Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Diễn ngôn phương tây – phương đông của phạm quỳnh và nhất linh...

Tài liệu Diễn ngôn phương tây – phương đông của phạm quỳnh và nhất linh

.PDF
167
57
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ VÂN ANH DIÔN NG¤N PH¦¥NG T¢Y - PH¦¥NG §¤NG CñA PH¹M QUúNH Vµ NHÊT LINH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. NGUYỄN ĐÌNH CHÚ PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận điểm và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ Lê Thị Vân Anh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. Nguyễn Đình Chú và PGS.TS. Trần Văn Toàn đã luôn tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã góp ý, nhận xét, chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến họa sĩ Lê Thiết Cƣơng đã có những chỉ dẫn chuyên môn sâu sắc về các kiến thức hội họa liên quan đến đề tài luận án, để tôi có thêm cơ sở khoa học cho các luận điểm của mình về nhà văn Nhất Linh. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tại trƣờng THCS Cầu Giấy đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, động viên, hỗ trợ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Tác giả Lê Thị Vân Anh iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................4 5. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................5 6. Cấu trúc của luận án............................................................................................6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................7 1.1. Cở sở lý luận ...................................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm “Diễn ngôn” của Micheal Foucault và những định hướng ứng dụng ............................................................................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm “Diễn ngôn phương Tây – phương Đông” theo tinh thần của chủ nghĩa hậu thuộc địa .................................................................................11 1.1.2.1. Diễn ngôn Phƣơng Tây – Phƣơng Đông hay là sự kiến tạo của phƣơng Tây (thực dân) về phƣơng Đông (thuộc địa) ....................................13 1.1.2.2. Nhu cầu kiến tạo Diễn ngôn Phƣơng Tây – Phƣơng Đông của trí thức phƣơng Đông (thuộc địa) .......................................................................15 1.1.2.3. Quá trình tƣơng tác văn hoá và sự lựa chọn con đƣờng đi cho tƣơng lai của thuộc địa ...................................................................................19 1.2. Nhu cầu kiến tạo diễn ngôn về phƣơng Tây (Pháp) – phƣơng Đông (Việt) của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ................................................... 21 1.2.1. Cuộc tiếp xúc phương Tây (Pháp) – phương Đông (Việt) tại Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ..............................................................................21 1.2.2. Nhận thức về phương Tây (Pháp) của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .................................................................................................25 1.2.3. Nhận thức về phương Đông (dân tộc) của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............................................................................................28 1.2.3.1. Nỗ lực đề cao tiếng Việt ......................................................................29 1.2.3.2. Nỗ lực tìm lại chất liệu văn hoá, văn học truyền thống ......................31 1.2.3.3. Nỗ lực xây dựng những biểu tƣợng về chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa yêu nƣớc của dân tộc ..............................................................................32 iv 1.2.3.4. Nỗ lực tìm ra con đƣờng đi cho dân tộc ..............................................32 1.3. Tình hình nghiên cứu diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh ....................................................................................33 1.3.1. Những đánh giá về diễn ngôn phương Tây – phương Đông của Phạm Quỳnh ..................................................................................................................... 34 1.3.1.1. Khuynh hƣớng thứ nhất: phủ nhận, thậm chí luận tội những diễn ngôn phƣơng Tây phƣơng Đông của Phạm Quỳnh ..........................................34 1.3.1.2. Khuynh hƣớng thứ hai: ghi nhận những đóng góp trên lĩnh vực văn hóa qua các diễn ngôn phƣơng Tây phƣơng Đông của Phạm Quỳnh .......36 1.3.1.3. Khuynh hƣớng thứ ba: chiêu tuyết, biện hộ cho những đóng góp của Phạm Quỳnh thông qua các diễn ngôn phƣơng Tây phƣơng Đông ......................40 1.3.1.4. Khuynh hƣớng thứ tƣ: khách quan, nhìn nhận trực tiếp vai trò “trí thức trung gian” của Phạm Quỳnh ...................................................................42 1.3.2. Những đánh giá về diễn ngôn phương Tây – phương Đông của Nhất Linh..............................................................................................................44 1.3.2.1. Khuynh hƣớng thứ nhất: ghi nhận sự ảnh hƣởng của văn hoá, văn học phƣơng Tây đến những tác phẩm nghệ thuật và nỗ lực hiện đại hoá văn học mà Nhất Linh và các cộng sự đã thực hiện .........................................44 1.3.2.2. Khuynh hƣớng thứ hai: ghi nhận những đóng góp về văn học nghệ thuật của Nhất Linh nhƣng cho rằng con đƣờng hiện đại hoá và lý tƣởng của Nhất Linh vừa có điểm tích cực vừa có điểm hạn chế ........................................47 1.3.3. Những gợi mở nghiên cứu diễn ngôn phương Tây – phương Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh....................................................................................49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...........................................................................................50 Chƣơng 2: DIỄN NGÔN PHƢƠNG TÂY - PHƢƠNG ĐÔNG CỦA PHẠM QUỲNH .......................................................................................................51 2.1. Chủ thể diễn ngôn: Tâm thế Phạm Quỳnh – “Một trí thức của hai thế giới” ......................................................................................................................... 51 2.2. Hệ thống phƣơng tiện truyền thông diễn ngôn phƣơng Tây - phƣơng Đông của Phạm Quỳnh ................................................................................................................... 53 2.3. Diễn giải diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh .................... 56 2.3.1. Nhận thức về phương Tây (Pháp) ........................................................................... 56 2.3.2. Nhận thức về phương Đông (dân tộc) ................................................................... 58 v 2.3.2.1. Văn hóa Việt Nam – nền văn hóa bản địa đặc sắc ..............................59 2.3.2.2. Văn hóa Việt Nam và nỗ lực trƣờng tồn qua những thăng trầm của lịch sử .........................................................................................................64 2.3.3. Nỗ lực kiến tạo diện mạo mới cho tương lai văn hóa dân tộc ............................... 68 2.3.3.1. Mục tiêu hƣớng tới ..............................................................................68 2.3.3.2. Cách thức thực hiện .............................................................................69 2.3.4. Diễn ngôn phương Đông - phương Tây của Phạm Quỳnh và những ngã rẽ tiếp nhận ............................................................................................................89 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .........................................................................................92 Chƣơng 3: DIỄN NGÔN PHƢƠNG TÂY - PHƢƠNG ĐÔNG CỦA NHẤT LINH.......94 3.1. Chủ thể diễn ngôn: Tâm thế Nhất Linh – “Một trí thức tây học kiểu mới” ........ 94 3.2. Hệ thống phƣơng tiện truyền thông diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Nhất Linh .............................................................................................................. 97 3.3. Diễn giải diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Nhất Linh ........................ 101 3.3.1. Nhận thức về phương Tây (Pháp) ......................................................................... 101 3.3.1.1. Phƣơng Tây (Pháp) nhƣ một giá trị văn minh phổ quát của nhân loại ....... 101 3.3.1.2. Phƣơng Tây (Pháp) với bản chất thực dân tại Đông Dƣơng .............103 3.3.2. Nhận thức về phương Đông (dân tộc)................................................................... 106 3.3.2.1. Tình yêu với những nét đẹp văn hoá truyền thống ....................................... 106 3.3.2.2. Dấu ấn phƣơng Đông trong sự sáng tạo trên đƣờng biên giao thoa văn hóa Đông (Việt) – Tây (Pháp) .................................................................108 3.3.2.3. Tƣ duy phê phán: muốn “đồng đẳng” phƣơng Đông cần tự thay đổi.....111 3.3.3. Nỗ lực kiến tạo diện mạo mới cho tương lai văn hoá dân tộc ..................118 3.3.3.1. Ƣớc vọng mới cho phƣơng Đông ......................................................118 3.3.3.2. Những cải cách trên các phƣơng diện văn hóa xã hội .......................122 3.3.4. Diễn ngôn phương Đông - phương Tây của Nhất Linh – những dự định và dang dở...........................................................................................................139 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 144 KẾT LUẬN ............................................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................................................... 149 THƢ MỤC THAM KHẢO...................................................................................150 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX đƣợc tồn tại và phát triển dựa trên nền tảng cuộc tiếp xúc giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây (chủ yếu là trục tiếp xúc Pháp – Việt). Cuộc tiếp xúc với phƣơng Tây đã đem đến cho ngƣời Việt một ý nghĩa đối trọng lại với những tiếp xúc trƣớc đó trong lịch sử với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Hoa và Ấn Độ. Những yêu cầu của thời cuộc đã buộc ngƣời Việt đầu thế kỷ XX phải nhận thức về phƣơng Tây (Pháp) – “kẻ khác” và về phƣơng Đông (Việt) – “chính mình”, từ đó nảy sinh những diễn ngôn về phƣơng Đông – phƣơng Tây, về dân tộc, bản sắc, cũng nhƣ về văn minh, hiện đại. Tìm hiểu diễn ngôn phƣơng Đông phƣơng Tây của ngƣời Việt đầu thế kỷ XX chính vì vậy chủ yếu là tìm hiểu diễn ngôn về Việt – Pháp. Những diễn ngôn ấy vô cùng đa dạng phản ánh tâm thế phức tạp của ngƣời Việt Nam trong cuộc tiếp xúc