Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dạy học trải nghiệm chương oxi lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển năng lực vận d...

Tài liệu Dạy học trải nghiệm chương oxi lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn​

.PDF
150
157
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ THU HIỀN DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ THU HIỀN DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHƢƠNG OXI – LƢU HUỲNH LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn hóa học Mã số: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ KIM LONG HÀ NỘI – 2020 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Sư phạm, các thầy cô đã giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học, khóa QH- 2017 – S, trường Đại học Giáo dục – Đại Học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành hoàn thành chương trình học tập và luận văn. Tác giả xin được gửi đến PGS.TS. Lê Kim Long lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất. Tác giả xin được cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô và các em học sinh lớp 10, trường THPT Chúc Động và trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài. Tác giả kính chúc quý thầy cô, người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp lời chúc sức khỏe và thành công, tác giả xin chân thành cảm ơn vì đã luôn quan tâm, đồng hành, khuyến khích, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu! Hà Nội, năm 2019 Trần Thị Thu Hiền i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ tƣơng ứng 1 DH 2 ĐHQG Đại học quốc gia 3 ĐHSP Đại học sư phạm 4 ĐC 5 GQVĐ 6 GV 7 HĐTN 8 HS Học sinh 9 KN Kĩ năng 10 NL Năng lực 11 NXB Nhà xuất bản 12 PPDH Phương pháp dạy học 13 STT Số thứ tự 14 TNG Thí nghiệm 15 TT Thực tiễn 16 TN Trải nghiệm 17 TNKQ Trắc nghiệm khách quan 18 TNTL Trắc nghiệm tự luận 19 THN Thực nghiệm 20 THPT Trung học phổ thông 21 VDKT Vận dụng kiến thức Dạy học Đối chứng Giải quyết vấn đề Giáo viên Hoạt động trải nghiệm ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cấu trúc chương oxi lưu huỳnh ...................................................... 31 Bảng 2.2. Tiêu chí và mức độ đánh giá NLVDKT HH vào TT ..................... 35 Bảng 3.1. Thông tin các lớp tiến hành khảo sát và áp dụng đề tài ................. 85 Bảng 3.2. Thống kê điểm kiểm tra 15 phút trường THPT Chúc Động .......... 87 Bảng 3.3. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 15 phút trường THPT Chúc Động....................................................................................................... 87 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút trường THPT Chúc Động ................................................................................ 88 Bảng 3.5. Thống kê điểm kiểm tra 45 phút trường THPT Chúc Động .......... 89 Bảng 3.6. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 45 phút trường THPT Chúc Động....................................................................................................... 89 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút trường THPT Chúc Động ................................................................................ 90 Bảng 3.8. Thống kê điểm kiểm tra 15 phút trường THPT Xuân Mai............. 91 Bảng 3.9. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 15 phút trường THPT Xuân Mai ......................................................................................................... 91 Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút trường THPT Xuân Mai .................................................................................. 92 Bảng 3.11. Thống kê điểm kiểm tra 45 phút trường THPT Xuân Mai........... 93 Bảng 3.12. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 45 phút trường THPT Xuân Mai ......................................................................................................... 93 Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút trường THPT Xuân Mai .................................................................................. 94 Bảng 3.14. Phân phối tần suất bài kiểm tra 15 phút trường THPT Chúc Động ....95 Bảng 3.15. Phân phối tần suất bài kiểm tra 45 phút trường THPT Chúc Động ....96 iii Bảng 3.16. Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của nhóm ĐC – THN trường THPT Chúc Động ...................................................................... 96 Bảng 3.17. Phân phối tần suất bài kiểm tra 15 phút trường THPT Xuân Mai 97 Bảng 3.18. Phân phối tần suất bài kiểm tra 45 phút trường THPT Xuân Mai 97 Bảng 3.19. Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của nhóm ĐC – THN trường THPT Xuân Mai ......................................................................... 98 Bảng 3.20. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi HS sau khi thực hiện đề tài ...... 98 iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 15 phút trường THPT Chúc Động....................................................................................................... 88 Biểu đồ 3.2. Đường lũy tích kết quả kiểm tra 15 phút trường THPT Chúc Động ................................................................................................................ 89 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 45 phút trường THPT Chúc Động....................................................................................................... 90 Biểu đồ 3.4. Đường lũy tích kết quả kiểm tra 45 phút trường THPT Chúc Động ................................................................................................................ 91 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 15 phút trường THPT Xuân Mai ......................................................................................................... 92 Biểu đồ 3.6. Đường lũy tích kết quả kiểm tra 15 phút trường THPT Xuân Mai .. 93 Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ phần trăm các mức độ điểm kiểm tra 45 phút trường THPT Xuân Mai ......................................................................................................... 94 Biểu đồ 3.8. Đường lũy tích kết quả kiểm tra 45 phút trường THPT Xuân Mai .. 95 v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN ......................................................... 7 1.1. Định hướng đổi mới giáo dục hiện nay...................................................... 7 1.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.................................. 8 1.2.1. Năng lực. ................................................................................................. 8 1.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông. ................................................................................................... 9 1.2.3. Biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông. ................................................................................ 10 1.2.4. Nguyên tắc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông. ........................................................... 10 1.2.5. Ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông trong xã hội hiện nay. ............................................................................ 11 1.2.6. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. ............. 12 1.3. Hoạt động trải nghiệm. ............................................................................. 12 1.3.1. Một số khái niệm. .................................................................................. 12 1.3.2. Cấu trúc chung của hoạt động trải nghiệm trong dạy học. ................... 20 1.3.3. Phân loại hoạt động trải nghiệm trong dạy học. ................................... 20 1.3.4. Bản chất của hoạt động trải nghiệm . .................................................... 23 vi 1.3.5. Ý nghĩa của việc sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học. ........ 24 1.3.6. Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học. ........................................................................................................... 24 1.3.7. Những lưu ý khi sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học. ......... 25 1.4. Thực trạng của việc sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10. ..................................................................... 26 1.4.1. Tổ chức khảo sát. .................................................................................. 26 1.4.2. Kết quả khảo sát. ................................................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 29 CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG BÀI DẠY SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC ............................................................................. 30 2.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương Oxi – lưu huỳnh – hóa học 10. .... 30 2.1.1. Mục tiêu chương Oxi – lưu huỳnh – hóa học 10. ................................. 30 2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương oxi – lưu huỳnh – hóa học 10.................... 31 2.1.3. Những điểm lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học chương Oxi – lưu huỳnh – hóa học 10. .................................................................................. 31 2.2. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học. ........ 32 2.2.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và khai thác tối ưu các thiết bị, đồ dùng dạy học sẵn có. ....................................................................................... 32 2.2.2. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi. ..................................... 32 2.2.3. Nguyên tắc vừa sức, nâng cao hứng thú trong học tập. ........................ 33 2.3. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học. ........... 33 2.3.1. Xác định nội dung kiến thức cần hình thành từ đó xây dựng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm. .............................................................................. 33 2.3.2. Chuẩn bị kế hoạch và phương tiện tổ chức hoạt động trải nghiệm. ..... 33 2.3.3. Giới thiệu và đưa ra thể lệ tiến hành hoạt động trải nghiệm................. 33 2.3.4. Điều khiển hoạt động trải nghiệm. ........................................................ 33 vii 2.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm. .............................................. 33 2.3.6. Thảo luận và rút ra kiến thức. ............................................................... 34 2.4. Nguyên tắc sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học......... 34 2.5. Thiết kế một số công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn .............................................................................. 34 2.5.1. Xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. ..................................................................................... 34 2.5.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trong dạy học hóa học. .................................. 38 2.5.3. Thiết kế phiếu hỏi học sinh về mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh. ................................................ 40 2.5.4. Thiết kế bài kiểm tra ............................................................................. 40 2.6. Sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương oxi – lưu huỳnh – hóa học 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh. .......................................................................................................... 45 2.6.1. Thiết kế kế hoạch dạy học hóa học sử dụng hoạt động trải nghiệm. .... 52 2.6.2. Một số kế hoạch dạy học chương oxi – lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn vào sử dụng hoạt động trải nghiệm. ..................................................................................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 84 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm. .............................................................. 84 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm. ............................................................................ 84 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm. .............................................................. 84 3.3.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm. .............................................. 84 3.3.2. Lập kế hoạch giảng dạy, tiến hành các giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả... 85 3.3.3. Thu thập kết quả thực nghiệm sư phạm và xử lí thông tin thu được. ... 86 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm. .............................................................. 100 Tiểu kết chƣơng 3. ....................................................................................... 102 viii KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 103 1. Kết luận ..................................................................................................... 103 2. Khuyến nghị .............................................................................................. 104 3. Đề xuất phương hướng kế tiếp .................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 PHỤ LỤC ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiệm vụ của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay là phát triển toàn diện những năng lực (NL) của học sinh (HS), phát triển khả năng tư duy, tính tích cực, sao cho người học chủ động lĩnh hội tri thức. Với nhiệm vụ được đặt ra, cần có sự đổi mới toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy học đến hình thức kiểm tra, đánh giá, trong đó việc đổi mới phương pháp là rất quan trọng. Người giáo viên (GV) cần cải tiến phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập ở HS, kích thích sự tìm tòi, khám phá, tìm được mối liên hệ giữa kiến thức hóa học (HH) trên sách vở với thực tiễn (TT) cuộc sống, giúp HS tìm ra đáp án cho câu hỏi: “học cái này để làm gì?”, “cái này học có áp dụng gì vào TT không?”, “tại sao phải học cái này?”, “ làm cách nào để đạt được mục tiêu học tập đề ra”. Trong quá trình học tập HS là chủ thể chủ động, tích cực, phát huy được khả năng tự học, khả năng hợp tác, vận dụng kiến thức (VDKT) đã học vào TT. Dạy học thông qua trải nghiệm (TN) là một phương pháp dạy học (PPDH) tích cực tiến hành được cả trong và ngoài nhà trường giúp HS rèn luyện hiệu quả khả năng hoạt động tích cực, chủ động, khả năng tư duy và phát triển các NL. HH vừa là môn khoa học lý thuyết vừa gắn với thực nghiệm, có rất nhiều kiến thức liên quan đến TT trong cuộc sống, bởi vậy sử dụng dạy học TN để giải quyết các vấn đề TT sẽ kích thích, tạo hứng thú cho HS khi tham gia các hoạt động, từ đó các em phát triển được các NL cần thiết đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập. Trong chương trình HH phổ thông, chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 có nhiều kiến thức liên quan được áp dụng vào TT, có thể thiết kế được các HĐTN nhằm phát triển NL VDKT HH vào TT. Vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Dạy học trải nghiệm chƣơng Oxi – lƣu huỳnh lớp 10 phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn” để nghiên cứu. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học - Nguyễn Thị Dung – Dƣơng Hƣơng Giang (2018), Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4,5 trong dạy học tiếng việt gắn với thực tiễn địa phương ở thành phố Hải Phòng, Tạp chí giáo dục, số 433. - Đào Thị Ngọc Minh – Nguyễn Thị Hằng (2018), Học tập trải nghiệm – Lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 433. - Võ Trung Minh (2015), Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam. - Nguyễn Hữu Tuyến (2018), Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí giáo dục, số 434. Điểm chung của những nghiên cứu này là đã nêu ra được vai trò của hoạt động trải nghiệm và trình bày được cách các tác giả đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong lĩnh vực mình nghiên cứu nhưng chưa đưa ra được quy trình chung để tổ chức có hiệu quả nội dung trải nghiệm có thể áp dụng được cho các môn học khác nhau, các chủ đề khác nhau, vì thế khi tham khảo để áp dụng tổ chức trải nghiệm vào môn Hóa học còn gặp nhiều khó khăn. 2.2. Các công trình nghiên cứu nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh - Đàm Thúy Biên (2016), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học tích hợp phần kim loại hóa học lớp 12, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. - Nguyễn Minh Thông (2016), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn qua dạy học sử dụng thí nghiệm và dạy học nêu vấn đề 2 chương oxi – lưu huỳnh – hóa học lớp 10, Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. - Nguyễn Thị Thanh Xuân (2016), Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học thông qua dạy học phần ancol – Phenol – hóa học 11 – Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Những nghiên cứu của các tác giả trên trình bày cách thức các tác giả đã thực hiện nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh bằng các phương pháp dạy học khác nhau, mỗi cách các tác giả làm đều có ý nghĩa nhất định đến sự phát triển năng lực của học sinh. Với mỗi cách thức tổ chức hoạt động học tập cho HS, GV lại xây dựng các bộ công cụ tương ứng để đánh giá sự phát triển năng lực của HS, đó là điểm quan trọng, cần thiết để tôi tìm hiểu, nghiên cứu và học tập. Kế thừa những ưu điểm của các nghiên cứu trên, tôi nhận thấy sự cần thiết phải nghiên cứu thêm những phương pháp dạy học khác để làm đa dạng cách thức tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức cho HS. Thông qua một số công trình nghiên cứu ở trên tôi nhận thấy đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề phát triển NL VDKT HH vào thực tiễn và cho HS và sử dụng HĐTN trong dạy học. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu sử dụng HĐTN nhằm phát triển NL VDKT vào TT áp dụng với chương Oxi – lưu huỳnh chưa có nhiều tác giả quan tâm. Tôi thấy cần nghiên cứu và áp dụng dạy học TN với chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 để phát triển NL VDKT cho HS. Những công trình nghiên cứu nêu trên chính là là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “Dạy học trải nghiệm chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn”. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và sử dụng các HĐTN trong dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn HH trong trường phổ thông. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và TT của: + Việc đổi mới phương pháp dạy học. + Việc phát triển NL VDKT HH vào TT. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS. - Thiết kế một số HĐTN và triển khai thực nghiệm sư phạm vào dạy học chương Oxi – lưu huỳnh nhằm phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS. - Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS trong chương Oxi – lưu huỳnh – HH 10. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, thu thập và xử lí dữ liệu để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài. 5. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học HH bậc THPT. 5.2 Đối tượng nghiên cứu Dạy học có sử dụng HĐTN trong chương Oxi – lưu huỳnh nhằm phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS. 5.3 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong chương: Oxi - lưu huỳnh – HH 10. - Thực hiện nghiên cứu tại trường THPT Chúc Động và trường THPT Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ – Thành phố Hà Nội. 6. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để phát triển được NL VDKT cho HS bằng cách sử dụng HĐTN khi dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10? 7. Giải thuyết khoa học GV thiết kế và sử dụng HĐTN khi dạy học chương Oxi – lưu huỳnh theo hướng học đi đôi với hành. HS hoạt động chủ động, tích cực tự TN trong 4 việc tìm tòi, kiểm chứng, củng cố và VDKT dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV sẽ hình thành và phát triển được NL VDKT HH vào TT cho HS và hứng thú, chất lượng dạy và học ở trường phổ thông được nâng cao. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận được trình bày trong sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: dạy học TN, NL VDKT HH vào TT, các kiến thức liên quan đến chương Oxi – lưu huỳnh… 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin: phát phiếu hỏi cho HS và GV để khảo sát thực trạng dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 phát triển NL VDKT HH vào TT bằng HĐTN. - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng HĐTN dạy học chương Oxi – lưu huỳnh trong việc phát triển NL VDKT HH vào TT bằng HĐTN. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sư phạm và giáo viên HH ở trường THPT. 8.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm - Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận cần thiết. 9. Những đóng góp mới của đề tài - Đề xuất cách dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển NL VDKT HH vào TT bằng HĐTN. - Thiết kế một số kế hoạch dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS có sử dụng HĐTN. - Điều tra, đánh giá thực trạng dạy học chương Oxi – lưu huỳnh lớp 10 có sử dụng HĐTN đã phát triển NL VDKT HH vào TT như thế nào khi áp dụng ở trường THPT Chúc Động; THPT Xuân Mai - thành phố Hà Nội. 5 - Thiết kế tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự phát triển NL VDKT HH vào TT cho HS. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận dạy học sử dụng hoạt động trải nghiệm và sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn Chương 2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm và công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN 1.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay Nghị quyết số 29-NQ/TW [4] về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ tình hình, nguyên nhân về những bất cập, yếu kém trong giáo dục, đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang phát triển NL, phẩm chất người học “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS”. Giáo dục cần hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả, toàn diện, nhấn mạnh vai trò của giáo dục đối với sự phát triển NL, quan tâm tới hình thành và phát triển các kĩ năng như: kỹ năng thực hành, VDKT vào TT. Giáo dục cần phát huy được ở HS khả năng học tập độc lập, chủ động, tự học, sáng tạo, khuyến khích học tập suốt đời. Giáo dục ngoài thực hiện nhiệm vụ giáo dục cần tạo điều kiện để HS phát hiện năng khiếu, sở trường của bản thân, có điều kiện tìm hiểu định hướng nghề nghiệp phù hợp, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Theo chương trình giáo dục phổ thông được công bố chính thức ngày 27/12/2018, các HĐTN có vai trò tích hợp, sử dụng các kiến thức tổng hợp và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, phát triển NL cho HS. HĐTN là một bộ phận của chương trình giáo dục ở trường học, có vai trò như một môn học, làm cho nội dung giáo dục gắn liền với TT cuộc sống, tạo điều kiện cho HS trải qua và nghiệm lại rồi tự tìm tòi, xây dựng kiến thức cho chính bản thân mình; lí thuyết được gắn liền với TT tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và 7 hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, kĩ năng sống, niềm tin đúng đắn và hình thành NL cần có ở HS. Những cơ sở khoa học trên là lí do để để tôi lưa chọn, nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu này. 1.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 1.2.1. Năng lực Theo cuốn từ điển tiếng việt, tác giả Hoàng Phê [18, tr 660-661] “ NL là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” ví dụ khả năng tư duy suy luận, khả năng VDKT để giải quyết một vấn đề TT, khả năng hoạt ngôn trong giao tiếp. NL là khả năng của mỗi cá nhân phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động cụ thể, đảm bảo hoạt động đó hiệu quả, hoàn thành cho kết quả tốt. NL là tiền đề, là điều kiện để hoạt động đạt kết quả tốt, đồng thời là kết quả của hoạt động, qua hoạt động NL hoàn thiện và phát triển hơn. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Việt Nam [3] đã xác định: “NL là thuộc tính của cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất có sẵn và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong một điều kiện cụ thể”. Có thể khái quát: NL là nói đến khả năng thực hiện, khả năng hoạt động có ý thức, thái độ. Thông qua các hoạt động học tập HS có khả năng thể hiện được những kiến thức, kĩ năng của cá nhân mình, có thể chủ động, sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức VDKT, sử dụng hiểu biết của cá nhân lựa chọn kiến thức phù hợp với hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội để giải quyết vấn đề. Có hai loại NL lớn là NL cốt lõi và NL đặc biệt. NL cốt lõi là NL cơ bản, gồm có NL chung và NL chuyên môn, là NL thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình 8 thường trong xã hội, góp phần tạo nên giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội và cần thiết với tất cả mọi người. NL đặc biệt là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người. NL chung bao gồm NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. NL chung được hình thành từ hoạt động học tập của tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục; NL chuyên môn như NL ngôn ngữ, NL tìm hiểu tự nhiên xã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất. NL chuyên môn được hình thành, phát triển thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. Môn HH góp phần hình thành và phát triển ở học sinh cả NL chung và NL chuyên môn. NL chuyên môn được hình thành và phát triển là NL tìm hiểu tự nhiên, thể hiện ở các thành phần: NL nhận thức kiến thức HH; NL tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ HH; NL VDKT HH vào TT. Trong nội dung của đề tài này tôi đặc biệt quan tâm tới sự phát triển NL VDKT HH vào TT. 1.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông Có nhiều quan điểm về NL VDKT, theo tác giả Trịnh Lê Hồng Phương [19, 120]: “NL VDKT vào TT là khả năng bản thân người học sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua TN thực tế của cuộc sống để giải quyết các vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó.” VDKT là việc lựa chọn, sử dụng kiến thức phù hợp để áp dụng vào các hiện tượng, tình huống, vấn đề cụ thể trong cuộc sống, trong tự nhiên và xã hội. VDKT HH là HS sử dụng kiến thức HH để giải quyết vấn đề, ý thức được kiến thức HH đó được sử dụng trong những lĩnh vực gì, như thế nào trong cuộc sống, phát hiện và hiểu rõ các ứng dụng của HH trong các vấn đề 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan