Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học địa vị pháp lý của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành phố đà...

Tài liệu địa vị pháp lý của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng

.PDF
91
114
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HOA ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Địa vị pháp lý của UBND cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.............................................................................................9 1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.............................9 1.2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong chính quyền địa phương............................................................................................................11 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã.............................14 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã...21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................................................................................................26 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng có liên quan đến quá trình thực thi địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân phường. ..................................................................................................... 26 2.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã tại quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng............................................................ 31 2.3. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã tại quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. ........................................ 44 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................... 59 3.1. Nhu cầu thực hiện địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng................................................................. 59 3.2. Cơ sở để nâng cao hiệu quả thực hiện địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng .................................. 60 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng ........................... 61 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BCH Ban chỉ huy 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 3 KCN Khu công nghiệp 4 XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 2.2 Dân số trung bình qua các năm phân theo phường ở quận Cẩm Lệ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 theo phường ở quận Cẩm Lệ Trang 30 31 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Căn cứ Hiến pháp năm 2013, ngày 19/6/2015 Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Hai Luật này đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và các chủ trương, định hướng của Đảng về Chính phủ và chính quyền địa phương, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho tổ chức, hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với chính quyền địa phương đã được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phát huy sự chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, bên cạnh các kết quả đã đạt được, một số quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, mà trước hết là các vấn đề: Một là, quy định của Luật về cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã ở hải đảo như các đơn vị hành chính trong đất liền là chưa phù hợp với các đặc thù, đặc điểm khác biệt của các đơn vị hành chính ở hải đảo; Hai là, một số quy định của Luật về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền chưa được quy định rõ, nhất là chủ thể thực hiện 1 ủy quyền gây khó khăn trong việc áp dụng và hạn chế hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Luật chưa có quy định để tạo cơ sở cho các luật chuyên ngành quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp, ủy quyền nhằm tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan, làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; Ba là, việc thực hiện quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về số lượng Phó Chủ tịch UBND theo phân loại hành chính cơ bản phù hợp với cấp tỉnh, cấp huyện, song đã làm giảm đáng kể số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại 2, loại 3 chỉ còn 01 Phó Chủ tịch, gây khó khăn trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã; Bốn là, Luật không quy định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã là chưa phù hợp.Thực tế cho thấy, UBND cấp xã vẫn phải đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên và nghị quyết của cấp ủy đảng cùng cấp. Vì vậy, nhiều địa phương vẫn đề nghị bổ sung quy định thẩm quyền của UBND cấp xã xây dựng trình HĐND cấp xã thông qua để trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã trước khi triển khai thực hiện. Liên hệ đến quận Cẩm Lệ (Thành phố Đà Nẵng) cũng nằm trong bối cảnh hiện trạng đó. Quận Cẩm Lệ là địa bàn tập trung các đơn vị hành chính cấp cơ sở trực thuộc bao gồm 6 phường (Hòa An, Hòa Phát, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Khuê Trung, Hòa Xuân) đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá có tốc độ nhanh chóng. Bên cạnh diện mạo khởi sắc của hạ tầng đô thị và chuyển dịch tích cực cơ cấu ngành kinh tế phù hợp hướng CNH-HĐH trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thì nhiều vấn đề xã hội, dân sinh và sinh hoạt đời sống đang yêu cầu đòi hỏi phải giải quyết ổn định và 2 bền vững, nhất là xoay quanh vấn đề thu hồi đất, tái định cư, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường... Chính thực trạng này khách quan đặt ra rất nhiều nhiệm vụ quản lý điều hành quá trình kinh tế xã hội đối với hệ thống UBND từ quận Cẩm Lệ đến các phường trực thuộc trong khi pháp luật hiện hành vẫn chưa xác lập vị trí pháp lý của UBND phù hợp với đặc điểm đô thị nơi đây. Dù rằng, Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Trước bối cảnh đó, Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2019 và chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2020. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các định hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính quyền cấp xã nói chung, Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Từ các lý do này, tác giả đăng ký lựa chọn đề tài nghiên cứu “Địa vị pháp lý của UBND cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng” để thực hiện trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Việc nghiên cứu địa vị pháp lý của UBND các cấp nói chung và cấp xã nói riêng vốn là chủ đề đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, giới nghiên cứu khoa học… Tiêu biểu, các công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề này ở nhiều góc nhìn đa dạng, có thể kể đến dưới đây: 3 - Nguyễn Đình Khoa (2010): Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ, Học viện hành chính quốc gia. - Trần Ngọc Lệ (2015), Địa vị pháp lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. - Phùng Văn Bá (2013), Địa vị pháp lý của công chức cấp xã từ thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. - Chuyên đề “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Hồng Thái trong cuốn Tìm hiểu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994 - Chuyên đề “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” của nhóm tác giả Nguyễn Đăng Dung, Phan Trung Lý trong cuốn Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992, NXB KHXH, Hà Nội, 1995. - PGS-TS Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương, Nxb. Đồng Nai, 1997. - Bùi Xuân Đức (1991), "Về vấn đề tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay", Tạp chí nhà nước và pháp luật, (số 3), tr.14.2 - Nguyễn Tiến Đoàn (1993), Đổi mới hệ thống tổ chức chính quyền địa phương, Kỷ yếu Hội thảo đề tài KX 05, 08 về phương thức tổ chức hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước, tập 1, Nxb KH-KT, Hà Nội. - Bài viết “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - thực trạng và giải pháp” của PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 9/2005. 4 - Bài viết “Đổi mới tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân” của Lê Minh Thông, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5 1999. - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Chính quyền xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. - Trần Công Tuynh (1993), "Mấy vấn đề cần suy nghĩ để đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương", Thông tin công tác tổ chức nhà nước, (số 3), tr.10. - Bùi Tiến Quý (2000),Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội. - TS. Mạc Minh Sản, (2009) “Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Tuy vậy, đề cập nghiên cứu cụ thể vấn đề địa vị pháp lý của UBND phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu trùng lặp, nhất là kể từ sau khi có Hiến Pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Song với các công trình vừa nêu trên lại có giá trị kế thừa tham khảo tốt. Chính vì vậy, nghiên cứu Địa vị pháp lý của UBND cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa thời sự cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã và thực tiễn thực thi tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; để từ đó đề xuất các phương hướng, 5 giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã của Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã ở Việt Nam hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã của Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã ở Việt Nam hiện nay; thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Các quy định pháp luật về Ủy ban nhân dân cấp xã ở Việt Nam hiện nay; thực tiễn thực thi các quy định về Ủy ban nhân dân cấp xã từ địa bàn Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi không gian: Các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi các quy định về Ủy ban nhân dân cấp xã từ địa bàn Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi thời gian: 6 Từ thời điểm thành lập quận Cẩm Lệ năm 2005 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và các cách tiếp cận liên ngành, tiếp cận thực tiễn để nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích quy phạm pháp luật và phương pháp phân tích văn bản, thu thập thông tin được sử dụng phân tích các tài liệu thứ cấp liên quan địa vị pháp lý của UBND của Đảng và các cơ quan Nhà nước được thể hiện xuyên suốt ở cả 3 chương của Luận văn. - Phương pháp phân tích logic tổng hợp, thống kê so sánh, định tính... được sử dụng để phân tích tổng hợp chọn lọc các thông tin có giá trị để làm rõ quá trình thực hiện địa vị pháp lý UBND cấp xã trong thực tiễn thời gian qua (thể hiện khá rõ ở chương 2 Luận văn). - Phương pháp tiếp cận hệ thống cấu trúc để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã (ở chương 1 Luận văn); cũng như một số phần trình bày ở chương 3 Luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa làm rõ hơn một số vấn đề cơ sở lý luận và pháp lý về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ thực tiễn việc thực hiện địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng đi đến nhận định đánh giá: Kết quả đạt được; Những vấn đề hạn chế đặt ra và xác định nguyên nhân chủ yếu của nó. 7 Đóng góp tư vấn chính sách pháp luật về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạn hiện nay từ thực tiễn quận Cẩm Lệ. 7. Kết cấu của luận văn Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chương 2. Thực trạng về địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 1.1. Khái niệm - Địa vị pháp lý của chủ thể. Khi bàn đến địa vị pháp lý, chúng thường được xác định đó là vị trí, vai trò của chủ thể pháp luật xét trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác dựa trên cơ sở luật định để đảm bảo cho chủ thể đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Địa vị pháp lý của chủ thể là sự thể hiện tổng thể về quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật [49; tr.244 và 246]. Theo đó, địa vị pháp lý của chủ thể gắn liền với việc xác lập phạm vi quyền năng của chủ thể đó theo quy định của pháp luật về hoạt động của mình. Như vậy, địa vị pháp lý của chủ thể có thể được hiểu là tổng thể về quyền và nghĩa vụ cúa chủ thể đó được pháp luật quy định trong quá trình tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm đảm bảo cho chủ thể đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc xác định rõ địa vị pháp lý của những chủ thể trong quan hệ pháp luật, chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập các điều kiện để thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể; cũng như giúp cho họ không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ của chủ thể khác. - Ủy ban nhân dân cấp xã: UBND cấp xã do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND cấp xã, là cơ quan hành chính nhà nước cấp xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân trên địa bàn cấp xã, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 9 Các chức danh của UBND cấp xã được HĐND cùng cấp bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của HĐND. UBND cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch UBND cấp xã do Chính phủ quy định (UBND xã, phường, thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã, phường, thị trấn loại II và xã, phường, thị trấn loại III có một Phó Chủ tịch). Cơ cấu nhân sự của UBND cấp xã thường là từ 3 - 5 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên (Chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công an cấp xã). Người đứng đầu UBND cấp xã là Chủ tịch UBND. Thường trực UBND cấp xã gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách. Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có các chức danh: Công an, quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính. Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên chế phù hợp. - Khái niệm địa vị pháp lý ủy ban nhân dân cấp xã Địa vị pháp lý (quyền hạn) của UBND các cấp nói chung và địa vị pháp lý của UBND cấp xã được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 của nước ta. Tại Khoản 1, Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã quy định: UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Như vậy, địa vị pháp lý của UBND cấp xã được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của UBND cấp xã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 của nước ta và các văn bản pháp lý khác có liên quan để xác lập môi trường hành lang pháp lý 10 nhằm đảm bảo cho UBND cấp xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trên địa bàn cấp xã. 1.2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hệ thống chính quyền địa phương Theo Hiến pháp năm 2013 hiện hành, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước ta với ba cấp đơn vị hành chính, đó là: (1) chính quyền cấp tỉnh (bao gồm tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương); (2) chính quyền cấp huyện (bao gồm huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và quận); (3) chính quyền cấp xã (bao gồm xã, thị trấn và phường). Theo đó, tương ứng ở mỗi cấp đơn vị hành chính - lãnh thổ, hệ thống những cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm có: UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; và UBND cấp xã.. Quyền hạn của UBND các cấp nói chung và của UBND cấp xã nói riêng được quy định tại Hiến pháp năm 2013 của nước ta và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Từ địa vị pháp lý của của UBND cấp xã là cơ sở pháp lý để xác định vị trí và vai trò quan trọng của của UBND cấp xã trong quan hệ pháp luật nói chung và trong chính quyền địa phương. 1.2.1. Vị trí của Ủy ban nhân dân cấp xã trong chính quyền địa phương UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp xác lập ra, nên vị trí của UBND các cấp được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi địa giới hành chính nhất định về mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Theo phân cấp hành chính, cấp xã (xã, thị trấn, phường) là cấp dưới cùng trong hệ thống chính quyền Nhà nước 4 cấp ở nước ta. 11 UBND cấp xã (xã, thị trấn, phường) do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND cấp xã. Tại Khoản 2, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã xác định: Cấp chính quyền địa phương gồm có UBND và HĐND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Nên bản thân UBND cấp xã cùng với HĐND cùng cấp là hai bộ phận hợp thành cốt lõi trong hệ thống chính quyền cấp xã. UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở ở địa phương (một bộ phận quan trọng của nền hành chính quốc gia), tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách. UBND cấp xã là cấp quản lý hành chính gần dân và trực tiếp sát sao với đời sống cùng những yêu cầu hợp pháp và chính đáng hàng ngày của người dân trong quan hệ với họ (Cầu nối giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn cấp xã), chịu trách nhiệm trước nhân dân trên địa bàn xã, HĐND cấp xã và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Đây là cơ quan hành chính nhà nước cấp xã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật, có phạm vi hoạt động quản lý xã hội theo địa giới hành chính cấp xã. 1.2.2. Vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hệ thống chính quyền địa phương Về căn bản, UBND các cấp nói chung và UBND cấp xã nói riêng có vai trò hệ trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Đối với UBND cấp xã, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở những điểm sau: So với UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND xã là cấp hành chính gần nhất có quan hệ trực tiếp và gắn bó mật thiết với nhân dân, đây là cấp tổ chức thực hiện (là cấp hành động) là đầu mối để tiếp nhận và giải quyết những công việc thường ngày cho người dân. Nên UBND xã có trách nhiệm 12 rất lớn trong việc chuyển tải và triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước vào thực tiễn quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội và cuộc sống dân cư ở địa bàn cấp xã. Hướng dẫn việc thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của cấp trên. Tổ chức thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, hướng dẫn cho các hộ dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo kế hoạch, quy hoạch chung. UBND cấp xã là một bộ phận quan trọng của nền hành chính quốc gia, là cơ quan thực thi pháp luật thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã, là cơ quan chấp hành và bảo đảm thi hành nghị quyết của HĐND cùng cấp và các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. UBND cấp xã có quyền ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức thực thi quyền hành pháp ở địa phương cấp xã nhằm tổ chức, chỉ đạo quản lý nhà nước chung trên địa bàn mình; cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ở phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác (HĐND cùng cấp và các cơ quan Nhà nước ở cấp trên) để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương. Tiếp tục đổi mới cải cách hành chính, giảm bớt phiền hà cho người dân, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ công chức cấp xã, đẩy mạnh phân cấp và tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả. Có thể xác định, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là cấp quản lý trực tiếp và sát sao với đời sống của người dân ở mọi vùng miền của cả nước. Hơn nữa, đối với HĐND cấp xã tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương song 13 lại không có quyền lập pháp, nên về mặt pháp lý thì chính quyền cấp xã hầu như tập trung chủ yếu vào UBND của cấp này để đảm nhận thực hiện tất cả chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội theo phân cấp quản lý và luật định. Do vậy, hiệu lực và hiệu quả của quá trình hoạt động quản lý điều hành của UBND cấp xã trong chính quyền ở cấp này sẽ góp phần quyết định rất lớn đến sự thành bại đối với các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn cuộc sống. 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã Chính quyền nhà nước ở các cấp được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, tại Hiến pháp năm 2013, các quy định về chính quyền địa phương được quy định tại Chương IX, gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116. Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương (Khoản 2, Điều 112 Hiến pháp năm 2013). Trong đó: - UBND các cấp về cơ bản có địa vị pháp lý, đó là: (1) Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Khoản 2, Điều 114 Hiến pháp năm 2013). (2) Tổ chức, chỉ đạo điều hành quản lý nhà nước ở các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn ở địa phương cấp mình theo Hiến pháp và các văn bản của các cơ quan hành chính cấp trên. Đây là chức năng, nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của UBND để tổ chức quản lý một cách toàn diện theo phạm vi địa giới hành chính được phân cấp, nó mang tính thường xuyên, liên tục đáp ứng nhu cầu hàng ngày của tổ chức cá nhân có liên quan. Trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, UBND có quyền ban hành các cơ chế, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan