Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Đề cương ôn tập môn kinh tế phát triển...

Tài liệu Đề cương ôn tập môn kinh tế phát triển

.DOCX
13
1073
128

Mô tả:

PHẦN I: Đ/S. GIẢI THÍCH 1. Khi so sánh mức sống giữa các quốc gia với nhau, chỉ tiêu phản ánh không chính xác là GDP/ người theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp.  Đúng. Vì: GDP phản ánh tổng sản phẩm quốc nội, chỉ tính trong biên giới quốc gia, chứ không tính phần lợi nhuận thu nhập của DN VN có chi nhánh ở nước ngoài. => GDP/ng phản ánh không chính xác mức sống giữa các quốc gia với nhau. => GNP có ý nghĩa hơn GDP, vì GNP phản ánh tổng sản phẩm quốc dân, bao gồm cả phần lợi nhuận của TC, DN VN có chi nhánh ở nước ngoài. 2. Theo xu thế phát triển của KH- CN, tỷ trọng lao động trong ngành CN có xu hướng tăng lên trong cơ cấu ngành kinh tế do độ co giãn của cầu sản phẩm này khi nền kinh tế phát triển ở trình độ cao lớn hơn 1.  Sai. Vì: Theo xu thế phát triển của KH- CN, tỷ trọng lao động trong ngành CN có xu hướng tăng lên trong cơ cấu ngành kinh tế do đặc tính kỹ thuật nên ngành CN khó có khả năng thay thế lao động hơn và do hệ số co giãn của cầu tiêu dùng hàng hóa CN theo thu nhập luôn mang giá trị dương ( > 0). 3. Trong mô hình Harrod- domar, giả thiết rằng tỉ số gia tăng vốn- đầu ra là 4. Nếu tỉ lệ tiết kiệm trong GDP tăng từ 8% đến 12%, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ là 0,5% đến 0,33%.  Sai. Vì: Ta có: Với s= 8% => g = s/k = 8%/4= 2% Với s= 12% => g = s/k = 12%/4= 3% Vậy tốc độ TTKT sẽ là 2% đến 3%. 4. Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznet xem xét mqh giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.  Đúng. Vì: GINI GDP bq / ng 5. Quan điểm cho rằng bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của sự phát triển lan tỏa rộng rãi hơn là của mô hình 2 kv của Oshima.  Sai. Vì: Đây là quan điểm thuộc mô hình chữ U ngược của Simon Kuznet: + Giai đoạn đầu: BBĐ là tiền đề đồng thời là kết quả của TTKT. Do: dư thừa lao động NN nên CN muốn thu hút lao động mà không cần trả thêm lương => tiền lương của người lao động không tăng, trong khi DN ngày càng giàu lên, lợi nhuận tăng, tỷ suất lợi nhuận tăng làm cho DN MRSX, tái đầu tư. => người giàu thì ngày càng giàu, còn người nghèo thì vẫn cứ nghèo. => BBĐ tăng. + Giai đoạn sau: hết dư thừa lao động ở NN: kinh tế tăng trưởng chậm lại, để thu hút thêm lao động thì DN phải tăng lương => thu nhập của nhà tư bản giảm xuống, trong khi thu nhập của người lao động tăng. => BBĐ giảm. 6. Mô hình tân cổ điển và mô hình cổ điển có quan điểm giống nhau về các yếu tố đầu vào của nền kinh tế.  Sai. Vì: Cả 2 mô hình đều cho rằng các nhân tố quyết định TTKT là K(vốn), L(lao động), R(đất đai), T(tiến bộ kỹ thuật). Tuy nhiên: + Mô hình cổ điển cho rằng NN là ngành quan trọng nhất, do đó R là nhân tố quyết định đến TTKT và R có điểm dừng. Hàm sx: Y= f (K, L, R, T). Mô hình cổ điển cũng cho rằng K, L kết hợp theo một tỷ lệ cố định. + Còn mô hình tân cổ điển cho rằng CN là ngành quan trọng nhất, do vậy T là nhân tố quyết định TTKT. Hàm sx: (Y= Kα.Lβ.Rγ.T). Mô hình tân cổ điển cho rằng K, L có thể thay thế cho nhau.

Tài liệu liên quan