này. 1.2. Trong rất nhiều những trí thức ngƣời Việt tiêu biểu đầu thế kỷ XX tham gia vào việc kiến tạo diễn ngôn về phƣơng Đông – phƣơng Tây, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hai trƣờng hợp tiêu biểu là Phạm Quỳnh (1892 – 1945) và Nhất Linh (1906-1963). Giữa Phạm Quỳnh và Nhất Linh có những điểm tƣơng đồng quan trọng: đều là những ngƣời hoạt động văn hóa trong môi trƣờng công khai, đều thụ đắc trực tiếp những ảnh hƣởng từ phƣơng Tây và cùng từng bị dƣ luận hiểu theo nhiều cách khác nhau, thậm chí khen - chê đối lập. Họ là những trí thức thuộc địa đã tự giác sử dụng quyền lực của những diễn ngôn tác động vào những đối tƣợng mà họ tin rằng việc tác động đó sẽ dẫn đến sự thay đổi cho xã hội, kiến tạo những ý niệm về cộng đồng, về dân tộc và sẽ góp phần hoà giải Đông Tây. Mặt khác, họ lại có những khác biệt và tiếp biến về mặt văn hoá. Nếu Phạm Quỳnh là một học giả để lại di sản lí luận bề thế mang tính chất định hƣớng thì Nhất Linh lại là lãnh đạo của một văn phái, di sản của ông chủ yếu gắn với những sáng tác cụ thể, đi sâu vào thực hành văn hoá, văn học. Nếu Phạm Quỳnh là một đại diện tiêu biểu cho thế hệ trí thức 1907, thì Nhất Linh là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trí thức 1925 – hai thế hệ trí thức hoạt động công khai tiếp nối trong nửa đầu thế kỷ XX (Xin xem thêm trong tài liệu số [116]). Bản thân Nhất Linh và các cộng sự của mình trong Tự lực văn 2 đoàn đã không ngừng cố gắng để “vƣợt qua” “thế hệ Phạm Quỳnh”. Vì vậy, việc đặt hai nhà văn này trong trục nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có đƣợc những nhận thức quan trọng về sự tiếp biến văn hóa của hai thế hệ trí thức ngƣời Việt về ý niệm Đông - Tây. Lựa chọn những đối tƣợng phức tạp từng bị đặt lên bàn cân ở dƣ luận này, chúng tôi cũng mong muốn tìm thấy đƣợc sự tƣơng thích về ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Bởi vấn đề tiếp xúc văn hóa Đông - Tây đến nay vẫn còn hiện hữu rõ nét trên các phƣơng diện của đời sống xã hội. Tìm hiểu quá khứ chính là sự cần thiết rút kinh nghiệm cho công cuộc hội nhập quốc tế, theo đúng phƣơng châm “hòa nhập mà không hòa tan” và tinh thần dựng xây một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà đất nƣớc ta đang cố gắng thực hiện. 1.3. Lý thuyết diễn ngôn Micheal Foucault đang gợi ra những hƣớng đi mới đối với nghiên cứu văn hóa, văn học thế giới và cũng đang đƣợc thực hành tại Việt Nam đem lại nhiều hiệu quả, có tác dụng giải mã những vấn đề văn hóa phức tạp. Đối với những nhân vật đã tạo lập ra những diễn ngôn có sức ảnh hƣởng lớn trong cuộc đụng độ Đông – Tây nhƣng gặp phải những đối cực trong lịch sử tiếp nhận nhƣ Phạm Quỳnh và Nhất Linh thì việc tìm hiểu di sản văn hóa của họ dƣới góc độ nghiên cứu diễn ngôn là một cách làm khả thi và hứa hẹn đem đến nhiều kết quả ý nghĩa. Thông qua lý thuyết nghiên cứu diễn ngôn, đặc biệt với việc kết hợp vận dụng những kết quả nghiên cứu của chủ nghĩa hậu thuộc địa, chúng ta có thể mở rộng cách diễn giải những diễn ngôn của Phạm Quỳnh và Nhất Linh trong bối cảnh thuộc địa tại Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để lí giải điều gì đã thôi thúc họ tạo lập những diễn ngôn đó, ảnh hƣởng và số phận của chúng trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Chúng tôi cũng xác định những đối cực trong tiếp nhận về văn bản của hai đối tƣợng nghiên cứu này chính là biểu hiện của quy luật cộng hƣởng trong tiếp nhận văn học (sẽ nói rõ hơn ở phía sau) nên với tinh thần tôn trọng tối đa tính khách quan của ngôn ngữ mà nghiên cứu diễn ngôn mang lại, chúng tôi cố gắng „„thuật tả‟‟ một cách khách quan, nguyên trạng ngữ nghĩa của văn bản, để ngƣời đọc có cách đánh giá toàn diện hơn. Với những lý do trên, chúng tôi hi vọng luận án Diễn ngôn phương Tây – phương Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh sẽ đem đến những diễn giải mới về hai hiện tƣợng văn hóa, văn học quan trọng, phức tạp của dân tộc để từ đó rút ra đƣợc những bài học có ý nghĩa trong thực tế. 3 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu tại các diễn ngôn văn hóa, văn học của Phạm Quỳnh và Nhất Linh qua phạm vi tƣ liệu đã khảo sát nhƣ sau: 2.2.1. Phạm Quỳnh - 10 ngày ở Huế - Nhà Xuất bản Văn hóa, 2001. - Luận giải văn học và triết học - Nhà Xuất bản Thông tin, 2003. - Pháp du hành trình nhật ký - Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, 2004. - Thượng Chi văn tập - Nhà Xuất bản Văn học, 2007. - Phạm Quỳnh tiểu luận viết bằng tiếng Pháp - Nhà Xuất bản Tri thức, 2007 (gồm bài diễn thuyết, bài báo bằng tiếng Pháp từ 1922-1932). - Bộ Tài liệu số hóa: Tạp chí Nam Phong của Khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 2.2.2. Nhất Linh: Phạm vi khảo sát là những tác phẩm trước năm 1945 +) Các tiểu thuyết in trong tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX (tiểu thuyết trước 1945), quyển I, tập V, NXB Văn học, Hà Nội (2003), Nhiều tác giả, Mai Quốc Liên (chủ biên), bao gồm: - Gánh hàng hoa (cùng Khái Hƣng, 1934) - Đời mưa gió (cùng Khái Hƣng, 1934), Nắng thu (1934), - Đoạn tuyệt (1934-1935), Lạnh lùng (1935-1936) - Đôi bạn (1936-1937), Bướm trắng (1938-1939) +) Tập truyện: Truyện ngắn Nhất Linh, NXB Văn học (2018), Người quay tơ, NXB Đời nay, Sài Gòn (1970). +) Tác phẩm du ký: Đi Tây (1935) in trong tập Đi Tàu, đi Tây, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Lê Văn Trƣơng, Vƣơng Trí Nhàn (tuyển chọn và giới thiệu), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002. - Bộ Tài liệu số hóa: Tạp chí Phong Hóa và Tạp chí Ngày Nay của Khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Chúng tôi mong muốn thông qua lý thuyết nghiên cứu diễn ngôn của M. 4 Foucault đặc biệt kết hợp với việc vận dụng những kết quả nghiên cứu của chủ nghĩa hậu thuộc địa, tìm hiểu thái độ ứng xử với phƣơng Tây của Phạm Quỳnh và Nhất Linh, từ đó nghiên cứu sâu hơn ý niệm về Phƣơng Đông, về dân tộc và nỗ lực kiến tạo con đƣờng đi cho tƣơng lai văn hóa dân tộc của họ. Chúng tôi cố gắng „„thuật tả‟‟ một cách khách quan, nguyên trạng ngữ nghĩa của văn bản, để ngƣời đọc có cách nhìn nhận toàn diện hơn đồng thời thấy đƣợc sự tƣơng đồng, tiếp biến trong cách ứng xử của Phạm Quỳnh và Nhất Linh đối với ý niệm về phƣơng Tây và phƣơng Đông. 3.2. Nhiệm vụ Từ mục đích trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ chính của luận án sau: - Bằng lý thuyết diễn ngôn, vận dụng kết quả của chủ nghĩa hậu thuộc địa, thuật tả, làm rõ nội dung diễn ngôn Đông Tây của Phạm Quỳnh: nhận thức về phƣơng Tây, nhận thức về phƣơng Đông, nỗ lực kiến tạo diện mạo mới cho văn hóa dân tộc (chủ yếu trên phƣơng diện định hƣớng tƣ tƣởng). - Bằng lý thuyết diễn ngôn, vận dụng kết quả của chủ nghĩa hậu thuộc địa thuật tả, làm rõ nội dung diễn ngôn Đông Tây của Nhất Linh: nhận thức về phƣơng Tây, nhận thức về phƣơng Đông, nỗ lực kiến tạo diện mạo mới cho văn hóa dân tộc (chủ yếu trên phƣơng diện thực hành văn hóa, văn học). - So sánh để nhận ra những điểm tƣơng đồng, những điểm tiếp biến trong diễn ngôn phƣơng Đông, phƣơng Tây của Phạm Quỳnh và Nhất Linh. Để thực hiện nhiệm vụ chính trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ bổ trợ: - Tìm hiểu nội hàm của hai khái niệm phƣơng Đông và phƣơng Tây trong vận động lịch sử. - Tìm hiểu lý thuyết diễn ngôn của Micheal Foucault và một số kết quả nghiên cứu của chủ nghĩa hậu thuộc địa để tạo công cụ xử lý vấn đề. - Tìm hiểu (ở mức cần thiết) bối cảnh xã hội Việt Nam đã xuất hiện diễn ngôn Đông Tây của Phạm Quỳnh và Nhất Linh. - Tìm hiểu với một thái độ khách quan, trung tính về tình hình tiếp nhận văn nghiệp Phạm Quỳnh và Nhất Linh. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Các quan điểm của Phạm Quỳnh và Nhất Linh không chỉ đƣợc trình bày thành những công trình lớn mà thƣờng đƣợc thể hiện 5 qua các bài báo, bài diễn thuyết, khảo cứu, lời giới thiệu tác phẩm,... Vì thế muốn hiểu đƣợc nội dung nguyên trạng văn bản của các ông, chúng tôi đã tổng hợp từ các nguồn tƣ liệu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc theo hệ thống hợp lí để từ đó thấy rõ những nét chính trong diễn ngôn phƣơng Đông và phƣơng Tây của các ông. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt để làm nổi bật các luận điểm và nhận định trong quá trình tìm hiểu các diễn ngôn của Phạm Quỳnh và Nhất Linh. - Phương pháp so sánh lịch đại và so sánh đồng đại: Luận án tìm hiểu diễn ngôn phƣơng Đông và phƣơng Tây của Phạm Quỳnh, Nhất Linh – những nhân vật sống trong thời kỳ lịch sử nhiều biến động, vì vậy phƣơng pháp này giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc và nhiều chiều về Phạm Quỳnh, Nhất Linh. - Phương pháp liên ngành: Luận án vận dụng phƣơng pháp liên ngành giữa văn bản văn học với các loại hình văn bản khác, để tìm hiểu sâu sắc hơn về diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên vận dụng lý thuyết nghiên cứu diễn ngôn của M. Foucault, lý thuyết nghiên cứu hậu thuộc địa để thuật tả và nhận diện diễn ngôn phƣơng Tây, phƣơng Đông của hai đối tƣợng văn hóa phức tạp là Phạm Quỳnh và Nhất Linh. - Lần đầu tiên diễn ngôn của hai đại diện tiêu biểu cho hai thế hệ trí thức ngƣời Việt là Phạm Quỳnh và Nhất Linh đƣợc đƣa vào cùng trục nghiên cứu, đƣợc mở rộng tìm hiểu trong mối quan hệ tƣơng tác hai chiều với môi trƣờng văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Luận án đã chỉ ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ sự khác biệt, chuyển biến trong cách ứng xử của họ đối với ý niệm về phƣơng Tây và phƣơng Đông. - Luận án cho thấy tiềm năng của hƣớng nghiên cứu diễn ngôn, hƣớng nghiên cứu hậu thuộc địa về những tƣơng tác văn hóa Đông – Tây đồng thời cho thấy những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ quá khứ để hƣớng tới hiện tại trong chủ trƣơng xây dựng “Một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. - Luận án là một tài liệu tham khảo có giá trị giúp độc giả, nhất là những ai chƣa cho điều kiện tiếp xúc trực tiếp văn bản của Phạm Quỳnh và Nhất Linh có cách nhìn nhận sâu sắc hơn về hai đối tƣợng văn hóa phức tạp này. 6 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án đƣợc triển khai thành các chƣơng chính nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh Chương 3: Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Nhất Linh. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Khái niệm “Diễn ngôn” của Micheal Foucault và những định hướng ứng dụng 1 Trong các ngành khoa học xã hội nhân văn, diễn ngôn là một khái niệm đƣợc sử dụng với nhiều quan điểm phức tạp nhƣ quan điểm của David Crystal và Micheal Stubbs - phát triển theo quan điểm của F. de Sausure hay quan điểm của Bakhtin về các thể loại lời nói… Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, khái niệm diễn ngôn đƣợc sử dụng với ý nghĩa bắt nguồn từ quan niệm của Micheal Foucault và nhắc đến diễn ngôn theo quan điểm của Foucault, chúng ta thấy có ba điểm cần lƣu ý: Ở điểm thứ nhất, theo Foucault, diễn ngôn bao gồm “tất cả các nhận định nói chung” - “tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực giúp chúng ta nhận thức về thế giới. Foucault không phủ nhận thực tại khách quan. Ông thừa nhận có một khu vực ngoài diễn ngôn (non-discursive) nhƣng chỉ có điều ông lƣu ý rằng chúng ta không cách nào chạm đƣợc vào thế giới khách thể một cách trực tiếp. Chúng ta chỉ biết về nó một cách có hệ thống và có ý nghĩa thông qua hệ thống những diễn ngôn. Đối với Foucault, “một diễn ngôn là một khu vực đƣợc đóng khung chặt chẽ bởi khung kiến thức xã hội, là một hệ thống các phát ngôn mà trong đó thế giới có thể đƣợc biểu hiện. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ: thế giới không phải chỉ đơn giản là "ở đó" [có sẵn] để đƣợc nói đến, đúng hơn là chính thông qua diễn ngôn thế giới đƣợc biểu hiện” [149, 71]. Chính các diễn ngôn đã hình thành cảm quan của chúng ta về thực tại. Cũng chính nhờ diễn ngôn mà cả ngƣời nói - ngƣời nghe, ngƣời viết - ngƣời đọc đến với một sự hiểu biết về bản thân, mối quan hệ của họ với nhau và vị trí của họ trong thế giới (xây dựng tính chủ quan). Đây là "sự phức hợp của các ký hiệu và thực hành cái mà thiết lập nên tồn tại xã hội và tái thiết lập xã hội" [149, 71]. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tìm hiểu lịch sử khái niệm phƣơng Tây – 1 Phần này được dẫn nhập từ mục từ Discourse trong Key Concepts In Post–colonial Studies, của Bill Ashcroft, Gareth Griffiths and Helen Tiffin Routledge xuất bản, 2001; tham khảo thêm các tài liệu số [62], [139] trong Thư mục tham khảo. 8 phƣơng Đông 2. Đọc bộ tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Ngô Thừa Ân Tây du ký, chúng ta hiểu rằng đối với ngƣời Trung Hoa và ngƣời Việt xƣa, phƣơng Tây là Ấn Độ. Ngƣời Hy lạp cổ đại cũng từng tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, họ hoàn toàn chƣa biết đến những "tân châu lục" nên họ đã gọi các khu vực ở phía đông của mình tức là phía mặt trời mọc là phƣơng Đông, còn gọi các khu vực ở phía Tây của mình tức là phía mặt trời lặn là phƣơng Tây. Phƣơng Đông trong tiếng Anh là Orient - một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin oriens - hƣớng đông, nghĩa bóng là sự mọc lên, ám chỉ hướng đông – hướng mặt trời mọc, phƣơng Tây là Occident một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin occidens - hƣớng tây, nghĩa bóng là sự hạ/lặn xuống, ám chỉ hướng tây – hướng mặt trời lặn. Khái niệm Phƣơng Đông đƣợc quan niệm ngày một rộng ra. Trong lịch sử thế giới, đối với khảo cổ học châu Âu, phƣơng Đông thời Thƣợng cổ bao gồm: những nền văn minh phát triển ở bờ Địa Trung Hải phía Đông (Ba Tƣ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập...) - Trung cận Đông ngày nay nói chung. Khái niệm phƣơng Đông ngày nay bao gồm châu Á và phần Đông Bắc châu phi chia thành các khu vực nhỏ khác nhau. Nói đến Phƣơng Đông là nói đến nền văn minh châu thổ với bốn nền văn hóa văn minh cổ đại lớn (Ai Cập, Lƣỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc). Tƣơng tự nhƣ vậy, trƣớc đây phƣơng Tây để chỉ châu Âu với nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Sau này khái niệm phƣơng Tây bao gồm các quốc gia châu Âu và các quốc gia có nguồn gốc thuộc địa châu Âu ở châu Mỹ và châu Đại Dƣơng. Rõ ràng không phải tồn tại một “Phƣơng Đông” hay “Phƣơng Tây” “có sẵn” “bất biến” để chúng ta nhận thức về mà khái niệm phƣơng Đông – phƣơng Tây trƣớc hết mang tính quy ƣớc chỉ phƣơng hƣớng, chỉ ranh giới địa lí của những cộng đồng ngƣời trong quá trình nhận thức về thế giới và các khái niệm này. Phƣơng Đông – phƣơng Tây chỉ thực sự trở thành những khái niệm định danh một nhóm các dân tộc – những cộng đồng có quan hệ mật thiết trên các phƣơng diện nguồn gốc, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ nhƣ chúng ta biết hiện nay khi chủ nghĩa tƣ bản phát triển ở phƣơng Tây. Vì thế, quá trình định hình khái niệm Phƣơng Đông và phƣơng Tây gắn liền với quá trình ngƣời phƣơng Tây khám phá thế giới để khai thác kinh tế và chiếm thuộc địa. Theo bƣớc chân khám phá thế giới và xâm chiếm thuộc địa của 2 Dẫn nhập từ chƣơng II trong tài liệu số [83]. 9 các nƣớc phƣơng Tây, những thuật ngữ này đã đến với các nƣớc phƣơng Đông và trở nên phổ biến đến ngày hôm nay. Điểm lƣu ý thứ hai của Foucault về diễn ngôn là: diễn ngôn có thể tồn tại trong một hệ thống - một nhóm những nhận định đƣợc tổ chức theo một cách thức nào đó, có một mạch lạc và một hiệu lực chung. Ví dụ: diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn tính dục, diễn ngôn đồng tính…Diễn ngôn trong cách hiểu này vì thế đƣợc dùng ở số nhiều (discourses). Cũng trong cách hiểu này, Foucault có mở rộng khái niệm diễn ngôn khi lƣu ý đến diễn ngôn điện ảnh, diễn ngôn âm nhạc, diễn ngôn hội họa… khi chúng cùng có mục đích biểu đạt chung trong một nhóm chủ đề. Điều lƣu ý thứ ba của Foucault về diễn ngôn là những qui tắc và cấu trúc tạo ra những nhận định, những diễn ngôn cụ thể. Với Foucault, nhận diện diễn ngôn đã quan trọng nhƣng quan trọng hơn là sự kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động tạo lập – luân chuyển của diễn ngôn. Lƣu ý thứ ba này sẽ dẫn đến phạm trù mà Foucault đặc biệt quan tâm là mối quan hệ tay ba giữa diễn ngôn – tri thức và quyền lực. Các diễn ngôn có vai trò hợp pháp hóa, tạo lập nên những sự thật hiện hành – tri thức hệ (nền tảng tƣ tƣởng mà nó chứ không phải các tƣ tƣởng khác trong thời điểm đó đƣợc thừa nhận là tri thức - vừa cho phép chúng ta nhận thức về thực tại, vừa giới hạn tƣ duy của chính chúng ta) bởi những liên hệ quyền lực đi kèm theo chúng. Diễn ngôn theo Foucault liên quan đến quyền lực vì nó hiện diện theo nguyên tắc loại trừ. Khi một diễn ngôn đƣợc phát biểu với quyền lực và khung tri thức gắn liền với nó, nó có thể loại trừ các diễn ngôn khác. Ngƣời viết/ ngƣời nói luôn luôn có “căn cứ” để trở thành “đúng đắn”. Thực chất, việc định hình một diễn ngôn, cũng chính là thiết lập một quan hệ quyền lực: giữa ngƣời thiết lập và kẻ bị thiết lập, giữa ngƣời thống trị và kẻ bị gạt bỏ. Diễn ngôn bị chi phối bởi đối tƣợng (cái đƣợc nói đến), trình tự, nơi chốn, cách thức nó đƣợc phát ngôn và đặc quyền (quyền ƣu tiên - ai là ngƣời có thể nói). Theo Foucault, tri thức thƣờng là sản phẩm của sự chinh phục các đối tƣợng, hoặc nó có thể đƣợc coi nhƣ tiến trình mà qua đó các chủ thể đƣợc thiết lập nhƣ là kẻ bị chinh phục. Chẳng hạn diễn ngôn của thực dân là một công cụ giá trị để mô tả hệ thống mà trong đó một loạt các thực hành đƣợc gọi là “thuộc địa” hình thành. Diễn ngôn thực dân hành chức nhƣ một phƣơng tiện quyền lực phục vụ 10 những mƣu đồ của thực dân vì thế chúng có xu hƣớng loại trừ những phát ngôn tố cáo tội ác của thực dân mà chú trọng hơn đến diễn ngôn khai hóa để hợp thức hóa quan hệ thực dân - thuộc địa. Chính quyền lực từ diễn ngôn thực dân đã loại trừ những phát ngôn mang ý nghĩa trái ngƣợc – ví dụ diễn ngôn đến từ các dân tộc là thuộc địa. Theo Foucault, mỗi một thời điểm khác nhau trong lịch sử, quyền lực và tri thức hệ lại có sự thay đổi bởi ngƣời nắm quyền lực (tại thời điểm đó) là ngƣời tạo ra tri thức. Chân lý hay bản chất đều đƣợc tạo ra do các diễn ngôn vì vậy chúng không thuộc phạm trù đúng - sai. Điều mà Foucault quan tâm không phải là điều gì là sự thật mà là “cái đƣợc gọi là sự thật” đƣợc nói ra nhƣ thế nào (how can the truth be told?). Tuy nhiên, Foucault cũng nhấn mạnh: ở đâu có sự thống trị, ở đó có sự phản kháng (vì quyền lực không chỉ có một chiều từ trên xuống mà còn đi từ dƣới lên). Vì vậy, nghiên cứu diễn ngôn không phải chỉ là nghiên cứu tri thức đƣợc kiến tạo bởi những ngƣời nắm giữ quyền lực mà một nhiệm vụ rất quan trọng là nghiên cứu diễn ngôn từ nhóm yếu thế nhƣ “giới nữ”, “giới tính thứ ba”, “dân tộc thiểu số”, “thuộc địa”, … Tựu chung lại, quan niệm của Foucault đã tạo ra những thay đổi lớn trong tƣ duy về thế giới – thế giới đƣợc tạo lập từ những văn bản và ảnh hƣởng sâu đậm đến nghiên cứu văn học khi văn học đƣợc đặt trong mối liên hệ tổng thể với những diễn ngôn thuộc các lĩnh vực khác cùng chịu những tác động của quyền lực – tri thức trong thời đại diễn ngôn đƣợc thực hiện (nhƣ đạo đức, tôn giáo hay triết học, …). Chúng ta không chỉ tìm hiểu văn bản nhƣ những hình thức ngôn từ mà còn cố gắng nghiên cứu các cơ chế tạo lập, tác động, chi phối chúng. Bởi diễn ngôn đóng vai trò trung gian, là đƣờng dẫn của nhiều tƣơng quan quyền lực và tri thức (Tham khảo thêm tài liệu số [139]). Nghiên cứu của Foucault làm dấy lên những hoài nghi về những sự thật đã đƣợc kiến tạo bởi những ngƣời nắm giữ quyền lực nhƣ thực dân, ngƣời da trắng, nam giới, …. Và bởi thế chúng khuyến khích việc nghiên cứu phát ngôn của những lực lƣợng yếu thế (vốn bị tƣớc mất quyền phát ngôn trong quá khứ) nhƣ dân tộc thuộc địa, những ngƣời da màu, phụ nữ, dân tộc thiểu số, .... Foucault không muốn nói rằng ông đem đến một khối tri thức mang tính bất biến; ông thƣờng muốn mỗi ngƣời đọc sẽ tìm thấy trong các cuốn sách của ông một công cụ mà họ có thể sử dụng trong lĩnh vực riêng của họ. Chính vì vậy, 11 thuyết diễn ngôn của Foucault đã ảnh hƣởng sâu rộng và đƣợc coi là công cụ sắc bén trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu “nữ quyền luận”, “giới tính thứ ba”, “dân tộc thiểu số”, “thuộc địa”,… Và mỗi một lĩnh vực lại có cách tiếp cận với những kết quả nghiên cứu khác nhau từ khái niệm “diễn ngôn” của Foucault. Với đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh – diễn ngôn của những trí thức thuộc địa luôn có sự tƣơng tác với thực dân trong mối tƣơng quan tri thức và quyền lực phức tạp, chúng tôi vận dụng kết quả nghiên cứu của chủ nghĩa hậu thuộc địa - một trong những ứng dụng quan trọng từ lý thuyết diễn ngôn của Foucault. 1.1.2. Khái niệm “Diễn ngôn phương Tây – phương Đông” theo tinh thần của chủ nghĩa hậu thuộc địa3 Khi suy nghĩ đơn giản, ngƣời ta cho rằng độc lập về chính trị đồng thời sẽ đem lại sự độc lập về văn hoá. Tuy nhiên, sự tự quyết về chính trị và sự tự định nghĩa về văn hoá, đúng hơn “nhƣ hai mặt của một tờ giấy”, điều đó có nghĩa là không thể tách biệt hai phạm trù này một cách riêng rẽ nhƣng cũng không thể đồng nhất chúng. Tạo dựng một nền văn hoá độc lập, thậm chí, còn khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều việc đấu tranh đòi độc lập về chính trị, vì ngay cả khi bá quyền chính trị đã tan rã thì bá quyền văn hoá vẫn ngấm ngầm tồn tại. Trƣớc thực tế đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình tự định nghĩa về văn hoá đã xuất hiện cùng với trào lƣu dân chủ ở Mỹ và cuộc đấu tranh đòi độc lập của thuộc địa, tạo nên phong trào giải thực rộng khắp toàn thế giới. Nghiên cứu bản sắc của các cựu thuộc địa trở thành một trong những vấn đề chính của nghiên cứu văn hoá nói chung và văn học nói riêng. Vậy sẽ nghiên cứu theo hƣớng nào đây? Các lý thuyết mỹ học phƣơng Tây đã đƣợc coi là chuẩn mực cho công tác nghiên cứu trên toàn thế giới trong suốt thời gian dài (cũng là một dạng độc tôn văn hoá). Nhƣng lúc này ngƣời ta đã nhận thấy rằng: nền văn hóa (văn học) các nƣớc cựu thuộc địa dƣờng nhƣ quá phức tạp và vƣợt thoát ra khỏi khuôn khổ vốn mang tính “quy phạm” của lý thuyết phƣơng Tây đó, đòi hỏi sự xuất hiện của một dạng thức nghiên cứu mới, phù hợp hơn. Trƣớc thực tiễn văn hoá thuộc địa, các lý thuyết gia, chủ yếu đến từ những 3 Phần này được dẫn nhập từ các tài liệu số [101], [102], [149], [150], [151], [152], [153], [154], [155], [156] có tham khảo thêm tài liệu số [93], [94], [95]. 12 cựu thuộc địa nhƣ E. Said (Palestine), H.K.Bhabha, G. C. Spivak (Ấn Độ), Trịnh Thị Minh Hà (Việt Nam) ... từ các thuộc địa định cƣ nhƣ Ian Adam (Canada), Helen Tiffin (Australia), ... đã cùng nhau tạo dựng nên Chủ nghĩa hậu thuộc địa4 nhƣ một giải pháp cho những vấn đề khúc mắc trong nghiên cứu. Bắt đầu manh nha từ giữa thế kỷ XX, từ thập niên 1960 đến 1970, những đƣờng hƣớng của chủ nghĩa hậu thuộc địa đã đƣợc khơi dậy cụ thể hơn, đặc biệt là năm 1978 với công trình Đông phương học của Edward Said, nền móng của nghiên cứu hậu thuộc địa đã đƣợc thiết định. Từ thập niên 80, 90, chủ nghĩa hậu thuộc địa phát triển rộng rãi, thu hút đƣợc sự chú ý của giới phê bình nghiên cứu và đến nay vẫn còn gây nhiều tranh luận sôi nổi, gia nhập vào lĩnh vực nghiên cứu văn hoá và văn học so sánh góp phần giải quyết nhiều nghi vấn về thực tế văn hoá. Trong các chủ đề của chủ nghĩa hậu thuộc địa thì mối quan hệ phƣơng Tây (thực dân) – phƣơng Đông (thuộc địa) luôn nổi lên nhƣ một trục chính quan trọng với những tƣơng tác văn hóa – tri thức – quyền lực phức tạp, đặt ra yêu cầu về giải 4 *Về cách dịch: Các dịch giả - nhà nghiên cứu văn học vẫn chƣa thực sự thống nhất cách dịch thuật ngữ Postcolonialism – có thể dịch là chủ nghĩa hậu thuộc địa hoặc chủ nghĩa hậu thực dân. Thực dân – thuộc địa là hai khái niệm không thể tách rời. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi sử dụng cách dịch hậu thuộc địa với mong muốn nhấn mạnh đến những di sản ám ảnh thuộc địa sau mỗi cuộc xâm nhập văn hóa thực dân – thuộc địa. * Về nội hàm khái niệm: Ban đầu, thuật ngữ hậu thuộc địa đƣợc sử dụng với ý nghĩa lịch đại, để chỉ giai đoạn hậu độc lập trong những thuật ngữ nhƣ “nhà nƣớc hậu - thuộc địa”, tuy nhiên từ cuối thập niên 1970, thuật ngữ đã đƣợc các nhà phê bình văn học sử dụng để bàn luận về những hệ quả văn hoá của quá trình thuộc địa hoá (theo [149,186]). Nói một cách khái quát: “chủ nghĩa hậu - thuộc địa (hay chủ nghĩa hậu thuộc địa) quan tâm tới những hiệu ứng của quá trình thuộc địa hoá đối với các nền văn hoá, xã hội” [149, 186]. Một số ngƣời cho rằng thuật ngữ cần có dấu nối ở giữa (hậu - thuộc địa) để đánh dấu một khoảng cách nhất định khi nhìn nhận lại quá khứ thuộc địa, một số khác lại cho rằng thuật ngữ không có dấu nối (hậu thuộc địa) sẽ thể hiện chính xác hơn những ảnh hƣởng còn tiếp nối từ chủ nghĩa thuộc địa. Tuy nhiên, dù có dấu nối hay không, “chủ nghĩa hậu - thuộc địa/ chủ nghĩa hậu thuộc địa bây giờ được sử dụng theo những cách thức rộng rãi và đa dạng để bao hàm những nghiên cứu và phân tích về sự xâm chiếm thuộc địa, những thiết chế khác nhau của chủ nghĩa thực dân/thuộc địa, cơ chế sản sinh, sự tinh vi của kiến tạo chủ thể trong diễn ngôn thực dân/thuộc địa và sự kháng cự của những chủ thể này thông qua các diễn ngôn giải thực dân/thuộc địa, và có lẽ quan trọng nhất là những phản ứng bất đồng đối với những sự xâm nhập và di sản thuộc địa hiện thời đặc trưng trong những quốc gia/cộng đồng tiền/hậu độc lập” [149,187]. Nói cách khác, nó đƣợc sử dụng để miêu tả thực tế sáng tác và tiếp nhận đƣợc khởi nguồn từ những kinh nghiệm thuộc địa vốn là hậu quả của sự bành trƣớng và bóc lột “kẻ khác” của thực dân châu Âu. Vì vậy, một điều rất quan trọng là khi xem xét thuật ngữ cần đặt nó vào trong lịch sử thực dân châu Âu, những thực hành thiết chế cũng nhƣ những phản ứng trƣớc những thực hành này của các thuộc địa (theo [149, 189]). Ngoài ra, chủ nghĩa hậu thuộc địa cũng có liên quan tới những phạm trù khác xuất hiện từ quá trình thực dân hoá nội địa, nhƣ sự đàn áp những tộc ngƣời thiểu số Mỹ Latinh ở Hoa Kỳ, Gastarbeiter ở Đức, Beurs ở Pháp,..., vị thế những thuộc địa định cư (những cộng đồng hình thành chủ yếu từ những ngƣời di dân nhƣ Hoa Kỳ, Australia, Canada, New Zealand,....), những nhóm người định cư ở mẫu quốc hay cũng quan tâm đến vấn đề tiếng nói của người phụ nữ đã bị che khuất bởi ngƣời đàn ông, đặc biệt là vị thế thuộc địa “kép” của người phụ nữ da màu, nghiên cứu người nhược tiểu (subaltern – thiểu số bên dưới, phụ/nhỏ), v.v..... 13 thực về văn hóa, quyền đƣợc lên tiếng của trí thức thuộc địa, bản sắc văn hóa và con đƣờng đi cho các dân tộc thuộc địa/ cựu thuộc địa … và đƣợc bàn luận bởi những học giả danh tiếng nhƣ: Edward W. Said (1935 – 2003), Gayatri Chakravorty (sinh năm 1942), Homi. K. Bhabha (sinh năm 1946), ... 1.1.2.1. Diễn ngôn Phương Tây – Phương Đông hay là sự kiến tạo của phương Tây (thực dân) về phương Đông (thuộc địa) Phƣơng Tây không chỉ định vị phƣơng Đông bằng những khái niệm mà còn biểu đạt về họ, diễn giải về họ, tạo ra và duy trì quyền lực lên họ thông qua các diễn ngôn. Phát triển quan niệm của M. Foucault, Edward Said (1935 - 2003)5, ông tổ của chủ nghĩa hậu thuộc địa, đã tìm hiểu, diễn giải quá trình phƣơng Tây thông qua diễn ngôn tạo lập những biểu đạt về phƣơng Đông nhƣ là quá trình tạo lập những biểu đạt về “cái khác”, mở rộng ra là quá trình thực dân tạo lập những biểu đạt về thuộc địa. Một trong những công trình sớm nhất và quan trọng nhất của Said là Đông phương luận (1978), một công trình nghiên cứu cách thức mà qua hàng trăm năm, đặc biệt vào thế kỷ XIX, những văn bản phƣơng Tây đã tạo lập nên phƣơng Đông, cụ thể là vùng Trung đông Hồi giáo. Khảo sát những sáng tác văn học, văn bản chính trị, văn bản báo chí, sách du lịch, nghiên cứu tôn giáo và triết học của những tác giả châu Âu, Said cho rằng những văn bản đó bằng những biểu đạt hƣ cấu (tiểu thuyết), những miêu tả nhƣ thật (báo chí và sáng tác du hành), những nhận định (lịch sử và nhân loại học) đã kiến tạo nên phƣơng Đông. Khái niệm Đông phƣơng chỉ là một khái niệm thuần tuý bị phƣơng Tây kiến tạo nên qua diễn ngôn Đông phƣơng luận – kết hợp tri thức với quyền lực trong sự vắng mặt của chủ thể tri thức thực (phƣơng Đông thực sự hoàn toàn vắng mặt trong quá trình hình thành các tri thức này). Đó chính là ảnh hƣởng của quan niệm diễn ngôn của Foucault đến Edward Said. Cụ thể với Said, Đông phƣơng luận - diễn ngôn của phƣơng Tây về phƣơng Đông 5 Edward Wadie Said (1935 - 2003) là giáo sƣ văn học tại Đại học Columbia và là ngƣời sáng lập của lĩnh vực học thuật nghiên cứu hậu thuộc địa. Là một ngƣời Mỹ gốc Palestine đƣợc giáo dục theo kinh điển phƣơng Tây, tại các trƣờng học của Anh và Mỹ, Said đã áp dụng quan điểm giáo dục và văn hóa của mình để làm sáng tỏ những lỗ hổng về hiểu biết văn hóa và chính trị giữa thế giới phƣơng Tây và thế giới phƣơng Đông, giữa thực dân và thuộc địa, đặc biệt là về cuộc xung đột giữa ngƣời Palestine và Israel ở Trung Đông. Ông cũng đƣợc coi là ngƣời đã vận dụng thành công lý thuyết diễn ngôn của Michel Foucault và đạt đƣợc nhiều thành tựu nghiên cứu. Các cuốn sách Đông phương luận và Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền đều đã đƣợc dịch ở Việt Nam giúp ngƣời đọc hình dung rõ hơn mối quan hệ giữa thực dân và văn hóa, phƣơng Đông và phƣơng Tây với những kiến tạo văn hóa thông qua các diễn ngôn và các tƣơng tác quyền lực tri thức phức tạp. 14 – luôn ẩn chứa tham vọng bá chủ. “Bản thân tôi tin rằng Đông Phƣơng luận có giá trị hơn ở chỗ nó thể hiện sức mạnh của châu Âu – Đại Tây Dƣơng đối với phƣơng Đông, chứ không phải ở chỗ nó là một diễn ngôn đúng sự thật về phƣơng Đông” [101, 34]. “Nền văn hóa châu Âu đã tăng cƣờng sức mạnh và bản sắc của nó bằng cách tự đặt mình đối lập với phƣơng Đông nhƣ là một thứ thay thế cho mình [surrogate], thậm chí là cái tôi nằm ẩn giấu bên trong mình [underground self] [101, 30]. Ông khẳng định: Đông phƣơng luận truyền thống phục vụ hai mục đích: hợp thức hoá sự bành trƣớng của chủ nghĩa đế quốc phƣơng Tây và ngấm ngầm thuyết phục “ngƣời bản địa” rằng vị thế của phƣơng Tây là tiêu biểu cho nền văn minh toàn cầu, có khả năng đem lại lợi ích cho họ - chẳng hạn có thể đƣa họ từ sự “lạc hậu”, “mê tín” đến với nền văn minh tân tiến. Đây là một quan điểm tƣơng tự đƣợc trần thuật từ điểm nhìn của Salim, một ngƣời dân ở vùng biển phía Đông châu Phi trong Khúc quanh của dòng sông (Naipaul): “Chính châu Âu đã cho chúng tôi, ... ý tƣởng nào đó về lịch sử của chúng tôi, chính châu Âu, ... cũng mang đến những lời nói dối.... Ngƣời châu Âu muốn có vàng và nô lệ, ... nhƣng cùng lúc đó họ cũng muốn ngƣời ta dựng tƣợng mình nhƣ những ngƣời làm việc tốt cho nô lệ vậy” [64,29-30]. Said là ngƣời đầu tiên khẳng định và chứng minh thuyết phục thực tế thống trị chính trị có liên quan đến diễn ngôn văn hoá, và vì vậy, ông đã đồng thời củng cố lập trƣờng chống bá quyền. Cũng chính vì thế mà E. Said đƣợc coi là một trong những lý thuyết gia đặt nền móng cho chủ nghĩa hậu thuộc địa. Bên cạnh đó, cuốn sách của Said còn chứng minh rằng: diễn ngôn Đông phƣơng học không chỉ kiến tạo nên phƣơng Đông mà còn kiến tạo nên cả phƣơng Tây. Tính chất nhƣợc tiểu mà Đông phƣơng học quy ƣớc cho phƣơng Đông đã làm nổi bật tính ƣu việt của phƣơng Tây. Tính duy cảm, phi logic, nguyên thuỷ, chuyên quyền của phƣơng Đông đã xác lập nên một phƣơng Tây logic, dân chủ, tiến bộ, ... Phƣơng Tây luôn ở vị thế “trung tâm”, trong khi phƣơng Đông là ngoại biên “khác biệt”. Thậm chí, diễn ngôn của phƣơng Tây về phƣơng Đông còn gợi ra một thế đối lập khác: cực tính nam – phƣơng Tây – sáng rõ, trật tự, nhạy bén, nguyên tắc và cực tính nữ – phƣơng Đông – phi logic, thụ động, phi nguyên tắc và duy cảm. Vì thế, ngƣời ta thƣờng bắt gặp hình ảnh phƣơng Đông qua các nhân vật nữ. Là ngƣời thiếp của lãnh chúa nƣớc Nhật - huyền bí, nữ tính, quyến rũ lạ kỳ mà Herve Joncour - ngƣời buôn tằm ngƣời Pháp đã phải lòng và khát khao mong muốn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan