Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và...

Tài liệu điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ long não (lauraceae) tại hai xã môn sơn và châu khê thuộc huyện con cuông, tỉnh nghệ an

.DOC
85
658
125

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------------------- LÂM THỊ NGỌC NGA ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) TẠI HAI XÃ MÔN SƠN VÀ CHÂU KHÊ THUỘC HUYỆN CON CUÔNG , TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------------------------- LÂM THỊ NGỌC NGA ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) TẠI HAI XÃ MÔN SƠN VÀ CHÂU KHÊ THUỘC HUYỆN CON CUÔNG , TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 60.42.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH DŨNG NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, giúp đỡ chu đáo của TS. Nguyễn Anh Dũng, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của TS. Đỗ Ngọc Đài, Kỹ sư Lê Vũ Thảo (Nguyên cán bộ Phân viện điều tra rừng Bắc Trung Bộ). Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học cùng quý thầy, cô giáo Bộ môn Thực vật trường Đại học Vinh; Trạm kiểm lâm, Đồn Biên phòng cũng như chính quyền và nhân dân hai xã Môn Sơn và Châu Khê huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Lâm Thị Ngọc Nga CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1. Dạng sống Ph Phanerophytes: Cây có chồi trên đất Mg Mega-phanerophytes: Cây có chồi trên đất lớn Me Meso-phanerophytes: Cây có chồi trên đất vừa Mi Micro-phanerophytes: Cây có chồi nhỏ trên đất Na Nano-phanerophytes: Cây có chồi lùn trên đất Lp Liano-phanerphytes: Cây leo có chồi trên đất Ep Epiphytes-phanerophytes: Cây sống bám có chồi trên đất Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes: Cây sống ký sinh, bán ký sinh Hp Herbo-phanerophytes: Cây có chồi trên, thân thảo Ch Chamaephytes: Cây có chồi sát đất Hm Hemicriptophytes: Cây có chồi nửa ẩn, chồi ngang mặt đất. Cr Criptophytes: Cây có chồi ẩn chồi nằm dưới mặt đất. Th Theophytes: Cây một năm. 2. Phân bố 1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới 2.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Úc – châu Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Phi – châu Mỹ 2.3. Yếu tố nhiệt đới châu Á –Châu Úc – châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương 3. Yếu tố cổ nhiệt đới 3.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châuÚc 3.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Phi 4. Yếu tố châu Á nhiệt đới 4.1. Yếu tố lục địa Đông Nam Á – Malaixia 4.2. Lục địa Đông Nam Á 4.3. Yếu tố lục địa Đông Nam Á – Hymalaya 4.4. Đông Dương – Nam Trung Quốc 4.5. Đặc hữu Đông Dương 5. Yếu tố ôn đới 5.1. Ôn đới châu Á – BắcMỹ 5.2. Ôn đới cổ thế giới 5.3. Ôn đới ĐịaTrung Hải 5.4. Đông Á 6 . Đặc hữu Việt Nam 6.1. Gần đặc hữu Việt Nam 7. Yếu tố cây trồng và nhập nội. 3. Công dụng M T F E Oil Cây làm thuốc Cây lấy gỗ Cây làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc... Cây lấy tinh dầu Cây lấy dầu béo 4. Các ký hiệu khác YTĐL DS CD Yếu tố địa lý Dạng sống Công dụng VQG CS Vườn Quốc gia Cộng sự MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................0 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..........................................................................................0 MỤC LỤC.....................................................................................................................0 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................0 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................................0 MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3 1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới..........................................3 1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam...........................................................5 1.3. Tình hình nghiên cứu họ Long não – Lauraceae.................................................8 1.4. Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật...................................................................10 1.4.1. Trên thế giới......................................................................................................10 1.4.2. Ở Việt Nam........................................................................................................11 1.5. Các nghiên cứu về phổ dạng sống.......................................................................13 1.5.1. Trên thế giới......................................................................................................13 1.5.2. Ở Việt Nam........................................................................................................14 1.6. Nghiên cứu về tinh dầu họ Long Não trên thế giới và ở Việt Nam....................16 1.7. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại địa điểm nghiên cứu............................21 1.7.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................21 1.7.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................................24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................26 2.2. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................26 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................26 2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................26 2.4.1. Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật..................................................26 2.4.2. Xác định và kiểm tra tên khoa học...................................................................28 2.4.3. Xây dựng bảng danh lục thực vât.....................................................................28 2.4.4. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật..........................29 2.4.5. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống..................................................30 2.4.6. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa...................31 2.4.7. Phương pháp xác định thành phần hoá học của tinh dầu.................................32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................33 3.1. Đa dạng các Taxon..............................................................................................33 3.1.1. Đa dạng thành phần loài trong họ.....................................................................33 3.1.2. Đánh giá sự phân bố loài trong chi...................................................................36 3.2. So sánh sự đa dạng của họ Long não ở hai xã Môn Sơn và Châu Khê với các địa điểm khác..............................................................................................................38 3.2.1. So sánh với VQG Pù Mát..................................................................................38 3.2.2. So sánh với VQG Bạch Mã..............................................................................41 3.2.3. So sánh số lượng chi loài của họ Long não tại địa điểm nghiên cứu với Việt Nam.............................................................................................................................42 3.3. Đa dạng về dạng sống..........................................................................................44 3.4. Đa dạng về các yếu tố địa lý................................................................................46 3.5. Đa dạng về giá trị sử dụng..................................................................................48 3.6. Đặc điểm tinh dầu của một số loài trong họ Long não.......................................51 3.6.1. Thành phần hoá học tinh dầu lá cây Quế trèn (Cinnamomum burmannii (Nees & T.Nees) Blume).......................................................................................................51 3.6.2. Thành phần hoá học tinh dầu lá, vỏ, quả cây Quế thanh (Cinnamomum cassia (L.) Presl).....................................................................................................................53 3.6.3. Thành phần hoá học tinh dầu lá, quả Bời lời núi đá (Litsea euosma W.W. Smith)......55 3.6.4. Thành phần hoá học tinh dầu Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicaefolia Wall.ex Hook.f.)..........................................................................................................57 3.6.5. Thành phần hoá học tinh dầu Re trắng chùy (Phoebe paniculata (Wall.ex Nees) Nees).................................................................................................................58 3.6.6. Thành phần hoá học tinh dầu lá Chắp dai (Beilschmiedia percoriacea Allen).............59 3.6.7. Thành phần hoá học của tinh dầu lá Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers).......60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................62 Kết luận.......................................................................................................................62 Kiến nghị.....................................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................64 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Danh lục thực vật họ Long não (Lauraceae) ở 2 xã Môn Sơn và Châu Khê.........................................................................................................33 Bảng 3.2. Tỷ lệ các chi của họ Long não tại xã Môn Sơn và Châu Khê.........36 Bảng 3.3. Sự phân bố số lượng loài trong các chi...........................................37 Bảng 3.4. So sánh số lượng chi, loài ở địa điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát .......38 Bảng 3.5. So sánh về số loài giữa địa điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát .....39 Bảng 3.6. Các loài bổ sung cho danh lục họ Lauraceae ở VQG Pù Mát.........40 Bảng 3.7. So sánh số lượng chi, loài ở địa điểm nghiên cứu với VQG Bạch Mã. . .41 Bảng 3.8. So sánh về số loài giữa các địa điểm nghiên cứu với VQG Bạch Mã ...42 Bảng 3.9. So sánh số lượng chi, loài ở các địa điểm nghiên cứu với Việt Nam ..43 Biểu đồ 3.3. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Long não ở địa điểm nghiên cứu với Việt Nam..................................................................43 Bảng 3.10. Tỷ lệ của các dạng sống nhóm cây chồi trên (Ph).........................44 Bảng 3.11. So sánh phổ dạng sống họ Long não ở các địa điểm nghiên cứu với. .45 VQG Pù Mát và VQG Bạch Mã .....................................................................45 Bảng 3.12.Yếu tố địa lý của các loài trong họ Long não.................................47 Bảng 3.13. Công dụng của các loài họ Long não tại các địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................................................49 Bảng 3.14. Giá trị sử dụng của các loài cây họ Long não (Lauraceae) ở khu vực nghiên cứu.................................................................................................50 Bảng 3.15. Thành phần hoá học của tinh dầu lá cây Quế trèn.........................52 Bảng 3.16. Thành phần hoá học của tinh dầu lá, vỏ và quả cây Quế thanh.....53 Bảng 3.17. Thành phần hoá học của tinh dầu Bời lời núi đá...........................55 Bảng 3.18. Thành phần hoá học của tinh dầu Bời lời lá nhục đậu khấu..........57 Bảng 3.19. Thành phần hoá học của tinh dầu Re trắng chùy...........................58 Bảng 3.20. Thành phần hoá học của tinh dầu lá Chắp dai...............................59 Bảng 3.21. Thành phần hoá học tinh dầu lá cây Màng tang...........................61 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các chi của họ Long não ở địa điểm nghiên cứu................36 Biểu đồ 3.2. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Long Não ở địa điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát............................................................39 Biểu đồ 3.3. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Long não ở địa điểm nghiên cứu với Việt Nam..................................................................43 Biểu đồ 3.4. Phổ dạng sống họ Long não tại xã Môn Sơn và xã Châu Khê....45 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phổ dạng sống họ Long não ở địa điểm nghiên cứu với....46 Pù Mát và Bạch Mã ........................................................................................46 Biểu đồ 3.6. Phổ các yếu tố địa lý ở xã Môn Sơn và Châu Khê......................48 Biểu đồ 3.7. Giá trị sử dụng của các loài họ Long não tại địa điểm nghiên cứu....50 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Họ Long não là một họ tương đối lớn gồm khoảng 55 chi và trên 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Braxin [54]. Hầu hết các cây thuộc họ Long não đều chứa tinh dầu, trong đó phải kể đến một số cây có hàm lượng tinh dầu cao như: Quế, Long não, Màng tang... ngoài ra một số cây còn dùng làm thuốc, làm cảnh, cây ăn quả...[31]. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến họ Long não như Lê Khả Kế (1969 - 1976) [22]; Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) [13]; Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) [4], Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000) đã vẽ hình và mô tả các loài thuộc họ Long não với 243 loài thuộc 18 chi [18]. Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của Nguyễn Kim Đào (2003). Tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bố của các loài trong họ Lauraceae ở các khu vực khác nhau trên cả nước. Kết quả được tổng hợp và giới thiê êu trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" với 265 loài thuộc 21 chi. [16]. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm ở 18o46’ vĩ độ Bắc và 104o24’ độ kinh Đông thuộc tỉnh Nghệ An. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, và Tương Dương, đường ranh giới phía Nam của Vườn Quốc Gia chạy dọc theo đường biên giới Việt Lào. Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 1.800mm và nhiệt độ trung bình 23,5 oC. Với diện tích vùng lõi rộng 94.804 ha và vùng đệm rộng 86.000 ha. Vườn quốc gia Pù Mát là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta. Vườn quốc gia này có thảm thực vật phong phú với 2.494 loài thực vật, thuộc 931 chi, 202 họ, trong đó có 37 loài trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong sách 2 đỏ quốc tế. Cho đến nay đã có 1.144 loài thực vật có mạch được ghi nhận là phân bố ở Pù Mát. Ở đây đã có nhiều công trình nghiên cứu thực vật theo hướng đa dạng thực vật của các taxon bậc cao như lớp, ngành. Điển hình có các công trình nghiên cứu của Phạm Hồng Ban (2000) [1], Nguyễn Anh Dũng (2002) [14], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [39]… Để tiếp tục góp phần vào việc nghiên cứu tính đa dạng và giá trị trị về hệ thực vật ở vùng đệm Vườn Quốc Gia Pù Mát, chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra nguồn tài nguyên thực vật họ Long não (Lauraceae) tại hai xã Môn Sơn và Châu Khê thuộc huyện Con Cuông , tỉnh Nghệ An ”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định thành phần loài thực vật, đánh giá tính đa dạng và phân tích thành phần hóa học tinh dầu một số loài có giá trị của họ Long não (Lauraceae) ở hai xã Môn Sơn, Châu Khê thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới Việc nghiên cứu thực vật trên thế giới diễn ra từ rất sớm, những công trình mô tả đầu tiên về thực vật xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn (3.000 năm TCN) [41] và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) tiếp sau đó là ở Hy Lạp cổ và La Mã cổ cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật. Théophraste (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương pháp phân loại thực vật [theo 13]. Trong hai tác phẩm “Lịch sử thực vật” và “Cơ sở thực vật” dựa trên nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài và sinh cảnh sống của thực vật, ông đã mô tả được khoảng 500 loài cây trồng và cây hoang dại. Nguyên tắc phân loại hình thái và sinh thái được coi là cơ sở trong cách phân loại của ông. Tiếp đến là nhà bác học La Mã Plinus (79 - 24 TCN) viết bộ “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả gần 1.000 loài cây làm thuốc và cây ăn quả. Sau đó Dioseoride (20 - 60 sau CN) một thầy thuốc của Tiểu Á đã viết cuốn sách “Dược liệu học”, trong đó ông nêu được hơn 500 loài cây và đã xếp chúng vào các họ khác nhau [theo 13]. Trong suốt thời kỳ Trung cổ, phân loại học thực vật cũng như các ngành khoa học khác không phát triển được do sự thống trị của giáo hội. Sau một thời gian dài, đến thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo phát triển mạnh phân loại học thực vật, đánh dấu bởi 3 sự kiện quan trọng đó là: Sự phát sinh tập bách thảo (Herbier) thế kỷ XVI; việc thành lập các vườn bách thảo (TKXV - XVI) và biên soạn cuốn “Bách khoa toàn thư về thực vật”. Các sự kiện đó là những cơ sở cho các nhà nghiên cứu thực vật. Nhà tự nhiên học người Anh, Jonh Ray (1628 - 1705) đã mô tả 18.000 loài thực vật trong cuốn “Lịch sử thực vật”. Ông đã chia thực vật thành 2 nhóm lớn: nhóm bất toàn (gồm nấm, rêu, dương xỉ, các loài thực vật thủy 4 sinh) và nhóm hiển hoa (có hoa, gồm các thực vật 1 lá mầm và 2 lá mầm). Cũng trong thời gian đó, Journefort (1656 - 1708) dùng tính chất của tràng hoa làm cơ sở phân loại, ông chia thực vật có hoa thành nhóm không cánh và nhóm có cánh hoa. Tiếp sau đó Linnee (1707 - 1778) là người được mệnh danh là “Ông tổ” của phân loại học, nhà tự nhiên học Thụy Điển. Công trình nghiên cứu của ông đã đạt đến đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật. Trong tác phẩm “Hệ thống tự nhiên” của mình ông đã mô tả khoảng 10.000 loài cây và sắp xếp vào một hệ thống nhất định. Ông đã đề xướng cách đặt tên sinh vật rất chặt chẽ và thuận tiện, mỗi tên cây được gọi bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng. Ông cũng là người xây dựng nên hệ thống phân loại gồm 7 đơn vị: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài [theo 41]. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX phân loại thực vật được dựa trên cơ sở các mối quan hệ tự nhiên của thực vật, dựa vào toàn bộ (hay số lớn) tính chất chung của chúng. Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời: hệ thống phân loại của Bernard Jussieu (1699 - 1777) và Decandol (1778 - 1836) đã mô tả được 161 họ và đưa phân loại trở thành một môn khoa học. Robert Brown (1773 - 1858) là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về tùng và bách tuế từ đó dẫn đến chia thực vật thành 2 nhóm đó là hạt trần và hạt kín [theo 41]. Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia. Phân loại học ngày càng đi sâu nghiên cứu bản chất của sinh vật. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị các cuốn thực vật chí lần lượt ra đời: Thực vật chí Anh (1869), Thực vật chí Ấn Độ 7 tập (1872 - 1897), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Malayxia (1922 - 1925).... Đến năm 1993, Watters và Hamilton đã thống kê được trong các tác phẩm nghiên cứu thì trong suốt 2 thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài thực vật đã được mô tả và đặt tên. Cho đến nay vùng nhiệt đới đã xác định được khoảng 5 90.000 loài, trong đó vùng ôn đới Bắc Mĩ và Âu - Á có 50.000 loài được xác định [theo 35]. 1.2. Tình hình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam Quá trình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam diễn ra chậm hơn các nước khác, nhưng những giá trị để lại đã đánh giá được sự cố gắng, nổ lực của các nhà khoa học thông qua các công trình nghiên cứu của họ. Thời gian đầu chỉ có các nhà nho, thầy lang sưu tập các cây có giá trị làm thuốc chữa bệnh như Tuệ Tĩnh (1623 - 1713) trong 11 quyển “Nam dược thần hiệu” đã mô tả được 759 loài cây thuốc, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) trong “Vân Đài loại ngữ” 100 cuốn đã phân ra cây cho hoa, quả, ngũ cốc…Lê Hữu Trác (1721 - 1792) dựa vào bộ “Nam dược thần hiệu” đã bổ sung thêm 329 vị thuốc mới trong sách “Hải Thượng Y tôn tâm linh” gồm 66 quyển. Ngoài ra trong tập “Lĩnh nam bản thảo” ông đã tổng hợp được 2.850 bài thuốc chữa bệnh [theo 13]. Đến đời nhà Lê, tác giả Nguyễn Trữ trong tác phẩm “Việt Nam thực vật học” cũng đã mô tả được nhiều loài cây trồng. Lý Thời Chân (1595) xuất bản “Bản thảo cương mục” đề cập đến trên 1.000 vị thuốc thảo mộc. Thời Pháp thuộc, ngoài những tác phẩm cổ điển của Loureiro (1790) “Thực vật ở Nam Bộ” ông đã mô tả gần 700 loài cây [42]; của Pierre (18791907), trong “Thực vật rừng Nam Bộ” đã mô tả khoảng 800 loài cây gỗ. Từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H.Lecomte chủ biên (1907-1951) gồm 7 tập. Trong công trình này, tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Trên cơ sở các công trình đã có, Pocs Tamas (1965) đã thống kê ở miền Bắc có 5.190 loài [theo 44] và năm 1969, Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số loài của miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của Engler, trong đó cơ 5.069 loài thực vật hạt kín và 540 loài thuộc các 6 ngành còn lại [27]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ 1969-1976, Lê Khả Kế (chủ biên) đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập đã mô tả rất nhiều loài thực vật có mặt ở Việt Nam [22]. Thái Văn Trừng (1963 - 1978) trên cơ sở bộ “Thực vật chí Đông Dương” đã thống kê được hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 298 họ [44]. Để phục vụ cho công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1972 - 1986) giới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ minh họa các loài thực vật [45]. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố 1900 cây có ích tại Việt Nam [30], Võ Văn chi (1997) công bố từ điển cây thuốc Việt Nam và được xuất bản năm 2012 [12]. Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991- 1993) xuất bản tại Canada với 3 tập, 6 quyển và tái bản năm 2000 đã mô tả được khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam [18]. Đây được coi là bộ sách đầy đủ nhất về thành phần loài thực vật bậc cao ở Việt Nam góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam, tuy nhiên theo tác giả thì một số loài thực vật ở hệ thực vật Việt Nam có thể lên tới 12.000 loài. Việc đánh giá đa dạng thực vật cho các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách bảo tồn được quan tâm nghiên cứu. Trong đó đặc biệt là những công trình của Nguyễn Tiến Bân (1984) cùng tập thể các giả khác cho ra đời tập “Danh lục thực vật Tây Nguyên” công bố 3.754 loài thực vật bậc cao có mạch, bằng một nửa số loài của hệ thực vật Việt Nam [4]. Năm1985, Phạm Hoàng Hộ trong cuốn “Danh lục thực vật Phú Quốc” công bố 793 loài thực vật bậc cao có mạch trong một diện tích là 592 km2 [17]; Phùng Ngọc Lan (1996) và nnk với công trình: “Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương” đã công bố 1.944 loài thực vật bậc cao [24]. Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997) đã công bố 3.858 loài thuộc 1.394 chi, 254 họ trong cuốn “Thực vật Sông Đà” [28]; “Đa dạng thực vật có 7 mạch vùng núi cao Sa Pa Phansipan” (1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao thuộc 771 chi và 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan [42]; “Đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát” với 1.251 loài thuộc 604 chi và 159 họ [39]; “Đa dạng hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang” với 680 loài, 236 chi và 117 họ [37]. “Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và thực vật ở Vườn Quốc gia Bạch Mã” với 332 loài Nấm thuộc 123 chi và 1548 loài thực vật,703 chi thuộc 165 họ [40], Trần Minh Hợi (chủ biên) công bố cuốn “ Đa dạng tài nguyên Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ” [19]. Đây là những tài liệu nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn các VQG và Khu BTTN ở Việt Nam. Dựa trên những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã công bố Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt Nam bao gồm 11.373 loài thực vật bậc cao trong đó có 10.580 thực vật bậc cao có mạch [35]. Lê Trần Chấn (1999) với trong công trình “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” đã công bố 10.440 loài thực vật [8]. Hiện nay, các nhà khoa học đang đi theo hướng là nghiên cứu các họ thực vật dưới dạng thực vật chí các công trình như: họ Na - Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2000) [3], họ Đơn nem - Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002) [26], họ Cói - Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [23], họ Trúc đào - Apocynaceae của Trần Đình Lý (2005) [29]. Đây là những tài liệu quan trọng nhất để làm cơ sở đánh giá thành phần loài của hệ thực vật Việt Nam một cách đầy đủ. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên để phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen thực vật từ năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn “Sách đỏ Việt Nam” phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, được tái bản và bổ sung năm 2007 tổng số lên 464 loài thực vật, tăng 108 loài đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên [6]. 8 Ở Nghệ An đã có các công trình nghiên cứu ở vùng đệm VQG Pù Mát như: Đặng Quang Châu (1999) và cs [9], Nguyễn Thị Quý (1999) [33], Phạm Hồng Ban (2000) [1], Nguyễn Nghĩa Thìn (2001) [36], Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) [43], Nguyễn Anh Dũng (2002) [14], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) [39], Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài (2012) [21]. Trong đó điển hình nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) tác giả đã tổng kết được hệ thực vật Pù Mát có 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành trong “Đa dạng thực vật vườn Quốc gia Pù Mát”. Như vậy các công trình nghiên cứu ở vùng đệm VQG Pù Mát ở Nghệ An khá nhiều nhưng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng họ thì đang còn chưa phổ biến. Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài của từng họ riêng biệt tại vùng đệm VQG Pù Mát là hướng đi mà chúng tôi lựa chọn. 1.3. Tình hình nghiên cứu họ Long não – Lauraceae Họ Long não (Lauraceae) đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm bởi tính đa dạng, phong phú của nó. Người đầu tiên nghiên cứu về taxon này là Jussieu (1789-1824). Tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu và công bố về các loài họ Long não (Lauraceae) trong các bộ sách Thực vật chí Ấn Độ với 16 chi và 250 loài, Trung Quốc có 18 chi và 500 loài, Malaixia 12 chi và 200 loài, Đông Dương có 12 chi và 50 loài,...Họ Long não trên thế giới có khoảng 55 chi và trên 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Braxin [54]. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến họ Long não như Lê Khả Kế (1969 - 1976) [22]; Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) [13]; Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) [4], Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000) đã vẽ hình và mô tả các loài thuộc họ Long não với 243 loài thuộc 18 chi [18]. Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của Nguyễn Kim Đào (2003). Tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bố của các loài 9 trong họ Lauraceae ở các khu vực khác nhau trên cả nước. Kết quả được tổng hợp và giới thiê êu trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" với 265 loài thuộc 21 chi. Theo các tài liệu tập “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000 và "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" của Trần Hợp, 2002, họ Long não có những đặc điểm như sau: - Dạng sống: Các chi thuộc họ này thường gặp là những cây gỗ lớn (C. parthenoxylon), gỗ trung bình hay gỗ nhỏ (Lindera aggregata), có khi cây bụi (L. viridis), ít khi là dây leo ký sinh (chi Cassytha). Cây thường sống lâu năm. - Dạng thân: Thân gỗ, hiếm khi thân bò (chỉ có 2 loài Cassytha capillaris, C. filiformis), thường có thân tròn, rất hiếm khi gặp thân vuông hay có cạnh. Cây có thể phân cành nhiều hay ít. Nhánh và cành non thường tròn, không có lông, một số có lông (L. glutinosa), hay có cạnh (Endiandra firma). Lông bao phủ thường là màu nâu xám, sôcôla, hoặc lông mịn lúc non. Cành non màu xanh, thường có chồi ngủ đông. Trong thân có tế bào tiết dầu thơm, vì thế vỏ thường có mùi thơm. - Lá: Thường gặp là lá đơn nguyên, mọc cách, ít khi mọc đối, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có nhiều hình dạng như hình bầu dục tròn dài (C. magnificum), bầu dục dài (Persea mollis) hay thon hẹp (Beilschmiedia poilanei, L. elongata); gốc lá chót buồm hay hình tròn hoặc nhọn; chóp lá có thể nhọn hay tù hay dạng kéo dài; lá thường chụm ở chót nhánh, mép lá nguyên; gân lá hình lông chim (L.umbellata) hay có 3 gân chính từ gốc giống như gân hình cung (C. sericans) hay hệ gân đơn giản; lá nhẵn hay chỉ có lông ở một mặt hoặc có lông ở cả 2 mặt, thường có màu nâu; không có lá kèm; lá có tế bào tiết dầu thơm. - Cụm hoa: Hoa nhỏ mọc thành cụm, hình chùy hay hình xiêm tán giả ở đầu cành hay ở nách lá (C. camphora, L.glutinosa). Hoa thường hướng lên ngọn. - Hoa: Thường gặp là hoa đều, mẫu 3, lưỡng tính, có khi đơn tính. Bao hoa 6 mảnh, xếp 2 vòng. Nhị 9 xếp 3 vòng, đôi khi có thêm 1 vòng nhị lép ở 10 gốc chỉ nhị, nhị thường mang 2 túi mật. Bao phấn 2-4 ô, mở bằng lỗ nắp đậy. Bộ nhụy thường có một lá noãn (đôi khi 3 dính lại) tạo thành bầu 1 ô. - Quả: Thuộc loại quả hạch hay quả mọng, thường có đài dính liền phát triển thành dạng đấu dưới quả, hay đế hoa lớn bao quanh lấy quả trông như bầu dưới; quả thường không lông, xoan hoặc tròn. Nhiều loài trong họ Long não được khai thác và sử dụng vào các mục đích khác nhau như: - Nhóm cây làm thuốc: Quế thanh (Cinnamomum cassia), Quế rừng (C. iners), Bộp lá xoan ngược (Actinodaphne obovata), Bời lời chanh (Litsea cubeba),… - Nhóm cây cho gỗ: Quế bời lời (C. polydelphum), Bời lời trung bộ (L. griffithi var. annamensis), Quế thanh (C. cassia), Re hương (C. balansae)... - Nhóm cây cho tinh dầu: khá phong phú với một số đại diện như: Re cuống dài (C. longepetiolatum), Quế thanh (C. cassia), Long não (C. camphora), Bời lời nhớt (L. glutinosa), Bời lời đắng (L. umbellata), Re trắng mũi mác (Phoebe lanceolata), Re hương (C. balansae)… 1.4. Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật 1.4.1. Trên thế giới Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố thực vật khác nhau và các yếu tố địa lý đó thể hiện ở 2 nhóm chính đó là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư. Trong các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư lại chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật với nhau. Nói cách khác yếu tố di cư là yếu tố đã du nhập vào lãnh thổ của khu hệ thực vật bằng những con đường khác nhau. Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để hiểu bản chất cấu thành nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát huy giống cây trồng. Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa lý phải kể đến hai công trình “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông 11 Dương” (1926) và “Giới thiệu hệ thực vật Đông Dương” của Gagnepain (1944) trong đó tác giả đã sắp xếp các loài của hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố: - Yếu tố đặc hữu bản địa:11.9% - Yếu tố Trung Quốc: 33.8% - Yếu tố Xích Kim - Hymalaya: 18.5% - Yếu tố Malaysia và các nhiệt đới: 15.0% - Yếu tố phân bố rộng và nhập nội: 20.8% Mỗi hệ thực vật có sự khác biệt về số lượng, tỉ lệ % các yếu tố địa lý. Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố đặc hữu được đánh giá là quan trọng nhất vì nó thể hiện tính độc đáo, riêng biệt bản chất của mỗi hệ thực vật. 1.4.2. Ở Việt Nam Trên cơ sở những loài thực vật được ghi trong bộ "Thực vật chí đại cương Đông Dương", T. Pocs (1965), đã phân tích về địa lý thực vật miền Bắc Việt Nam [56] và đưa ra bảng thống kê các yếu tố sau: - Yếu tố bản địa đặc hữu: 39.90% + Việt Nam: 32.55% + Đông Dương: 7.35% - Yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55.27% + Trung Quốc: 12.89% + Malaysia – Indonesia: 25.69% + Ấn Độ - Hymalaya: 9.33% + Các vùng nhiệt đới khác: 7.36% - Yếu tố khác: 4.83% + Ôn đới: 3.27% + Thế giới: 1,56% Năm 1978, Thái Văn Trừng căn cứ vào bảng thống kê các loài thực vật Bắc - Việt Nam cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27.5% số loài đặc hữu. Nhưng khi thảo luận ông gộp loài đặc hữu và loài bản địa làm một, căn cứ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan