Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện lạc thủy, tỉnh hò...

Tài liệu đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện lạc thủy, tỉnh hòa bình

.PDF
107
200
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN KHÁNH HÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG Hà Nội - 2017 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN KHÁNH HÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Châu Thu Hà Nội - 2017 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................5 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................7 DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................................................7 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................8 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................................................8 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................................9 IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................10 V. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................11 VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN..................................................................................11 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................12 1.1. ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG NÔNG NGHIỆP ...............................12 1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT.............................................................14 1.2.1. Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái ...................................................................14 1.2.2. Quan điểm sử dụng đất hiệu quả ...........................................................................14 1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững ..........................................................................18 1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.......................................................................................................20 1.3.1. Những nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .............................20 1.3.2. Những nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trong nƣớc...............................22 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. ....................................................................................................................................25 CHƢƠNG II: NỘI DUNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................26 2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................................................26 2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................26 2.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................26 2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................26 2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................26 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HÒA BÌNH ...................................................................................................................30 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẠC THỦY .......................................................................................................................30 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................................30 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lạc Thủy ...................................................37 3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC THỦY ......................................................42 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Lạc Thủy...............................................................42 3.2.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính ......................................................48 1 3.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI HUYỆN LẠC THỦY .................................................................................................................................53 3.3.1. Khung đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp..........................53 3.3.2. Đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp theo các loại hình sử dụng đất .............................................................................................................................................54 3.3.3. Tổng hợp tính bền vững của sử dụng đất, đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Lạc Thủy ..................................................................................................84 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN LẠC THỦY.......................................................................87 3.4.1. Giải pháp về kinh tế ................................................................................................87 3.4.2. Giải pháp về xã hội..................................................................................................88 3.4.3. Giải pháp về môi trƣờng .........................................................................................89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................91 1. Kế t luâ ̣n...........................................................................................................................91 2. Kiến nghị ........................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................95 PHỤ LỤC .....................................................................................................................97 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Đào Châu Thu, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Nguyễn Khánh Hà 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn của mình đến cô giáo hƣớng dẫn trực tiếp là PGS. TS. Đào Châu Thu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Ban Giám đốc, các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng tôi và các thầy cô giáo trong Khoa các khoa học liên ngành của Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi và góp ý nhiều cho tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn. Tôi cũng xin cám ơn các nhà khoa học, nhà quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Lạc Thủy, UBND các xã và các nông hộ tại các xã An Bình, Phú Thành và Đồng Tâm… đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng tôi muốn đƣợc cám ơn bạn bè và những ngƣời thân trong gia đình tôi đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn này. Tác giả Nguyễn Khánh Hà 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CPTG Chi phí trung gian CLĐ Công lao động CLĐGĐ Công lao động gia đình CNH Công nghiệp hóa ĐKTN Điều kiện tự nhiên GTNC Giá trị ngày công GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn KSDĐ Kiểu sử dụng đất LUT Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type) MĐG Mức đánh giá NTTS Nuôi trồng thủy sản TNT Thu nhập thuần TNHH Thu nhập hỗn hợp TCP Tổng chi phí UBND Ủy ban nhân dân FAO Tổ Agricultunal Organization) chức nông 5 lƣơng thế giới (Food and DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Lạc Thủy giai đoạn 2011 - 2015 ............. 38 Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng ....................... 43 Bảng 3.4. Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Lạc Thủy ....................... 50 Bảng 3.5. Phân cấp các chỉ tiêu kinh tế.............................................................. 55 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số LUT chính ở tiểu vùng 1 ...................... 56 Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của một số LUT chính ở tiểu vùng 2 ...................... 57 Bảng 3.8. Tiêu chuân đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất ............... 68 Bảng 3.9. Phân cấp hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 1 ............ 69 Bảng 3.10. Phân cấp hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất ở tiểu vùng 2 .......... 70 Bảng 3.11. Lƣợng phân bón cho cây trồng ( quy đổi ra lƣợng N, P2O5, K2O ) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý ở tiểu vùng 1 ............................................. 75 Bảng 3.12. Lƣợng phân bón cho cây trồng ( quy đổi ra lƣợng N, P 2O5, K2O ) và tiêu chuẩn bón phân cân đối, hợp lý ở tiểu vùng 2 ............................................. 76 Bảng 3.13. Mức độ sử dụng thuốc BVTV .......................................................... 80 Bảng 3.14. Đánh giá chung hiệu quả của các loại hình sử dụng đất .................. 84 6 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng huyện Lạc Thủy năm 2015 ................ 42 Hình 3.2. Biểu đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạc Thủy giai đoạn 2010 - 2015.......................................................................................................... 47 Hình 3.3. Kiểu sử dụng đất Lúa cho LUT Chuyên lúa ....................................... 59 Hình 3.4. Kiểu sử dụng đất trồng ngô trong ...................................................... 60 KSDĐ Lúa xuân – Lúa mùa - ngô đông ............................................................ 60 Hình 3.5. Kiểu sử dụng đất trồng Keo cho LUT trồng rừng............................... 60 Hình 3.6. Kiểu sử dụng đất nuôi cá cho LUT nuôi trồng thủy sản ..................... 61 Hình 3.7. Kiểu sử dụng đất trồng Cải bắp trong ................................................. 62 KSDĐ Lúa xuân - Lúa mùa - Cải bắp ................................................................. 62 Hình 3.8. Kiểu sử dụng đất trồng bƣởi trong LUT cây ăn quả ........................... 63 Hình 3.9. Kiểu sử dụng đất trồng cam trong LUT cây ăn quả ............................ 63 Hình 3.10. Phỏng vấn hộ nông dân trồng cam trong LUT cây ăn quả ............... 64 Hình 3.11. Kiểu sử dụng đất trồng Chè trong LUT cây công nghiệp ................. 64 Hình 3.12. Phỏng vấn hộ nông dân trồng chè trong LUT cây công nghiệp ............. 65 Hình 3.13. Phỏng vấn hộ nông dân trồng Keo trong LUT trồng rừng ............... 65 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 01: Bản đồ hành chính huyện Lạc Thủy ................................................. 31 Bản đồ 02: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa BìnhBảng 3.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Lạc Thủy ............... 46 Bản đồ 03: Bản đồ hiện trạng các loại hình sử dụng đất năm 2016 huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình ............................................................................................ 52 7 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội con ngƣời đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó làm giảm dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Với sức ép của việc gia tăng dân số, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ. Nhiều trƣờng hợp khai thác sử dụng đất một cách tuỳ tiện dẫn đến sản xuất không thành công. Vì vậy quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã đƣợc định hƣớng cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng quan trọng và cấp bách hiện nay trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Kinh tế Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ nhƣng nông nghiệp là Ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và thu nhập cho trƣớc hết là khoảng 70% dân cƣ, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc và ổn định chính trị - xã hội của đất nƣớc. Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, Nông nghiệp Việt Nam ngày càng rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, tiếp tục ổn định và có mức tăng trƣởng. Tuy nhiên, tăng trƣởng nông nghiệp thời gian qua của nƣớc ta chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tƣ) và đất đai. Sản xuất nông nghiệp đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trƣờng nhƣ: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nƣớc, đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, ruộng đất bị xé lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản hàng hóa, tăng chi phí sản xuất … đe dọa tính bền vững của tăng trƣởng của ngành Nông nghiệp. Khai thác tiềm năng đất đai để đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ của sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc. 8 Là một huyện thuộc vùng Đông Nam của tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Thủy có diện tích tự nhiên 31.358,89 ha chiếm 6,96% diện tích toàn tỉnh, với 15 đơn vị hành chính cấp xã (13 xã, 2 thị trấn) chia thành hai vùng theo dọc chiều dài của Sông Bôi cùng với các dãy núi đá vôi tạo nên vệt chia cắt địa hình lớn nhất của huyện: Vùng trong nằm bên bờ Tây của sông Bôi, Vùng ngoài nằm bên bờ Đông sông Bôi. Huyện Lạc Thủy có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp 22.240,59 ha chiếm 70,92% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 7.229,15 ha chiếm 23,05% tổng diện tích tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Thời gian qua huyện đã thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nhƣ: Đƣa các loại giống mới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật... Tuy nhiên do trình độ sản xuất thủ công thấp, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế nên năng suất cây trồng chƣa cao, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trƣởng một cách tùy tiện đã có dấu hiệu vƣợt quá mức cho phép ảnh hƣởng tới môi trƣờng sinh thái, quỹ đất nông nghiệp chƣa đƣợc khai thác hiệu quả, chƣa xây dựng đƣợc các loại hình sử dụng đất thực sự thích hợp với tiềm năng đất đai và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa phƣơng cùng với đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện làm đất đai bị thu hẹp, manh mún và phân tán. Xuất phát từ những vấn đề trên, Việc đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình nhằm đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà quản lý, nhà khoa học, ngƣời sử dụng đất tham khảo và ứng dụng trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lạc Thủy là việc rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục tiêu tổng quát Áp dụng phƣơng pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. 9 * Mục tiêu cụ thể - Xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Đánh giá tính bền vững các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình theo nguyên tắc đánh giá đất của FAO áp dụng tại Việt Nam. - Đề xuất các loại hình và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp huyện Lạc Thủy 2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạc Thủy 3. Đánh giá tính bền vững của sử dụng đất nông nghiệp thông qua đánh giá bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại sử dụng đất (Theo phƣơng pháp đánh giá đất của FAO), đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Lạc Thủy. - Khung đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp - Đánh giá tính bền vững sử dụng đất của các loại đất - Tổng hợp tính bền vững của sử dụng đất, đề xuất các loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Lạc Thủy 4. Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng bền vững tại huyện Lạc Thủy IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tƣợng nghiên cứu : - Đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các loại hình sử dụng trong quỹ đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (mô hình nông lâm kết hợp) và các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. * Phạm vi nghiên cứu: - Đất nông nghiệp: Gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nƣơng rẫy và đất trồng cây công nghiệp lâu năm; đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất rừng. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình nơi đại diện và điển hình có đầy đủ các loại hình canh tác cây trồng 10 nông nghiệp cần nghiên cứu. Củ thể tại 03 điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, gồm: + Vùng trong: Nằm bên bờ Tây của sông Bôi bao xã An Bình (Đại diện cho 06 xã vùng Trong, nằm bên bờ Tây của sông Bôi địa hình thấp thƣờng hay bị ngập úng vào mùa mƣa). + Vùng ngoài: Nằm bên bờ Đông sông Bôi, gồm các xã: Phú Thành, Đồng Tâm. (Đại diện cho 09 xã Vùng ngoài, nằm bên bờ Đông của sông Bôi địa hình bằng phẳng và tƣơng đối cao). - Về thời gian: Số liệu sử dụng đánh giá biến động thu thập đƣợc từ năm 2010 - 2015, các giải pháp sử dụng đất đến năm 2020. V. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành - Phƣơng pháp nghiên cƣ́u - Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp - Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu - Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu - Phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung của luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, đƣợc bố cục thành 3 phần nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Nội dung, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng bền vững tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. 11 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Nhà nông học ngƣời Anh V.R.William (1991) đã đƣa ra khái niệm: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm của cây” . Theo FAO (1990) cho rằng: „‟Đất là một tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, không chỉ cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời mà còn duy trì sự sống của động, thực vật ở trên bề mặt trái đất‟‟. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, theo Đào Thu Châu và Nguyên Khang (1989) nhận định đất đai đƣợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm: Khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ nhƣỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, đất tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con ngƣời. Theo quan điểm của các nhà thổ nhƣỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc đƣợc” và đất đai đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt bao gồm: Khí hậu, thời tiết, thổ nhƣỡng, địa hình, mặt nƣơc, các lớ trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại”. Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất đƣợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông nghiệp ngƣời ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trƣờng hợp đất đai đƣợc sử dụng vào mục đích khác nhau của ngành. Trong trƣờng hợp đó đất đai đƣợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất nghiệp mới đƣợc coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý ruộng đất, trên thực tế ngƣời ta co đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu tƣ lớn nào cả. Vì vậy, theo Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013 (2013, tr 20-21) nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghệp, lâm nghiệp, chăn nuôi thủy sản, làm 12 muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác” . Dựa vào mục đích sử dụng, Luật đất đai năm 2013 phân loại đất đai thành 3 nhóm chính: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chƣa sử dụng. Đất nông nghiệp là đất đƣợc xác định chủ yếu sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp. Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội. Nhận thức đúng các đặc trƣng riêng của đất sẽ giúp nhà quản lý và ngƣời sử dụng đất có các định hƣớng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất, đồng thời không ngừng cải tạo, bảo vệ đất và môi trƣờng sinh thái. Nhƣng trong thực tế, theo báo cáo của World bank [53], hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lƣơng thực của thế giới vẫn thiếu hụt từ 150 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của Chƣơng trình môi trƣờng Liên hiệp quốc và Trung tâm Thông tin Đất quốc tế, trong 13.340 triệu ha đất của lục địa đã có 2.000 triệu ha bị thoái hóa, tập trung nhiều ở Châu Á và Châu Phi với 1.240 triệu ha chiếm 62%, trong đó đất thoái hóa nặng là 1.100 triệu ha, đất thoái hóa trung bình là 900 triệu ha. Dự báo trong vòng 20 năm nữa diện tích đất bị thoái hóa mạnh sẽ tăng thêm 140 triệu ha. Diện tích đất nông nghiệp của thế giới bị thoái hóa 562 triệu ha, đất đồng cỏ thoái hóa 685 triệu ha, đất rừng thoái hóa 719 triệu ha. Phân hóa đất nông nghiệp bị thoái hóa theo các khu vực nhƣ sau: Châu Phi 121 triệu ha, Châu Á 214 triệu ha, Nam Mỹ 64 triệu ha, Trung Mỹ 28 triệu ha, Bắc Mỹ 63 triệu ha, Châu Âu 72 triệu ha. 13 Đất đồng cỏ bị thoái hóa ở các khu vực: Nam Phi 243 triệu ha, Châu Á 281 triệu ha, Nam Mỹ 68 triệu ha, Trung Mỹ 10 triệu ha, Bắc Mỹ 29 triệu ha, Châu Âu 54 triệu ha. Đất rừng bị thoái hóa phân bố nhƣ sau: Châu Phi 130 triệu ha, Châu Á Thái Bình Dƣơng 356 triệu ha, Nam Mỹ 112 triệu ha, Trung Mỹ 25 triệu ha, Bắc Mỹ 4 triệu ha, Châu Âu 92 triệu ha. 1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT 1.2.1. Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái * Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần chủ yếu: - Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ dinh dƣỡng và vị trí của chúng. - Các nhân tố ngoại cảnh: khí hậu, đất, nƣớc. Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái đƣợc phân theo dòng năng lƣợng, chuỗi thức ăn, sự phân bố không gian và thời gian tuần hoàn vật chất, phát triển, tiến hoá và điều khiển. * Hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống với các hệ thống phụ nhƣ đồng ruộng trồng cây hàng năm, vƣờn cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân cƣ, trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan trọng nhất trong hệ thống sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ sở sản xuất nông nghiệp nhƣ nông trƣờng, hợp tác xã nông nghiệp. Một trong những đặc điểm cơ bản của đất đai là tính cố định về mặt địa lý, không gian. Do đó, mỗi loại đất ở những vị trí khác nhau có điều kiện sinh thái khác nhau. Để sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời duy trì và cải thiện đƣợc môi trƣờng, gắn liền với phát triển bền vững thì phải đánh gía đƣợc tiềm năng sử dụng đất của từng vùng sinh thái nông nghiệp. Từ đó làm cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp, làm tiền đề cho việc bố trí sử dụng đất hợp lý. 1.2.2. Quan điểm sử dụng đất hiệu quả Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn, việc sử dụng đất vào các mục đích cụ thể, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp cần phát huy đƣợc tiềm năng đất đai, tránh tình trạng sử dụng đất bừa bãi, không phù hợp với tiềm năng 14 vốn có của đất đai dẫn đến lãng phí, thiếu hiệu quả. Sử dụng đất hiệu quả với quan điểm: - Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động, để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hƣớng tới xuất xuất khẩu. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng hóa” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái bảo vệ môi trƣờng. - Trên quan điểm phát triển hệ thống, thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng tập trung chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa theo hƣớng ngành hàng, nhóm sảm phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. - Nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và quá trình tích tụ ruộng đất. Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả. Theo Trung tâm từ điển ngôn ngữ, hiệu quả chính là kết quả cũng nhƣ yêu cầu của việc làm đem lại. Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử dụng đất. Kết quả ở đây đƣợc hiểu là kết quả hữu ích, là một đại lƣợng vật chất tạo ra do mục đích của con ngƣời, đƣợc hiểu bằng những chỉ tiêu do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con ngƣời mà ta phải xem xét kết quả đó đƣợc tạo ra nhƣ thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đƣa lại kết quả hữu ích hay không. Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lƣợng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng xác định đúng khái niệm, bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, tức là phải tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ đƣợc môi trƣờng. Điều đó có 15 nghĩa là hiệu quả phải đƣợc xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. - Hiệu quả kinh tế Theo quan điểm tính hiệu quả của C.Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động giữa các ngành”. Theo quan điểm này thì đó là quy luật “Tiết kiệm”, là “Tăng năng suất lao động xã hội”, hay đó là “Tăng hiệu quả”. Ông cho rằng “Nâng cao năng suất lao động vƣợt quá nhu cầu cá nhân của ngƣời lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”. Nhƣ vậy, theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải đƣợc hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hananu, Rusteruyer, Simmerman), hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel và Nordthuas cho rằng “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lƣợng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lƣợng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đƣờng giới hạn khả năng năng suất của nó”. Theo tác giả Đỗ Khắc Thịnh cho rằng “Thông thƣờng hiệu quả đƣợc hiểu nhƣ một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trƣờng hợp không thực hiện đƣợc phép trừ hoặc không có ý nghĩa”. Do vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí. Nếu xét trên phƣơng diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là phần giá trị thu đƣợc của hoạt động đầu tƣ, chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra khối lƣợng của cải 16 vật chất nhiều nhất, với một lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất và lao động thấp nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lƣợng hoá, đƣợc tính toán tƣơng đối chính xác và đƣợc lƣợng hoá bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, tài chính (Quyền Đình Hà, 2002). - Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [42], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp đƣợc xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Theo quan điểm trên cho thấy, hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con ngƣời. Chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Việc lƣợng hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phản ánh thông qua các chỉ tiêu mang tính định tính nhƣ tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, định canh, định cƣ, xây dựng xã hội lành mạnh, nâng cao mức sống của ngƣời dân. - Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trƣờng là vấn đề quan trọng mà cả xã hội đang rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất đƣợc coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không có những tác động xấu đến vấn đề môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc, không khí và hệ sinh thái. Hiệu quả đạt đƣợc khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trƣờng xấu đi mà ngƣợc lại quá trình sản xuất đó còn đem lại cho môi trƣờng tốt hơn, làm cho môi trƣờng xanh, sạch đẹp hơn trƣớc. Hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hóa học môi trƣờng, hiệu quả vật lý môi trƣờng và hiệu quả sinh vật môi trƣờng. Hiệu quả môi trƣờng vừa đảm bảo lợi ích trƣớc mắt vì phải gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng đất vừa đảm bảo lợi ích lâu dài là bảo vệ tài nguyên đất và môi trƣờng sinh thái. Khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của một loại hình sử dụng đất nào đó đƣợc đảm bảo thì hiệu quả môi trƣờng càng đƣợc quan tâm. 17 Nhƣ vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trƣờng ngƣợc lại không có hiệu quả xã hội và môi trƣờng hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc. 1.2.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững là một nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và toàn cầu. Đã đến lúc con ngƣời phải quan tâm đến khả năng sản xuất lƣơng thực trong tƣơng lai. Nếu năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỷ, thì đến năm 1990, con số đó đã tăng lên gấp đôi là 5,3 tỷ, và đến 2000, thế giới đã có 6,3 tỷ dân. Vấn đề đƣợc đặt ra là, nền nông nghiệp cần sản xuất nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực cho tƣơng lai, khi dân số thế giới sẽ lên đến 10 tỷ vào năm 2050 (Trần Danh Thìn, 2004). Chính vì lẽ đó, phát triển nông nghiệp bền vững, hiện nay, đã trở thành sự quan tâm đặc biệt của các nhà môi trƣờng, các cán bộ nghiên cứu nông nghiệp, nông dân, thậm chí cả các chính trị gia và các tầng lớp xã hội khác... Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable Land Use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có sản lƣợng chấp nhận đƣợc hoặc tăng lên, thoả mãn nhu cầu của con ngƣời ngày một nâng cao; một hệ thống có năng suất tăng liên tục, đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao và an toàn sinh thái, thông qua sự quản lý các nguồn lợi thiên nhiên và đầu tƣ, với những tổn hại ít nhất đối với môi trƣờng và ít nguy hiểm nhất đối với con ngƣời. Nông nghiệp bền vững phải đƣợc xem xét ở các khía cạnh sinh thái và kinh tế- xã hội (Trần Danh Thìn, 2004). Theo Greenland (1994), Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lý đất bền vững, không làm suy thoái đất, hoặc làm ô nhiễm môi trƣờng, trong khi đáp ứng đƣợc những nhu cầu cần thiết của cuộc sống con ngƣời (Trần Danh Thìn, 2004). Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp (đất đai, lao động...) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con ngƣời đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng cho nhu cầu xã hội về an ninh lƣơng thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lƣợng của môi trƣờng sống cho đời sau. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan