Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã đa thông, huyện thông...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã đa thông, huyện thông nông, tỉnh cao bằng​

.PDF
84
101
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TÔ HẢI LY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ ĐA THÔNG, HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TÔ HẢI LY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ ĐA THÔNG, HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lưu Thị Thùy Linh THÁI NGUYÊN - 2019 i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, cô giáo hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp GV Lưu Thùy Linh, tôi tiến hành thực hiện khóa luận với tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”. Khóa luận được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lí luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức mà các thầy cô giáo đã truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo hướng dẫn GV Lưu Thùy Linh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo xã Đa Thông, các bác trưởng thôn và nhân dân các xã, cùng toàn thể người dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài không khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn cùng các bạn sinh viên đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày...tháng...năm 2019 Sinh viên Tô Hải Ly ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) ................ 7 Bảng 2.2: Bảng chỉ số nghèo đa chiều ............................................................ 16 Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................ 25 Bảng 4.1: Kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo của xã Đa Thông năm 2017 – 2018 .............................................................................................................. 29 Bảng 4.2: Kết quả giảm nghèo của xã Đa Thông ........................................... 30 Bảng 4.3: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo năm 2017-2018 .... 32 Bảng 4.4: Phân tích hộ theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ xã hội cơ bản năm 2018 ......................................................................................................... 34 Bảng 4.5. Bảng phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng. ...................... 36 Bảng 4.6: Phân tích hộ nghèo và cận nghèo theo các nhóm dân tộc năm 2018 ......................................................................................................................... 38 Bảng 4.8: Tình hình nhân khẩu, lao động và dân tộc của các hộ điều tra năm 2019 ................................................................................................................. 40 Bảng 4.9: Đặc điểm bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình của các hộ điều tra năm 2019 ....................................................................................... 41 Bảng 4.10. Tình hình giáo dục của hộ điều tra năm 2019 .............................. 42 Bảng 4.11: Tình hình tiếp cận và tham gia dịch vụ y tế của các hộ điều tra năm 2019 ......................................................................................................... 43 Bảng 4.12. Tình hình về nhà ở và diện tích của các hộ điều tra năm 2019 .... 44 Bảng 4.13. Tình hình tiếp cận thông tin của các hộ điều tra .......................... 46 Bảng 4.14: Tình hình triển khai và thực hiện một số......................................... 47 chương trình giảm nghèo .................................................................................. 47 Bảng 4.15. Nguyên nhân nghèo đói của nhóm hộ điều tra năm 2019 ............ 52 Bảng 4.16. Trình độ đào tạo của cán bộ xã Đa Thông năm 2019................... 56 Bảng 4.17. Bảng trình độ văn hóa của chủ hộ năm 2019 ............................... 57 Bảng 4.18. Bảng cơ cấu dân tộc các hộ điều tra năm 2019 ............................ 58 Bảng 4.19. Bảng Quy mô hộ gia đình năm 2019 ............................................ 59 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1:Tỉ lệ nghèo và cận nghèo của xã Đa Thông(%) ............................... 31 iv DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng CNH- HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DFID Bộ Phát triển Quốc tế ĐH Đại học ESCAP Ủy ban Kinh tế xã hộ châu Á- Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc HTX Hợp tác xã HPI Chỉ số nghèo con người ILO Tổ chức Lao động Quốc tế KV Khu vực KTXH Kinh tế xã hội LĐ&TBXH Lao Động và Thương Binh Xã Hội MPI Chỉ số nghèo con người PTSX Phương thức sản xuất SLA Sinh kế bền vững SXNN Sản xuất nông nghiệp THPT Trung học phổ thông TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 4 2.1.2 Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta ........................................... 10 2.1.3 Ảnh hưởng của đói nghèo đế sự phát triển của xã hội và con người ..... 12 2.1.4 Nghèo đa chiều ....................................................................................... 12 2.1.5 Giảm nghèo bền vững ............................................................................ 17 2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19 2.2.1. Các bài học về giảm nghèo trên Thế giới và Việt Nam ........................ 19 2.2.2 Bài học kinh nghiệm giảm nghèo cho xã Đa Thông – huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 23 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 23 3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23 3.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 23 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23 3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 26 3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................... 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 27 vi 4.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 27 4.1.2. Địa hình ................................................................................................. 27 4.1.3. Khí hậu................................................................................................... 28 4.2.Thực trạng nghèo tại xã Đa Thông ........................................................... 28 4.2.1. Tình hình nghèo đói của xã Đa Thông .................................................. 28 4.2.2.Tình hình chung của các hộ điều tra ...................................................... 39 4.2.3. Tình hình về thu nhập của các hộ điều tra ............................................ 40 4.2.4. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghiên cứu tại xã Đa Thông ........ 41 4.3. Các chương trình giảm nghèo đã thực hiện tại xã Đa Thông .................. 47 4.4 Nguyên nhân dẫn đến nghèo và các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo ............ 52 4.4.1. Nguyên nhân dẫn đến nghèo ................................................................. 52 4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới giảm nghèo ................................................ 55 4.5. Định hướng và giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng ....................................................................................... 59 4.5.1 Định hướng giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng................................................................................................................. 59 4.5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững nâng cao chất lượng đối với các nhóm hộ và các chiều nghèo ..................................................................................... 61 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 67 5.1. Kết luận .................................................................................................... 67 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 69 5.2.1 Đối với chính quyền và các cấp, ban ngành đoàn thể ............................ 69 5.2.2. Đối với người dân ................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ, ổn định đời sống mang lại thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các thông tin, dịch vụ xã hội,sự đổi mới trong kỹ thuật … điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do đó, công việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết cần được giả quyết hàng đầu của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng xã hội mới và coi đó là nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển. . Hiện nay Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp đo đường nghèo đa chiều và chuẩn nghèo mới theo QĐ 59/TTCP năm 2015 xem xét nghèo đa chiều trên 5 chiều gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin. Kết quả đo lường nghèo đa chiều này sẽ cho thấy sự thiếu hụt các chiều của từng cộng đồng, khu vực để các nhà hoạch định chính sách có thể thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để có thể đảm bảo một cuộc sống bình thường và các chính sách đưa ra hỗ trợ nghèo sẽ chính xác hơn đối với từng đối tượng. Hiện nay xã Đa Thông là một xã nghèo của huyện Thông Nông với tỉ lệ hộ nghèo là 51,43%, các điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, trình độ dân chí thấp, tài chính thiếu thốn,... Qua đó, vấn đề cấp 2 thiết cần được đề ra là phân tích, đánh giá nghèo một cách đúng đắn, từ đó đưa ra các phương pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu nhằm đưa xã Đa Thông giảm nghèo bền vững có hiệu quả trong giai đoạn tới. (UBND xã Đa Thông 2018) Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện nghiên cứu với tên đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu * Mục tiêu chung: Tìm hiểu và đánh giá thực trạng nghèo tại địa bàn xã Đa Thông. Từ đó nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm nghèo tại xã Đa Thông - huyện Thông Nông- tỉnh Cao Bằng. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng nghèo của hộ dân tại xã Đa Thông - huyện Thông Nông- tỉnh Cao Bằng. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo trong địa bàn xã Đa Thông và nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm nghèo - Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững tại xã Đa Thông 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. 3 - Có được cái nhìn tổng thể về tình trạng nghèo đói của cả nước nói chung và riêng xã Đa Thông trên cơ sở đánh giá các chỉ số nghèo. - Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này ra, từ những phát hiện trong quá trình nghiên cứu có thể cho địa phương có một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về thực trạng nghèo của xã. Qua đó, phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm nghèo Có nhiều khái niệm về nghèo đói của các tổ chức và quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam trên nhiều phương diện và tiêu thức khác nhau như theo thời gian, không gian, thế giới, môi trường, theo thu nhập, theo mức tiêu dùng và theo những đặc trưng khác nhau của nghèo đói. Song quan niệm thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp với điều kiện ăn, mặc, ở và các nhu cầu cần thiết khác bằng hoặc thấp hơn mức tối hiểu để duy trì cuộc sống ở một khu vực tại một thời điểm nhất định” (Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, 2015) Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan vào tháng 9 năm 1993 các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng “Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và phong tục ấy được xã hội thừa nhận” (Escap, 1993) Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội. Tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ông Abaplaen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1997 cho rằng: 5 “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng sự khác nhau để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống và thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn người nghèo. Dựa trên những quan niệm về nghèo đói của các cá nhân và tổ chức trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể và được nghiên cứu ở mức độ cá nhân và cộng đồng. Nghèo, đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là thang thấp nhất của nghèo, đói thuần túy là đói ăn, đói nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần. Đói cũng có hai dạng là đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt) : - Đói kinh niên là đói từ đời này sang đời khác, là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho tới thời điểm đang xét. - Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét. Qua đây có thể thấy được các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo: - Không được hưởng những nhu cầu cơ bản nhất ở mức độ tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. 6 2.1.1.2 Chuẩn mực xác định nghèo đói 2.1.1.2.1 Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với hai cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỉ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power parity) là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD. Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của các nước trên toàn thế giới làm 6 loại: + Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu. + Từ 20.000 đến 25.000 USD/người/năm là nước giàu. + Từ 10.000 đến 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu. + Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/ngươi/năm là nước trung bình. + Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo. + Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo. Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang nghèo đói như sau: + Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0.5 USD/ngày. + Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày. + Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày. + Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày. + Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn của riêng nước mình thông thường thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ như Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với một hộ gia 7 đình chuẩn (gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1 USD/ngày/người. Nhưng cần thấy rằng, ngoài thu nhập nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội, sức khỏe, trình độ… Vì vậy, để đánh giá vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc gia bình quân, UNDP còn đưa ra chỉ số phát triển con người HDI bao gồm hệ thống 3 chỉ tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn và thu nhập bình quân đầu người trong năm. Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan. 2.1.1.2.2 Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam Bảng 2.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) 2001 - 2005 (mức thu nhập tính bằng tiền) 2006 - 2010 (mức thu nhập tính bằng tiền) 2011-2015 (mức thu nhập tính bằng tiền) Nghèo (KV nông thôn, miền núi, hải đảo) Nghèo (KV nông thôn, đồng bằng trung du) Nghèo (KV thành thị) Nghèo (KV nông thôn) Nghèo (KV thành thị) Nghèo (KV nông thôn) Nghèo (KV thành thị) Nghèo (KV nông thôn) 2016 - 2020 (mức thu nhập tính bằng tiền) Nghèo (KV thành thị) ≤ 80.000 đồng ≤ 100.000 đồng ≤ 150.000 đồng ≤ 200.000 đồng ≤ 260.000 đồng ≤ 400.000 đồng ≤ 500.000 đồng ≤ 700.000 đồng Hoặc >700.000 đồng - ≤ 1.000.000 và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường MĐTHTCCDVXHCB ≤ 900.000 đồng Hoặc >900.000 đồng - ≤ 1.300.000 và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường MĐTHTCCDVXHCB (Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH, chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và Quyết định số 170/2005/QĐ-TT; Quyết định số 59/2015 TTg) 8 Phương pháp chuẩn nghèo này đã được đánh giá phù hợp với mức sống và thu nhập của dân cư nói chung, cũng như thu nhập của 20% nhóm nghèo nhất, đảm bảo được khả năng huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu dự kiến và đáp ứng được yêu cầu từng bươc tiếp cận và hội nhập quốc tế. *Tiêu chí xác định chuẩn xã nghèo: Năm 2002, Bộ Thương binh và xã hội có Quyết định số: 587/2002/QĐBLĐTBXH quy định xã nghèo (ngoài chương trình 135) là xã có đầy đủ tiêu chí sau: - Có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. - Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể như sau: + Dưới 30% số họ được sử dụng nước sạch. + Dưới 50% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt. + Chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, ô tô không đi lại được cả năm. + Số phòng học mới đáp ứng được 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá. + Chưa có trạm y tế, hoặc có nhưng là nhà tạm. + Chưa có chợ hoặc chợ tạm. 2.1.1.2.3 Các khía cạnh của nghèo đói * Về thu nhập: Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực khổ và có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết ( mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, động đất…). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống của những người nghèo hạn chế hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là không đủ. Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác như 9 giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm thu nhập đã tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo. * Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường mắc phải những căn bệnh như cảm cúm, đau khớp… vì phải lao động cực nhọc. Ngoài ra họ còn phải sống trong những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế còn hạn chế. Họ không được sử dụng nước sạch, không có công trình khép kín, dẫn đến tăng tỷ lệ số trẻ em bị suy dinh dưỡng và bà mẹ bị mang thai thiếu máu. Nguyên nhân là do bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội người nghèo không được tiếp xúc với các dịch vụ an sinh xã hội so với người giàu. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm tới sức khỏe của mình, chủ quan khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói rất cao. Tình trạng này do các gia đình không thể trang trải được lệ phí, học phí cho con cái hoặc do tâm lý cổ hủ lạc hậu không cho con cái đi học vì sẽ mất đi 1 lao động. Hiện nay một số hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đến trường tuy nhiên vấn đề chi phí cho học tập rất là khó khăn đối với tình hình tài chính của gia đình. Tóm lại, y tế - giáo dục là một vấn đề được nhiều người quan tâm, họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với bản thân và tương lai của họ và gia đình. Nhưng do thu nhập họ quá thấp, không đủ trang trải học phí, viện phí, họ đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám chữa kịp thời. * Điều kiện sống: Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước sạch, 10 không có công trình phụ hợp vệ sinh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ được tiếp cận với các với nguồn nước sạch và vệ sinh hợp lý. * Tiếp cận thông tin Sử dụng thước đo tiếp cận thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin truyền thông cho người nghèo rất quan trọng vì tình trạng tiếp cận thông tin của họ rất còn hạn chế và lạc hậu. Từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục * Nhà ở: Không được sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà bền vững, họ luôn phải sống trong nỗi lo sợ thiếu thốn về vật chất và tinh thần do đó mà nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới công việc sản xuất hàng ngày, rồi từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục. 2.1.2 Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta * Giảm nghèo bấp bênh Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH thừa nhận: “Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, đó là tốc độ giảm đói, nghèo không đồng đều, chưa bền vững và thiếu tập chung cao. Tỷ lệ giảm nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60 – 70%, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ nghèo cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tang 9,2 lần (năm 2010) lên khoảng 9,4 – 9,5 lần (năm 2012). Đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) từ cuối năm 2012 cũng phản ánh một thực tế là tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư. Cho thấy sự bình đẳng giảm đi còn sự bất bình đẳng đang tăng lên và đạt mức độ nguy hiểm. Trên thực tế, việc nhìn ra khoảng cách 11 giàu nghèo ở Việt Nam không khó, nó có thể ước đoán qua những quan sát về chênh lệch giữa người có mức tiền lương cao nhất so với trung bình hoặc cách thức chi trả lương khá chênh lệch giữa người lao động với người quản lý. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn trả lương cao cho tầng lớp quản lý, và xu thế đô thị hóa ồ ạt làm nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ đất đai, đó là chưa kể những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, làm giàu bất hợp pháp. Tất cả các vấn đề đó đã góp phần nới rộng khoảng cách giàu nghèo điều dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Người giàu có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tào nghề…. Và họ lại có điều kiện để giàu thêm. Số liệu thống kê cho thấy, 20% nhóm giàu được hưởng phúc lợi nhiều hơn so với 20% người nghèo. * Nghèo không chỉ về tiền bạc Đánh giá công tác giảm nghèo, Bộ LĐTB & XH cho biết, trên thực tế Việt Nam đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ như về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn… Tuy nhiên có điểm khác biệt là Việt Nam vẫn dùng thu nhập làm thước đo để xác định đối tượng nghèo. Từ chuẩn đó mới xem xét, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các chính sách hỗ trợ. Lâu nay công tác giảm nghèo ở Việt Nam tiến hành theo kiểu “thiếu thứ gì thì hỗ trợ thứ đó” là rất sai lầm. Nó đã vô tình tạo ra tâm lý ỷ lại không muốn thoát nghèo. Ngoài ra không ít người nghèo cho rằng mình phải được nhận tất cả mọi chính sách hỗ trợ. Thực tế không phải vậy, ví dụ để vay vốn sản xuất đối tượng phải có sức lao động, được học nghề, đáp ứng độ tuổi. Từ trước tới nay nhiều địa phương áp dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều vì thế đã dẫn tới hạn chế không làm rõ được từng đối tượng nên áp dụng chính sách gì. “Nghèo đa chiều” là chìa khóa tháo gỡ cho tình trạng “nghèo – thoát nghèo – tái nghèo” ở Việt Nam. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, bên cạnh kế thừa những kinh nghiệm, cách làm hay cần có chiến lược giảm nghèo mới 12 là một yêu cầu cấp bách. Song việc chuyên đổi phương pháp sang nghèo đa chiều để thực sự đem lại hiệu quả thì cần nhiều việc phải làm. Việc bình đẳng tuyệt đối giữa giàu với nghèo là rất khó. Chính vì vậy việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhà nước cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như cải thiện chất lượng khan chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục,…. 2.1.3 Ảnh hưởng của đói nghèo đế sự phát triển của xã hội và con người Người nghèo, quốc gia nghèo luôn sống trong lo âu muốn tìm ra lối thoát. Báo cáo chương trình tổng kết giảm nghèo ở Châu Á – Thái Bình Dương đã đánh giá rằng: sống một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây ra những thất vọng mà những thất vọng này lại là nguồn gốc của sự phá phách, gây phiền hà cho cuộc sống và trật tự xã hội. Tình trạng nghèo ấp ủ các xung đọt về xã hội, chính trị, phá hoại những giá trị cơ bản của con người và làm xói mòn hạnh phúc gia đình. Sự nghèo khó không chỉ gây nhức nhối cho người nghèo ở khía cạnh vật chất mà còn cả tinh thần. Nó làm giảm khả năng tham gia các hoạt động cộng đồng, thiếu niềm tin và hoài bão. Các hộ nghèo thường là đông con, thu nhập thấp, thiếu việc làm, họ muốn đi làm thuê nhưng lại sợ: sợ không người nào thuê, sợ không được trả công xứng đáng, sợ mang tiếng là làm thuê… có những người lại lười lao động, sống ỷ lại, hoặc có người không dám làm do trình độ thấp. 2.1.4 Nghèo đa chiều 2.1.4.1 Khái niệm nghèo đa chiều Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Mặc dù vậy, việc chọn lựa các chỉ báo phù hợp để đo lường nghèo đa chiều vẫn còn chưa rõ ràng. Cách tiếp cận Sinh kế bền vững (SLA) của Bộ Phát triển Quốc tế - Vương Quốc Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan