Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trườn...

Tài liệu Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường thpt tỉnh lào cai

.PDF
113
188
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỒ DUY MẠNH DẠY HỌC TRÊN LỚP KẾT HỢP VỚI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỒ DUY MẠNH DẠY HỌC TRÊN LỚP KẾT HỢP VỚI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Địa lí Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Vũ Sơn THÁI NGUYÊN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình của các tác giả nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Hồ Duy Mạnh i LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Sư Phạm, khoa Địa lí, phòng Đào tạo. Đặc biệt người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đỗ Vũ Sơn đã trực tiếp hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai’’. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học địa lí cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em HS của trường THPT số 1 Bảo Thắng và trường THPT số 2 Bảo Thắng - Lào Cai đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các đồng chí GV giảng dạy môn Địa lí thuộc các trường trường THPT số 1 Bảo Thắng và trường THPT số 2 Bảo Thắng - Lào Cai đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai điều tra thu thập số liệu. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Duy Mạnh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu phát triển đào tạo trực tuyến, dạy học kết hợp ..........................2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................6 5. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................6 6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................6 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................................6 8. Những điểm mới và đóng góp của đề tài...................................................................9 9. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................10 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KẾT HỢP DẠY HỌC TRÊN LỚP VỚI ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 ..................11 1.1. Đổi mới dạy học Địa lí trong các trường THPT ...................................................11 1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ..........................................................................11 1.1.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học ...................................................................11 1.1.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá ................................................................................12 1.1.4. Bồi dưỡng HS giỏi .............................................................................................13 1.1.5. Chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong trường THPT ...........13 1.2. Tổng quan về Đào tạo trực tuyến .........................................................................13 1.2.1. Khái niệm về Đào tạo trực tuyến .......................................................................13 1.2.2. Các thành phần của Đào tạo trực tuyến .............................................................15 1.2.3. Các chuẩn E-Learning .......................................................................................16 1.2.4. So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến ......................................18 iii 1.3. Dạy học kết hợp (Blended learning).....................................................................21 1.3.1. Khái niệm dạy học kết hợp ................................................................................21 1.3.2. Các phương án dạy học kết hợp ........................................................................22 1.3.3. Các lý do lựa chọn dạy học kết hợp ..................................................................23 1.4. Hình thức tổ chức dạy học trên lớp ......................................................................24 1.4.1. Định nghĩa .........................................................................................................24 1.4.2. Đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học trên lớp .............................................24 1.5. Mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 11 .....................................................24 1.5.1. Mục tiêu .............................................................................................................24 1.5.2. Nội dung chương trình Địa lí 11 .....................................................................25 1.5.3. Phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT ..........................................................25 1.6. Nghiên cứu thực trạng ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai ...............................27 1.6.1. Đội ngũ giáo viên ..............................................................................................27 1.6.2. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 11 ......................29 1.6.3. Cơ sở vật chất ....................................................................................................30 1.7. Hình thức tổ chức dạy học ....................................................................................32 1.7.1. Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học ...........................................................32 1.7.2. Phân loại hình thức tổ chức dạy học..................................................................33 1.7.3. Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ của Công nghệ thông tin và truyền thông ......33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................37 Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC KẾT HỢP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11-THPT .....39 2.1. Nguyên tắc xây dựng dạy học kết hợp .................................................................39 2.1.1. Nguyên tắc chung ..............................................................................................39 2.1.2. Nguyên tắc về dạy học .....................................................................................39 2.1.3. Nguyên tắc xây dựng bài giảng E-learning .......................................................39 2.2. Các công cụ xây dựng và triển khai dạy học kết hợp ...........................................41 2.2.1. Phần mềm E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor .........41 2.2.2. Hệ thống thông tin quản lý học tập trực tuyến modulear Object-Oriented Dynamic Learning Environment ........................................................................44 2.2.3. Phần mềm Macromedia Captivate.....................................................................47 2.3. Xây dựng khóa học học kết hợp môn Địa lí lớp 11 .............................................48 iv 2.3.1. Tiêu chí xây dựng dạy học kết hợp ...................................................................48 2.3.2. Quy trình xây dựng dạy học kết hợp .................................................................49 2.3.3. Phân tích khả năng dạy học kết trong chương trình địa lí lớp 11......................52 2.4. Sử dụng khóa học dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến .....................61 2.4.1. Quy trình sử dụng hệ thống dạy học trực tuyến ................................................61 2.4.2. Một số phương thức tổ chức dạy học kết hợp ...................................................66 2.4.3. Xây dựng một số giáo án dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở trường THPT .......................................................................70 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................82 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................83 3.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................................83 3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm .......................................................................83 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm .........................................................................................83 3.4. Kịch bản dạy học thực nghiệm .............................................................................84 3.4.1. Điều kiện dạy học ..............................................................................................84 3.4.2. Giáo án dạy học cụ thể ......................................................................................84 3.4.3. Nhiệm vụ thực hiện của GV và Người học .......................................................84 3.5. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................85 3.5.1. Lựa chọn, đánh giá đối tượng thực nghiệm .......................................................85 3.5.2. Triển khai dạy học thực nghiệm ........................................................................89 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..............................................................................91 3.7. Khảo sát ý kiến của người dạy và người học .......................................................94 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................95 KẾT LUẬN ................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................98 PHỤ LỤC .................................................................................................................100 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASTD Hội Đào tạo và Phát triển Mỹ BL Học kết hợp CAS Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng CBT Đào tạo dựa trên máy tính CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông ĐHSP Đại học sư phạm ĐTTT Đào tạo trực tuyến eXe E-Learning XHTML Editor GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV GV HS HS IDC Công ty Dữ liệu quốc tế KN Kĩ năng LCMS Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến LMS Hệ thống quản lý học tập trực tuyến Moodle Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment NCKH Nghiên cứu khoa học PC Personal Computer - Máy tính cá nhân PHP Ngô ngữ lập trình PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học SCORM Gói bài giảng SGK Sách giáo khoa SPCN Sản phẩm công nghệ TBT Đào tạo dựa trên công nghệ THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc WBT Đào tạo dựa trên web iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến [17] ........................ 19 Bảng 1.2. Bảng điều tra khai thác, sử dụng máy tính của giáo viên. ......................... 27 Bảng 1.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THPT Bảo Thắng 1&2 ................ 31 Bảng 2.1. Danh sách iDevice trong eXe ..................................................................... 43 Bảng 2.2. Phân phối chương trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT số 1 và trường THPT số 2 Bảo Thắng - Lào Cai, năm học 2016-2017 ................. 53 Bảng 2.3. Khả năng kết hợp dạy học trên lớp và dạy học trực tuyến trong chương trình Địa lí lớp 11 ở trường THPT ............................................................ 55 Bảng 3.1. Số lượng HS theo lớp ................................................................................. 86 Bảng 3.2. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại 04 lớp 11 - trường THPT số 1 Bảo Thắng - Lào Cai ................................................................................. 86 Bảng 3.3. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại 02 lớp 11 - trường THPT số 2 Bảo Thắng - Lào Cai ................................................................................. 87 Bảng 3.4. Kế hoạch chuẩn bị dạy học thực nghiệm sư phạm .................................... 89 Bảng 3.5. Kế hoạch dạy học thực nghiệm .................................................................. 89 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường THPT số 1 Bảo Thắng............ 91 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường THPT số 2 Bảo Thắng............ 92 Bảng 3.8. Kết quả phân loại điểm của hai lớp ............................................................ 93 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình sử dụng CNTT trong học tập .......................................................34 Hình 1.2. Mô tả chuẩn trong E-Learing ......................................................................18 Hình 1.3. Những hình thức dạy học kết hợp................................................................ 23 Hình 2.1 Giao diện sử dụng của phần mềm eXe .........................................................44 Hình 2.2. Giao diện sử dụng của phần mềm Macromedia Captivate .......................... 48 Hình 2.3. Hệ thống nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử ...........................................40 Hình 2.4. Các yếu tố tác động vào quá trình dạy học ..................................................49 Hình 2.5. Các thành phần của module dạy học ........................................................... 50 Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức quá trình dạy học ..................................................................51 Hình 2.7. Giao diện đăng ký tài khoản mới .................................................................61 Hình 2.8. Xác nhận tài khoản qua e-mail ....................................................................62 Hình 2.9. Giao diện cập nhật hồ sơ cá nhân của NH ...................................................63 Hình 2.10. Trang chủ daotaotructuyen.org ..................................................................63 Hình 2.11. Tham gia thảo luận nhóm ..........................................................................64 Hình 2.12. Sơ đồ hướng dẫn sử dụng hệ thống dạy học trực tuyến ............................ 65 Hình 2.13. Sơ đồ dạy học theo phương pháp hợp tác ..................................................66 Hình 2.14. Sơ đồ dạy học theo phương pháp phân hóa ...............................................68 Hình 2.15. Sơ đồ tuyến tính dạy học chương trình hoá ...............................................69 Hình 2.16. Sơ đồ dạy học tuyến tính “Tìm hiểu phép chiếu bản đồ” .........................70 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh tần số xuất hiện điểm kiểm tra cuối kì .............................. 93 vi MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, phát triển giáo dục đặt ra yêu cầu lớn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến là giải pháp toàn cầu, là phương thức giáo dục có triển vọng nhất của thế kỷ 21 và là phương thức giáo dục hỗ trợ việc xã hội học tập, là công cụ để học tập suốt đời. Chính điều này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho người học khi muốn nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng cũng như trình độ văn hóa của mình phù hợp với thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của nước ta, phù hợp với thời kì hội nhập quốc tế và khu vực. Việc lựa chọn dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến sẽ tạo điều kiện học tập thuận lợi cho người học, mở ra cơ hội học tập cho HS có nhu cầu: tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến là xu hướng tất yếu trong tương lai; là phương thức giáo dục phát triển hiện đại; là giải pháp phát triển giáo dục toàn diện; đồng thời cũng là thực hiện chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và của Ngành giáo dục trong những năm tới. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT là vấn đề thời sự, vừa cấp bách, vừa cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu đổi mới là cần đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, đồng thời bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời. Đứng trước yêu cầu đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã làm xuất hiện nhiều phương pháp dạy học mới như dạy học từ xa, dạy học trực tuyến,... Mỗi phương pháp dạy học nói trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, việc đưa ra một hình thức tổ chức dạy học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học truyền thống trên lớp với dạy học trực tuyến để phát huy tối ưu những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm mà các hình thức tổ chức dạy học nói trên đem lại được xem như là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" của mọi người và trở thành một xu thế tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay [12]. Môn Địa lí là một trong các môn khoa học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh (HS) những biểu tượng, những khái niệm Địa lí 1 quan trọng nhất. Môn Địa lí giúp HS hiểu được thế giới khách quan đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta, và dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí là một việc quan trọng không thể thiếu được. Để đạt được hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, kiến thức từ nhân loại, người học cần thiết phải có các kĩ năng học tập như kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, sử dụng máy tính, truy cập internets, sử dụng phần mềm dạy học, đọc bản đồ nhằm chiếm lĩnh và khai thác tri thức, hơn nữa giúp HS từng bước hình thành nên các năng lực: như năng lực tư duy và năng lực hành động, năng lực sáng tạo nhằm giải quyết được các đối tượng Địa lí thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Lào Cai trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh về kinh tế và văn hóa xã hội, cùng với sự phát triển đó thì giáo dục Lào Cai đang có sự đổi mới, sáng tạo, sở GD&ĐT Lào Cai đã khẳng định “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo; tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực…; phát huy vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh’’ nhằm đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực của tỉnh, đất nước và phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của UNESCO trong thế kỷ XXI (Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình). Do vậy đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn địa lí ở trường THPT là yếu tố quan trọng, then chốt và quyết định đến sự nghiệp giáo dục Lào Cai. Trên cơ sở thực tiễn đó, việc nghiên cứu, triển khai dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến đang là xu hướng tất yếu trong thời kỳ phát triển và hội nhập giáo dục, đây là hình thức dạy học hấp dẫn, hiệu quả, tạo ra cơ hội học tập cho người học, học mọi nơi mọi lúc, học mềm dẻo, học suốt đời, tự nghiên cứu là chính. Xuất phát từ những lí do trên tác giả nghiên cứu đề tài “Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai’’. 2. Lịch sử nghiên cứu phát triển đào tạo trực tuyến, dạy học kết hợp 2.1. Lịch sử nghiên cứu, phát triển đào tạo trực tuyến Trên thế giới dạy học trên cơ sở CNTT&TT nhận được sự ủng hộ tích cực của Chính phủ Mỹ từ năm 1947 và các cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, Cao đẳng đã đưa 2 ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, khoá học trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế, cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường Đại học, Cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình đào tạo trực tuyến, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004. Trong những năm gần đây, các quốc gia ở khu vực châu Âu đã tích cực phát triển và ứng dụng CNTT & TT trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống Giáo dục. Các nước này đều đánh giá cao tiềm năng to lớn mà CNTT&TT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Công ty IDC ước đoán rằng, thị trường đào tạo trực tuyến của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm. Ngoài việc tích cực triển khai đào tạo trực tuyến tại mỗi nước, giữa các nước ở khu vực châu Âu có nhiều hình thức hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu (EuroPACE), đây là mạng đào tạo trực tuyến của 36 trường Đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với Công ty Đào tạo trực tuyến của Mỹ nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, con người, phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tại các quốc gia ở châu Á nhu cầu đào tạo ngày càng lớn, càng cấp bách, nền giáo dục truyền thống không thể đáp ứng được, buộc các quốc gia châu Á dần dần phải thừa nhận tiềm năng to lớn của đào tạo trực tuyến.Các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,... Nhật Bản là nước ứng dụng đào tạo trực tuyến sớm nhất và rộng rãi nhất so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng đào tạo trực tuyến chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp,..., nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công chức, nhân viên có trình độ cao [17]. Tại Việt Nam những năm 2003-2004, phương thức đào tạo trực tuyến đã được nhiều cơ quan và tổ chức Nhà nước quan tâm hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây các hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội 3 năm 2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005,..., là những hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Hiện nay các trường Đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến như: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông,... bước đầu xây dựng và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan. Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở một cổng đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin đào tạo trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập mạng Đào tạo trực tuyến châu Á (Asia E-learning Network - AEN, địa chỉ website www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Bưu chính Viễn Thông ,Trường Đại học Bách Khoa,... Ở trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên đã có các công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Danh Nam với Đào tạo trực tuyến môn hình học sơ cấp, PGS.TS Đỗ Vũ Sơn với Giáo trình trực tuyến bản đồ học. Với việc kế thừa và phát huy thế mạnh các công trình đã công bố, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học trên lớp kết hợp với dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt đối với đối tượng HS ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là hướng nghiên cứu mới chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu trước đây [17]. 2.2. Lịch sử nghiên cứu, phát triển dạy học kết hợp Dạy học kết hợp (Blended Learning - BL) hiện nay đang là một trong những mô hình học tập được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, GV, người học quan tâm. Đây thực chất không phải là một khái niệm mới, mà nó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng thế mạnh của chương trình 4 học qua hệ thống trực tuyến (online). Với mô hình học tập kết hợp này, cả giáo viên (GV) và HS sẽ có phương pháp tiếp cận theo hướng toàn diện hơn thông qua bài giảng của GV. Học tập kết hợp xuất phát từ các quốc gia phát triển như Hoa Kì, Anh, Pháp, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản,… sau khi họ khai thác mô hình học e-learning hoàn toàn thành công. E-learning đã mang lại cho GV sự tiện nghi, nhanh gọn khi thể hiện các bài giảng kết hợp các đoạn văn bản, các hình ảnh, video, bảng biểu minh họa, hay các câu hỏi gợi mở, câu hỏi trắc nghiệm và tiết kiệm chi phí… tiêu biểu các công trình nghiên cứu BL trên thế giới: Ở Việt Nam, dạy học kết hợp còn là một vấn đề mới chưa có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng; Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning", tác giả Nguyễn Danh Nam (2008) đã xây dựng một số mô hình dạy học kết hợp trong dạy học môn Hình học sơ cấp cho sinh viên ngành toán đại học Sư phạm; Tác giả Phạm Xuân Lam tiến hành nghiên cứu vấn đề "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle";...PGS.TS Đỗ Vũ Sơn (2011) nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Bản đồ học cho các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc và giáo trình dạy học trực tuyến môn Địa lí (2016). Nghiên cứu và triển khai “Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai” là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất được các hình thức tổ chức dạy học kết hợp trong dạy học môn Địa lí lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí, triển khai hình thức tổ chức dạy học mới hiện đại cho tỉnh miền núi Lào Cai, đáp ứng hội nhập trong giáo dục ở giai đoạn mới. 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần phải thực hiện nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề việc dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến. - Nghiên cứu xây dựng và triển khai dạy học kết hợp cho môn Địa lí lớp 11. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT, để khẳng định tính khả thi của hình thức tổ chức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến và rút ra kết luận. 5. Đối tượng nghiên cứu Hình thức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 cho HS THPT tỉnh Lào Cai. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về chuyên môn: Nghiên cứu hình thức dạy học trên lớp kết hợp với dạy học trực tuyến môn Địa lí lớp 11 THPT (Ban cơ bản); - Về không gian: Một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai; - Về thời gian: Năm học 2016 - 2017; 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm nghiên cứu 7.1.1. Quan điểm lịch sử Nghiên cứu phương pháp dạy học cần phải tìm hiểu, phát hiện sự hình thành, phát triển của quá trình dạy học để từ đó phát hiện ra quy luật tất yếu, quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục. Dạy học kết hợp cũng phải dựa trên lịch sử phát triển của một quá trình. 7.1.2. Quan điểm hệ thống Nghiên cứu vấn đề dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng, các thành phần, bộ phận để xem xét một cách cụ thể. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục. 6 7.1.3. Quan điểm tổng hợp Nghiên cứu dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến trong mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức, phương pháp dạy học khác, với toàn bộ các khâu của hệ thống giáo dục hiện nay một cách rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính lôgíc cao... 7.1.4. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ là quan điểm gắn phương pháp dạy học đối với mỗi vùng miền khác nhau cần phải có những nghiên cứu, ứng dụng phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh kinh tế, địa lí,... Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến trong phạm vi lãnh thổ cụ thể là HS một số trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai có những đặc điểm riêng cần có những nghiên cứu riêng cho phù hợp. 7.1.5. Quan điểm dạy học tích cực Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương phương pháp dạy học nào là phương pháp tối ưu, tuyệt đối. Trong khi đó dạy học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữa lý thuyết với thực hành nhằm tăng cường liên hệ với thực tế, thực nghiệm, động viên xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, cố vấn. Vì vậy việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng sáng tạo của GV Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn về giáo dục hiệu quả bằng sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS, điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học. Tích cực trong học tập có nghĩa là hoàn thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng kiến và đầy hào hứng, những hành động trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, để vận dụng dạy học kết hợp một cách hiệu quả cao trong dạy học Địa lí 11. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp để minh chứng cho các nội dung được viết trong đề tài. Đây là phương pháp thu thập nguồn kiến thức quí giá được 7 tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Vì vậy, mục đích của việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm: Giúp cho tác giả nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình, giúp tác giả nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn, có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu, tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính, giúp tác giả nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh cho đề tài dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai, chính xác, khách quan và sinh động. 7.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống Hệ thống là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và có quy luật vận động tổng hợp. Trong thực tiễn mọi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể thì bao giờ cũng là một hệ thống được cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành tố, các bộ phận này có vị trí độc lập, có chức năng riêng, có quy luật vận động riêng nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau theo mối quan hệ vật chất và mối quan hệ chức năng vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Như vậy phương pháp nghiên cứu hệ thống cho tác giả tri thức đầy đủ, toàn diện khách quan của dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT, hay hệ thống phải làm về mặt dữ liệu, các quy trình thiết lập nội dung thể hiện trong giao diện phần mềm eXe, giao diện Moodle. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học có thể coi là một phương pháp khoa học phân tích và xử lý dữ liệu có được nhờ vào việc tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát các thông số về GV, HS, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến. Những dữ liệu ở đây có thể là những đặc tính định tính, cũng có thể là những đặc tính định lượng nhưng sẽ góp phần làm cho đề tài nâng cao tích thực tế. 7.2.4. Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đại Với sự phát triển và bùng nổ CNTT&TT hiện nay, không thể phủ nhận những tiện ích từ việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Khi thiết kế bài giảng dạy học kết hợp thì cần phát huy tối đa khả năng của các thiết bị như máy 8 tính, máy chiếu, camera, loa, máy ảnh, scander...sẽ tăng tính trực quan hơn. Việc chèn hình ảnh, đoạn video clip, đoạn nhạc xen ngang làm cho giờ học trở nên sinh động, có khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho HS. Đặc biệt sử dụng hệ thống Internet trong dạy học trực tuyến là ứng dụng đột phá với hiệu quả to lớn đã được chứng minh và ngày càng được phát triển. 7.2.5. Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm khác nhau nhằm thu thập số liệu, dữ liệu, tư liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11. Tổng kết kinh nghiệm chính là tổng kết sáng kiến, ý kiến của các nhà giáo, nhà khoa học, các nhà giáo dục tiên tiến, nhà nghiên cứu để rút ra vấn đề thiết thực đối với luận văn. Mặt khác tác giả sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp, cách thức để tổng kết những nguyên nhân, loại trừ những thất bại có thể xảy ra khi nghiên cứu vấn đề. 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm là phương pháp để đúc rút ra những mặt ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp dạy học. Từ đó, rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh và định hướng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến trong một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 8. Những điểm mới và đóng góp của đề tài - Điểm mới của đề tài: + Lần đầu tiên tác giả đi sâu nghiên cứu hình thức tổ chức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến, nhằm phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh. - Đóng góp của đề tài: + Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học trên lớp kết hợp với đạo tạo trực tuyến. + Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng theo hình thức tổ chức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến, nhằm giảm tải nội dung chương trường trình, nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai. 9 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn bao gồm các nội dung chính: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của kết hợp giữa dạy học trên lớp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 Chương 2. Xây dựng và triển khai dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 11 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan