Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Di chuyển lao động ở trung quốc từ đầu thể kỷ xxi đến nay, thực trạng và vấn đề...

Tài liệu Di chuyển lao động ở trung quốc từ đầu thể kỷ xxi đến nay, thực trạng và vấn đề

.PDF
81
530
140

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG HOÀNG THUỲ VÂN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG HOÀNG THUỲ VÂN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số : 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình Hà Nội, 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG………………………………………………………………………..….....11 1.1. Khái quát về di chuyển lao động ....................................................................... 11 1.2.Thực tiễn tiếp cận đối với di chuyển lao động của Trung Quốc .......................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC TỪ ĐẦU THỂ KỶ XXI ĐẾN NAY .......................................... 29 2.1. Thực trạng di chuyển lao động của Trung Quốc ............................................... 29 2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với lao động di chuyển của Trung Quốc ................... 38 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM………………………………………………..................…......54 3.1. Tác động của di chuyển lao động tới sự phát triển kinh tế Trung Quốc ........... 54 3.2. Kinh nghiệm từ di chuyển lao động Trung Quốc..............................................59 3.3. Hàm ý cho Việt Nam trong quản lý di chuyển lao động ................................... 61 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 70 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Computable General Nghĩa tiếng Việt Cân bằng tổng thể Khả toán 1 CGE 2 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 4 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia 5 GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc gia Equilibrium Information and 6 ICT Communication Technology (ICT) 7 ILO 8 LCL International Labour Organization Labor Contract Law Thông tin và công nghệ truyền thông Tổ chức lao động quốc tế Luật hợp đồng lao đồng Ministry of Human 9 MOHRSS Resources and Social Bộ nhân lực và An sinh xã Security of the People’s hội Trung Quốc Republic of China Doanh nghiệp đa quốc gia 10 MNEs Multinational enterprises 11 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển 12 SSB State Statistical Bureau Cục thống kê nhà nước 13 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân bổ lao động theo vùng tại Trung Quốc (2000 – 2014) ................... 34 Bảng 2.2: Di chuyển lao động và việc làm TP của Trung Quốc (2000-2007) ......... 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.2. Lương hưu cơ bản đô thị tại Trung Quốc (2006-2015) ....................... 43 Biểu đồ 2.3. Bảo hiểm y tế cơ bản ở các thành phố của Trung Quốc ...................... 45 Biểu đồ 2.4. Số lượng lao động tại Trung Quốc được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động (triệu người) ..................................................................................................... 47 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội của lao động di cư nông thôn (20082013)...... ................................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.6: Dự báo hướng di chuyển lao động thời kỳ từ 1999-2024……...63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các quốc gia đang phát triển, cùng với các nhân tố sản xuất thì lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển - cũng là nguồn lực bị dư thừa nhiều nhất. Các nước đang phát triển được đặc trưng bởi nền kinh tế kép (dual economy) có lực lượng lao động dư thừa nhiều trong nông nghiệp và năng suất lao động nông nghiệp thấp. Vì vậy, di chuyển lao động là một trong những cách thức khai thác, tận dụng nguồn lao động dư thừa và phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tác động của di chuyển lao động lại là khác nhau đối với mỗi quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm của từng nền kinh tế. Di chuyển lao động không phải luôn là động lực của tăng trưởng kinh tế thành công, thậm chí đôi khi nó gây ra những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội do bản chất tự phát và sự kìm hãm của tổ chức hành chính. Từ sau khi cải cách và chuyển đổi nền kinh tế năm 1978, làn sóng dịch chuyển lao động của Trung Quốc bắt đầu gia tăng cả ở trong nước và ngoài nước. Ở trong nước, một dòng chảy lao động lớn từ nông thôn ra thành thị sau cải cách kinh tế và thể chế đất nước. Theo Chính phủ Trung Quốc, tỷ trọng dân số thành thị ở Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 18% năm 1978 lên 31% vào cuối thế kỷ 20 [52]. Chính sách di chuyển lao động là một phần trong chính sách phát triển của Trung Quốc. Bằng việc thừa nhận di chuyển lao động là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ Trung Quốc luôn điều chỉnh chính sách lao động phù hợp với từng giai đoạn cải cách và phát triển. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, các vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng và môi trường được đặt ra với chính phủ Trung Quốc trong quá trình đô thị hóa và dịch chuyển lao động một cách ồ ạt. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn lực lao động không đồng đều giữa các khu vực địa lý dẫn tới những bất cập lớn về phát triển. Những vấn đề này sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của quốc gia 1 nói chung và với Trung Quốc nói riêng. Hơn nữa, việc nghiên cứu trường hợp của một quốc gia đông dân nhất thế giới như Trung Quốc sẽ là một điển hình cho các nghiên cứu về di cư và phát triển kinh tế, có thể dùng để so sánh với kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và chính sách cho Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Di chuyển lao động ở Trung Quốc từ đầu thể kỷ XXI đến nay: thực trạng và vấn đề” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại Học viện Khoa học xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở trong nước nghiên cứu về di chuyển lao động cũng được rất nhiều tác giả quan tâm ở các khía cạnh và góc độ khác nhau. Có thể tìm thấy lý thuyết về di chuyển lao động trong những tài liệu trong nước như: “Di chuyển lao động quốc tế” của tác giả Nguyễn Bình Giang (2011) [6], tác phẩm đã cung cấp một cái nhìn tổng quát dưới góc độ kinh tế học về di chuyển lao động quốc tế thể hiện qua những vấn đề nổi bật và những tác động chủ yếu trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Tác giả cũng đưa ra những dự báo về xu hướng di chuyển lao động chính trong giai đoạn 2011-2020, cuốn sách này đã tập trung nghiên cứu, đánh giá một số nét nổi bật trong di chuyển lao động quốc tế. Các tác giả Hà Thị Phương Tiến, Hà Quang Ngọc (2000) [10] với tác phẩm “Lao động nữ di cư tự do từ nông thôn ra thành thị” đã đưa ra nghiên cứu về vấn đề di chuyển lao động của các lao động nữ từ nông thôn lên thành thị, qua đó cho thấy việc nữ lao động di chuyển gặp phải rất nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề xã hội. Thực trạng này đã xảy ra ở hầu hết tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau khi phân tích thực tế, các tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền lợi cho nữ lao động di chuyển. 2 Tác giả Đặng Nguyên Anh (2009) [1] với công trình “Di dân đến khu đô thị và các khu công nghiệp - Thực trạng và một số vấn đề chính sách qua nghiên cứu đánh giá tư liệu 2004 – 2009” đã nêu lên một vấn đề người lao động di chuyển tới các khu công nghiệp để làm việc. Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng của việc di dân đến các khu đô thị và khu công nghiệp của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009, thông qua phân tích, đánh giá các tư liệu tác giả cho thấy việc di dân này rất bất cập, người di chuyển chưa được đáp ứng đầy đủ các điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt,… từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về chính sách di dân của Việt Nam trong thời gian tới. Trong hai tác phẩm: “Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay” của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai [8] và “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [5] làm chủ biên đều tập trung mô tả tình hình và một số xu thế lớn của hiện tượng di chuyển lao động quốc tế, chủ yếu là trong nửa cuối thể kỷ XX, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này. Trong đó những nước đang phát triển là nguồn của lao động di cư, đặc biệt là di cư lao động kể từ những năm cuối thế kỷ XX, ngược lại, các nước phát triển của phương Tây và Trung Đông thu hút nhiều người di cư quốc tế. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu lao động, du học của một số quốc gia trên thế giới cũng được phân tích, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều bài viết về lao động di cư trên các tạp chí lớn như bài viết: Tác giả Phạm Thị Thanh Bình và cộng sự với các công trình nghiên cứu như: “Di chuyển lao động ở Trung Quốc: Thực trạng và kinh nghiệm” tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 8/2010 [3]; “Xu hướng và đặc điểm của di chuyển lao động từ các nước đang phát triển” Viện Kinh tế chính trị thế giới; “Kinh nghiệm và cách tiếp cận di chuyển lao động của Trung Quốc” tạp chí Nghiên 3 cứu Trung Quốc, số 2/2011[2]… trong các công trình này, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng di chuyển lao động tại một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan… các tác giả đánh giá sự tác động của di chuyển lao động tới phát triển kinh tế quốc gia, ngoài ra các tác giả cũng làm nổi bật các vấn đề mà hiện tượng di chuyển lao động gây ra, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục và đưa ra các hàm ý cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới di chuyển lao động. Nhìn chung, các nghiên cứu trên chủ yếu đưa ra lý thuyết chung và một số kinh nghiệm về di chuyển lao động của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... chưa có sự tập trung phân tích về các vấn đề mà di chuyển lao động tác động, đặc biệt là tại Trung Quốc. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Những nghiên cứu liên quan đến các lý thuyết di chuyển lao động và khái quát chung về hiện tượng di chuyển lao động, thực trạng di chuyển lao động tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Tác giả Cat Moody (2006) [22] với công trình “Migration and Economic Growth: A 21st Century Perspective” (Di chuyển lao động và tăng trưởng kinh tế: Thế kỷ 21), New Zealand Treasury, Working paper 06/02, đã đưa ra một số các lý thuyết về di chuyển lao động, phân loại di chuyển lao động và các xu hướng di chuyển lao động từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Ông đưa ra các phân tích về mối quan hệ giữa di chuyển lao động và phát triển kinh tế, tác động của di chuyển lao động đến phát triển kinh tế, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân. Tác giả cũng đưa ra một số các khuyến nghị chính sách sử dụng lao động di chuyển một cách hợp lý và hiệu quả. Trong công trình nghiên cứu “Order (and Disorder) at the Border: Mobility, International Labour Migration and Border Controls in Southeast Asia, in Mobility, Labour Migration and Border Controls in Asia” (Di chuyển lao động, di chuyển lao động quốc tế và kiểm soát biên giới ở Đông Nam Á, di 4 chuyển lao động, di chuyển lao động quốc tế và kiểm soát biên giới ở Châu Á) của tác giả Kaur, A, (2006) [2], ông đã chỉ rõ di cư lao động là một tính năng nổi trội của lịch sử lao động khu vực Đông Nam Á từ năm 1870, phù hợp với biên giới mở, hội nhập gia tăng của khu vực vào nền kinh tế toàn cầu. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai và giải phóng thuộc địa, pháp luật hạn chế đã được đưa ra để ngăn chặn di cư lao động phổ thông vào khu vực. Từ năm 1970 trở đi, nhu cầu thị trường lao động thay đổi. Mục tiêu di cư và các dòng di cư cũng thay đổi và nhằm vào quốc tịch, chủng tộc, nguồn gốc địa lý, giới tính và kỹ năng của người di cư, do đó di cư tự do đã mở đường cho chính sách di cư hạn chế và tăng cường kiểm soát biên giới, các biện pháp thực thi nội bộ phức tạp hơn, và hình thành một khu vực gồm nhiều quy định và thủ tục hành chính. Mặc dù có các biện pháp khuyến khích kinh tế cho người lao động di chuyển, tuy nhiên việc hạn chế nhập cư và tăng cường kiểm soát biên giới ở các nước xuất khẩu lao động hiện nay đã tạo thành rào cản chính đối với di cư lao động quốc tế trong khu vực. Cũng chính Amarjit Kaur (2016) [1] với công trình “Managing the Border: Regulation of International Labour Migration and State Policy Responses to Global Governance in Southeast Asia” (Quản lý biên giới: Quy định về di chuyển lao động quốc tế và chính sách nhà nước trong Quản trị toàn cầu tại khu vực Đông Nam Á), University of England. Đã nêu lên vấn đề di chuyển lao động tại biên giới các quốc gia Đông Nam Á, nơi mà diễn biến di chuyển lao động diễn ra mạnh mẽ nhất. Tác giả đưa ra các vấn đề thực tế mà các quốc gia này phải đối diện như việc kiểm soát lao động, nhập cư trái phép qua biên giới (lao động chui)… tác giả cũng đưa ra một số gợi ý về chính sách cho các quốc gia. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề di chuyển lao động tại Trung Quốc. Liên quan đến di chuyển lao động tại Trung Quốc, các tác giả Cai Fang, Du Yang and Wang Meiyan (2009) [22], trong công trình nghiên cứu “Migration and Labour Mobility in China” (Di cư và di chuyển lao động ở 5 Trung Quốc), thuộc Human Development Research Paper (báo cáo nghiên cứu phát triển con người), UNDP, N 9, April, bằng những số liệu nghiên cứu thực tế về di cư và di chuyển lao động của Trung Quốc từ thời kỳ đổi mới đến năm 2009, các tác giả chỉ rõ: Trung Quốc đã chứng kiến sự di chuyển lao động lớn nhất kể từ khi cải cách và chính sách mở cửa đã được thực hiện. Theo số liệu thống kê gần đây nhất, tổng số nông thôn lao động nhập cư thành thị đạt 136 triệu. Những người di cư được định nghĩa là những người đã bỏ ra khỏi thị trấn trong hơn 6 tháng. Các luồng di cư đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội ở Trung Quốc thông qua nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu xã hội. Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã cải thiện các chính sách di cư bằng cách tăng lưu lượng di cư và những thay đổi của thị trường lao động. Báo cáo này được trình bày theo những nội dung sau: Phần I: giới thiệu về di cư và di chuyển lao động, xét lịch sử, quy mô và xu hướng, tác động của di cư ở Trung Quốc và các tổn thương của người di cư. Phần II: đánh giá sự thay đổi chính sách di cư chủ yếu trong ba thập kỷ qua. Phần III: phân tích những tác động của di cư và di chuyển lao động đến sự phát triển kinh tế và chuyển đổi ở Trung Quốc. Phần IV: thảo luận về sự liên quan những kinh nghiệm của Trung Quốc với các nền kinh tế đang phát triển khác trong việc phát triển kinh tế và thay đổi chính sách nhập cư. Ding Lu (2009) [35], The Economic Consequence of Labour Mobility in China's Regional Development, The Earth Institute at Columbia University and the Musachusetts Institute of Technology. Di chuyển lao động đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng lên của mức thu nhập khu vực. Bài viết này xem xét vai trò của di chuyển lao động trong phát triển kinh tế khu vực của Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học và sự tồn tại của các rào cản về thể chế. Những phát hiện của tác giả cho thấy rằng hai nguồn quan trọng nhất của sự chênh lệch thu nhập liên vùng đều là giá cổ phiếu vốn lao động và trình độ công nghệ. Giải thích hiện tượng này qua 2 nguyên nhân: Một là, vốn và phong trào 6 lao động chỉ đóng vai trò hạn chế trong cân bằng lợi nhuận cận biên của họ trên khắp khu vực bất chấp thực tế là vai trò của di chuyển lao động đã tăng đáng kể từ năm 2000. Hai là, do tác động của những thay đổi nhân khẩu học với tăng trưởng thu nhập đã không đồng đều giữa các vùng giàu và vùng nghèo. Đây là hiện tượng phổ biến của di cư lao động liên vùng Trung Quốc. Ngoài những công trình nhằm đưa ra khung lý thuyết về di chuyển lao động quốc tế, cả ở trong nước lẫn ngoài nước đều còn rất nhiều nghiên cứu thực tiễn hiện đại tập trung phân tích các vấn đề liên quan để tìm ra xu hướng, quy luật vận động của các dòng di chuyển. Trong các nghiên cứu thực tiễn hiện đại về di chuyển lao động thì vấn đề di chuyển lao động lại được đề cập khá nhiều ở các phạm vi khác nhau. 2.3. Đánh giá chung Như vậy, có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu tập trung bàn luận khá sâu sắc về vấn đề di chuyển lao động quốc tế nói chung kể cả lý thuyết và thực tiễn. Những công trình nghiên cứu về di chuyển lao động chủ yếu là các vấn đề thực tiễn. Các tác giả tập trung vào việc xem xét hệ thống các chính sách phù hợp cho các Chính phủ các quốc gia thành viên. Cũng có thể nhận thấy, lý thuyết về di chuyển lao động nội khối còn khá khiêm tốn và còn thiếu vắng các công trình có giá trị. Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về tác động của di chuyển lao động tới nền kinh tế các quốc gia, cụ thể, là tác động của di chuyển lao động tới xã hội Trung Quốc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích tổng quát của đề tài là tìm hiểu thực trạng vấn đề di chuyển lao động của Trung Quốc từ năm 1978 đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Mục đích cụ thể của đề tài là tìm hiểu nhưng lý luận chung về di chuyển lao động; nghiên cứu và đánh giá tác động của di chuyển lao động tới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc từ sau giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vào năm 7 1978 tới nay đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI. Qua các thời kỳ và những thay đổi khác nhau, đề tài sẽ làm rõ được sự đặc trưng di chuyển lao động của Trung Quốc và những hệ quả mà nó tác động tới sự phát triển của nền kinh tế, xã hội Trung Quốc. Từ đó, đề tài cũng đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục tiêu này, các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết là: (1) Nghiên cứu, làm rõ khái niệm di chuyển lao động và mối liên hệ lý thuyết của di chuyển lao động tới sự phát triển kinh tế (2) Phân tích sự di chuyển lao động của Trung Quốc qua các thời kỳ; (3) Đánh giá hoạt động di chuyển lao động của chính phủ Trung Quốc và tác động của nó tới sự phát triển kinh; (4) Một số bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang phát triển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thực trạng và vấn đề di chuyển lao động của Trung Quốc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và vấn đề di chuyển lao động trong nước của Trung Quốc. Về không gian: Di chuyển lao động trong nước tại Trung Quốc Về thời gian: Từ sau giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vào năm 1978 tới nay đặc biệt là từ đầu thế kỷ XXI. Đề tài tập trung nghiên cứu với trường hợp điển hình của nền kinh tế Trung Quốc và những tác động của di chuyển lao động tới sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong gần hai thập niên qua. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: 8 Phương pháp phân tích, đánh giá được sử dụng để phân tích các dữ liệu, số liệu rồi đánh giá những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài luận văn, lựa chọn và xác định những vấn đề thuộc nội dung luận văn cần và sẽ tập trung giải quyết. Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của vấn đề di chuyển lao động tại Trung Quốc, nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra. Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp. Do nghiên cứu các nền kinh tế ở nước ngoài Trung Quốc nên luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, để có được nguồn số liệu đầy đủ và đáng tin cậy, luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu, đặc biệt là các tài liệu tham khảo quốc tế. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học dựa trên số liệu và những diễn biến thực tế về di chuyển lao động tại Trung Quốc, đưa ra các đánh giá về tác động của di chuyển lao động tới xã hội Trung Quốc. Đặc biệt là sử dụng phương pháp diễn dịch và quy nạp nhằm đảm bảo tính toàn diện, có hệ thống và logic của các vấn đề nghiên cứu. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn làm bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về di chuyển lao động. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thực trạng và các vấn đề của di chuyển lao động tại Trung Quốc từ đầu thể kỷ XXI đến nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn đề di chuyển lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về di chuyển lao động Chương 2: Thực trạng và vấn đề di chuyển lao động của Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Chương 3: Đánh giá tác động của di chuyển lao động tới sự phát triển của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG 1.1. Khái quát về di chuyển lao động 1.1.1. Khái niệm lao động, thị trường lao động và di chuyển lao động Trong cuối thể kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, việc di chuyển lao động trong nước và quốc tế đã trở nên quen thuộc với số lượng ngày càng tăng. Đó là do sự phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu đang có những chuyển biến về chất và không đồng đều giữa các vùng trong nước và giữa các quốc gia dựa trên cơ sở phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật. Thực tế cho thấy, sức lao động của các quốc gia có dư thừa lao động đến giai đoạn hiện nay đã được xem như là một loại hàng hoá có thể mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho ngân sách quốc gia. Do vậy, để nghiên cứu về di chuyển lao động trước hết cần phải tìm hiểu và làm rõ các khái niệm có liên quan: Lao động (labour): là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế. Thị trường lao động (labour market) hoặc thị trường sức lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác. Di chuyển lao động (labour movement) còn gọi là di cư lao động (labour migration) là thuật ngữ được quốc tế thừa nhận rộng khắp ở các nước đang phát 11 triển. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về di chuyển lao động. Theo quan niệm thông thường, với nghĩa rộng, di chuyển lao động có thể được hiểu là sự chuyển dịch của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự di chuyển nơi cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn. Theo từ điển Oxford Concise Dictionary of Politics cho rằng: “di cư là sự di chuyển vĩnh viễn của các cá nhân hoặc tập thể từ nơi này đến nơi khác”, hoạt động di chuyển lao động bao gồm hai chủ thể chính là người di cư và người nhập cư. Cùng theo quan niệm trên nhưng ở góc độ khác, di chuyển lao động là sự di chuyển của lao động tự một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một công việc, một cuộc sống mới trong một khoảng thời gian nhất định. Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa: “di chuyển lao động là sự di chuyển một số lượng người lao động từ nơi này đến nơi khác”, người di chuyển lao động“là người di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm công việc”. Theo Công ước của ILO về Di cư về việc làm năm 1949, (số 97) trong Điều 11, cho rằng: "di chuyển lao động có nghĩa là một người di chuyển từ nơi này sang nơi khác với mục đích tìm kiếm việc làm”. Theo Đại từ điển Tiếng Việt di cư có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là “dời, chuyển đến nơi khác để sinh sống” và nghĩa thứ hai là “hiện tượng di chuyển đi lại theo chu kỳ và theo tuyến ổn định của một bộ phận hay toàn thể một quần thể động vật”[15]. Di cư được hiểu là hiện tượng di chuyển nơi cư trú từ đơn vị hành chính lãnh thổ này sang đơn vị hành chính lãnh thổ khác, thông thường trong một khoảng thời gian tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm những điều kiện, khả năng tồn tại, phát triển của cá nhân hay một cộng đồng người nhất định. Khái niệm di cư cũng gần với khái niệm di dân “di chuyển dân cư khỏi một ranh giới hành chính nào đó đến nơi định sẵn theo những mục đích nhất định”. Có tác giả cho rằng, thuật ngữ nhập cư, di cư, di dân, di trú, di chuyển, chuyển cư... là những cách hiểu khác nhau về bản chất của sự di cư, do vậy, đều 12 chỉ một khái niệm có nhiều tên gọi; và tác giả sử dụng thuật ngữ di cư để: “chỉ chung cho sự xuất cư khỏi nơi ở cũ và sự nhập cư vào nơi ở mới và như vậy nó được hiểu như là một quá trình xuất cư – nhập cư, bởi xuất cư bao giờ cũng gắn kết với nhập cư, xuất cư từ đâu và nhập cư vào đâu”[13]. Theo Liên Hợp Quốc, di cư hay di dân là sự dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thường là qua một địa giới hành chính hoặc là sự dịch chuyển theo một khoảng cách xác định nào đó thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú. Di chuyển lao động bao gồm hai quá trình: xuất cư và nhập cư. - Xuất cư (emigration): là quá trình chuyển đi của dân cư tự một vùng hay một quốc gia này sang một vùng hay một quốc gia khác để sinh sống thường xuyên hoặc tạm thời (trong một khoảng thời gian dài). - Nhập cư (immigration): là quá trình chuyển đến của dân cư từ một vùng hay một quốc gia khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời gian dài). Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều có những ảnh hưởng đến cơ cấu và động lực tăng dân số của một vùng hay một quốc gia, nhất là quá trình nhập cư đôi khi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành dân cư ở một số khi vực. Di chuyển lao động được phân làm hai loại, di chuyển lao động trong nước (domestic labor mobility) và di chuyển lao động quốc tế (international labour movement). Di chuyển lao động trong nước được hiểu là việc người lao động di chuyển từ một địa phương, vùng miền này đến một địa phương, vùng miền khác trong phạm vi một quốc gia nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, cái thiện cuộc sống. Điển hình là di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị. Lao động di chuyển từ nông thôn ra thành phố là những lao động di chuyển phố trong một khoảng thời gian nhất định. Là một quá trình di chuyển từ khu vực kém phát triển hơn đến khu vực phát triển hơn; 13 Di chuyển lao động quốc tế được định nghĩa là sự di chuyển của người lao động từ nước này sang nước khác với mục đích tìm kiếm việc làm. Như vậy, di chuyển lao động về cơ bản là sự phản ứng những thay đổi về phân bổ nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, trật tự thế giới, sự biến đổi của môi trường, sự phát triển của kinh tế và công nghệ… Con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhằm tận dụng lợi thế về điều kiện, khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên để có được nguồn thu nhập cao hơn, có nhiều việc làm hơn hoặc để thoát khỏi sự phân biệt đối xử. 1.1.2. Nguyên nhân di chuyển lao động Di chuyển lao động quốc tế được thúc đẩy bởi các nhân tố cầu đẩy (push) và cầu kéo (pull). Nhân tố cầu đẩy là các nhân tố từ phía cung (supply), khuyên khích mong muốn di chuyển và các nhân tố kéo xuất phát từ phía cầu (demand). Từ phía cung, thu nhập cao hơn ở các nước chủ nhà là nhân tố chính quyết định sự di chuyển lao động, trong khi từ phía cầu là việc sử dụng lao động chuyên môn cao với chi phí thấp hơn và do thiếu lao động có chuyên môn cao của các nước chủ nhà trong một số lĩnh vực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng di chuyển lao động nhưng tình trạng bất bình đẳng là nguyên nhân chính thúc đẩy con người di chuyển nơi làm việc. Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu thúc đẩy lao động di chuyển tại các khu vực trong nước và ra quốc tế, hiện tượng này tại các nước đang phát triển diễn ra ngày càng tăng nhanh. Di chuyển lao động là vấn đề tất yếu mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Mục đích duy nhất của sự di chuyển lao động nhằm tạo dựng một cuộc sống đầy đủ hơn cho bản thân, gia đình và xã hội. Phân tích cụ thể, ta thấy có những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, do có sự mất cân đối về số lượng lao động, khi nguồn lao động tại một nơi không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng tại nơi đó. Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng tại một địa phương hay một quốc gia 14 có thể là do địa phương, quốc gia đó có tỷ lệ phát triển dân số cao, nền sản xuất lại lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do địa phương, quốc gia đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đọan chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngay với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh. Trong khi đó, nhiều địa phương khác trong nước hay một quốc gia khác có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn trong khi tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động. Thứ hai, do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề nhất định mà tại địa phương hay một quốc gia không có hoặc không đủ. Ví dụ: ở một số nước phát triển rất thiếu lao động trong các ngành nặng nhọc, độc hại còn ở nước nghèo lại thiếu các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao hoặc một thành phố phát triển rất nhiều khu công nghiệp nhưng lại thiếu lao động phổ thông. Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật của mỗi địa phương, quốc gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao động với các địa phương khác hay quốc gia khác. Hành vi trao đổi lao động xuyên quốc gia dẫn đến sự ra đời và phát triển của xuất khẩu lao động. Thứ ba, đối với di chuyển lao động quốc tế là do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước ngoài. Nhiều nơi mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu lao động có giá cao và bù lại họ nhập khẩu lao động tự những nước có giá cả thấp hơn. Điều này lý giải vì sao có những nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như: Cuba, Malaysia, Bungari... Thứ tư, do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động tại địa phương này với địa phương trong một nước hoặc người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì lý do này mà nhiều 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan