Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia việt ...

Tài liệu đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia việt nam của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành an toàn phòng cháy trường đại học phòng cháy chữa cháy​

.PDF
136
94
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------    ------------ TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TIẾP CẬN KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA KỸ SƢ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN PHÒNG CHÁY TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------    ------------ TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TIẾP CẬN KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA KỸ SƢ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN PHÒNG CHÁY TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 8140115 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đức Ngọc HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Thị Lan Phương là học viên cao học chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, khóa 2017-2019 của trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Học viên Trần Thị Lan Phƣơng i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT stt Chữ viết tắt Nội dung 1 CNCH Cứu nạn, cứu hộ 2 CTĐT Chương trình đào tạo 3 CAND Công an nhân dân 4 PCCC Phòng cháy chữa cháy 5 KTĐQG Khung trình độ quốc gia 6 KTĐQGVN Khung trình độ quốc gia Việt Nam ii LỜI CẢM ƠN Học viên xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với PGS. TS Lê Đức Ngọc người đã định hướng và tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn. Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy, cô trong Ban giám hiệu trường Đại học Phòng cháy chữa cháy; quý thầy, cô các phòng ban khoa, tổ trực thuộc nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành luận văn. Thông qua luận văn này, học viên xin gửi lời cảm ơn đến qúy thầy, cô tham gia giảng dạy khóa học Đo lường và Đánh giá trong giáo dục khóa học 2017 - 2019 đã cung cấp những kiến thức vô cùng quý báu về lĩnh vực đo lường và đánh giá. Cảm ơn các bạn học viên cùng khóa cũng như các anh, chị khóa trên đã động viên, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè đã thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Vì luận văn được hoàn thành trong thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong qúy thầy, cô các nhà khoa học, các bạn học viên và những người quan tâm đóng góp ý kiến để tác giả có thể làm tốt hơn những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời gian sắp tới. Trân trọng! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học Viên Trần Thị Lan Phƣơng iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Phụ lục ........................................................................................................................4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TIẾP CẬN KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA KỸ SƢ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN PHÒNG CHÁY TRƢỜNG ĐẠI HỌC PCCC ..5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................. 5 1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài .......................................... 5 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................... 6 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................. 9 1.2.1. Chuẩn đầu ra .................................................................................. 9 1.2.2 .Đánh giá trong giáo dục ............................................................... 12 1.2.3. Đánh giá chuẩn đầu ra/kết quả học tập mong đợi ....................... 14 1.2.4. Mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ...................................................... 15 1.2.5. Khung trình độ quốc gia của các nước trên thế giới và Việt Nam ................................................................................................................. 15 1.3. Khung lý thuyết của nghiên cứu ....................................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................25 CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 26 2.1. Một số nét về trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy ................... 26 2.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 28 2.4. Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 28 2.5. Các phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................... 30 2.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................. 30 2.5.2 Phương pháp chuyên gia .............................................................. 30 2.5.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát ................................... 31 2.5.4 Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn bán cấu trúc .................... 32 2.5.5 Công cụ thu thập thông tin............................................................. 32 2.5.6 Phương pháp thống kê .................................................................. 33 iv 2.5.7 Đánh giá tính khả thi và cần thiết của bộ công cụ về chuẩn đầu ra ................................................................................................................. 34 2.5.8 Thang đo và đánh giá độ tin cậy của phiếu khảo sát ................... 43 2.6. Khảo sát mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam đề xuất .................................................................. 49 2.6.1. Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thuộc chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam đề xuất....................................... 50 2.6.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................. 53 Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................................58 CHƢƠNG 3 MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TIẾP CẬN KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA KỸ SƢ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN PHÒNG CHÁY TRƢỜNG ĐẠI HỌC PCCC 59 3.1. Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam của kỹ sƣ tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy của trƣờng Đại học PCCC. .................................................. 59 3.1.1.Đánh giá mức độ đạt được về mặt kiến thức của chuẩn đầu ra đề xuất. ......................................................................................................... 59 3.1.2. Đánh giá mức độ đạt được về mặt kỹ năng của chuẩn đầu ra đề xuất. ......................................................................................................... 63 3.1.3.Đánh giá mức độ đạt được về mặt tự chủ và trách nhiệm của chuẩn đầu ra đề xuất.......................................................................................... 67 3.2. Thảo luận về kết quả đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam của sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành An toàn phòng cháy của Đại học PCCC. ...................... 74 3.2.1. Thảo luận kết quả đánh giá bằng phiếu khảo sát đối với sinh viên vừa tốt nghiệp và đơn vị sử dụng lao động ............................................. 74 3.2.2. Thảo luận với giảng viên về mức độ đạt được chuẩn đầu ra ....... 75 3.3. Một số biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng của một số chỉ báo đạt mức đánh đánh giá thấp. .......................................................................... 77 3.4. Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo: .................. 78 Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................................80 v KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 PHỤ LỤC .................................................................................................................89 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Đối chiếu NQF với AQRF .......................................................................19 Bảng 1.2 Khung tham chiếu trình độ ASEAN và Khung TĐQG của một số nước thành viên ..................................................................................................................20 Bảng1.3 Mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam bậc Đại học ..............................22 Bảng 2.1 : Quy mô và mẫu chọn khảo sát ...............................................................29 Bảng 2.2: Số phiếu phát ra và thu về qua đợt khảo sát .............................................29 Bảng 2.3: Mức điểm quy đổi tính cần thiết và tính khả thi ......................................38 Bảng 2.4: Thống kê số lượng chỉ báo trong phiếu khảo sát......................................43 Bảng 2.5: Mô tả các thang đo sử dụng trong phiếu khảo sát ....................................44 Bảng 2.4: Thống kê hệ số Cronbach's Alpha của các chỉ báo thuộc tiêu chuẩn kiến thức ............................................................................................................................46 Bảng 2.5: Thống kê hệ số Cronbach's Alpha các nhóm tiêu chí thuộc....................47 Bảng 2.6: Thống kê những biến quan sát của các nhóm tiêu chí thuộc tiêu chuẩn kỹ năng có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 ..........................................................48 Bảng 2.8: Thống kê hệ số Cronbach's Alpha các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn mức độ tự chủ và trách nhiệm ....................................................................................................49 Bảng 3.1. Kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha của các tiêu chí thuộc chuẩn kiến thức ....................................................................................................................51 Bảng 3.2: Thống kê hệ số Cronbach's Alpha các tiêu chí thuộc ..............................51 Bảng 3.3: Thống kê hệ số Cronbach's Alpha các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn mức độ tự chủ và trách nhiệm ................................................................................................53 Bảng 3.5: Kiểm định KMO .......................................................................................55 Bảng 3.6 : Kiểm định KMO ......................................................................................56 Bảng 3.7 : Kiểm định KMO ......................................................................................57 Bảng 3.8 : Mức độ đánh giá tương ứng ....................................................................59 Bảng 3.9. Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ mức độ đạt được chuẩn đầu ra về mặt kiến thức của sinh viên vừa tốt nghiệp. ..............................................60 Bảng 3.10. Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ mức độ đạt được chuẩn đầu ra về mặt kiến thức của đơn vị sử dụng lao động ...............................................61 Bảng 3.11. Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ mức độ đạt được chuẩn đầu ra về mặt kỹ năng của sinh viên vừa tốt nghiệp. ................................................63 vii Bảng 3.12. Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ mức độ đạt được chuẩn đầu ra về mặt kỹ năng của đơn vị sử dụng lao động. ................................................65 Bảng 3.13 Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ mức độ đạt được chuẩn đầu ra về mặt Tự chủ và trách nhiệm của sinh viên vừa tốt nghiệp..........................68 Bảng 3.14 Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ mức độ đạt được chuẩn đầu ra về mặt Tự chủ và trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động. ........................69 Bảng 3.15. Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn mức độ đạt được chuẩn đầu ra của sinh viên tự đánh giá và đơn vị sử dụng lao động đánh giá ...........................73 viii PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................90 PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................92 PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................98 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................103 PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................108 PHỤ LỤC 6 ............................................................................................................113 PHỤ LỤC 7 ............................................................................................................116 PHỤ LỤC 8 ............................................................................................................119 PHỤ LỤC 9 ............................................................................................................122 PHỤ LỤC 10 ..........................................................................................................125 ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, thế giới đang trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 với những trải nghiệm về thành tựu trí tuệ nhân tạo, tích hợp đa công nghệ vào đời sống. Điều này đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam một yêu cầu đào tạo nhân lực bắt kịp xu thế và lĩnh hội tinh hoa của thời đại. Vì vậy, đối với nền giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục đại học nói riêng; sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp cần có kiến thức, kỹ năng, trình độ đáp ứng được thực tiễn công việc, yêu cầu của xã hội, bắt kịp được xu thế phát triển của thời đại. Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một trong những cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Bộ Công an, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Nhà trường đã và đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH trong toàn quốc, góp phần bảo đảm an ninh trong lĩnh vực PCCC & CNCH và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công tác PCCC&CNCH luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì vậy bảo đảm chất lượng giáo dục đối với nhà trường luôn là nhiệm vụ hàng đầu. Để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo cũng như sản phẩm đầu ra của Trường Đại học PCCC đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tình hình mới cần tổ chức hoạt động đánh giá năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Mục đích của đánh giá này là xem xét mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp so với chuẩn đầu ra đã được xây dựng và ban hành; phát hiện những điểm chưa phù hợp giữa nội dung, hoạt động đào tạo so với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Từ đó, nhà trường sẽ có các giải pháp nhằm cải tiến chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo đáp ứng hơn nữa nhu cầu của lực lượng Công an nhân dân và xã hội. Tháng 10 năm 2016, năm Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm 8 bậc: Sơ cấp (ba bậc), Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ [2]. Mỗi bậc học có yêu cầu về khối lượng học tập tối thiểu và miêu tả khái quát về kiến thức và kỹ năng cần đạt được. Khung trình độ Quốc gia Việt Nam là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn đào tạo, phát triển chương 1 trình và là thước đo đánh giá năng lực của người học sau khi tốt nghiệp. Thông qua Khung trình độ quốc gia Việt Nam có thể tham chiếu tới các quốc gia ASEAN, tăng cường hội nhập trong lĩnh vực nguồn nhân lực chất lượng cao. Để khẳng định vị thế, uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường trong hệ thống các trường Công an nhân dân và hệ thống giáo dục quốc dân trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, việc đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp so với khung trình độ quốc gia Việt Nam là một hoạt động cần thiết và cấp thiết. Vì vậy, học viên chọn: “Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia việt nam của kỹ sư tốt nghiệp ngành an toàn phòng cháy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này hướng đến những mục đích: - Đề xuất chuẩn đầu ra mới theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Đo lường mức độ đáp ứng với chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy; - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành An toàn phòng cháy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo kỹ sư an toàn phòng cháy theo tiếp cận Khung trình độ Quốc gia Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học của nghiên cứu Nếu điều chỉnh được chuẩn đầu ra mới cho ngành An toàn phòng cháy trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận Khung trình độ Quốc gia đảm bảo tính cần thiết, tính khả khi, sinh viên tốt nghiệp đạt được tốt chuẩn đầu ra trên, thì chương trình đào tạo của nhà trường sẽ đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. 2 5. Nội dung nghiên cứu Đề xuất chuẩn đầu ra chuyên ngành An toàn phòng cháy theo tiếp cận Khung trình độ Quốc gia Việt Nam. Đánh giá thử nghiệm mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận Khung trình độ Quốc gia Việt Nam thông qua đánh giá của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy, cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy, đơn vị sử dụng lao động. Đề xuất giải pháp cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1 Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu này tiến hành khảo sát: - Một số giảng viên, một số nhà quản lý để nghiên cứu về tính hợp lý, khả thi của chuẩn đầu ra chuyên ngành An toàn phòng cháy theo Khung trình độ Quốc gia. - Sinh viên tốt nghiệp ngành an toàn phòng cháy đạt được chuẩn đầu ra đến mức độ nào? - Đề xuất giải pháp nâng cao mức độ đạt được chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy. 6.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu điều chỉnh chuẩn đầu ra chuyên ngành An toàn phòng cháy theo tiếp cận Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, và đánh giá thử nghiệm mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra vừa xây dựng của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên chuyên ngành An toàn phòng cháy. 7. Câu hỏi nghiên cứu Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đạt được chuẩn đầu ra theo tiếp cận Khung trình độ Quốc gia Việt Nam ở mức độ nào? 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở các phương pháp: 3 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tổng hợp, phân tích các tài liệu, quy định, quy chế có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong ngành Công an và trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện điều tra khảo sát và thu thập thông tin bằng phiếu hỏi: Phương pháp chuyên gia: Tác giả trao đổi, thảo luận, xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp định lượng: Thống kê mô tả toán học để phân tích dữ liệu (Sử dụng phần mềm SPSS làm công cụ phân tích). 9. Đóng góp của đề tài Đề tài góp góp phần vào cải tiến, nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo kỹ sư An toàn phòng cháy. 10. Cấu trúc đề tài Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiếp cận khung trình độ quốc gia Việt Nam của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu của đề tài Chương 3: Mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra xây dựng theo khung trình độ quốc gia Việt Nam của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành An toàn phòng cháy của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA THEO TIẾP CẬN KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA KỸ SƢ TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN PHÒNG CHÁY TRƢỜNG ĐẠI HỌC PCCC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Đối với đề tài này, trên thế giới cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu về sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo. Trong đó, các kiến thức, kỹ năng đạt mà người học đạt được được sau quá trình đào tạo được xem xét và đánh giá cụ thể nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Pitan Oluyomi (2012) “Kỹ năng không phù hợp trong số sinh viên tốt nghiệp Đại học ở thị trường nhân công Nigeria”. Nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên 600 người giữ chức vụ quản lý nhân sự thuộc 300 tổ chức, trong sáu vùng địa lý chính trị trên toàn quốc. Các tác giả sử dụng bộ câu hỏi có tiêu đề ”nhu cầu thị trường lao động và người sử dụng lao động” để thực hiện khảo sát. Các câu hỏi gợi ra những thông tin liên quan về nhu cầu kỹ năng hiện tại của thị trường lao động và đánh giá về sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, 60,6% mức độ các kỹ năng không phù hợp bao gồm các yếu điểm thuộc về: giao tiếp, công nghệ thông tin, ra quyết định, tư duy phê phán và kỹ năng kinh doanh. Theo đó, các trường đại học phải khắc sâu các kỹ năng đã được xác định là rất quan trọng này [29]. Julio Hernandez-March, Mosnica Martin del Peso và Santiago Leguey (2009) “Sinh viên tốt nghiệp: kỹ năng và cao hơn, Giáo dục: quan điểm của người sử dụng lao động”. Bài viết này trình bày những kết quả chính thu được từ 40 cuộc phỏng vấn sâu với người quản lý nhân sự hoặc giám đốc công ty. Mục tiêu đầu tiên cuộc khảo sát đã xã định năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học trong thị trường lao động; thứ hai tìm ra sự không phù hợp có thể tồn tại giữa nhu cầu của 5 công ty và chương trình giáo dục; thứ ba là khám phá ra những phương pháp để cải tiện chất lượng giáo dục và đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. [25] Tổ chức kiểm định chất lượng chương trình kỹ thuật ABET được thành lập vào năm 1932 là một tổ chức có uy tín. ABET có chức năng chính là kiểm định các chương trình giáo dục, đẩy mạnh chất lượng, nghiên cứu đề xuất cải tiến chương trình giáo dục…Trên trang web của ABET, tác giả Gloria Rogers (2003) cung cấp rất nhiều thông tin về chuẩn đầu ra trong tài liệu “Đánh giá để đảm bảo chất lượng”. Theo tác giả, định nghĩa chuẩn đầu ra “phát biểu mô tả những gì sinh viên biết được hoặc có thể làm được sau thời gian học ở trường. Nếu sinh viên đạt được những kết quả đầu ra đó thì điều đó có thể cho thấy được mình đã thành công với mục tiêu giáo dục của mình”. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng khảo sát các bên liên quan như nhà tuyển dụng, giảng viên, cựu sinh viên…là rất cần thiết và rất quan trọng trong việc xây dựng chuẩn đầu ra nhằm xây dựng các tiêu chí, các chiến lược thực hiện…Đồng thời, để đánh giá được mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra cần tiến hành khảo sát các bên liên quan. [30] 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Hàng năm, Bộ Giáo dục và đà tạo đều có công văn về các trường Đại học, học viện, cao đẳng về việc khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mục đích của hoạt động này nhằm nắm bắt tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng tham gia vào thị trường lao động của sinh viên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo; điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nội dung chương trình giảng dạy nhằm nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Báo cáo kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp hàng năm là yêu cầu bắt buộc, làm cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của các trường Đại học và Cao đẳng. Theo đó, đã có rất nhiều các nghiên cứu về đánh giá sinh viên tốt nghiệp, những kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đạt được sau một khóa học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho phù hợp với vị trí việc làm cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đại học Công nghệ Thành phồ Hồ Chí Minh đã thực hiện khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo thông 6 qua việc tuyển dụng nhân sự nhằm điều chỉnh chương trình, cải tiến những sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo. Trong bài báo “Mức độ đáp ứng khung trình độ quốc gia Việt Nam của các chương trình đào tạo đại học hiện nay, nghiên cứu trường hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội” của nhóm tác giả Trần Thị Hoài, Nghiêm Xuân Huy, Lê Thị Thƣơng (2018) đã đưa ra tổng quan về khung trình độ quốc gia Việt Nam, khung tham chiếu trình độ của ASEAN. Nhóm tác giả đã lựa chọn 21 chương trình đào tạo đại học đủ đại diện cho 136 chương trình đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (chiếm tỷ lệ 15%) để đánh giá về mức độ đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra được mức độ đáp ứng khung trình độ quốc gia có sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo, các chương trình đào tạo phần lớn đáp ứng các yêu cầu trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, chuẩn đầu ra của chương trình còn một số mặt hạn chế như chưa nhấn mạnh các chuẩn đầu ra về kỹ năng quản lý, điều hành. Các chương trình đào tạo của trường mới hướng đến việc trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhưng các kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt, khởi nghiệp còn khá mờ nhạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 8/21 chương trình đào tạo đại học (38,1%) đề cập tới kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác là một trong những kỹ năng khó nhưng hết sức cần thiết, cần có hướng dẫn cụ thể và xây dựng một lộ trình để các trường đại học rèn luyện cho sinh viên đạt được những kỹ năng này. [5] Tại Việt Nam có rất nhiều tác giá đã nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp ở nhiều trường đại học, cao đẳng trên nhiều địa phương. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc, Quách Hồng Ngân (2011) “Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long”. Các tác giả đã chọn mẫu 158 sinh viết tốt nghiệp ngành du lịch làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy khả năng thích ứng với công việc khá tốt, đa số sinh viên có kiến thức chuyên môn và đáp ứng yêu cầu công việc ở 7 mức trung bình khá. Trong đó, yếu tố chuyên môn là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thích ứng. [10] Quang Minh Nhật, Trần Thị Bạch Yến và Phạm Lê Đông Hậu (2012) “Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên”. Các tác giả đo lường mức độ đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn mà các doanh nghiệp kỳ vọng về chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ra từ các trường đại học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yêu cầu của doanh nghiệp tương đối cao. Một số kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá thấp như: khả năng đàm phán, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm.[12] Phạm Thị Lan Hƣơng và Trần Diệu Khải đã có nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ của Đại học Đà Nẵng, số (40): “Nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng” đã chỉ ra kết quả sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy có thể thấy rằng, cần phải bổ sung những học phần nào, tăng thời lượng những môn học gì nhằm bổ sung kỹ năng còn thiếu của sinh viên nhằm phù hợp với thị trường lao động. [3] Trên bản tin khoa học và giáo dục, theo Nguyễn Thanh Sơn (2015), với bài viết “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra”, tác giả đã đề xuất đổi mới các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực. Theo tác giả, để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra đòi hỏi tất yếu là chuyển mục đích dạy học sang phát triển năng lực người học thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng phải thực hiện theo năng lực người học. Trong đó, cần chú trọng yếu tố khung năng lực. [14] Các nghiên cứu đều thực hiện trên đối tượng là sinh viên đã tốt nghiệp tự đánh giá, đơn vị sử dụng lao động đánh giá, nhằm mục đích phát hiện những điểm chưa phù hợp, cũng như còn thiếu, còn yếu của sản phẩm đào tạo thông qua đó không ngừng cải thiện chương trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo; đánh giá mức độ thích nghi của sinh viên đối với thị trường lao động, đưa ra các giải pháp 8 nâng cao mức độ thích nghi của sinh viên đối với nghề nghiệp sau khi trải qua chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành an toàn phòng cháy trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, qua đó đưa ra những điểm chưa hợp lý của chương trình đào tạo, nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1. Chuẩn đầu ra "Chuẩn đầu ra" là cụm từ được nhắc rất nhiều trên các diễn đàn giáo dục, các cuộc hội thảo từ Trung ương đến các trường. Từ cấp Trung ương đến từng người dân, đều có ý kiến tranh luận về "Chuẩn đầu ra". Các tác giả nước ngoài thường sử dụng cụm từ “Expected learning outcome” có nghĩa là chuẩn đầu ra mong đợi hoặc kỳ vọng sinh viên đạt được sau kết, các tác giả trong nước thì lại sử dụng cụm từ “Learning outcome” với ý nghĩa là những yêu cầu bắt buộc cần đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Như vậy, dẫn đến cách tiếp cận về chuẩn đầu ra có những điểm giống và khác nhau giữa các tác giả trong nước và nước ngoài. Vậy chuẩn đầu ra là gì? Theo Jenkins và Unwin(2001): “Chuẩn đầu ra là sự khẳng định điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo”[28]. Tác giả Stephen Adam đã viết trong tài liệu “Giới thiệu về mục tiêu và công cụ của tiến trình Bologna” thì chuẩn đầu ra được biết đến từ thế kỷ 19 đến 20 trong tác phẩm “Các trường dạy hành vi” của Ivan Pavlov (1849-1936). Tiếp đó, nhà tâm lý học J.Watson (1878-1958) và BF Skinner (1904-1990) là những nhà khoa học đầu tiên tiếp cận hành vi để giải thích các hành vi của con người có liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Theo tác giả: “chuẩn đầu ra là phát biểu về những gì người học được dự kiến sẽ biết, hiểu hoặc có thể chứng minh vào thời điểm cuối của quá trình học tập”. [18] Theo UNESCO (2011) thì “Chuẩn đầu ra là sự mô tả về những gì người học mong đợi được biết, hiểu và hoặc có thể minh chứng sau khi hoàn thành một quá trình học tập cũng như các kiến thức, kỹ năng thực hành cụ thể đã đạt được và 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan