Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề tài hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty tnhh mits...

Tài liệu đề tài hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty tnhh mitsuba m tech việt nam

.PDF
138
373
61

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN -----X W ----- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM HỒ NGUYÊN UYÊN BIÊN HÒA, THÁNG 11/2009 LỜI CẢM ƠN Hơn 4 năm học tập dưới giảng đường Đại học, cùng với thời gian thực tập tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech Việt Nam em đã tích luỹ được nhiều kiến thức cho mình. Báo cáo nghiên cứu khoa học này được hoàn thành nhờ vận dụng khung lý thuyết kết hợp với thực tế trong thời gian thực tập. Để có kiến thức hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học này, em xin bảy tỏ lòng tri ân đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian em học tập tại trường. Xin cảm ơn Cán bộ khoa Tài chính-Kế toán đã quan tâm, có những hướng dẫn kịp thời trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Huỳnh Đức Lộng đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian viết báo cáo. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo công ty TNHH Mitsuba M-Tech Việt Nam đã tạo điều kiện cho em thực tập trong môi trường làm việc năng động và hiện đại. Em xin gửi lời cảm ơn Anh, Chị phòng kế toán đã quan tâm hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết hỗ trợ em trong khi viết báo cáo. Xin chân thành cảm ơn! SV: Hồ Nguyên Uyên. MỤC LỤC Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục sơ đồ và bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................Trang 1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................1 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài .......................................................................1 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................2 6. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................................2 7. Bố cục của đề tài............................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Tổng quan về kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa ........................................................4 1.1.1, Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu......................4 1.1.1.1, Khái niệm............................................................................................4 1.1.1.2, Đặc điểm .............................................................................................4 1.1.1.3, Các hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu................4 1.1.2, Các điều kiện và phương tiện thanh toán quốc tế...........................................5 1.1.2.1, Các điều kiện thanh toán quốc tế ........................................................5 1.1.2.2, Các phương tiện thanh toán quốc tế....................................................6 1.1.3, Các phương thức thanh toán quốc tế ..............................................................7 1.1.3.1, Phương thức chuyển tiền ....................................................................7 1.1.3.2, Phương thức nhờ thu...........................................................................7 1.1.3.3, Phương thức tín dụng chứng từ...........................................................8 1.1.4, Các điều kiện thương mại quốc tế trong kế toán xuất nhập khẩu...................9 1.1.4.1, Điều kiện cơ sở giao hàng..................................................................10 1.1.4.2, Điều kiện về giá thanh toán ...............................................................11 1.1.5, Đặc điểm về hợp đồng xuất nhập khẩu ..........................................................12 1.1.6, Hạch toán việc sử dụng ngoại tệ.....................................................................12 1.1.6.1, Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ ............................................................12 1.1.6.2, Xử lý chênh lệch tỷ giá .......................................................................13 1.2. Kế toán nhập khẩu hàng hoá ......................................................................................13 1.2.1, Kế toán nhập khẩu trực tiếp............................................................................14 1.2.1.1, Chứng từ và nguyên tắc hạch toán......................................................14 1.2.1.2, Tài khoản sử dụng...............................................................................15 1.2.1.3, Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp ...............................................16 1.2.2, Kế toán nhập khẩu uỷ thác..............................................................................19 1.2.2.1, Chứng từ và nguyên tắc hạch toán......................................................20 1.2.2.2, Tài khoản sử dụng...............................................................................21 1.2.2.3, Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác.................................................21 1.3. Kế toán xuất khẩu hàng hoá .......................................................................................28 1.3.1, Kế toán xuất khẩu trực tiếp.............................................................................28 1.3.1.1, Chứng từ và nguyên tắc hạch toán......................................................28 1.3.1.2, Tài khoản sử dụng...............................................................................29 1.3.1.3, Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp............. ...................................29 1.3.2, Kế toán xuất khẩu uỷ thác ..............................................................................32 1.3.2.1, Chứng từ và nguyên tắc hạch toán......................................................32 1.3.2.2, Tài khoản sử dụng...............................................................................32 1.3.2.3, Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác..................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM. 2.1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH MITSUBA M-TECH VN .........................................................................40 2.1.1, Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh .............................................40 2.1.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................40 2.1.1.2, Chức năng, nhiệm vụ công ty …. .......................................................43 2.1.1.3, Quy mô công ty...................................................................................44 2.1.1.4, Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm .............................................47 2.1.1.5, Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty ..................50 2.1.1.6, Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty....55 2.1.1.7, Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty Mitsuba M-Tech Vietnam .................................................................................................57 2.1.2, Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty...............................................59 2.1.2.1, Một số chế độ, chính sách áp dụng trong công ty..............................59 2.1.2.2, Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán ......................................60 2.1.2.3, Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ...................................................63 2.2. Thực trạng kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá tại công ty...........................................66 2.2.1, Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty..........................66 2.2.2, Kế toán quá trình Nhập khẩu hàng hoá ..........................................................67 2.2.2.1, Quy trình nhập khẩu............................................................................67 2.2.2.2, Chứng từ sổ sách và luân chuyển chứng từ ........................................68 2.2.2.3, Tài khoản sử dụng ……......................................................................69 2.2.2.4, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .......................................70 2.2.3, Kế toán quá trình xuất khẩu hàng hoá ............................................................83 2.2.3.1, Quy trình Xuất khẩu............................................................................83 2.2.3.2, Chứng từ sổ sách và luân chuyển chứng từ ........................................85 2.2.3.3, Tài khoản sử dụng...............................................................................86 2.2.3.4, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .......................................87 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH MITSUBA M-TECH VIỆT NAM. 3.1. Nhận xét …….............................................................................................................92 3.1.1.,Tổ chức công tác kế toán tại công ty ..............................................................92 3.1.2, Công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty ..................................93 3.1.2.1, Ưu điểm...............................................................................................93 3.1.2.2, Nhược điểm.........................................................................................94 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty........96 3.2.1, Hạch toán đúng các tài khoản sử dụng XNK .................................................96 3.2.1.1, Hạch toán hàng mua nhưng chưa nhập kho........................................96 3.2.1.2, Hạch toán chi phí thu mua và phân bổ hàng hoá bán ra .....................97 3.2.1.3, Hạch toán hàng xuất bán nhưng chưa xác định tiêu thụ .....................98 3.2.2, Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đề xuất nhập khẩu hàng hoá ...........................................................................................................................99 KẾT LUẬN ......................................................................................................................101 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC VIẾT TẮT ĐĐSX: Điều độ sản xuất GTGT: Giá trị gia tăng KT: Kế toán NĐTKD: Nhập đầu tư kinh doanh NH: Ngân hàng NK: Nhập khẩu NKD: Nhập kinh doanh NNSNN: Nộp ngân sách nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước NSX: Nhập sản xuất QĐ: Quyết định QLCL: Quản lý chất lượng SXKD: Sản xuất kinh doanh T/S: Thuế xuất TK: Tài khoản TLNTT: Tổng lợi nhuận trước thuế TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định ƯĐĐB: Ưu đãi đặc biệt ƯĐTT: Ưu đãi thông thường XKD: Xuất kinh doanh XNK: Xuất nhập khẩu XSX: Xuất sản xuất DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH. Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.........Trang 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu (Nhập khẩu trực tiếp) ...................18 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu tại đơn vị ủy thác nhập khẩu .......23 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tài khoản tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu ...................................27 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu (Xuất khẩu trực tiếp) ....................31 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu tại đơn vị ủy thác xuất khẩu ........35 Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tài khoản tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu ....................................38 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Cuộn phát xung - Pulser Coil Assy ...............................................................................................................................48 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.....................................................................51 Sơ đồ 2.3: Hình thức ghi sổ theo hình thức nhật ký chung ..........................................62 Sơ đồ 2.4: Bộ máy kế toán tại công ty...........................................................................64 Sơ đồ 2.5: Luân chuyển chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu ....................................69 Sơ đồ 2.6: Luân chuyển chứng từ đối với hàng hóa xuất khẩu .....................................85 Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty từ năm 1998 đến tháng 8 năm 2009 ...............................................................................................................................44 Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự của công ty từ năm 1997 đến năm 2008.....................45 Biểu đồ 2.3: Doanh thu bán hàng của công ty qua năm 2007 và năm 2008 .................56 Biểu đồ 2.4: Tổng lợi nhuận trước thuế, Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nộp ngân sách nhà nước của công ty qua hai năm 2007 và năm 2008 .........................................56 Bảng biểu 2.1: Phân bổ tình hình nhân sự của công ty theo vị trí làm việc năm 2008 .......................................................................................................................46 Bảng biểu 2.2: Phân bổ tình hình nhân sự của công ty theo trình độ năm 2008...........46 Bảng biểu 2.3: Hướng dẫn các thao tác của quy trình sản sản phẩm Cuộn phát xung Pulser Coil Assy ............................................................................................................49 Bảng biểu 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất trong hai năm 2007 và 2008.....................55 Bảng biểu 2.5: Bảng liệt kê hàng hóa nhập khẩu theo Số hợp đồng : MV09/04/004 , ngày 03/04/2009 ............................................................................................................73 Bảng biểu 2.6: Điều chỉnh thuế sau khi bổ sung C/O mẫu D theo tờ khai số: 862/NKD .................................................................................................................76 Bảng biểu 2.7: Điều chỉnh thuế sau khi bổ sung C/O mẫu D theo tờ khai số: 439/NĐTKD ...........................................................................................................77 Bảng biểu 2.8: Điều chỉnh thuế sau khi bổ sung C/O mẫu D theo tờ khai số: 855/NĐTKD ...........................................................................................................81 Bảng biểu 2.9: Bảng liệt kê hàng hóa nhập khẩu theo số hợp đồng: MCG-V0905, ngày 01/07/2009 ....................................................................................................................89 Hình ảnh 2.1 : Công ty Mitsuba M-Tech Việt Nam .....................................................41 Hình ảnh 2.2 :Giao diện của phần mềm kế toán ACCNET 2000 .................................61 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thương mại quốc tế phát triển, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và đã gia nhập WTO. Đây là một cơ hội và cũng là thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế như vậy các doanh nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa thương mại quốc tế với nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thông qua xuất nhập khẩu chúng ta mới có cơ hội tiếp cận với máy móc công nghệ hiện đại, giải quyết được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Để có thể thực hiện tốt quá trình xuất nhập khẩu thì kế toán – công cụ quan trọng để quản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng, nó cung cấp những thông tin một cách chính xác, đầy đủ về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính cho các nhà quản lý. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, thông qua công tác kế toán, Ban lãnh đạo sẽ đưa ra được quyết định nên chọn mặt hàng nào, thị trường nào sẽ đem lại cho mình lợi nhuận nhiều nhất. Điều này không những giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đầy biến động và khó khăn mà còn đạt được những mục tiêu do mình đặt ra. Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác kế toán quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, cùng với sự chấp thuận của nhà trường và ban lãnh đạo công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN – là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN” làm báo cáo nghiên cứu khoa học. 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài. Do nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, từ đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng từ nhu cầu đó đã xuất hiện.Và Việt Nam, kinh doanh xuất nhập khẩu đã thật sự khởi sắc và hòa nhập vào làn sóng giao thương với nước ngoài từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986, đưa ra đường lối đổi mới toàn diện. Đến thời điểm hiện nay, tốc độ tăng trưởng thương 2 mại Việt Nam gia tăng đáng kể thể hiện cả về kim ngạch Xuất khẩu và Nhập khẩu. Do đó, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chọn đề tài kinh doanh xuất nhập khẩu, cũng như kế toán quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu làm đối tượng nghiên cứu của mình. Các đề tài nghiên cứu đã đưa ra những cơ sở lý thuyết, tính khoa học cũng như thực tế về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu. Và từ đó đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện. Mỗi người có một cái nhìn riêng, cách nhìn nhận vấn đề riêng và đã đưa ra được quan điểm của mình, đóng góp dù chỉ một phần nhỏ vào sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu [2]. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Tìm hiểu về quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty, từ đó đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : ™ Đối tượng của đề tài : công tác kế toán xuất nhập khẩu hàng hóa. ™ Phạm vi nghiên cứu của đề tài : − Về không gian : Tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN. − Về thời gian : Từ ngày 01/07/2009 đến ngày 20/11/2009 5. Phương pháp nghiên cứu : − Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: thu thập số liệu qua các hoá đơn, chứng từ và tài liệu của cơ quan thực tập. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp và các loại sổ sách của công ty. − Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và một số phương pháp khác. 6. Những đóng góp mới của đề tài. Báo cáo đánh giá được tình hình công tác kế toán xuất nhập khẩu khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN. Đã chỉ ra được những ưu nhược điểm của công ty trong thời gian qua. 3 Tìm ra những thiếu sót cũng như những hạn chế trong công tác kế toán xuất nhập khẩu khẩu hàng hóa của công ty để từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xuất nhập khẩu khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN. 7. Bố cục của đề tài : Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương : − Chương 1 : Cơ sở lý luận về kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa. − Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN. − Chương 3 : Hoàn thiện công tác kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech VN. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA. 1.1. Tổng quan về kế toán xuất, nhập khẩu hàng hóa. 1.1.1, Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu [1]. 1.1.1.1, Khái niệm. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng trên phạm vi quốc tế, với chức năng tổ chức lưu chuyển hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác. Hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo điều kiện mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng. Vậy thông qua mua bán trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu mà các nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 1.1.1.2, Đặc điểm. − Giao dịch trong kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng phức tạp hơn giao dịch trong nước. Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh. Thời gian giao hàng và thời gian thanh toán có khoảng cách khá xa. − Đồng tiền sử dụng trong thanh toán là ngoại tệ, do đó sẽ chịu ảnh hưởng bởi tác động của chênh lệch tỷ giá qua từng giai đoạn. − Do hệ thống tài chính, tiền tệ, chính sách kinh tế, luật pháp ở các nước khác nhau. Nên phải tuân thủ theo luật của từng nước và luật thương mại quốc tế. 1.1.1.3, Các hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu. ™ Hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. 5 − Hình thức: Hình thức này chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong trường hợp xuất nhập khẩu trực tiếp đơn vị được tự đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế nước ngoài, tổ chức quá trình xuất nhập khẩu mua bán hàng hoá và tự cân đối tài chính cho từng thương vụ đã ký kết trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế [8]. − Phương thức: Xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp giao, nhận hàng và thanh toán tiền hàng [2]. ™ Hình thức và phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác. − Hình thức: là hình thức xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp trong nước có khả năng tài chính nhưng không có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu trực tiếp nên phải nhờ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu uỷ thác trong nước có đầy đủ điều kiện thuận lợi xuất nhập khẩu hộ. Theo hình thức này đơn vị uỷ thác là đơn vị kinh doanh số hàng xuất nhập khẩu và trả hoa hồng cho đợn vị nhận uỷ thác, còn đơn vị nhận uỷ thác chỉ được hoa hồng theo sự thoả thuận của hai bên và khoản hoa hồng này coi là doanh thu [8]. − Phương thức: Xuất nhập khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất nhập khẩu có uy tín thực hiện hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu cho mình [2]. 1.1.2, Các điều kiện và phương tiện thanh toán quốc tế [1]. 1.1.2.1, Các điều kiện thanh toán quốc tế. ™ Điều kiện tiền tệ thanh toán: Điều kiện tiền tệ là những điều kiện mà hai bên thoả thuận đưa ra bao gồm việc lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán cũng như quy định cách xử lý như thế nào khi có sự biến động sức mua của các đồng tiền đó. − Đồng tiền tính toán: Là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả và xác định trị giá hợp đồng mua bán, thường dùng đồng tiền nào tương đối ổn định nhất để làm đồng 6 tiền tính toán, nhằm đảm bảo vững chắc giá trị hợp đồng. − Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền dùng để chi trả hợp đồng hay thanh toán nợ nần giữa hai bên. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba, thường là ngoại tệ mạnh. − Điều kiện đảm bảo hối đoái: Theo điều kiện này, giá trị đồng tiền thanh toán được đảm bảo bởi một đồng tiền khác tương đối ổn định hơn thông qua tỷ giá của hai đồng tiền này. Ngày nay, người ta thường sử dụng điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ, tức là không dựa vào bất kỳ một ngoại tệ nào mà dựa vào nhiều ngoại tệ để làm căn cứ đảm bảo hối đoái. ™ Điều kiện địa điểm thanh toán: Trong thanh toán quốc tế, giữa hai bên cần thoả thuận và xác định rõ địa điểm thanh toán của hợp đồng để tránh những tranh chấp có thể xảy ra cũng như những khó khăn có thể gặp phải trong thanh toán. ™ Điều kiện thời gian thanh toán: Trong giao dịch ngoại thương, giữa hai bên mua bán phải thoả thuận với nhau để lựa chọn ra thời điểm thanh toán hợp lý, đảm bảo cho lợi ích cả hai bên. Có thể thoả thuận một trong ba điều kiện sau : − Trả trước: Người mua trả tiền một phần hay toàn bộ cho người bán trước khi giao nhận hàng hóa. − Trả ngay: Người mua trả tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. − Trả sau: Người mua trả tiền cho người bán sau một thời hạn nhất định. ™ Điều kiện phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Một số phương thức thanh toán thông dụng: Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,… 1.1.2.2, Các phương tiện thanh toán quốc tế. Trong thanh toán quốc tế, các nhà XNK thường không sử dụng tiền mặt mà sử dụng các phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt. Có nhiều phương tiện thanh toán khác nhau nhưng nhìn chung có ba loại phương tiện thanh toán thường được sử dụng: 7 ™ Hối phiếu: Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người kí phát cho một người khác với điều kiện người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng quy định trên hối phiếu, hoặc theo mệnh lệnh của người này trả cho người khác. ™ Lệnh phiếu: Là một chứng khoán trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng. ™ Séc: là một mệnh lệnh vô điều kiện do người chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác. Phân loại séc: séc ký danh, séc vô danh, séc trả theo lệnh, séc gạch chéo,… 1.1.3, Các phương thức thanh toán quốc tế [1]. 1.1.3.1, Phương thức chuyển tiền. Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển trả cho người thụ hưởng tại một thời điểm xác định nào đó. Với phương thức thanh toán này, ngân hàng dịch vụ phải thông qua ngân hàng đại lý của mình tại nước người thụ hưởng để thực hiện khoản thanh toán. − Phương tiện thanh toán được sử dụng trong phương thức này gồm có chuyển tiền bằng thư, chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền qua mạng. − Thực tế sử dụng cho thấy chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: Chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả trước. − Chứng từ sử dụng trong phương thức này gồm: Hợp đồng thương mại, hóa đơn, tờ khai hàng hóa xuất-nhập khẩu, tờ khai hải quan,… 1.1.3.2, Phương thức nhờ thu. Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu có hai loại: Nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. 8 Chứng từ sử dụng trong phương thức này bao gồm: Hối phiếu, hóa đơn, vận tải đơn, chứng nhận xuất xứ, bảng kê bao bì chi tiết,… 1.1.3.3, Phương thức tín dụng chứng từ. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ thực hiện khoản thanh toán cho người thụ hưởng khi người này xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng (L/C) là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu ra trong văn bản đó. Có thể nói L/C là văn bản quan trọng nhất trong phương thức này. Hiện nay, phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế, vì nó là phương thức thanh toán sòng phẳng, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, ngân hàng đã đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ . (3) Ngân hàng mở L/C (7) (8) (2) (11) (10) Ngân hàng thông báo L/C (9) (6) (4) (1) Người nhập khẩu Người xuất khẩu (5) (Nguồn: Phan Đức Dũng, TS, “Kế toán tài chính”, NXB Thống Kê 2007, [1]) Giải thích sơ đồ : (1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại. (2) Nhà nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho nhà xuất khẩu thụ hưởng. (3) Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết. 9 (4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho nhà xuất khẩu biết rằng L/C đã mở. (5) Dựa vào nội dung của L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. (6) Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. (7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. (8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. (9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu. (10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà nhập khẩu. (11) Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận hàng. ™ Chứng từ sử dụng trong phương thức này : − Giấy đề nghị mở L/C. − Hối phiếu. − Hóa đơn thương mại. − Vận tải đơn. − Chứng nhận xuất xứ, chứng nhận số lượng, chất lượng. − Bảng kê bao bì đóng gói. − Chứng nhận bảo hiểm,… 1.1.4, Các điều kiện thương mại quốc tế trong kế toán xuất nhập khẩu. Các điều kiện thương mại quốc tế-INCOTERMS (International Commerce Terms) là cung cấp bộ các quy tắc nhằm giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Nó giúp chúng ta tránh được và cũng hạn chế đáng kể sự thiếu chắc chắn do những khác biệt trong cách giải thích các điều kiện INCOTERMS ở các nước khác nhau. 10 INCOTERMS 2000 là phiên bản mới nhất của INCOTERMS, được Phòng thương mại quốc tế (ICC) ở Paris-Pháp chỉnh lý và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 [1]. 1.1.4.1, Điều kiện cơ sở giao hàng [1][4]. Hiện nay điều kiện cơ sở giao hàng được thực hiện theo Incoterm 2000 (International Commercial Term ) bao gồm 13 điều kiện chia thành bốn nhóm khác nhau về cơ bản cụ thể: − Nhóm E (một điều kiện): Người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua ngay tại xưởng của người bán. + EXW (Ex Works): Giao tại xưởng. − Nhóm F (ba điều kiện): Người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho một người chuyên chở do người mua chỉ định. + FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở. + FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạn tàu. + FOB (Free On Board): Giao trên tàu. − Nhóm C (bốn điều kiện): Người bán phải ký hợp đồng vận tải, nhưng không chịu rủi ro về mất mát hư hại đối với hàng hoá hoặc các phí tổn phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau khi đã gửi hàng hoặc bốc hàng lên tàu. + CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí. + CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí. + CPT (Carriage Paid To): Cước phí trả tới. + CIP (Carriage and Insurance Paid To): Cước phí và bảo hiểm trả tới. − Nhóm D (năm điều kiện): người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoá tới nơi đến + DAF (Deliverd At Frontier): Giao tại biên giới. + DES (Deliverd Ex Ship): Giao tại tàu. + DEQ (Deliverd Ex Quay): Giao tại cầu cảng. + DDU (Deliverd Duty Unpaid): Giao hàng thuế chưa trả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan