, nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực nhằm đánh giá và phát triển các năng lực nghề cho sinh viên phải thông qua các hoạt động cụ thể. Nghĩa là đề tài đánh giá KQHT cũng như đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên trong quá trình cho họ thực hiện các nhiệm vụ, bài tập đánh giá cụ thể. 7.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quá trình đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực là một hệ thống gồm nhiều thành tố có quan hệ mật thiết với nhau như: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, phương pháp - hình thức đánh giá, giảng viên - sinh viên tham gia đánh giá và kết quả đánh giá. Các thành tố này không tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời quá trình đánh giá lại là một khâu của quá trình dạy học và có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực cần xác định các thành tố hệ thống, mối liên hệ giữa các thành tố, chức năng của các thành tố để đảm bảo nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT môn Giáo dục học. 7.1.3 Phương pháp tiếp cận thực tiễn Các năng lực nghề nghiệp cần hình thành và đánh giá của sinh viên đại học sư phạm phải gắn liền với các năng lực mà người giáo viên phổ thông thường thực hiện. Do đó đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực phải nhằm đánh giá và phát triển các năng lực của sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành sư phạm, góp phần đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, của nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp trong tương lai. 7.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực để làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: 5 + Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát thực trạng về đánh giá kết quả học tập và đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực với 2 mẫu phiếu dành cho giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học và sinh viên ĐHSP thuộc các khoa của các trường Đại học Sư phạm. + Phiếu hỏi còn được sử dụng để khảo sát ý kiến của sinh viên sau quá trình thực nghiệm. - Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát một số giờ dạy môn Giáo dục học của giảng viên và sinh viên để lấy thông tin phục vụ cho đánh giá thực trạng và bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm. - Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với giáo viên và sinh viên trong quá trình khảo sát thực trạng và sau khi tiến hành thực nghiệm để lấy thông tin bổ sung, làm rõ thêm vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm biện pháp đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực nhằm giúp đánh giá được các mục tiêu về năng lực của sinh viên. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia về lĩnh vực giáo dục học để xin ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện các biện pháp cũng như các công cụ đánh giá đã xây dựng. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các bài làm, giáo án mà sinh viên thực nghiệm đã thực hiện để phân tích, đánh giá về các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của họ. 7.2.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để phân tích và tổng hợp số liệu thu được thông qua khảo sát và thông qua thực nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để từ đó rút ra những kết luận phù hợp. 8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 8.1 Đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi cần có sự đổi mới về đánh giá KQHT một cách đồng bộ. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực yêu cầu phải đánh giá được các mục tiêu về năng lực mà người học đạt được trong học tập đồng thời đánh giá phải tác động tích cực trở lại hoạt động dạy học. 8.2 Đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực chú trọng đánh giá sự vận dụng các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của sinh viên để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn dạy học và giáo dục học sinh. Do vậy, thực hiện đánh giá theo cách tiếp cận này ở môn Giáo dục học sẽ giúp hình thành 6 và phát triển các năng lực cần thiết của người giáo viên tương lai theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm. 8.3 Đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực sẽ mang lại hiệu quả cao khi được thực hiện đồng bộ các biện pháp như xác định các mục tiêu năng lực và quy trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực; xây dựng cách thức kết hợp các kết quả đánh giá bộ phận môn Giáo dục học, xây dựng các công cụ đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực; sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực. 9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Tổng hợp, hệ thống hóa và phát triển lý luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. - Phân tích đánh giá thực trạng về đánh giá KQHT môn GDH của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. - Đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực, trong đó xây dựng hệ thống bài tập thực hành và các rubric đánh giá các năng lực chung và năng lực dạy học - giáo dục của sinh viên ĐHSP trong quá trình dạy học môn Giáo dục học. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Mở đầu Chương 1. Cơ sở lí luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực Chương 2. Thực trạng đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực. Chương 3. Biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực và thực nghiệm sư phạm Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá KQHT * Trên thế giới Đánh giá trong giáo dục có lịch sử ra đời từ lâu với đối tượng đánh giá hết sức đa dạng, trong đó các công trình nghiên cứu được tập trung nhiều nhất vào đánh giá KQHT của người học. Theo các chuyên gia UNICEF và World Bank, đánh giá KQHT có thể phân làm nhiều loại theo mức độ, trong đó mức độ thấp nhất là đánh giá ở lớp học và mức độ cao nhất là đánh giá ở cấp quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập các môn học cụ thể ở cấp độ lớp học rất phong phú, đa dạng với nhiều quan điểm và nhiều hướng, nhiều phương diện nghiên cứu khác nhau. Đánh giá KQHT được coi là một khâu quan trọng của dạy học, do đó các xu hướng dạy học khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến sự đánh giá đó. Trước những năm 1990 của thế kỉ trước, chương trình dạy học của hầu hết các nước trên thế giới đi theo hướng tiếp cận nội dung (content based approach). Đặc điểm cơ bản của dạy học định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ cho người học hệ thống tri thức khoa học về nhiều lĩnh vực khác nhau theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Cách tiếp cận này về dạy học dẫn đến xu hướng của kiểm tra đánh giá là đánh giá tri thức, chủ yếu kiểm tra khả năng ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học của người học. Ở Liên Xô (cũ) các công trình nghiên cứu đánh giá về lĩnh vực tri thức của học sinh xuất hiện từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XX. Nghiên cứu của N. P. Arkhalghelxki [26] về “Kiểm tra và đánh giá tri thức học sinh các trường tiểu học và trung học” năm 1938 đã đưa ra hệ thống phương pháp đánh giá tri thức của học sinh với những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề chất lượng đánh giá. Cũng năm 1938, X.V. Ivanov [26] trong “Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh” cũng đã đề cập đến các vấn đề về vị trí, tầm quan trọng của đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo; trong đó tác giả đưa ra những tiêu chuẩn chung của việc đánh giá tri thức. 8 Một số các nhà khoa học giáo dục khác lại đi sâu nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của việc kiểm tra đánh giá, chẳng hạn: các tác giả I.A. Papakhtrian, R. P.Krirosava [26] nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh như: nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục; nguyên tắc đảm bảo tính khách quan...; A. Iakolev – L.G [26] nghiên cứu về tính khách quan trong việc cho điểm của giáo viên. Gắn liền với việc đánh giá KQHT là sự kiểm tra vì nó là một trong những phương tiện quan trọng để đánh giá. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề kiểm tra, đặc biệt là về việc xây dựng và sử dụng trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá KQHT. Các công trình nghiên cứu có hệ thống về trắc nghiệm được phát triển rộng rãi vào những năm 60 của thế kỉ XX, sau khi Benjamin Bloom và các đồng nghiệp của mình đã đưa ra cách phân loại mục tiêu giáo dục một cách cụ thể với 3 lĩnh vực: nhận thức, tâm vận và tình cảm. Trong các lĩnh vực này thì lĩnh vực nhận thức được quan tâm hơn cả, và trắc nghiệm là một phương pháp phổ biến dùng để đo lường lĩnh vực này. Nghiên cứu về trắc nghiệm được nhiều người biết đến là các công trình của Q. Stodola và K. Stordahl [97]; của R. L. Ebel [78]; của B. L. Howard [82]; của L. L. Moris, C. Taylor, F. Gibbon [90]; của Philippet. C [59]. Các công trình này đi vào nghiên cứu các trắc nghiệm dùng trong lớp học và trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa, trong đó đề cập tới các loại câu hỏi trắc nghiệm, ưu điểm và hạn chế của chúng, đồng thời nghiên cứu những kĩ thuật cơ bản về đo lường kết quả học tập bằng trắc nghiệm. Một số công trình nghiên cứu về đo lường và đánh giá KQHT như công trình của T. D. Erwin [79], của K. D. Hopkins và J. C. Stanley [81], của W. A. Mehrens và I. J. Lehmann [88] lại đi sâu vào sử dụng trắc nghiệm để đo lường các lĩnh vực của mục tiêu giáo dục với những nguyên tắc, kĩ thuật xác định và sử dụng toán thống kê để phân tích giá trị các điểm số thu được nhằm giúp cho đánh giá được chính xác. Ngoài ra, có tác giả lại chuyên sâu về vấn đề xây dựng câu trắc nghiệm như công trình của S. J. Osterlind [92] Trên cơ sở những kết quả của những nghiên cứu trên, các nhà phương pháp giảng dạy bộ môn đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề đánh giá kết quả dạy học của bộ môn mình. Mặc dù các công trình về đánh giá KQHT trước những năm 1990 rất phong phú nhưng chỉ tập trung đánh giá khả năng ghi nhớ tri thức của người học mà ít quan tâm đến người học vận dụng tri thức đó như thế nào trong thực tiễn hoạt 9 động nghề nghiệp của mình. Đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của dạy học theo tiếp cận nội dung, thường mang tính “hàn lâm”, nặng về lí thuyết. * Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vào những năm 60 của thế kỉ trước, được tiếp thu nền khoa học giáo dục XHCN tiến bộ lúc bấy giờ, các nhà giáo dục học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của giáo dục học dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ ba, trong đó có vấn đề về lý luận của kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Sau này có nhiều tác giả đã tiếp thu và đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và những vấn đề lý luận cụ thể liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập như Hà Thị Đức [17]; Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc [49]; Trần Bá Hoành [24]; Đặng Bá Lãm [36]; Lâm Quang Thiệp [65]; Trần Thị Tuyết Oanh [53]; Trần Thị Bích Liễu [40]; Nguyễn Thị Lan Phương [61]. Có những tác giả lại đi vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể của đánh giá như vấn đề xây dựng và sử dụng câu hỏi kiểm tra để đánh giá KQHT của Nguyễn Đình Chỉnh [11]; nghiên cứu quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh phổ thông của Lê Thị Mỹ Hà [21]; hay các công trình nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan của Dương Thiệu Tống [68]; Nguyễn Phụng Hoàng [25]; Lưu Xuân Mới [43]; Nghiêm Xuân Nùng [50]; Lâm Quang Thiệp [66]; Nguyễn Hoàng Bảo Thanh [63]; Phạm Minh Hùng [28]; Ngô Công Hoàn [23], Nguyễn Văn Thàng [64]; Phan Trọng Ngọ [45]; Nguyễn Công Khanh [32]; Đỗ Thị Châu [8]... Các công trình của các tác giả nêu trên nghiên cứu về đánh giá KQHT ở nhiều môn học khác nhau trong đó có Giáo dục học. Tuy nhiên những công trình này phần lớn đều thiên về quan điểm đánh giá theo tiếp cận nội dung, tập trung chủ yếu vào đánh giá tri thức của người học là chính. Như vậy, có thể thấy trước những năm 1990 của thế kỷ 20, đánh giá truyền thống giữ vai trò chủ yếu với các hình thức kiểm tra trên giấy bằng bài thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan, chú trọng nhiều vào đánh giá tri thức sách vở, khả năng tái hiện kiến thức. Cách đánh giá đó tuy giúp người học lĩnh hội được nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự liên hệ với cuộc sống thực, khi ra trường khó đáp ứng được những yêu cầu của công việc và cuộc sống đặt ra. Nhưng trong xã hội hiện đại, người học phải đối mặt với nhiều thách thức của đời sống xã hội, vì thế việc thay thế đánh giá truyền thống bằng những quan điểm đánh giá mới, trong đó có đánh giá theo tiếp cận năng lực là tất yếu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan