Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông...

Tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) ở chi lăng – lạng sơn làm cơ sở chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài.

.PDF
113
135
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ XUÂN VIÊN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA NĂM LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƢỚI TÁN RỪNG THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASSONIANA LAMB) Ở CHI LĂNG – LẠNG SƠN LÀM CƠ SỞ CHUYỂN HÓA RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ XUÂN VIÊN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA NĂM LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƢỚI TÁN RỪNG THÔNG MÃ VĨ (PINUS MASSONIANA LAMB) Ở CHI LĂNG – LẠNG SƠN LÀM CƠ SỞ CHUYỂN HÓA RỪNG THÔNG THUẦN LOÀI THÀNH RỪNG HỖN LOÀI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN HUY SƠN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Xuân Viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khóa 15 trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên. Để hoàn thành luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, các cơ quan đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả. Đặc biệt, là TS. Nguyễn Huy Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Huy Sơn đã giúp đỡ tận tình cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Lâm Đặc Sản, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương, Hạt kiểm lâm huyện Chi Lăng, UBND xã Mai Sao, xã Khuôn Khoan huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu thập số liệu, thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Xuân Viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 4 1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................. 4 1.1.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa ........................... 4 1.1.2. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây lá kim với cây bản địa lá rộng ..................................................................... 9 1.2. Ở trong nước ............................................................................................. 10 1.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng hỗn giao ........................................................ 10 1.2.2. Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng trồng ....................... 14 1.2.3. Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) .................................................. 16 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 20 2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 20 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 20 2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................... 20 2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 20 2.3. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 20 2.3.1. Giới hạn về địa điểm .............................................................................. 20 2.3.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu ............................................................ 20 2.3.3. Giới hạn đối tượng nghiên cứu ............................................................... 21 2.3.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu................................................................. 21 2.4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 21 2.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 21 2.5.1. Đặc điểm rừng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu. ............................. 22 2.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che tới khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ....................................................... 22 2.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc đến khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ....................................................... 22 2.5.4. Ảnh hưởng tổng hợp của một số nhân tố tới khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ............................................... 22 2.5.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng Thông mã vĩ thành rừng hỗn loài với cây lá rộng bản địa ....................... 22 2.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 23 2.6.1. Phương pháp luận tổng quát ................................................................... 23 2.6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 25 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................ 29 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ..................................................... 29 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29 3.1.2. Địa hình, đất đai ..................................................................................... 29 3.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 30 3.1.4. Thuỷ văn ................................................................................................ 30 3.1.5. Tài nguyên rừng ..................................................................................... 31 3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ............................................................................ 31 3.3. Lịch sử rừng trồng Thông mã vĩ ................................................................ 34 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 36 4.1. Đặc điểm rừng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu ................................. 36 4.1.1. Đặc điểm tầng cây cao (Thông mã vĩ) .................................................... 36 4.1.2. Đặc điểm lớp cây tái sinh, cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Thông mã vĩ .................................................................................. 41 4.1.3. Đặc điểm đất dưới tán rừng Thông mã vĩ ............................................... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tới khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ............................................................................... 45 4.2.1. Sinh trưởng của cây Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau .................. 45 4.2.2. Sinh trưởng của cây Trám trắng dưới các độ tàn che khác nhau ............. 47 4.2.3. Sinh trưởng của cây Giổi xanh dưới các độ tàn che khác nhau ............... 50 4.2.4. Sinh trưởng của cây Lát hoa dưới hai độ tàn che khác nhau..................... 53 4.2.5. Sinh trưởng của cây Lim xanh ở hai độ tàn che khác nhau ...................... 55 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc đến khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ........................................................ 58 4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Re gừng ............. 58 4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Trám trắng ......... 59 4.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Giổi xanh ........... 61 4.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Lát hoa ............... 63 4.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố độ dốc tới sinh trưởng của cây Lim xanh ........... 65 4.4. Ảnh hưởng tổng hợp của một số nhân tố tới khả năng sinh trưởng của các loài cây bản địa ........................................................ 66 4.5. Đề xuất các biệp pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng Thông mã vĩ thành rừng hỗn loài ở Chi Lăng – Lạng Sơn ............................................... 68 4.5.1. Chọn đối tượng và lập địa gây trồng ........................................................ 68 4.5.2. Chọn loài cây trồng .................................................................................. 69 4.5.3. Biện pháp kỹ thuật chuyển hóa ................................................................ 69 Chƣơng 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 73 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 73 5.2. Tồn tại ........................................................................................................ 75 5.3. Kiến nghị .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN a: Tuổi của lâm phần D00: Đường kính gốc (cm) D1.3: Đường kính tại vị trí 1,3m (cm) Hvn: Chiều cao vút ngọn (m) Hdc: Chiều cao dưới cành DT: Đường kính tán (m) D1.3: Đường kính trung bình tại vị trí 1,3m (cm) D00: Đường kính gốc trung bình (cm) Hvn: Chiều cao vút ngọn trung bình (m) ∆D00: Tăng trưởng đường kính gốc bình quân năm (cm/năm) ∆Hvn: Tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân năm (m/năm) OTC: Ô tiêu chuẩn T: Cây có chất lượng sinh trưởng tốt TB: Cây có chất lượng sinh trưởng trung bình X: Cây có chất lượng sinh trưởng xấu S: Sai tiêu chuẩn S%: Hệ số biến động CL: Chi Lăng CVL: Cát vật lý SVL: Sét vật lý ĐTC: Độ tàn che ĐD: Độ dốc TLS: Tỷ lệ sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu thống kê của rừng Thông mã vĩ ở giai đoạn 13 tuổi ...................................................... 38 Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu của cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi ................................................................................. 42 Bảng 4.3: Kết quả phân tích lý, hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu ...................................................................... 44 Bảng 4.4: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Re gừng dưới các độ tàn che khác nhau ........................................................... 45 Bảng 4.5: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Trám trắng dưới các độ tàn che khác nhau ............................................................... 48 Bảng 4.6: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Giổi xanh dưới các độ tàn che khác nhau ........................................................... 51 Bảng 4.7: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lát hoa dưới các độ tàn che khác nhau .......................................................... 53 Bảng 4.8: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lim xanh dưới các độ tàn che khác nhau .......................................................... 56 Bảng 4.9: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Re gừng dưới các độ dốc khác nhau ................................................................ 58 Bảng 4.10: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Trám trắng dưới các độ dốc khác nhau .................................................................... 60 Bảng 4.11: Sinh trưởng và chất lượng thân cây loài cây Giổi xanh dưới các độ dốc khác nhau .................................................................... 61 Bảng 4.12: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lát hoa dưới các độ dốc khác nhau .............................................................. 63 Bảng 4.13: Sinh trưởng và chất lượng thân cây của loài Lim xanh dưới các độ dốc khác nhau ............................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu................................................. 24 Hình 4.1: Trắc đồ ngang rừng Thông mã vĩ có độ tàn che 0,46 (otc 11) ............ 39 Hình 4.2: Trắc đồ ngang rừng Thông mã vĩ có độ tàn che 0,54 (otc 14) ............ 40 Hình 4.3: Trắc đồ ngang rừng Thông mã vĩ có độ tàn che 0,6 (otc 15) .............. 40 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Sinh trưởng đường kính gốc trung bình của 5 loài cây bản địa .......................................................................... 67 Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng chiều cao trung bình của 5 loài cây bản địa ........................................................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 DANH MỤC ẢNH Trang Ảnh 4.1: Rừng thông mã vĩ 13 tuổi .......................................................................... 39 Ảnh 4.2: Ảnh cây Re gừng 2 tuổi ........................................................................... 47 Ảnh 4.3: Ảnh cây Trám trắng 2 tuổi ......................................................................... 50 Ảnh 4.4: Ảnh cây Giổi xanh 2 tuổi ................................................................................. 53 Ảnh 4.5: Ảnh cây Lát hoa 2 tuổi ....................................................................... 55 Ảnh 4.6: Ảnh cây Lim xanh 2 tuổi ................................................................... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia đất hẹp người đông, hiện nay diện tích rừng bình quân trên đầu người vào loại thấp nhất thế giới, chỉ đạt khoảng 0,14ha rừng/người, nằm trong danh sách những nước nghèo về tài nguyên rừng, theo thống kê của FAO diện tích rừng bình quân đầu người toàn thế giới năm 2001 là 0,6 ha [30]. Không những vậy, Việt Nam còn là một trong những nước có tốc độ mất rừng khá nhanh, tỷ lệ che phủ của rừng giảm từ 40,7% (13,5 triệu ha rừng) vào năm 1943 xuống còn 26,2% vào năm 1985 (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997). Trong những năm gần đây, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều nỗ lực để từng bước phục hồi lại độ che phủ của rừng, nên đến năm 2009 độ che phủ của rừng ở nước ta xấp xỉ 39,1%, với tổng diện tích có rừng hiện có 13.258.843 triệu ha, trong đó diện tích rừng trồng của cả nước đã đạt hơn 2.919.538 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng trồng thuần loài [1]. Tuy diện tích rừng tăng nhưng trữ lượng và chất lượng chưa được cải thiện, phần lớn rừng tự nhiên hiện nay là rừng nghèo kiệt, giá trị kinh tế không cao. Trong số diện tích rừng tự nhiên hiện chỉ có 0,57 triệu ha rừng giầu phân bố rải rác ở những nơi xa, với trữ lượng trung bình trên 150 m3/ha, rừng nghèo với trữ lượng dưới 80 m3/ha chiếm đa số [30]. Trong thời gian qua rừng trồng thuần loài ở Việt Nam bao gồm cả trường hợp rừng trồng các loài cây lá rộng và cây lá kim được đánh giá là những hệ sinh thái kém bền vững: Gần đây đã xuất hiện sâu, bệnh hại hàng loạt như bệnh đốm và cháy lá ở Bạch đàn, bệnh phấn hồng ở Keo... đã phát dịch ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái trong khu vực, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Với sự suy thoái rừng tự nhiên, khả năng phòng hộ và giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của rừng cũng bị suy giảm, nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, năng suất và chất lượng các sản phẩm từ rừng chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường và chưa khai thác hết tiềm năng trong sản xuất lâm nghiệp, tác động đến công việc xoá đói giảm nghèo còn hạn chế. Ngành lâm nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức như: Nguy cơ mất rừng do sức ép dân số tăng, nhu cầu lâm sản ngày càng cao ... Do vậy, việc trồng rừng và kinh doanh rừng bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới điển hình nên cần phải xây dựng rừng nhiều tầng và đa dạng về loài cây để kết hợp kinh tế với bảo vệ đất và môi trường sinh thái được tốt hơn. Vì vậy, công tác trồng rừng được xúc tiến mạnh mẽ trên cơ sở những tiến bộ kỹ thuật đã có để rừng phát huy được tiềm năng vốn có của nó [24], theo nhiều nhà khoa học thì ngày nay xu thế phát triển rừng trồng hỗn loài là cần thiết. Nhận thức rõ vai trò của rừng hỗn loài, những năm gần đây ngành lâm nghiệp đã có chủ trương xây dựng, phát triển rừng hỗn loài trên quy mô lớn ở nhiều địa phương và rất chú trọng sử dụng cây bản địa để trồng rừng. Tuy vậy, việc trồng rừng cây bản địa, chọn lựa cơ cấu loài cây trồng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng nơi và mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững là rất cần thiết. Đặc biệt, với diện tích trồng các loài Thông thuần loài ở nước ta hiện nay khá lớn, tình trạng sâu bệnh hại thường xuyên phát dịch, nên việc nghiên cứu chuyển hóa rừng Thông thuần loài thành rừng hỗn loài với các loài cây bản địa là hết sức quan trọng. Đề tài này được thực hiện trên cơ sở kế thừa mô hình của Dự án trồng rừng Việt - Đức, mà Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản là đơn vị phối hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 thực hiện. Tác giả của luận văn rất may mắn là cộng tác viên tham gia điều tra đánh giá mô hình trong những năm vừa qua. Với mục đích góp phần tìm ra cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng hỗn loài, nên việc thực hiện đề tài "Đánh giá khả năng sinh trưởng của năm loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ( Pinus massoniana Lamb) ở Chi Lăng – Lạng Sơn làm cơ sở để chuyển hóa rừng thông thuần loài thành rừng hỗn loài” là cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ở nƣớc ngoài Do trồng rừng thuần loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm nên nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu nhằm tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài bằng nhiều loài cây khác nhau trong đó đa số là sử dụng cây bản địa. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm và trồng rừng hỗn loài thành công bằng loài cây này. Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình: 1.1.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa Tại Malaysia, năm 1999 trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự nhiên, rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 – 15 tuổi và 2 – 3 tuổi. Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m trong rừng tự nhiên, trên mỗi băng người ta có thể trồng 6 hàng cây bản địa và trồng 14 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng. Thí nghiệm đối với rừng Keo tai tượng dự án chia thành 2 khu: Khu chặt theo băng: Mở băng 10m trồng 3 hàng cây bản địa; Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa; Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa; Khu chặt theo hàng: Chặt 1 hàng Keo trồng 1 hàng cây bản địa; Chặt 2 hàng Keo trồng 2 hàng cây bản địa; Chặt 4 hàng Keo trồng 4 hàng cây bản địa;… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Kết quả cho thấy, trong các loài cây bản địa được trồng trong các băng có 3 loài cây gồm: Shorea roxburrghii; S.ovalis; S.leprosula có khả năng sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống giữa các công thức không khác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng trong băng 10m và băng 40m tốt hơn băng 20m. Kết quả thí nghiệm trồng theo hàng đã chỉ ra rằng trồng 1 hàng cho tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng chiều cao cao hơn nơi trồng từ 2 – 4 hàng. Về khả năng sinh trưởng đường kính lại tốt ở công thức trồng 6 hàng và 16 hàng. Dự án còn vạch ra kế hoạch điều chỉnh các công thức trồng tại những thời điểm 2, 8, 12, 18, 28, 34, 41, 47 năm sau khi trồng (dẫn theo Lê Minh Cường, 2007). Tại Bayern - Đức, Vân sam (Abies) trồng hỗn loài với Sồi (Terminalia Catappa) có sản lượng cao hơn trồng thuần loài, nhưng ngược lại Sồi lại mọc tốt hơn trong các quần thụ thuần loài. Hỗn giao của loài Bạch dương (Bulô) với Vân sam đã nâng cao sản lượng lên từ 135-160% (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007). Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii) trong quần thụ hỗn giao với Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) cũng đạt tới 217 m3/ha, so với các quần thụ thuần loài Linh sam Douglas chỉ đạt 203m3/ha và Tuyết tùng đỏ cũng chỉ đạt 175m3/ha. Điều này chứng tỏ trồng hỗn loài có năng suất cao hơn trồng thuần loài. Tại Đan Mạch, thông qua nghiên cứu sinh trưởng của Jensen (1983) cho thấy rằng Vân sam (Abies) trồng hỗn giao với Linh sam bạc (Abies alba) có sản lượng cao hơn chính nó trồng thuần loài. Tương tự, Bulô hỗn giao với Thông tốt hơn Bulô thuần loài. Hỗn giao giữa Betula pendula với Abies theo tỷ lệ 25-50% đã làm tăng sản lượng của Abies ở tất cả các tuổi (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007). Tại Costa Rica, ba kiểu rừng trồng, mỗi kiểu rừng trồng là hỗn giao của 4 loài cây bản địa chịu bóng khác nhau trong vùng đất thấp ẩm ướt cho thấy từ 2 - 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 năm tuổi, đường kính ngang ngực trong các quần thụ hỗn giao lớn hơn trong các quần thụ thuần loài của những loài mọc nhanh (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007). Một nghiên cứu khác tại Costa Rica, Haggar.J và J.Ewel (1995) đã trồng hai loài cây Hyeronima alchorneoides và Cordia alliodora ở vùng đất thấp theo hai phương thức khác nhau là thuần loài và hỗn loài. Các tác giả đã nhận định rằng cả hai loài trồng hỗn giao với nhau đều sinh trưởng tốt hơn trồng thuần loài. Hơn nữa, hai loài cây này trồng phối hợp với nhau khá thích hợp. Bởi vì, sự phân bố của hệ thống rễ cũng như tán lá ở các vị trí khác nhau trong không gian tạo nên sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn là cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Cũng hai tác giả này, khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của loài Cordia alliodora trong rừng hỗn loài ở Costa Rica thì thấy loài này sinh trưởng nhanh hơn so với các quần thụ thuần loài (7,9m trong hỗn giao và 4,9m trong thuần loài ở giai đoạn 2 năm tuổi) (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007). Tại Nga, G.S. A.A. Montanoop đã nghiên cứu sinh trưởng của loài Dẻ với một số loài khác theo các băng có chiều rộng khác nhau 20m, 50m, 100m, 200m. Kết quả cho thấy Dẻ sinh trưởng ở băng 50m là tốt nhất [14]. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác về trồng rừng dưới tán, trồng theo băng, rạch với độ tàn che nhẹ và có sử dụng cây bản địa. Điển hình ở các nước Nigieria, Congo, Camorun… đây là những công trình đã đạt được nhiều thành công do lợi dụng được thảm che tự nhiên, chúng đã hỗ trợ tốt cho cây bản địa trong giai đoạn đầu. Nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình là Mathew (1995), ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính. Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 điều chỉnh lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng cũng rất quan trọng. Các tác giả Ball, Wormald và Russo (1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn loài thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây. Kết quả cho thấy, sau khi được tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa thì các loài cây mục đích đã được tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn [28]. Không chỉ có vậy, khi nghiên cứu trồng rừng hỗn loài cũng cần lưu ý đến cấu trúc tầng thứ. Vì thế, nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong lĩnh vực này điển hình là tác giả Bennar Dupuy (1995), tác giả cho thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh học và tính hợp quần của các loài cây trong trong lâm phần (dẫn theo Hoàng Văn Thắng, 2007). Điều này cho thấy, để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào khả năng sinh trưởng cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng hỗn loài. Kolexnitsenko (1997) khi nghiên cứu về sự phối hợp giữa các loài cây gỗ trong trồng rừng hỗn loài đã đúc kết được 5 nguyên tắc lựa chọn loài cây trồng, đó là:  Nguyên tắc kinh nghiệm.  Nguyên tắc kiểu lâm hình học.  Nguyên tắc lý sinh.  Nguyên tắc sinh vật dinh dưỡng.  Nguyên tắc cảm nhiễm tương hỗ. Có thể nói đây là những nguyên tắc rất cơ bản và tương đối toàn diện về các lĩnh vực của rừng trồng hỗn loài. Để xây dựng thành công các mô hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 rừng trồng hỗn loài cần phải dựa vào 5 nguyên tắc trên. Trong đó, nguyên tắc cảm nhiễm tương hỗ là rất quan trọng và cần phải có thời gian dài nghiên cứu. Nhìn chung, các nguyên tắc này phản ánh được mối quan hệ bên trong và có tính chi phối tới sự tồn tại và sinh trưởng của các loài. Sự phân loại theo đặc điểm hoạt hóa của chúng như kích thích, ức chế hoặc kìm hãm quá trình sống thông qua ảnh hưởng của phitonxits là căn cứ để quyết định tỷ lệ tổ thành các loài cây trong lâm phần hỗn loài. Nghiên cứu về vấn đề này tác giả đã đề nghị mật độ loài cây trồng chính trong mô hình trồng rừng hỗn loài không nên ít hơn 50%, loài cây hoạt hóa không nên quá 30 – 40%, loài cây ức chế không quá 10 – 20% trong tổng số các loài cây được lựa chọn để trồng [37]. Với đặc thù riêng của rừng nhiệt đới người ta thường tác động theo các hướng sau (dẫn theo Hoàng Đức Doanh, 2007): a. Hướng thứ nhất: Từ những lâm phần rừng tự nhiên hỗn giao lá rộng, thông qua sự tác động của những biện pháp kỹ thuật lâm sinh trở thành những lâm phần có cấu trúc ít phức tạp. Ưu thế thuộc về một số loài cây có giá trị kinh tế, tuổi ít chênh lệch nhau. Tại một số nước Châu Phi thuộc khu vực nói tiếng Pháp, người ta sử dụng phương thức trồng dặm dưới tán theo kiểu quảng canh. Fomy (1956) đã tóm tắt kinh nghiệm thu được về kiểu rừng trồng dặm và nêu ra một số điểm cần thiết về kỹ thuật để đi đến thành công như sau: 1. Đặt cây theo khoảng cách hẹp, dọc trên rạch trồng để có được sự lựa chọn về số cây cần giữ lại và hạ được chi phí về nhân công chăm sóc. 2. Chỉ dùng những loài cây ưa sáng. 3. Thiết kế rạch trồng theo hướng Đông - Tây để tận dụng được tối đa ánh sáng. 4. Phương pháp không đem lại hiệu quả gì nếu có thú lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 5. Không bao giờ đánh giá thấp sự cạnh tranh của rễ cây và bóng rợp ở trên đầu và bên sườn. b. Hướng thứ hai. Thay thế hoàn toàn lâm phần cũ bằng lâm phần mới (phương pháp cải tạo triệt để) đã được nhiều quốc gia áp dụng nhằm tạo diện tích rừng đều tuổi thuần loài có giá trị kinh tế cao. Theo tài liệu của Baur và Catino đã giới thiệu và đánh giá các phương thức tái sinh rừng tự nhiên và nhân tạo ở Châu Phi, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á đều đi đến kết luận rằng việc đưa cây rừng vào các thảm rừng tự nhiên nhằm bổ xung tổ thành, nâng cao chất lượng rừng tùy thuộc vào cách xử lý, điều kiện ánh sáng, xử lý các thảm rừng cũ một cách thích hợp đối với đặc tính sinh thái của từng loài ở từng giai đoạn tuổi khác nhau mới có thể đem lại hiệu quả (dẫn theo Hoàng Đức Doanh, 2007). 1.1.2. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây lá kim với cây bản địa lá rộng Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây lá kim phục vụ cho công tác trồng rừng như ở Anh, Pháp, Úc, Canada, Đan Mạch…. Đa số các công trình tập trung chủ yếu là nghiên cứu các quy luật phân bố, quy lụât tăng trưởng, cấu trúc, đặc tính cơ lý gỗ, một số tính chất lý hoá học đất, tính chất hoá học của nhựa…Về trồng rừng hỗn loài giữa cây lá kim và cây lá rộng bản địa đã có một số nước nghiên cứu về vấn đề này song chưa nhiều. Nghiên cứu trồng cây lá kim hỗn giao với cây bản địa điển hình là ở Đài Loan và một số nước Châu Á. Sau khi trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán. Kết quả cho thấy đã tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mòn đất [10]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan