Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng đô thị du lịch cửa lò t...

Tài liệu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng đô thị du lịch cửa lò theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trung bình của bộ tài nguyên và môi trường

.PDF
120
509
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH PHAN THỊ AN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ DU LỊCH CỬA LÕ THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG TRUNG BÌNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH PHAN THỊ AN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ DU LỊCH CỬA LÕ THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG TRUNG BÌNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại Khoa Các Khoa học liên ngành – Đại học Quốc Gia Hà Nội, với vốn kiến thức đã được trang bị, sự hiểu biết của bản thân đến nay tác giả đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp theo đúng tiến độ quy định. Nhân dịp này tác giả xin chân thành bày tỏ lời cám ơn tới: PSG.TS Nguyễn Tuấn Anh là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả. Khoa Các khoa học liên ngành – trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và Luận văn Thạc sỹ. Thầy, Cô giáo giảng viên khoa Các khoa học liên ngành – trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, giúp tác giả tiếp thu những kiến thức quý báu chuyên ngành về Biến đổi khí hậu trong thời gian học tập tại trường. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều kiện thời gian, phạm vi nghiên cứu rộng, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung của Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự chia sẻ, thông cảm và đặc biệt sự đóng góp những ý kiến quý báu của hội đồng khoa học Khoa Sau đại học trường Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Tác giả mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của Thầy Cô trực tiếp phản biện đối với luận văn này để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn, có tính thực tiễn cao hơn góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của địa phương có kế hoạch hành động ưu tiên ứng phó với BĐKH và nước biển dâng theo kịch bản trung bình của Bộ Tài nguyên và môi trường. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phan Thị An LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn này là của riêng tôi tự tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, không sao chép mà trên cơ sở nhận thức về khoa học - kỹ thuật - xã hội, kết hợp với kế thừa các kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý, hoạt động nghề nghiệp. Luận văn là sản phẩm nghiên cứu ứng dụng tạo ra kết quả mang tính khả thi có thể áp dụng thực tiễn, góp phần trợ giúp cơ quan quản lý nhà nước của địa phương có kế hoạch hành động ưu tiên ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong xây dựng, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển kinh tế xã hội trước những thách thức ngày càng gia tăng của BĐKH. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Phan Thị An MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4 6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......6 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................6 1.1.1. Các khái niệm ..............................................................................................6 1.1.2. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ..............................................................8 1.1.3. Nguyên nhân và ảnh hưởng của BĐKH .......................................................9 1.1.4. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu .....................................................14 1.1.5. Biến đổi khí hậu trên thế giới .....................................................................15 1.1.6. Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu ............................................................19 1.1.7. Các tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung tại một số Quốc gia trên thế giới ...........................................................................23 1.1.8. Các kịch bản biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam 27 1.1.9. Các hậu quả và các hiện tượng thời tiết do biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..33 1.2. Các hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................43 1.2.1. Tình hình ứng phó biến đổi khí hậu ở nước ngoài .....................................43 1.2.2. Tình hình ứng phó với BĐKH trong nước và một số tỉnh thành ................45 Chƣơng 2: ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................51 2.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................51 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. .........................................................................................................................51 2.1.2. Đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị du lịch Cửa Lò........57 2.1.3. Cơ sở đánh giá tác động của BĐKH đến hạ tầng đô thị Cửa Lò ................66 2.1.4. Phân vùng đánh giá đô thị Cửa Lò .............................................................68 2.2. Các phương pháp áp dụng nghiên cứu ...............................................................68 2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu ....................................68 2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ......................................................69 2.2.3. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia .....................................70 2.2.4. Phương pháp nhận dạng và liệt kê ..............................................................70 2.2.5. Phương pháp xây dựng bản đồ ...................................................................70 2.2.6. Phương pháp đánh giá khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương .71 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................75 3.1. Đánh giá tác động của BĐKH đến hạ tầng đô thị du lịch Cửa Lò .....................75 3.1.1. Tác động của BĐKH đến nền xây dựng đô thị ...........................................75 3.1.2. Tác động của BĐKH đến hạ tầng kỹ thuật cấp nước .................................79 3.1.3. Tác động của BĐKH đến hạ tầng kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải.87 3.1.4. Tác động của BĐKH đến hạ tầng kỹ thuật giao thông ...............................90 3.2. Một số giải pháp xây dựng đô thị du lịch Cửa Lò theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường ..........................................97 3.2.1. Giải pháp ứng phó cho nền xây dựng .........................................................97 3.2.2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật cấp nước ......................................................................................................................98 3.2.3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật thoát nước và xử lý nước thải ........................................................................................98 3.2.4. Giải pháp ứng phó với BĐKH cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật giao thông 100 3.2.5. Một số giải pháp khác ...............................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triể n Châu Á ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BĐKH Biến đổi khí hậu BCL Bãi chôn lấp CP Chính phủ CSHT Cơ sở hạ tầng CTR Chất thải rắn CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức ĐDSH Đa dạng sinh học ĐKTN Điều kiện tự nhiên DBTT Dễ bị tổn thương DL Du lịch ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long ECUD Dự án Phát triể n thân thiê ̣n với môi trường và khí hâ ̣u GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội GtC Tỷ tấn Carbon GTVT Giao thông vận tải HTCN Hạ tầng cấp nước Ha Hec ta IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu KHCN Khoa học Công nghệ KH Kế hoạch KTTV Khí tượng thủy văn KXL Khu xử lý KT-XH Kinh tế - Xã hội KV Khu vực LHQ Liên hợp quốc NBD Nước biển dâng NXB Nhà xuất bản P. Phường QĐ Quyết định TTg Thủ tướng TNMT Tài nguyên Môi trường TP Thành phố TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TB Trung bình TX Thị xã UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Bản đồ địa giới hành chính thị xã Cửa Lò 2 Hình 1.2 Gia tăng nhiệt độ không khí toàn cầu 8 Hình 1.3 Thay đổi tham số của quỹ đạo trái đất từ 250.000 năm trước đến nay 9 Hình 1.4 Nhiệt độ trái đất trong vòng 140 năm qua 12 Hình 1.5 Hiện tượng bất thường của thời tiết (Băng tan) 12 Hình 1.6 Mực nước biển dâng giai đoạn1960 - 2003 12 Hình 1.7 Các hiện tượng thiên tai 13 Hình 1.8 Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên toàn cầu 14 Hình 1.9 Khung phân tích vấn đề nghiên cứu 14 Hình 1.10 Mô hình dự báo sự ấm lên của bề mặt đất – đại dương 20 Hình 1.11 Ảnh hưởng thiệt hại do bão Katrina tại Orleans 24 Hình 1.12 & 1.13 Lũ lụt tại Pakistan và Trung Quốc 25 Hình 1.14 Kịch bản nước biển dâng khu vực ven biển và hải dảo việt nam 31 Hình 1.14a Kịch bản nước biển dâng cho các tỉnh ven 32 biển và quần đảo Hình 1.15 & 1.16 Lũ lụt tại miền trung 34 Hình 1.17 & 1.18 Bão lốc 37 Hình 1.19 & 1.20 Hạn hán 38 Hình 1.20 & 1.21 Lũ quét và sạt lở đất 40 Hình 2.1 Thị xã Cửa Lò trong hệ thông các đô thị du lịch biển 51 Hình 2.2 Vị trí Thị xã Cửa Lò 51 Hình 2.3 Hình ảnh Cửa Lò sau cơn bão năm 2012 52 Hình 2.4 Sơ đồ QH sử dụng đất TX. Cửa Lò 57 Hình 2.5 Sơ đồ đánh giá hiện trạng giao thông 59 Hình 2.6 Nhà máy xử lý nước của Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Cửa Lò 61 Hình 2.7 Hình ảnh hệ thống thoát nước tại thị xã Cửa Lò 63 Hình 2.8 Sơ đồ phân vùng đánh giá thị xã Cửa Lò 67 Hình 3.1 Bản đồ minh họa đường ngập 50cm cho Thị xã Cửa Lò 77 Hình 3.2 Rủi ro ngập úng tới hệ thông cấp nước TX Cửa Lò với kịch bản BĐKH và nước biển dâng TB 83 Hình 3.3 Thiết kế kè thích hợp nhằm khắc phục sạt lở 102 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, biểu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến một số khu vực trên thế giới 15 Bảng 1.2 Đặc trưng chính của các nhóm kịch bản phát triển 20 Bảng 1.3 Sự nóng lên toàn cầu và mức nước biển tăng vào cuối thế kỷ 21 21 Bảng 1.4 Các kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam đến năm 2100 28 Bảng 1.5 Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam 29 Bảng 1.6 Thống kê một số trận lũ lụt điển hình và thiệt hại 34 Bảng 1.7 Nước dâng do bão ở các khu vực ven biển Việt Nam 36 Bảng 1.8 Thống kê một số cơn bão điển hình và thiệt hại 37 Bảng 1.9 Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu đối với các tỉnh đồng bằng và ven biển 42 Bảng 2.1 Chất lượng nước ngầm khu vực Nam Cấm 61 Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm nước tại thị xã Cửa Lò qua các giai đoạn 64 Bảng 2.3 Ví dụ về đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH 74 Bảng 3.1 Nhâ ̣n da ̣ng tác đô ̣ng của BĐKH tới nề n xây dựng ta ̣i C ửa Lò 75 Bảng 3.2 Đánh giá năng lực thích ứng của nền xây dựng TX.Cửa Lò 78 Bảng 3.3 Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa lớn nhất tại Cửa 80 Lò Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến thị xã Cửa Lò từ năm 1980-2010 Số đợt nắng nóng xảy ra ở thị xã Cửa Lò trong những năm gần đây Đánh giá năng lực thích ứng của hệ thống cấp nước trước các tác động của biến đổi khí hậu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống cấp nước Đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Cửa Lò 81 82 84 86 89 Bảng 3.9 Đánh giá năng lực thích ứng của hệ thống giao thông thị xã Cửa Lò 96 Bảng 3.10 Tính dễ bị tổn thương của hệ thống giao thông 97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Cuộc khủng hoảng khí hậu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay” (Al Gore, 2007). Biến đổi khí hậu (BĐKH) với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng. Nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học nhận định biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC (ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC trong thời kỳ 1906-2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm trở lại đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30 o. Tuy nhiên lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 70. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, dân cư phân bố tập trung ở các đồng bằng ven biển, trong vòng 30 năm tới có trên 35% dân số sống ở khu vực ven bờ [18], và khoảng 50% các đô thị lớn với kết cấu hạ tầng và nhiều khu công nghiệp lớn đang được đầu tư phát triển mạnh ở khu vực ven biển, trong đó có ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia [19]. Mặt khác, biến đổi khí hậu đang hàng ngày giờ có những tác động trực tiếp đến lĩnh vực trong các đô thị và đặc biệt tiềm năng gây rủi ro cao ở các khu vực ven biển [15], nhất là đối với các cộng đồng dân cư và hệ thống hạ tầng cơ sở. Do vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là vấn đề mang tính thời sự và cốt lõi trong việc bảo vệ các thành quả của phát triển đô thị hướng đến phát triển bền vững. Trong những năm qua ở Nghệ An đã có những biểu hiện của biến đổi khí hậu như nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn sâu hơn vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa phương ven 2 biển… và gây rủi ro lớn tới kinh tế - xã hội cũng như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (làm xuống cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội; làm tăng các chi phí sửa chữa, bảo trì; gián đoạn cung cấp các dịch vụ hạ tầng như cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc…). Thêm vào đó, hệ thống các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó đảm bảo được tính an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. Vì vậy cần phải có nhận thức và quan tâm đúng mức cũng như các kế hoạch hành động cụ thể đối phó với các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trên các phương diện như quy hoạch không gian, quy hoạch các điểm định cư, quy hoạch các khu đô thị du lịch, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho đô thị… Để ứng phó với các vấn đề của BĐKH, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Thị xã Cửa Lò là một đô thị du lịch của tỉnh Nghệ An có tiềm năng phát triển du lịch biển. Được hình thành và phát triển là một đô thị du lịch biển theo quyết định số 2355/QĐTTg ngày 25/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Cửa Lò đã có một bước phát triển dài cả về quy mô và tầm thước nhất là trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lí đô thị. Tuy nhiên, những năm gần đây dưới sự tác động của xu hướng BĐKH với mô hình đô thị hiện tại, bên cạnh những ưu điểm, những lợi thế đã và đang được phát huy thì thị xã Cửa Lò Hình 1.1 Bản đồ hành chính thị xã Cửa Lò cũng là một trong những đô thị du lịch biển đang bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của BĐKH. Vì vậy, cần có những đánh giá, nhận dạng những tác động của BĐKH tới hệ thống hạ tầng đô thị nhằm xác định các khu vực có rủi ro cao cũng 3 như giảm thiểu những rủi ro trước thách thức của BĐKH và nước biển dâng, đặt ra vấn đề tổ chức quy hoạch, xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị du lịch biển Cửa Lò thích ứng bền vững với BĐKH trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. ” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành BĐKH. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Cửa Lò theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường , từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường khả năng ứng phó đối với biến đổi khí hậu của đô thị du lịch Cửa Lò để phát triể n du lịch biển theo hướng đô thị du lịch tăng trưởng xanh và bề n vững. - Mục tiêu cụ thể: + Nhận diện hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị du kịch Cửa Lò + Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Cửa Lò theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị du lịch Cửa Lò. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị Cửa Lò  Nền xây dựng đô thị;  Hệ thống hạ tầng cấp nước đô thị;  Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị;  Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a - Giới hạn không gian: Đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. 4 Mẫu khảo sát: Tại Đô thị du lịch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An ( giới hạn tại 7 phường nội thị: P. Nghi Hương, P. Nghi Hòa, P. Nghi Thủy, P. Nghi Hải, P. Nghi Thu, P.Nghi Thủy và P. Nghi Tân) b - Giới hạn thời gian diễn biến của sự kiện: từ 2007 đến nay (Thời gian bắt đầu thực hiện triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH) 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Vấn đề nghiên cứu - Các ảnh hưởng, tác động của BĐKH đến hạ tầng kỹ thuật của đô thị du lịch Cửa Lò (Nền xây dựng đô thị; Hệ thống hạ tầng cấp nước đô thị; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị; Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị) như thế nào? - Các giải pháp thích ứng đối với đô thị du lịch Cửa Lò theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường ra sao? 4.2.Giả thuyết nghiên cứu Đô thị du lịch được lựa chọn nghiên cứu dựa trên các yếu tố: - Có cao độ thấp, nằm trong vùng ảnh hưởng nặng theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam. - Thuộc vùng ven biển, cửa sông, đồng bằng ngập lũ. - Có tính đại diện cho các cấp đô thị và điều kiện hạ tầng kỹ thuật đặc trưng. - Có tính đại diện cho điều kiện tự nhiên của các vùng miền. - Nằm trong vùng có tính nhạy cảm về môi trường. Vì vậy “ Đô thị du lịch Cửa lò” được lựa chọn là đô thị nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học Tổng hợp các cơ sở khoa học, đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất một số biện pháp thích ứng đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường. * Ý nghĩa thực tiễn 5 Áp dụng vào một đô thị cụ thể là thị xã Cửa Lò – Tỉnh nghệ An, góp phần trợ giúp cơ quan quản lý nhà nước của địa phương có kế hoạch hành động ưu tiên ứng phó với kịch bản BĐKH và nước biển dâng trung bình của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong xây dựng, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, phát triển kinh tế xã hội trước những thách thức ngày càng gia tăng của BĐKH. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị , tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 6 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [35]. Đánh giá tác động do (của) BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của bĐKH lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH [32]. Thích ứng với BĐKH là một quá trình, thông qua đó con người có thể làm giảm nhẹ những hậu quả xấu của BĐKH đến sức khỏe hay sự sung túc của họ và vận dụng những cơ hội mang đến lợi ích từ môi trường khí hậu thay đổi (Burton, 1992). Thích ứng liên quan đến sự điều chỉnh để nâng cao khả năng duy trì các hoạt động kinh tế xã hội và giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương từ BĐKH do những thay đổi hiện tại và các hiện tượng cực đoan của khí hậu cũng như những thay đổ i trong tương lai do BĐKH (Smit, 1993). Năng lực thích ứng là mức độ điều chỉnh mang tính khả thi trong việc thực hiện, quá trình hay các cấu trúc của hệ thống trong điề u kiê ̣n BĐKH (Watson và cộng sự, 1996). [32]. Khả năng bị tổn thương đối với BĐKH: Khả năng bị tổn thương đối với BĐKH là mức độ mà một hệ thống bị tổn thương hoặc không có khả năng đối phó, những tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động và các hiện tượng cực đoan của khí hậu. Khả năng bị tổn thương là một hàm số của đặc điểm, quy mô và tốc độ thay đổi thời tiết mà một hệ thống đối mặt, sự nhạy cảm của nó và khả năng thích ứng [34]. Thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương” cũng được hiểu theo nghĩa này. 7 Kịch bản biến đổi khí hậu: là giả định có cơ sở khoa học và tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực NBD [31]. Xâm nhập mặn: là hiện tượng nước mặn (với độ mặn trên 4‰) từ biển xâm nhập sâu vào trong nội đồng và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của các cây trồng và vật nuôi nước ngọt. Nguyên nhân của XNM là do nước biển dâng, triều cường và sự cạn kiệt nước ngọt ở phía trong đất liền [17]. Nước biển dâng: là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác [31]. Thích ứng (Adaptation) với biến đổi khí hậu là các sáng kiến và giải pháp điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc xã hội trong hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm nguy cơ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [17]. Đô thị: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [6]. Đô thị du lịch: Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị [8]. Phát triển bền vững được thống nhất trong tất cả các Hội nghị Quốc tế , là sự kết hợp hài hoà, phát triển ổn định 3 mặt: kinh tế (ổn định thị trường, tăng trưởng kinh tế); xã hội (ổn định chính trị và môi trường nhân văn, công bằng xã hội); môi trường ( cân bằng sinh thái, nâng cấp cuộc sống và bảo vệ môi trường đô thị). Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở mối giai đoạn phát triển của từng quốc gia, mà viêc triển khai ứng dụng khái niệm đô thị bền vững có thể gần nhau về một số nguyên tắc chung, tiêu chí phát triển (criteria), nhưng khác 8 nhau về các chỉ tiêu đánh giá (indicator). Chính vì vậy mà Hội nghi Rio-92 cũng đã kêu gọi các nước triển khai chiến lược Quốc gia về phát triển bền vững của mình [35,36]. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn. [8]. Xây dựng đô thị du lịch phát triển bền vững phải được tiến hành nghiên cứu từ tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch hạ tầng, thiết kế kiến trúc công trình, vật liệu và công nghệ xây dựng đến những nội dung môi trường, kinh tế, xã hội và quản lý trong mối liên hệ nhân - quả. Công trình hạ tầng kỹ thuật theo [7] được xác định như sau: “Công trình hạ tầng cơ sở bao gồm công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội. Trong đó, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải và các công trình khác”. 1.1.2. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu Theo IPCC [35], các biểu hiện chính của BĐKH toàn cầu đã quan sát được gồm: 1) Sự gia tăng nhiệt độ không khí trên biển và đất liền 2) Sự tan chảy lan rộng của băng tuyết; ở Bắc bán cầu, diện tích băng phủ giảm đi 7% so với năm 1900; nhiệt độ tại đỉnh lớp Hình 1.2 Gia tăng nhiệt độ không khí toàn cầu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan